[Văn 9]đề bài có lẽ bạn sẽ cần!

  • Thread starter Thread starter kem_97
  • Ngày gửi Ngày gửi
ukm,thế thì cảnh thiên nhiên đẹp luân kề sát cùng nhà thơ như ng bn thân thiết
đối vs nhà thơ thì cảnh thiên nhiên đẹp mà đỗi thân thương
p/s:ng gợi ý cho bn đc đó!
 
Mình có đc gợi ý như sau :
- Cảnh thiên nhiên đẹp
- Thiên nhiên buồn
- Gắn liền w t/giả
như zậy thì đã OK chưa
p/s : "ng gợi ý cho bn đc đó" là j` zậy, mình chưa hiểu ý kem
 
thì là ng gợi ý đó đúng,lúc trước kem tưởng phân tích từng bài(hok đọc kĩ)nên bảo thiếu thui đc chưa!
 
" Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se "
Một mùi hương thoang thoảng của ổi chín được hoà quyện trong làn gió se lạnh của tiết trời đầu thu. Tác gỉ thật sự ngỡ ngàng trước sự hoà quyện ấy. Không những thế, Hữu Thỉnh còn cảm nhận được những làn hơi sương đang nhẹ nhàng giăng mắc đâu đây.
" Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về".
Với hình ảnh tả thực : "ngõ" đã tạo nên một sự giăng mắc thật nhẹ nhàng và cả sự giao hoà từ cuối hạ sang đầu thu. SỰ biến chyển của đất trời đã được Hữu Thỉnh cảm nhận với hương vị đặc trưng của thiên nhiên, cây cỏ, cảm nận qua hơi se lạnh của gió, của sương vào thời khắc giao mùa này. Bằng các giác quan và cảm nhận tinh tế của mình, Hữu Thỉnh đã bộc lộ được tâm trạng ngỡ ngàng, ngạc nhiên của mình khi thu về : bỗng, hình như. Hình ảnh hương ổi thoảng vào trong gió se lạnh - 1 mùi hương thật khó tả và chắc hẳn ai đi xa cũng sẽ nhớ về nó. Sương chùng chình, giăng mắc qua ngõ là một hình ảnh nhẹ nhàng, rõ rệt và tả thực bằng sự khéo léo của tác giả trong việc sử dụng từ láy "chùng chình" như để diễn tả rõ hơn về sự giăng mắc của làn sương ấy. Tất cả những hình ảnh trên được Hữu Thỉnh ghi lại thật sinh động bằng ngòi bút tài hoa và sắc sảo của mình.
 
Đây là dàn bài chi tiết bài làng các bạn tham khảo chơi:
-Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân
- Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B- Thân bài
1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.
a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.
- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.
- Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.
b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa?
- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.
c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.
- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.
- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà.
- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.
- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:
+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.
+ Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.
+ Qua đó, ta thấy rõ:
Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).
Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.
- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.
- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.
3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.
- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.
C- Kết bài:
- Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.
- Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.

__________________
 
"Sang Thu" mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng. "Sang thu" bắt đầu bằng n~ cảm nhận của nhà thơ trước tín hiệu giao mùa.

Nếu như thu trong thơ Xuân Diệu bắt đầu với "sắc mơ phai" dệt giữa muôn ngàn cây.
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
(Đây mùa thu tới)
Thì với Hữu Thỉnh, đó là:
Bông~ nhận ra hương ôi?
Phả vào trong gió se
Bất ngờ, ngỡ ngàng biết bao khi nhà thơ phát hiện ra hương vị thơm đượm, nông` nàn giữa cais nhẹ nhàng, se se lạnh của cơn gió heo may đương thưở non tơ. Cái hương vị ấy của vườn mẹ cứ ngào ngạt phả vào không gian, cuốn vào khứu giác thi nhân, thấm đến tâm hôn` người đọc mà gieo vào lòng đọc giả và nhà thơ n~ cảm xúc riêng, mới lạ và độc đáo. Nếu như "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến đương thú vị ở các "điệu xanh" thì bông~ buông môt điệu vàng của chiếc lá thu rơi; "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư long lanh với sắc thu vàng trầm buồn trong thơ mới; và cả tác phẩm häi họa "Mùa thu vàng" nôi? tiếng của Lêvitan cũng lấp lánh 1 sắc vàng rực rỡ; thì "Sang thu" mới hơn, lạ hơn. Bởi Hữu Thỉnh ko chấm lên đó 1 mảng màu vàng nhưng trong cái vị nông` nàn thơm đượm của hương ôi?, ta vẫn cảm nhận được cái vàng ươm thi vị ấy. Sương chậm rãi, dềnh dàng, giăng mắc nơi đầu thôn, ngõ xóm như chào đón thu về. Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ cứ thế cuôn` cuộn chảy trên trang giấy.
Sương chùng chình qua ngõ
Sưong "chùng chình" qua ngõ, đủng đỉnh, rề rà như đợi chờ hè qua. Là làn sương mỏng manh như tơ liễu buông mành, mát mẻ và đậm chất thu. Sự vật sang thu đậm tình cảm cảm xúc, để thi nhân bất chợt cất lên tiếng reo khe khẽ:
Hình như thu đã về
1 cảm giác mơ hô`, hoài nghi thấp thoáng trong cảm nhận của nhà thơ nhưng lại gợi được sự mong đợi, chào đón thu;1 cảm nhận sâu lắng nhẹ nhàng đọng trong lòng thi nhân. Nhẹ thế mà thu-đang-về.
Trong "th­ương nhớ 12" Vũ Băng viết: "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi-mùa xuân của Hà Nôi thân yêu, của Bắc Việt thương mến..." Phải là 1 con người yêu cuôc sông', gắn bó tha thiết với quê hương và yêu quê hương nông` nàn thì Vũ Bằng và Hữu Thỉnh mới có n~ vần thơ rung động lòng người đến vậy!
Khô? thơ t2 tiếp tục trong cái mạch cảm xúc mênh mang ấy của nhà thơ
Sông đc lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vôi. vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Dòng nc thu êm ả trôi, chầm chậm, nhè nhẹ, dịu dàng như chính chất thu mới đang lan tỏa trong ko gian. Ko còn là dòng nc xoáy hay dòng sông mùa hạ vùn vụt lao đầu về phía trước, mà đó là dềnh dàng, là từ tôn'. Nhưng khác hẳn với sự từ tôn' đáng yêu ấy là n~ cánh chim thu bắt đầu vôi. vã bay về phương nam tránh rét. Sự đôi' lập giữa 2 hình ảnh tạo nên 1 nét thu chân thực, sinh đông. Những cảm nhận của nhà thơ về thu bắt đầu rõ nét hơn, tinh tế hơn, tràn ra, hòa vào ko gian thu.
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Nhà thơ thấy đám mây ấy, sự vật ấy với những nét cựa quậy chuyển mình sang thu. Tưởng chừng ko gian chính là 1 bức mành mỏng manh, trong suôt', 1 sự ngăn cách vô hình, chia đám mây làm đôi, 1 nửa rực nắng mùa hạ, nửa kia dịu mát sắc thu. Những rung cảm tinh tế đến từng chi tiết nhỏ nhất. Cảm nhận sắc nét ấy còn là những hình ảnh thực, những cảm nhận dần đi vào lí trí.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuôi?
Vẫn còn mưa đấy, nắng đấy, sấm vẫn còn ầm ì trên các ngọn cây, vẫn còn dấu ấn của hạ nắng. Nhưng tất cả đã giảm về sô' lượng. Nắng ấy, mưa ấy, sấm ấy có lẽ chính là những mưa, những nắng, những sấm, những giông bão, vất vả lo toan của của cuộc đời mà nhà thơ đã cảm nhận đc.
2 dòng kết chính là thể hiện bàn tay tài hoa của tác giả.
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuôi
Phải chăng với những con người từng trải với mưa nắng cuộc đời thì họ đón nhận những thử thách ấy 1 cách vững vàng, bình tĩnh. Hai dòng thơ vẫn tả cái bước đi êm nhẹ của thiên nhiên, nhưng lại gợi suy nghĩ về con người.
Đó là 1 khúc sang thu vừa thơ mông, vừa bâng khuâng gợi vẻ triết lí.

Với 1 tâm hôn` lắng đọng và rung cảm tinh tế tr'c n~ tín hiệu giao mùa cùng 1 bút lực tài hoa Hữu Thỉnh đã góp 1 sắc thu mới_bâng khuâng và vấn vương mà ko trầm buôn`_vào làng
 
Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ của ông luôn mang đậm chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện được những khát vọng của thanh niên. Và bài thơ : " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" ông sáng tác năm 1971 là một trong những bài thơ hay của ông. Bài thơ là một lời hát ru ngọt ngào chứa đựng tình yêu thương dạt dào của người mẹ Tà- ôi dành cho người con của mình.

Mỗi đoạn thơ trong bài là một khúc hát ru. Và cả bài thơ là một bài hát ru đăm thắm, ngọt ngào của mẹ.
Mở đầu bài thơ, hình ảnh người mẹ Tà-ôi địu con trên lưng, giã gạo nuôi bộ đội và cất lên những lời hát ru ấm êm để đưa em đến với giấc ngủ yên lành. Giấc ngủ của em nghiêng theo nhịp chày và thấm đẫm cả những giọt mồ hôi của mẹ. Người mẹ Tà-ôi thương con biết bao, đã lấy lưng mình làm nôi, đôi vai gầy làm gối để con được chìm trong giấc ngủ say.
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi, mà em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
Những giọt mồ hôi của mẹ rơi ướt đẫm áo, ướt đôi má của em nhưng em vẫn ngủ ngon nhờ lời ru của mẹ, nhờ tình yêu thương bao la của mẹ và nhờ cả những giọt mồ hôi vất vả ấy.
Người mẹ Tà-ôi luôn nghĩ đến con mình ngay cả khi lao động. Đôi tay mẹ vẫn hăng hái làm việc còn trái tim mẹ vẫn hát lên những lời hát yêu thương ngọt ngào. Lời ru của mẹ hoà vào cùng nhịp chày giã gạo trước sân nhà và phải chăng đó cũng chính là lời tâm sự của mẹ với con mình.
Mẹ cất lên những lời hát ru trong những công việc hàng ngày của mình: giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp và đạp rừng chuyển lán. Hình ảnh người mẹ chịu thương, chịu khó, thương yêu con và hết mực với kháng chiến. Những tình cảm mẹ dành cho con và cho kháng chiến được diễn tả thật rõ nét qua những lời hát ru ấy.
Bài thơ này không chỉ là những lời hát ru ngọt ngào của mẹ dành cho con mà còn là ước mơ, nguyện vọng của mẹ gửi gắm vào giấc mơ của con mình. Tình thương mẹ dành cho con cũng là tình thương dành cho bộ đội. Và ước mơ cho bộ đội cũng sẽ là niềm mơ ước cho con.
Trong mỗi hoàn cảnh, mỗi công việc khác nhau vì thế lời ru của mẹ mang đến cho con những ước mơ cũng khác nhau. Song tất cả đều mong về một tương lai tươi sáng hơn cho con. Khi mẹ giã gạo, mẹ mong con cho mẹ "hạt gạo tr8áng ngần", sau này con khôn lớn khoẻ mạnh và có thể "vung chày lún sân". Mẹ tỉa bắp trên úi dưới ánh nắng chói chang của mặt trời, mẹ mong con cho "hạt bắp lên đều" và có được sức mạnh để "phát mười Ka-lưi". Và khổ thơ cuối là niềm mong mỏi của mẹ về ý chí, niềm tin vào tương lai, là niềm mong mỏi chắp cánh ước mơ được thấy Bác Hồ của mẹ và sư5 khát khao về đất nước tự do.
Tinh thần đánh Mĩ đã đi sâu vào lòng mẹ và trong cả những câu hát ru. Đã biết bao em bé lơn lên trên lưng mẹ, được nghe trái tim mẹ cất lên những lời ru ngọt ngào.


Người mẹ Tà-ôi thật bình dị, đời thường nhưng đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam, về người anh hùng dân tộc. Đất nước ta sẽ mãi nhớ đến hình ảnh người mẹ Tà-ôi địu con trên lưng, giã gạo nuôi bộ đội và cất lên những lời ru ngọt ngào, nồng hậu đến say người.
__________________
 
Cuộc xử oán trong Kim Vân Kiều Truyện:

... Bấy giờ trong dinh bắt đầu nổi lên một tiếng trống hiệu, bọn lính tay cầm cờ mầu lam hô to lên rằng: Đem bọn phạm nhân lớp một vào hầu. Hạ Báo (một viên tướng của Từ Hải - ghi chú của Ngày Nay) liền dẫn Hoạn thị, Kế thị (tức mẹ của Hoạn Thư), Bạc Bà, Bạc Hãnh vào quỳ dưới sân.

Phu nhân bắt đầu tuyên bố tội trạng: Mụ Bạc Bà kia đẩy người vào trong cạm bẫy, còn tên Bạc Hãnh, bán người lương thiện vào nhà xướng ca. Vậy theo đúng lời thề trước của mi, lấy dao vằm nát thân thể, rồi cho ngựa ăn. Còn mụ Bạc thì đem chặt đầu bêu lên ngọn cây phía trước.

Bọn đao phủ được lệnh dạ lên một tiếng, tức thì lôi mụ Bạc Bà đem ra chặt đầu. Còn Bạc Hãnh thì dùng chiếu bó như bó củi, ngoài quấn dây thừng thật chặt, rồi hai người giữ, một người cầm cưa, cắt từ dưới chân lên đầu thành hơn 100 đoạn. Ghê thay một cái thân hình như vậy mà trong giây phút thịt nát như bùn, người coi ai cũng hoảng hồn chết ngất. Bọn đao phủ vào bẩm đã thi hành xong, phu nhân truyền đem đống thịt trộn lẫn với cỏ để cho ngựa ăn.

Kế đó, gọi đến phạm nhân họ Hoạn. Họan Thư chẳng còn hồn vía, kêu xin phu nhân tha thứ tính mạng kẻ hèn này.

Vương phu nhân rằng: Hoạn tiểu thư, nhà ngươi có nhiều mưu chước hay và cũng có gan nhẫn nại đó. Nhưng mà bất cứ việc gì cũng nên để lại chút tình, thì sau gặp gỡ khỏi ngượng. Vậy nay ngươi gặp lại ta, nhất định không thể sống được.

Hoạn Thư khấu đầu lia lịa thưa rằng: Tội của tiện thiếp thực đáng muôn chết, nhưng xin phu nhân nhớ lại trước kia phu nhân viết tờ cung trạng, làm thiếp tôi động mối tình thương, nên đã để phu nhân viết kinh trên Quan Âm Các. Rồi khi phu nhân bước ra khỏi cửa, thiếp chẳng hề đuổi theo. Cái đó đủ biết lòng riêng riêng vẫn kính yêu, chỉ vì thế bất lưỡng cập (tình thế không cho phép đứng đôi), nghĩa là không thể cắt sợi tơ tình chia lòng sủng ái, mà nó xui nên tội lỗi oan gia, dám xin phu nhân xét lại.

Vương phu nhân tỏ vẻ nghĩ ngợi một lát rồi nói tiếp: Ta đây chỉ muốn ăn thịt và lột da ngươi, để tiêu mối hận ngày trước. Nhưng giờ đây, sở dĩ ngươi được thoát chết là lúc ta đi ngươi chẳng đuổi theo, tỏ ý hé mở cửa lồng cho chim bay bổng. Nhưng còn tội sống thì ngươi không thể chối cãi được đâu. Vậy ta hỏi: Bọn sang Lâm Truy bắt ta là những tên nào? Cứ việc khai đúng sự thực, để chúng gánh bớt một phần tội lỗi cho ngươi.

Hoạn Thư cúi đầu thưa rằng: Những kẻ thi hành mưu kế dẫu là Hoạn Khuyển, Hoạn Ưng, nhưng người bầy ra mưu đó chính là tiện thiếp. Bọn chúng chẳng qua chỉ biết theo lệnh mà thôi. Nếu đem chúng ra gánh tội thay thì thiếp không nỡ.

Phu nhân rằng: Thế ra ngươi chính là phụ nữ dám nhận cả phần oan cừu vào mình đó chăng? Rồi nàng gọi quân đao phủ đem bọn Ưng Khuyển ra chém đầu để cảnh cáo những kẻ hào nô (nô bộc của phú hào) khác. Đao phủ dạ ran, lôi tuột hai tên ra chém đầu.

Phu nhân lại truyền tả hữu đem Kế thị ra nọc đánh 30 roi. Quân lính đương sắp ra tay thì Hoạn Thư ôm chầm lấy mẹ xin chịu đòn thay, và mụ quản gia (quản gia nhà mẹ Hoạn Thư, đã giúp đỡ Kiều khi nàng bị bắt về Vô Tích, và được Kiều tặng 100 lạng vàng, 2000 lạng bạc trong buổi báo ân xử oán - ghi chú của Ngày Nay) cũng vội quỳ xuống thưa rằng: Tội trạng của bà chủ tôi quả thực không thể tha thứ, vậy kẻ tớ già này xin tình nguyện thay chết cho chủ mẫu.

Phu nhân rằng: Thôi thì ta cũng nể lời mụ quản gia tha chết cho thị để mụ nhận lãnh đem đi.

Mụ quản gia tạ ơn rồi đỡ Kế thị ra ngoài dinh trại. Nhưng Kế thị năm ấy tuổi ngoài sáu mươi, lại là một vị nhất phẩm phu nhân, chưa từng gặp cảnh khổ nhục bao giờ mà nay bị bắt từ huyện Vô Tích giải đến, khổ sở biết bao, lại thấy ba quân giết người như rạ, trong khi tuổi nhiều sức yếu, mụ đã khiếp đảm chết ngay tức thì. Mụ quản gia đành ngồi một bên để trông nom thi thể.

Vương phu nhân thấy mụ quản gia đem Kế thị đi rồi, bèn truyền lệnh cho cung nữ đem Hoạn Thư ra, lột trần áo xiêm rồi treo lên đánh 100 trượng.

Cung nữ dạ ran, túm tóc Hoạn Thư lôi ra, lột hết áo quần, chỉ để chừa một cái khố, tóc bị buộc lên xà nhà. Hai tên cung nữ mỗi tên túm một tay để lôi giăng ra, hai tên khác thì cầm vọt ngựa đứng trước và sau, một tên đánh từ trên đánh xuống, một tên đánh từ dưới đánh lên, đánh như con đỉa bỏ trong thùng vôi, con lươn trong vạc nước nóng, luôn luôn dẫy dụa kêu trời. Toàn thân chẳng còn miếng da nào lành lặn. Sau khi cung nữ báo cáo đủ 100 roi, phu nhân truyền lệnh lôi ra cho Thúc Sinh nhận lãnh.

Cung nữ vâng lệnh, cởi tóc đem Hoạn Thư xuống, lôi ra phía ngoài gọi Thúc Sinh vào nhận. Thúc Sinh tạ ơn xong nhìn đến Hoạn Thư, thấy nàng chỉ còn thoi thóp thì chàng than rằng: Em ơi, chỉ vì cái khiếu thông minh của em đó mà phải rước lấy tai vạ, cầm dao cắt thịt của mình. Rồi một mặt thu nhận thi thể Kế thị, một mặt đỡ Hoạn Thư về chạy chữa đến nửa năm trời mới khỏi.

Kế đó Sử Chiêu (một tướng khác của Từ Hải) giải bọn Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh vào dinh.

Phu nhân hỏi: Tú Bà, mi có nhận được ta là ai không?

Tú Bà đáp: Kẻ hèn mọn này không nhận được ạ!

Phu nhân thét bảo: Mi hãy ngóc đầu lên nhìn xem ta là ai?

Quân sĩ dạ ran, túm tóc mụ kéo lật về phía sau. Bấy giờ mụ mới nhận rõ là Vương Thúy Kiều, thì luôn miệng kêu rằng: Tội của kẻ hèn mọn này thật đáng muôn lần bị chết chém. Chỉ xin phu nhân thương cho phần nào.

Phu nhân cười bảo: Lúc này mà mi còn mơ tưởng đến sự sống sao? Lời thề trước ngọn đèn trời ngày xưa hỏi đã tiêu tan thế nào được hử? Quân sĩ đâu, lôi con Tú Bà này ra, lấy dầu vông đun sôi để tẩm vào người, rồi dựng ngược cho đầu xuống đất, chân chổng lên trời, châm lửa đốt như ngọn đèn trời để làm tròn lời thề ngày trước. Mau lên!

Còn tên Mã Bất Tiến (tên thật của Mã Giám Sinh) thì kẹp chân tay vào mảnh gỗ cho căng thẳng ra, rồi rạch da và moi gân khiến cho tứ chi rời rạc, để ứng lời thề của nó. Ngoài ra, lại nấu một nồi dầu thông trộn lẫn với vỏ cây gai, đun thật sôi và lấy thùng nước lã lớn để bên, rồi đem Sở Khanh ra, lột hết áo xiêm, một người thì múc dầu thông đun sôi rưới vào mình hắn, một người thì lấy nước lạnh dội theo.

Quân sĩ được lệnh lôi ba phạm nhân ra ngoài. Tú Bà thì cuốn thành một cây sáp lớn. Phía dưới chỉ lộ cái đầu. Mã Giám Sinh thì bị căng xác. Sở Khanh bị quấn thành một thỏi sắt nguội.

Đoạn rồi phu nhân hô to: “Đốt sáp”, quân sĩ bèn châm lửa vào chân Tú Bà. Mụ mới bị châm một mồi lửa đã kêu đau ầm ĩ. Phu nhân mắng rằng: Mi cũng biết đau ư? Cớ sao ngày trước mi nỡ lòng hủy hoại da thịt người khác? Tú Bà chết ngất, không trả lời được nữa.

Kế đến Mã Giám Sinh, quân sĩ tìm chỗ chùm gân, lấy mũi dao nhọn khoét da, rồi dùng lưỡi câu móc vào đầu gân, dùng sức lôi mạnh một cái. Giám Sinh lập t******t tươi. Quân sĩ rút thêm ba bốn cái gân nữa làm cho thi thể Giám Sinh rời ra từng mảnh. Phu nhân bèn sai quẳng ra ngoài bể cho cá nóc ăn để báo lại tội bạc tình.

Còn Sở Khanh bị tẩm dầu thông và keo vỏ gai, bên trong tuy vẫn còn sống nhưng bên ngoài không cựa quậy được. Quân sĩ chạy đến bóc lột miếng vỏ gai nơi đầu ra, thì ngoài da đã bị dầu thông ăn loẽn, chẳng cần dùng sức, chỉ tuốt một cái thì lột hết da. Độ nửa giờ sau, thân thể Sở Khanh chỉ còn trơ lại một cục máu đỏ lòm nhưng vẫn còn thoi thóp. Phu nhân lại sai đem nước vôi rưới vào, tức thì toàn thân Sở Khanh nổi lên những cái mụn như là bọt nước. Rồi sau ít phút trở thành mủ, rã thịt lòi xương mà chết thê thảm...

· Cuộc xử oán trong Đoan Trường Tân Thanh:

Cuộc xử oán dông dài và man rợ trong Kim Vân Kiều Truyện được cụ Nguyễn Du tóm tắt qua 42 câu thơ:

Dưới cờ gươm tuốt nắp ra,

Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư.

Thoạt trông nàng đã chào thưa:

“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây?

“Đàn bà dễ có mấy tay,

“Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan?

“Dễ dàng là thói hồng nhan,

“Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”.

Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,

Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca,

Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,

“Ghen tuông thì cũng người ta thường tình,

“Nghĩ cho khi gác viết kinh,

“Với khi khỏi cửa, dứt tình chẳng theo,

“Lòng riêng, riêng những kính yêu,

“Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai.

“Trót lòng gây việc chông gai,

“Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?”

- “Khen cho thật đã nên rằng

“Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời,

“Tha ra thì cũng may đời,

“Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen.

“Đã lòng tri quá thì nên...”

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.

Tạ lòng, lạy trước sân mây,

Cửa viên lại dắt một giây dẫn vào.

Nàng rằng: “Lồng lộng trời cao,

“Hại nhân, nhân hại, sự nào tại ta!”

Trước là Bạc Hãnh, Bạc Bà

Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh.

Tú Bà cùng Mã Giám Sinh,

Các tên tội ấy đáng tình, còn sao?

Lệnh quân truyền xuống nội đao,

Thề sao thì lại cứ sao gia hình.

Máu rơi thịt nát tan tành,

Ai ai trông thấy, hồn kinh phách rời.

Cho hay muôn sự tại trời,

Phụ người, chẳng bỏ khi người phụ ta!

Mấy người bạc ác tinh ma,

Mình làm mình chịu kêu mà ai thương.

Ba quân đông mặt pháp trường,

Thanh thiên, bạch nhật rõ ràng cho coi.

So sánh các đoạn trên trong Kim Vân Kiều Truyện và Đoạn Trường Tân Thanh, ta nhận thấy những điểm nổi bật sau:

- Trong Đoạn Trường Tân Thanh, Thúy Kiều tha tội hoàn toàn cho Hoạn Thư. Trong Kim Vân Kiều Truyện, Kiều tha tội chết nhưng ra lệnh đánh Hoạn Thư một cách dã man.

- Trong Đoạn Trường Tân Thanh, Thúy Kiều không sai quân sĩ bắt mẹ Hoạn Thư đem về trị tội như trong Kim Vân Kiều Truyện.

- Cụ Nguyễn Du chỉ tả cảnh xử tội Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hãnh, Bạc Bà, và Ưng, Khuyển một cách vắn tắt chứ không chi tiết và tàn nhẫn như trong Kim Vân Kiều Truyện. Qua ngòi bút của cụ Nguyễn Du, chúng ta cảm thấy đồng tình với Kiều khi nàng tha bổng Hoạn Thư nên không phê phán nàng nặng nề khi nàng trả thù những nhân vật khác. Trái lại, khi đọc Kim Vân Kiều Truyện, có lẽ người đọc phải chau mày và có ý niệm chán ghét Kiều trước cách trừng trị dã man, tàn bạo, thiếu nhân tính nàng áp dụng đối với kẻ thù.

Ngoài phần xử oán vừa kể, trong toàn bộ câu chuyện, rất nhiều lần cụ Nguyễn Du đã loại bỏ những sự kiện có hại đến nhân phẩm của Thúy Kiều, và cả của các nhân vật quan yếu trong Kim Vân Kiều Truyện như Từ Hải và Kim Trọng. Điều này là một trong những yếu tố khiến chúng ta yêu thương những nhân vật này hơn.

***

Khi viết Đoạn Trường Tân Thanh, ngoài việc lược bỏ những đoạn hoặc rườm rà hoặc không cần thiết trong Kim Vân Kiều Truyện, cụ Nguyễn Du đã chứng tỏ biệt tài trong việc sử dụng ngôn ngữ qua những đoạn tả cảnh, tả tình, tả tình trong cảnh, tả cảnh trong tình; cũng như đã thành công trong việc miêu tả nhân vật và tô đậm cá tính nhân vật với chỉ vài câu thơ. Thêm nữa. cụ cũng đã trang bị cho các nhân vật một đời sống nội tâm phong phú với những suy tư, những khao khát, những rung động phù hợp với con người của họ theo từng hoàn cảnh của câu chuyện. Đây là những điều Thanh Tâm Tài Nhân đã thiếu xót khi sáng tác Kim Vân Kiều Truyện.

Chính tài nghệ của cụ Nguyễn Du đã cắt nghĩa được tại sao hai tác phẩm kể cùng một câu chuyện lại có hai số phận khác nhau. Một bên nhanh chóng chìm vào quên lãng ngay chính trên quê hương của nhân vật trong truyện, một đằng vừa xuât hiện đã được quần chúng mở rộng vòng tay đón nhận và trở thành tác phẩm bất hủ của dân tộc.
 
So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
Thí sinh cần nêu được 3 ý sau:
Ý 1: Giới thiệu chung
- Về đề tài: Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc.
- Về hai tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, bài thơ “Tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia họat động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính.
- Về luận đề: hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử.
Ý 2: Phân tích lịch sử
1. Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung:
- Yêu nước, yêu quê hương yêu đồng chí:
+ Có thể phân tích các câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận” (Đồng chí) và “Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước” (Tiểu đội xe không kính).
+ Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó đồng chí
- Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ:
+ Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ.
+ Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung nhìn thẳng”.
- Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Từ “miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách anh hùng.
2. Những điểm riêng khác nhau
- Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí thiềng liêng hòa quyện với tình giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu đãa rực sáng trong tâm hồn.
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!”
- Bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Ý 3: Đánh giá chung
- Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phaẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ nhưng nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tại nên những hình tượng làm xúc động lòng người.
- Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động
1.gif
 
Nhà văn Tô Hoài có nhận xét như sau về truyện ngắn của Nguyễn Thành Long:
" Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thành Log tương tự như 1 mảng đời, 1 trag đời, 1 nét của cuộc sống chắt ra. Ta thường gặp ở Ng~ Thành Log những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc."
Theo em, nhận xét trên có đúng với truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa " không? Hãy phân tích truyện ngắn này để làm rõ ý kiến của em.
-- > Cách làm đề này hok khó, đòi hỏi các bạn phải đọc kĩ đề bài có mấy ý, dựa vào dấu ". " để tách ý và ta chứng minh mỗi ý là ok .
Bài làm :
....Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Năm 1970 là giai đoạn mà miền Bắc đang thực hiện 2 nhiệm vụ : lao động xây dựng đất nước và chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc. Truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" ra đời trog giai đoạn này đã tái hiện cuộc sống lao động và chiến đấu của nhân dân ta. Truyện có giá trị hiện thực và giá trị giáo dục cao. Chính vì thế, khi nhận xét tác phẩm của NTL, nhà văn Tô Hoài ( TH ) có nói : " Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thành Log tương tự như 1 mảng đời, 1 trag đời, 1 nét của cuộc sống chắt ra.Ta thường gặp ở Ng~ Thành Log những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc." Với tác phẩm của Nguyễn Thành Log , truện ngắn " Lnặg lẽ Sa pa " thật đúg với nhận định trên.
....Trước hết, nhà văn TH nhận định " Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thành Log tương tự như 1 mảng đời, 1 trag đời, 1 nét của cuộc sống chắt ra.". Thật vậy, khi đọc " LLSP" ta bắt gặp những mảg đời, những trag đời, nhữg nét của cuộc sống bình thường, họ là những con ng` b` thườg, ở các nhân vật ấy hok có gì là cườg điệu. Nhân vật chính của câu chuyện là anh cán bộ khí tượg kiêm vật lí địa cầu đag công tác ở Sapa: anh ấy có tính cách rất đáng yêu, những nhân vật phụ là bác lái xe vui vẻ, ân cần, niềm nở với khách, ông họa sĩ già đang trên đườg công tác thực tế trước khi về hưu , tìm đề tài để vẽ, cô kĩ sư trẻ mới ra trườg đag trên đườg nhận côg tác ở Sapa. Ngoài ra còn có các nhân vật ở tuyến sau. Ôg kĩ sư vườn rau dưới Sapa và anh cán bộ khoa học trên đỉnh Phan - xi - păng cao 3142m . Tất cả các nhân vật là nhữg người mà ta thườg thấy trog cuộc sốg hàg ngày , hay nói cách khác đi , các nhân vật trog truyện là nhữg con ng` b` thườg trog cuộc sốg đã bước vào truyện ngắn của Ng~ Thành Log 1 cách tự nhiên, hok gò bó, gượg ép.
....Tuy nhiên, hok phải câu chuyện nào trog cuộc sống tác giả cũng " bê " nguyên vào trog cuộc sốg tác giả cũg " bê" nguyên vào trog tác phẩm của mình , mà tất cả phải chắt lọc ra từ cuộc sốg tinh tế, đẹp đẽ. Những nhân vật trog tác phẩm là nhữg con ng` b` thươg` , nhưg họ có 1 cuộc sốg đẹp, cái đẹp đó trước hết là cái đẹp của tâm hồn. Anh thanh niên - cán bộ kiêm vật lí địa cầu cũg nhưu bao ng` khác, anh mog muốn có 1 cuộc sốg b` thườg nhưng nới làm việc của anh thì hok b` thườg chút nào, đó là đỉnh Yên SƠN cao 2600m, xug quanh là cây cỏ , may mù lạnh lẽo , hoag vắg , anh đã làm việc trog điều kiện như vậy. Nếu hok xác định lí tưởg sốg đẹp như vậy thì anh chẳg bao giờ chịu nhận công tác ở 1 nơi như thế !
....Hàg ngày , anh phải làm việc với 1 thời gian biểu hết sức nghiêm ngặt : 4h , 11h , 7h tối lại 1h ság, côg việc bộn bề, vất vả như thế, nhưg trog 4 năm trời , anh chưa bao giờ " ốp" sai giờ, nhờ anh phát hiện 1 đám mây khô mà " hok quân ta hạ được bao nhiu phẩn lực Mĩ trên cầu Hàm Rồg"
Hok chỉ làm tốt côg việc , anh còn tìm cách cài thiệc cuộc sốg của mình làm cho nó sinh độg hơn , phog phú hơn = cách đọc sách, trôg hoa, nuôi gà, ngôi nhà 3 gian luôn sạch sẽ , gọn gàng .
....Một nét đẹp # ở anh lag anh đã vượt qua cái cô đơn , buồn tẻ = cách tìm thấy niềm vui , ý nghĩa trog cuộc sốg , côg việc , anh chưa bao h nghĩ mik` cô đơn :" khi làm việc, ta với côg việc là đôi , sao gọi là 1 mik` được" , thật thán phục bởi câu nói tâm sự của anh với ôg họa sĩ : " côg việc của cháu là gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, chấu buồn đến chết mất "
....Ở anh còn có sự cởi mở, chân thành , chu đáo với mọi ng`, anh mừg bik bao khi có ng` đến thăm nơi anh ở. Anh đào củ tam thất tặg vợ bác lái xe, tặg hoa cho cô gái, ấm trà ngon cho khách, làn trứg gà cho mọi ng` ăn trưa . Qua đó cũg đủ thể hiện anh là ng` hiếu khách , nhân hậu, quý trọg tinh` cảm . Trog anh còn có sự khiêm tốn thật đág trân trọg, khi ôg họa sĩ vẽ châm dung anh, anh đã khéo léo từ chối vì cho rằg có nhiều ng` xứg đág hơn anh và anh đã nhiệt thành giờ thiệu về ôg kĩ sư vườnổau ở Sapa & anh cán bộ khoa học. Qua nhân vật anh thanh niên, tác giả muốn khẳg định vẻ đẹp của con ng` lao độg, vẻ đẹp ấy thể hiện côg việc thầm lặg , vẻ đạp ấy mag lại lợi ích cho đất nước , cộg đồg.
....Cô gái trẻ, ôg họa sĩ, bác lái xe đều là ngữg con ng` có cuộc sống đẹp, tâm hồn đẹp. Bác lái xe - 1 ng` vui vẻ , cởi mở, chu đóa với hành khách , cô gái trẻ từ bỏ mối tình hok xứg đág ở hà nội, tình nguyện lên vùg Sapa nhận côg tác, ông họa sĩ - trước khi nghỉ hưu , ôg vẫn đi 1 chuyến thực tế cuối cùg để tìm đề tài ság tác, ôg đã vẽ anh thanh niên , đề tài đó đã làm cho ôg rất nhọc bởi anh là thử thách trog hội họa nhưng ôg vẫn hoàn thành bức chân dug của anh. Họ đều là nhữg con ng` b` thườg nhưg có lí tưởg sốg đẹp , suy nghĩ và việc làm của họ thật như ng` ta mog mỏi ở thanh niên. Thêm vào đó là ôg kĩ sư ở vươn rau : cứ 9,10h ság, ôg thụ phấn cho hàg vạn củ su hào " để nhân dân toàn miền bắc nc' ta ăn được to hơn, ngọt hơn ". Hay là, đồg chí nghiên cứu khoa học , suốt 11 năm hok rời cơ wan , lúc nào cũg trog tư thế chờ sét " trán đồg chí cứ hói dần đi, nhưng cái bẩn đồ sét sắp xog rồi". Nét đẹp trog cuộc sốg hok chỉ thể hiện ở côg việc mà còn thể hiện ở tinh` thươg giữa con ng` với con ng` . 4 nhân vật trog câu chuyện gặp nhau 1 cách tình cờ , với thời gian ngắn ngủi 30' nhưg họ đã thân thiết với nhau như 1 gia đình. Có thể nói, nơi Sa pâ đầy sươg, mây mù lạnh lẽo nhất cũg là nơi nồg ấm tinh` người nhất.
....Nhà văn TH còn nhận xét : " Ta thường gặp ở Ng~ Thành Log những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc.". Đọc xog, gấp sách lại, ta thườg có nhữg suy nghĩ : Ta ssóg vì ai ? Ta sốg như thế nào ? khi bắt gặp những cuộc đời trog
latex.php
. Truyện ngắn " LLSP" hok đưa ra những côg thức , hok có những giáo điều khô khan mà thôg qua cuộc đời nhữg con ng` b` thườg, sốg đẹp. " Sp - nơi chỉ nghe tên, ng` ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi , lại có nhữg con ng` làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nc' .
...."LLSP " là 1 tác phẩm hay giàu chất thơ của NTL. Truyện vừa kết hợp hài hòa giữa phog cách tự sự với trữ tình. Ta hoàn toàn đồg ý với nhận định của TH : " Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thành Log tương tự như 1 mảng đời, 1 trag đời, 1 nét của cuộc sống chắt ra. Ta thường gặp ở Ng~ Thành Log những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc.". Tác dụg của câu chuyện có tình giáo dục nhẹ nhàg nhưg sâu sắc và thấm thía, câu chuyện giúp ta hướg về cuộc sốg tốt đẹp hơn .
3.gif
 
Phân tích sự đối lập giữa cái ác và cái thiện qua nhân vật Trịnh Hâm và ông Ngư trog đoạn trích " LVT gặp nạn " của NĐC.
Bài làm :

....................... "Chở bao nhiêu đạo thuyền hok thẳm
....................... Đâm mấy thằng gần bút chẳng tà ".
....Hai câu trên trog bài thơ " Than đạo" là tâm niệm , đồg thời tuyên ngôn của Ng~ Đình Chiểu ( NĐC ) về mục đích " Văn dĩ tải đạo ". Trog những ság tác của ông , ngoài những tác phẩm lòg yêu nc' , là vũ khí chốg giặc như : " Văn tế Trươg Định " ," Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc "," Chạy giặc". NĐC còn ság tác truyện thơ Nôm lúc bát " LVT " dài 2082 câu để hướg thiện diệt ác, khuyên ng` đời " dữ răn việc trước, lành dè thân sau ". Tính đối lập giữa cái ác & cái thiện được biểu hiện ở nhiều đoạn troh truyện qua 2 tuyến nhân vật phản diện & chính diện, đặc biệt nổi bật qua 2 nhân vật " Trịnh Hâm & ông Ngư trog đoạn trích " LVT gặp nạn " .
Trịnh Hâm vốn là kẻ kém cỏi văn tài mà NĐC đã giới thiệu ở đầu truyện :
....................... " Một người ở quận Phan Dươg
..................Tên Hâm họ Trịnh tầm thường nghề văn "
Ngay phút gặp gỡ , kết giao trog quán nc' trên đườg đi thi, trc' tài năg cuat LVT, Trịnh Hâm ( TH ) đã so đo, lo âu, đố kị :
....................... "Khoa này Tiên ắt đầu côg
..................Hâm dầu có đậu cũng hok xog rồi "
Lòg ganh ghét, đố kị đó đã biến hắn thành 1 kẻ độc ác , nhẫn tâm ngay cả khi VT hok còn có thể đe dọa đến bc' đườg côg danh của hắn. " Mối oán thù nhân 1 câu chuyện gọi = văn chương trog tâm địa của 1 kẻ tiểu nhân đã dẫn đến 1 câu chuyện hok ngờ " ( Hoài Thanh ) . Vì vậy, dù TH đã đậu cử nhân, dù VT đag cơn hoạn nạn : mẹ mất , khóc mẹ đến mù mắt , tiền bạc hết, thân lâm bệnh, hok nơi nươg tựa, hoàn cảnh bơ vơ nơi đất khách quê ng`. Hắn vẫn tìm mọi cách để hãm hại. Để làm hại LVT hắn đã toan tính 1 kế hoạch sâu hiểm từ thời gian đến khôg gian và cách thức ra tay hành độg . Trc' hết , hắn lừa tiểu đồg trói vào gốc cây để VT hok còn ai nhờ cậy :
....................... : " Trịnh Hâm log dạ gươm đao
.................. Bắt người đồg tử trói vào gốc cây
....................... Trước cho hùm cọp ăn mầy .
.................. Hại Tiên phải dụng mưu này mới xog "
Hắn giả nhân giả nghĩa giúp VT về wê = thuyền rồi chờ lúc đêm khuya xô VT xống giữa vời - 1 vùg nc' sâu & rộg đẻ hok ai hay , hok ai cứu dc. Trog 8 dòg đầu của đoạn trích, NĐC đã kể lại hành độg of hắn làm ng` độc phải kinh tỏm :
......................." Đêm khuya .... phôi pha "
Xô VT xog, TH còn giả bộ thươg xót kêu la để đánh lừa mọi ng` , thật là xảo trá!
Trog " Truyện LVT " có nhiều nhân vật ác như Thái Sư, Võ CÔG, bọn cướp Phog Lai, nhưg có thể nói TH là kẻ tiêu biểu cho cái ác cực điểm , thấm sâu vào bản chất. Hắn là kẻ bất nhân, bất nghĩa, nỡ hại 1 ng` bạn hok thù hok oán, hăn sòcn là kẻ gian ngoan, xảo quyệt là ko mảy may cắn rứt lương tâm . Hắn là kẻ độc ác
 
Tình huống trong 1 số truyện & tác dụng của nó
1/ Làng : Ông Hai đột nhiên nghe tin làng theo giặc lập tề
=> td: Thử thách tình yêu làng ,yêu nước & quyết tâm kháng chiến của ông Hai .Tình huống đó góp phần làm bộc lộ cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt ,tâm trạng đau khổ, xấu hổ nội tâm ,lo lắng ,dằn vặt của ông Hai khi nghe tin dữ về làng.
2/ Chiếc lược ngà : Có 2 tình huống :
_Ông Sáu kho về thăm nhà ,đứa con gái không nhận ông là cha ,đến khi ông đi ,con gái ông bất ngờ nhận ông là cha .
_Trở ra căn cứ ,ông Sáu làm tặng con chiếc lược = ngà voi nhưng ông chưa kịp đem chiếc lược về trao cho con gái thì ông đã hi sinh trong 1 trận càn của giặc
=> td: Các tình huống đều diễn tả tình cảm cha con thắm thiết sâu nặng giữa ông S & bế T trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh .Các tình huống đó còn tố cáo chiến tranh đã gây ra nỗi đau cho con người VN , các gia đình VN ,nhất là những trẻ em VN trở nên côi cút.
3/Những ngôi SXX : Hoàn cảnh sống chiến đấu căng thẳng ,ác liệt của 3 cô gái trong tổ trinh sát mặt đường ở 1 trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn .
=> Td: Hoàn cảnh & công vc đã bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của các cô gái TNXP ,người đọc hiểu thêm về cuộc sống chiến đấu ,vẻ đẹp tâm hồn của các nữa TNXP thời chống Mĩ .
 
Văn học là trong những loại hình nghệ thuật có từ rất sớm, gắn bó thiết thân với đời sống tinh thần của con người ngay từ thuở xa xưa. Dù dưới hình thức nào thì nó vẫn là sự phản ánh thế giới khách quan qua thế giới chủ thể của nghệ sĩ. Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự giãi bày những tình cảm, những khát vọng sâu xa của nhà văn trước cuộc đời, trước những vấn đề có ý nghĩa thân thiết đối với con người. Dù văn học viết về những sự cố lớn lao: bão táp cách mạng, chiến tranh, hay chỉ diễn tả một tiếng chuông chùa, một bờ tre, ruộng lúa… bao giờ ta cũng tìm thấy hình bóng, tâm sự của con người gửi gắm ở bên trong. Với tư cách là cụ thể của hoàn cảnh, là động lực của sự phát triển xã hội, là nguồn gốc của mọi sáng kiến, phát minh. Con người với tất cả niềm vui, nỗi buồn, tâm tư khát vọng, thành đạt hay khổ đau luôn luôn là đối tượng trung tâm của văn học, là mối quan tâm hàng đầu của nghệ sĩ chân chính. Tình yêu thương đối với con người là nguồn động lực căn bản nhất thúc đẩy ngòi bút của mọi nhà văn chân chính. Nhà văn Nga Tolstoi đã từng viết: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu”. Còn Goethe thì nói: “Những điều đầu tiên mà thiên nhiên cần là tình yêu nồng nàn đối với cuộc sống”. Nữ văn sĩ Pháp Elsa Trisolet thì diễn tả tình yêu ấy bằng hình ảnh thật cụ thể: “Nhà văn là người cho máu”. Đó là một tình yêu bao gồm cả sự hi sinh to lớn. Tác phẩm chân chính đúng là sản phẩm của trí tuệ, trái tim, mồ hôi và cả nước mắt nữa của người nghệ sĩ, là kết quả của quá trình nếm trải, nung nấu, cảm xúc dào dạt – cái mà người ta gọi là cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật. Không ai làm thơ làm văn trong trạng thái khô cằn, chai sạn xúc cảm. Cảm hứng ấy có thể bắt đầu từ niềm vui sướng, tự hào hay tin tưởng, phấn khởi, nhưng với nghệ sĩ chân chính thì chẳng bao giờ có niềm vui hời hợt, giản đơn. Bởi vì cuộc sống con người, trong tính hiện thực của nó, niềm vui luôn luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn tại bên cạnh bóng tối, cái xấu luôn luôn xen lẫn bên cạnh cái tốt, hạnh phúc thường đi liền với khổ đau, bất hạnh…Và những khổ đau của con người xưa nay vốn là nỗi nhức nhối, bức xúc nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút.
Chính nhà văn Xô viết V.Raxpuchin đã diễn đạt tình cảm ấy một cách giản dị chân thành: “Nếu tôi viết, ấy là vì tôi cảm thấy đau ở đâu đấy trong người” với Huygo thì bể khổ của nhân loại là hầm mỏ khai thác không vơi cạn của đời ông. Truyện kiều là tiếng khóc đứt ruột. Chí Phèo là tiếng thét phẫn uất đòi quyền làm người…Những tác phẩm chân chính, bất tử với thời gian thường là những tác phẩm diễn tả những xung đột có khi đầy bi kịch giữa cái thật và cái giả, giữa cái thiện và cái ác, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cái cao thượng và cái thấp hèn, ghê tởm … Tuy nhiên “thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”. Đó chính là khả năng nhân đạo mà văn học chân chính có thể mang lại cho con người.
Ở đây có mấy vấn đề cần lưu ý:
1/ Sở dĩ nói văn học chân chính chứ không phải văn học nói chung vì trong sự tồn tại của văn học nhân loại quả là những tác phẩm vì con người, nâng cao phẩm giá con người nhưng cũng có thứ văn chương làm hạ thấp phẩm giá con nguời. Có những tác phẩm là kết quả của thao thức khổ đau, hi sinh, trăn trở, nhưng cũng không thiếu thứ văn chương làm thuê, làm công cụ, bồi bút tô son trát phấn cho giai cấp thống trị trong những xã hội đã suy tàn, mục ruỗng… Có thứ văn chương bất tử, sống mãi với muôn đời, có thứ văn chương rẻ tiền sẽ bị quên lãng với thời gian. Chủ nghĩa nhân đạo, lòng yêu thương tôn trọng con người là thước đo căn bản nhất để đánh giá mọi giá trị văn học chân chính . “Những người khốn khổ” của Hugo, “ Sống lại” của L.Tolstoi, Truyện Kiều của Nguyễn Du… là những tác phẩm trong đó tác giả còn bộc lộ nhiều quan điểm sai lầm về tư tưởng và những giải pháp cải tạo xã hội, nhiều nhân vật cũng đã trải qua bao nhiêu vấp ngã, giằng xé, lầm lẫn… nhưng đó lại là những tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ sống mãi với thời gian; bởi sức mạnh cảm hóa sâu xa, bởi lòng yêu thương con người mênh mông, sâu thẳm; bởi thái độ căm ghét, phẫn uất trước những thế lực xấu xa, tàn ác đã giày xéo, chà đạp lên con người. Đó chính là lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn có khả năng nhân đạo hóa con người, làm cho con người tin hơn ở những điều thiện, ở khả năng vươn tới cái cao cả, cao thượng, kể cả những con người đã trải qua và chịu đựng những điều ác khủng khiếp do xã hội và có khi do chính mình gây ra.
Trích từ: www.VanMau.Com
2/ Mặt khác, nói tới quá trình nhân đạo hóa của văn học không phải chỉ là khả năng gợi lòng trắc ẩn, động tâm, thương cảm đối với những cảnh ngộ bất hạnh đói nghèo diễn ra trong xã hội, dù điều đó cũng là một phương tiện đáng quí. Khả năng nhân đạo hóa còn bộc lộ ở sự tự ý thức về bản thân, tự nhận diện bản thân trước những điều xấu, tốt, thiện, ác… mà tác phẩm gợi lên. Người ta đã nói đến sự “thanh lọc” tâm hồn của văn học, hay hình thức “sám hối” của bản thân trước lương tâm của quá trình tiếp nhận tác phẩm là như thế. Đọc Nam Cao không phải chỉ là để cảm thông với Điền, với Thứ, với Hộ… với một cuộc sống bị “cơm áo ghì sát đất”, nó đang có nguy cơ giết chết những ước mơ và những tình cảm nhân ái, cao thượng. Những tác phẩm của Nam Cao còn như một tấm gương soi để độc giả hôm nay tự nhận diện chính mình, không ngừng vượt lên hoàn cảnh bản thân để sống một cách xứng đáng hơn, tốt đẹp hơn. Nếu trong tác phẩm “Đời thừa”, nhân vật Hộ là một trí thức hoàn toàn tốt thì tác phẩm có thể không làm ta xúc động đến thế. Sự giằng xé giữa nhân cách cao thượng, hành vi đẹp đẽ, hoài bão to lớn, tấm lòng vị tha của một “chàng trai trẻ vốn say mê lí tưởng” với những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí, với sự câu thúc của đời sống tầm thường hàng ngày, cả những cẩu thả, bất lương trong nghề cầm bút và những hành vi “tàn nhẫn của hắn” đối với Từ – người vợ rất đỗi đáng thương của y và những giằng xé nội tâm không nguôi trong lòng Hộ, lại làm người đọc xót xa thương cảm đến tận đáy lòng. Chính điều đó đã làm nên giá trị nhân văn rất lớn của tác phẩm. Chính bản thân tác phẩm “Đời thừa” đã tạo được giá trị đích thực mà tác giả của nó hằng mong mỏi. “Nó chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho con người gần người hơn”. Những giá trị nhân văn to lớn như thế lại được hình thành từ những mẫu chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh nhưng đã được viết bằng một ngòi bút chân thực, tài hoa và nhất là bằng một cuộc sống cũng đầy mâu thuẫn, đau xót, trăn trở của chính nhà văn Nam Cao. Ở đây có vấn đề viết cái gì và viết như thế nào. Không nên đồng nhất nội dung phản ánh và sự phản ánh. Nói cho rõ hơn, ở đây tình cảm, lương tri, thái độ trân trọng đối với giá trị tinh thần của con người đã rọi sáng vào từng cảnh ngộ trong câu văn, làm dấy lên ở người đọc một mối liên tưởng đồng cảm, đau xót. Đó mới là những yếu tố tạo nên sức thuyết phục sâu xa đối với người đọc. Đọc “Đời thừa” ta có cảm giác như nhà văn đã rọi vào chỗ sâu kín nhất của tâm tư. Quá trình nhân đạo hóa sẽ hình thành từ sự đồng cảm ấy. Ở “Lão Hạc” cũng vậy. Tác phẩm gợi lên lòng thương cảm nơi người đọc từ cái chết thê thảm của lão vì lòng thương con và vì tình trạng khốn quẫn của lão. Nhưng giá trị nhân đạo của tác phẩm chủ yếu lại không chỉ nằm ở đấy. Tác phẩm gợi lên những tình cảm vị tha, cao thượng đầy tự trọng của một lão già nông dân chất phác, hiền lành: biết đâu lão tự tử còn vì lòng tự trọng bị tổn thương, bị lương tâm cắn rứt vì nỡ lừa dối một con chó! (trong khi còn biết bao con người mang mặt người nhưng lòng lang dạ thú “người với người là chó sói”). Phát hiện ở chỗ sâu xa nhất
hững nét đẹp lương tri con người, tác phẩm đóng vai trò tích cực trong việc làm cho con người trở nên tốt đẹp, nhân ái hơn. Đó là chưa kể đến những câu văn chan chứa một lòng vị tha độ lượng, một thái độ làm hòa với người khác và với chính mình, những tình cảm nhân văn, nhân đạo là bài học về cách sống, cách xử thế, cách nhìn nhận và đánh giá con người làm cho lòng ta trở nên thanh thản hơn, cao thượng hơn. “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tâm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương… “Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân, có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác hơn. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị nỗi lo lắng buồn đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”.
Chao ôi, nếu ai cũng nghĩ được như thế thì quan hệ giữa con người với con người sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu. Những câu văn xót xa mà đẹp đẽ như thế đã vượt ra khỏi muôn khổ của tác phẩm, nó nói về cái tình người muôn thuở cần có, nó có khả năng nhân đạo hóa con người, làm cho con người trở nên cao thượng và nhân ái hơn.
3/ Ở đây nói nhân đạo hóa để nhấn mạnh sức cảm hóa mạnh mẽ của nghệ thuật. Con người là sản phẩm của tạo hóa, nó vốn đẹp đẽ “nhân chi sơ, tính bản thiện”. Nhưng xã hội có thể làm tha hóa con người thì văn chương chân chính lại có khả năng tác động ngược lại. Tình thương, lòng nhân đạo sẽ cảm hóa, thức tỉnh lương tri vốn luôn ẩn chứa trong chiều sâu nội tâm con người, có khả năng “nhân đạo hóa” con người. Nói “khả năng” vì không nhất thiết bao giờ cũng có thể đạt được như vậy. Nó còn tuỳ thuộc vào sự tiếp nhận riêng biệt của chủ thể cảm thụ. Nhưng một nhà văn chân chính bao giờ cũng nung nấu, khát vọng tác phẩm của mình sẽ đem lại một giá trị tinh thần nào đấy, nhằm cứu vãn con người. Ngay cả Truyện Kiều, dù Nguyễn Du có viết:
] “Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh”
thì ta cũng hiểu đó chỉ là một cách nói khiêm nhường. Khi trút lên ngòi bút bao nỗi đớn đau về cuộc đời, đương nhiên nhà văn khao khát những tấm lòng tri âm, những giọt nước mắt đồng cảm:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?
Mấy thế kỉ trôi qua, Truyện Kiều và những tác phẩm đầy nhân đạo của Nguyễn Du mãi mãi là người bạn tâm tình, là nguồn sức mạnh của biết bao thế hệ độc giả, kể cả những độc giả trẻ tuổi hiện nay:
Dẫu súng đạn nặng lòng ra hỏa tuyến
Đi đường dài, em giữ “Truyện Kiều” theo.
(Chế Lan Viên – Gửi Kiều cho em Năm đi đánh Mỹ)
Không thể nào có thể nói hết khả năng nhân đạo hóa của văn học đối với con người. Nhưng quả thật, đọc một tác phẩm văn học chân chính, ta có cảm giác thật hạnh phúc và sung sướng như đang được đối diện, tâm tình trò truyện với một người bạn thông minh, nhân ái, từng trải, như đang được chia sẻ nỗi buồn, niềm vui, tâm tư, ước vọng; như đang được đón nhận ý chí, niềm tin, nghị lực trong cuộc hành trình đầy thử thách của cuộc sống. Biết bao nhiêu tác phẩm văn chương đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ. Nói như Gorki :“sách vở đã chỉ cho tôi chỗ đứng của mình trong đời sống, nói cho tôi
biết rằng con người thật là vĩ đại và đẹp đẽ, rằng con người luôn luôn hướng về cái tốt đẹp hơn, rằng con người đã làm nên nhiều thứ trên trái đất và vì thế mà họ đã chịu biết bao đau khổ”. Và cũng chính Gorki đã tuyên ngôn: “Con người – cái tên mới đẹp làm sao, mới vinh quang làm sao. Con người phải tôn trọng con người”.
Hiểu biết con người, hiểu chính mình, cảm thông chia sẻ với nỗi khổ đau của g của mình trong đời sống, nói cho tôi biết rằng con người thật là vĩ đại và đebuồn, niềm vui, tâm tư, ước vọng; như đang được đón nhận ý chí, niềm tin, nghị lực trong cuộc hành trình đầy tà truyện với môcon người, biết căm ghét cái giả dối, ti tiện, tàn ác, biết hướng tới cái chân, thiện, mĩ; biết sống một cách chân thật, nhân ái, cao thượng… đó là những dấu hiệu của quá trình ‘nhân đạo hóa” mà văn học chân chính đã và mãi mãi sẽ đem lại cho con người, vì hạnh phúc của con người.
[
 
Nhan đề: "Hãy lên tiếng vì một môi trường xanh - sạch - đẹp"
"Ngôi nhà chung" của toàn nhân loại chúng ta đang phải sống trong sự ô nhiễm của khói bụi, khí thải độc hại. Ở các nước tiên tiến, vấn đề về bảo vệ môi trường được quan tâm thường xuyên. Riêng ở nước ta, việc xả rác bừa bãi nơi công cộng vẫn khá phổ biến. Người ta có thể đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia qua cái nhìn vào mĩ quan đô thị. Hiện tượng ô nhiễm của nước ta có thể gọi là một nếp sống thiếu văn hoá, văn minh đô thị. Vậy chúng ta phải làm gì để khắc phục được tình trạng ấy. Đây có lẽ là bài toán mà chúng ta cần tìmn ra lời giải.

Như chúng ta đã biết, trái đất của chúng ta đang nóng dần lên và chắc nhiệt độ của nó sẽ tăng thêm trong vài năm tới. Và không khí của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Vậy hiện tượng ấy do đâu mà có. Nếu tự đặt cho mình câu hỏi ấy khi nhìn vào "bộ mặt" của các đô thị chắc hẳn nhiều người không có ý thức được hành vi của mình. Nhưng chính người trả lời câu hỏi ấy cũng chưa chắc bạn là người biết giữ gìn vệ sinh môi trường.
Tất cả chúng ta ai cũng muốn nhà mình luôn sạch sẽ thế nhưng mọi người chẳng ai quan tâm đến việc giữ vệ sinh cho " ngôi nhà chung" của toàn nhân loại.
Đi ra đường, vừa nhai xong thỏi sing-gum có người nào đã cuộn vào giấy rồi đem bỏ vào sọt rác chưa hay là cứ thế mà tự tiện vứt xuống đường.
Không những chỉ ở ngoài đường mà còn ở các khu du lịch, nơi công cộng.....mọi người vẫn vô ý thức như thế. Ngày nào những công nhân vệ sinh cũng phải làm việc vất vả, dọn dẹp sạch sẽ thế nhưng có nhiều người lại vứt ngay chai nước ngọt, gói bánh, vỏ kẹo xuống đoạn đường vừa được dọn dẹp sạch sẽ trước ánh mắt, cái nhìn ngơ ngác của các cô chú lao công. Họ sẽ nghĩ rằng bạn là người không có ý thức bảo vệ môi trường và bạn đang "chà đạp" lên sức lao động của họ. Bạn sẽ nghĩ gì về hành động đã góp phần huỷ hoại môi trường mà mình đã làm.
Ở các nước phát triển như Singapore, việc xả rác không đúng nơi qui định sẽ bị phạt tiền rất nặng. Thế còn ở Việt Nam thì sao, chúng ta không bị xử phạt như thế mà chỉ bị nhắc nhở. Nhưng ý thức và thói quen của nhiều người chưa tốt nên những lời nhắc nhở ấy chỉ như gió thoảng qua tai mà thôi.
Nếu đi trên một con đường ở thành phố rất đẹp và thơ mộng với cảnh sông nước, núi non êm đềm bỗng gặp một bãi rác bên dòng sông thơ mộng ấy thì lúc đó bạn sẽ nghĩ gì? Vẻ đẹp thơ mộng kia được tạo hoá ban tặng nhưng con người đã huỷ hoại nó chỉ trong chưa đầy một phút. Không những bị mất mỹ quan đọ thị mà còn ô nhiễm cả nguồn nước, khí hậu và cả môi trường đất nữa. Môi trừờng bị ô nhiễm sẽ kéo theo đó là sự phát triển của dịch bệnh. Như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và tiền bạc của chúng ta rất nhiều. Vậy tác hại do sự thiếu ý thức của chúng ta gây ra là rất lớn.
Để khắc phục được tình trạng ấy, chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Nhưng tôi mong rằng mọi người hãy tự ý thức về điều này. Bên cạnh đó, chúng ta cần xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi cố tình làm ảnh hưởng tới môi trường để mọi người có thể rút ra kinh nghiệm giúp cho môi trường xanh, sạch hơn.
Hiện tượng huỷ hoại môi trường sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ tất cả mọi người. Vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta nên thay đổi nhận thức của mình. Điều đó luôn mang lại những điều tốt đẹp nhất không chỉ cho bạn mà là cả nhân loại.

Chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường để trái đất này xanh mãi mãi và để mọi người thấy được chúng ta là những người con Việt Nam - những người con của một đất nước văn minh, lịch sử và là một đất nước "Xanh - sạch - đẹp"
 
Những sáng tạo của Chế Lan Viên trong bài thơ "Con Cò" so với ca dao hát ru truyền thống:
"Con cò" là bài thơ đặc sắc của Chế Lan Viên và một trong những nét đặc sắc nhất của bài thơ là vận sụng ca dao truyền thống trên nhiều phương diện của bài thơ:
- Xây dựng hình tượng con cò: Việc lấy hình tượng con cò để nói về tấm lòng mẹ là một dụng ý nghệ thuật của Chế Lan Viên vì hình tượng này vốn rất gần gũi, dễ đi vào lòng người.
- Việc lấy những câu ca dao có hình tượng con cò để tổ chức giai điệu lời ru. Bài thơ có hàng loạt câu chứa từ "con cò".vì thế mà hìnn tượng con cò nổi bật suốt cả bài thơ.
- Nhà thơ đã nâng ý nghĩa của hình tượng con cò trong ca dao, không tập trung khai thác phương diện nói về con người vất vả đắg cay mà tập trung nói về phương diện lòng mẹ. Vì thế mà con cò trong thơ Chế Lan Viên vừa quen vừa lạ, vừa truyền thông vừa hiện đại.
- Xây dựng hình tượng người mẹ: Nếu hình tượng người mẹ trong ca dao hát ru con chủ yếu là để nói về thân phận thì người mẹ trong thơ Chế Lan Viên chủ yếu hát ru con để giãi bày tình yêu, để khẳng định chở che cho con suốt cuộc đời.
- Thể thơ: ca dao hát ru con thường sử dụng thể thơ lục bát. Còn bài thơ "con cò" cuả Chế Lan Viên sử dụng thể thơ tự do rất hiện đại nhưng vẫn mềm mại dịu dàng mang âm hưởng lời ru.
- Giọng điệu: giọng điệu thơ tạo nên tình trữ tình, tính triết lí, trí tuệ. Nó tác đọng đến người đọc không chỉ cảm xúc mà còn tác động đến suy ngẫm.
 
Sự thành công của tác phẩm "Chuyện người con gái Nam xương" so với truyện cổ tích "Vợ chàng Trương"
I. Nhan đề tác phẩm: Chuyện người con gái Nam xương phản ánh 1 nội dung cụ thể, góp fần tăng tính hiện thực cho tác phẩm. Nội Dung đề cập đến câu chuyện về số phận của 1 người cụ thể.

II. Thể loại: Thể loại truyền kì nhưng phản ánh cuộc sông đời thường.

III. Nội Dung:

a, Cốt truyện thêm các chi tiết, sự việc khác hơn so với Vợ chàng trương.
- Nguyễn Dữ thêm sự việc Trương Sinh đem 100 lạng vàng để cưới Vũ Nương=> mối tình mang tính chất mua bán, thể hiện sự yếu thế, nghèo khó của nhà Vũ Nương.
- Sáng tạo thêm lời trăn trối của mẹ chồng. Lời nói ấy không dễ gì có được từ XHPK xưa khi mà mối quan hệ mẹ chồng nàng sâu rất phức tạp. Lời nói ấu có giá trị tăng thêm tính bi kịch cho câu chuyện: Mong muốn, ước mơ của người mẹ không bao giờ thực hiện được.
- Xây dựng một chi tiết bất ngờ: lời nói của trẻ. Lời nói này được đưa ra dần dần, ngày thêm gay cấn: "Ô hay...cha tôi ak.." làm cho câu chuyện được thắt nút chặt chẽ. hợp với lôgic câu chuyện.
- Sáng tạo chi tiết có giá trị nghệ thuật rất độc đáo: "cái bóng", vừa có giá trị thắt nút, vừa phát sin, thổi bùng mâu thuẫn, đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm==> tăng tính gợi cảm cho câu chuyện.
- Sáng tạo ra phần 2 của câu chuyện: màn kì ảo kết hợp với phần kết thúc rất lạ làm câu chuyện vừa đậm màu sắc truyền kì, vừa mang giá trị hiện thực. ĐÓ chính là sự kết hợp hài hòa giữa lãng mạn với hiện thực trog tác phẩm.

IV. Nghệ thuật khắc họa nhân vật:

So với Vợ chàng Trương thì nhân vật Vũ Thị Thiết được tác giả chú trọng nhiều đến việc miêu tả tâm lí, tâm trạng qua hành động, lời nói.
+ Tâm trạng: lo lắng (khi chồng ra trận), lo lắng cho mẹ già đau yếu, lo lắng nuôi con nhỏ.....Đau khổ, uất ức khi bị nghi oan...
+ hành động: Rót chén rượu đầy, chăm sóc mẹ già, qua lời nói vs chồng 3 lần, nói với trời đất ở bến Hoàng Giang.
+ sáng tạo những tình huống bất ngờ, đặt nhân vật vào đó, nhân vật tự bôc lộ tính cách.
==> Nhân vật trong truyện Nguyễn Dữ sinh động hơn, fức tạp hơn, mang chiều sâu cuộc sống hơn nhân vật trong cổ tích
 
Vẻ đẹp "Sắc-Tài-Tình" của Kiều qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"
1. Sắc đẹp khiến thiên nhiên ganh ghét.

+, Miêu tả nhan sắc Thúy Kiều, Nguyễn Du đặc tả vào 1 nét bao trùm: "Đôi mắt". Đôi mắt là sự thế hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan đến đôi mắt. Nhà nghiên cứu Vũ Hạnh đã từng nói về đôi mắt Kiều: "Thúy Kiều quả có đôi mắt, và đôi mắt nàg không chỉ để thấy mà còn biết, không chỉ ngắm nhìn mà còn khám phá, không chỉ tiếp thu mà còn phản ứng, không chỉ có chiều sâu thăm thẳm soi thấu đáy lòng, đôi mắt Kiều còn có chiều rộng bao la, gói hết những đau khổ, có cả chiều cao vời vợi của những hi sinh chua xót lạ lùng "
+, Kiều có vẻ đẹp của tuyệt thế giai nhân, sắc đành đòi một, trên đời không ai sánh bằng. Đó là vẻ đẹp có thể sánh với vẻ đẹp của các đại mĩ nhân trong văn học cổ Trung Hoa, có thể làm nghiêng nước nghiêng thành như vẻ đẹp của Tây Thi, Điêu Thuyền.... Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp vượt ngưỡng, không một khuôn mẫu nào có thể ôm trùm. Vẻ đẹp ấy không tạo nên sự hài hòa giữa con người với tự nhiên, mà lại làm cho thiên nhiên phải ghen ghét đố kị. Xã hội Phong kiến chỉ chấp nhận cái thường thường, cái phải đạo, sự bình quân chứ không thừa nhận cái nổi trội, cái tót vời. Bởi vậy sự "đòi 1" trong nhan sắc Thúy Kiều tự đó đã chứa mầm hậu họa. Vẻ đẹp đó dự báo một số phận đầy tai ương, sóng gió, bất hạnh.

2. Tài hoa, trí tuệ.

+, Nếu khi miêu tả Thúy Vân, Nguyễn Du không nhắc đến một tài hoa nào thì khi miêu tả Thúy Kiều, tài hoa lại được miêu tả rất kĩ. Tài hoa của Kiều có được là do thông minh, trời phú, không phải do cố gắng luyện tập, rèn dũa kì công. Kiều là người con gái đa tài mà tài nào cũng đạt đến trình độ hoàn thiện, xuất chúng. Cái tài của Kiều là cái tài toàn diện, lí tưởng theo quan niệm thảm mĩ Phong Kiến : nàng giỏi Cầm, Kì Thi, Họa... Các từ "làu", "ăn đứt", "nghề riêng" nhấn mạnh sự điêu luyện, tài năng tuyệt đỉnh của nàng. Trong bốn cái tài của Kiều, tài đàn là nổi bật nhất. Kiều giỏi về âm luật, giỏi đến mức 'làu bậc". Cây đàn mà nàng chơi là đàn Hồ Cầm, tiếng đàn của nàg ăn đứt bất kì nghệ sĩ nào. Kiều còn biết sáng tác âm nhạc, khúc đàn mà nàng sáng tác là "thiên bạc mệnh", buồn thê thiết làm cho lòng người sầu não, đau khổ.

3. Cái "Tình" sâu thẳm.

+, Thúy Kiều còn là cô gái mặn mà về tình cảm. "Thiên bạc mệnh" mà nàg sáng tác buồn bã, lâm li, não nùng như định mệnh dai dẳng bám lấy cuộc đời kiều. Cung đàn ấy thể hiện tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm, một trái tim biết đồng cảm sẻ chia với những phận hồng nhan mà bạc mệnh. Trái tim nàng yếu đuối nhưng chứa đầy yêu thương mà sau này ta có thể thấy rõ hơn ở 2 đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" và "Thúy Kiều báo ân báo oán". Có thể thấy qua cách miêu tả Nguyễn du về Tài và Sắc, Nguyễn Du đã ngầm báo trước cuộc đời Kiều sẽ đầy sóng gió, bất hạnh như chính "thiên bạc mệnh" mà nàng sáng tác.
+ Khi miêu tả "sắc" của Kiều, Nguyễn Du đã khéo léo đưa cái "tình" và trong đôi mắt. Đôi mắt như nước hồ thu, đôi mắt chan chứa "tình"

4. Đánh giá chung:

+, ND: Có thể thấy vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự kết hợp của cả sắc-tài-tình. Đó là vẻ đẹp quá hoàn hảo, quá lý tưởng, vượt cả chuẩn mực của Xã hội phong kiến phi tình người.

+, NT: Vẽ chân dung Thúy Kiều, Nguyễn Du vẫn vận dụng bút pháp quen thuộc trong văn học trung đại: Sử dụng những hình ảnh thiên nhiên đẹp đã trở thành quy ước để nói về vẻ đẹp của con người, sử dụng bút pháp gợi chứ không miêu tả cụ thể tỉ mỉ. Đó là bút pháp ước lệ tượng trưng đặc sắc mà Nguyễn Du đã dùng một cách hoàn hảo.

+, Cảm hứng nhân đạo: Qua việc miêu tả chân dung thúy Kiều, Nguyễn Du đã bộc lộ sự trân trọng, đề cao vẻ đẹp của con người. ông không chỉ ca ngợi vẻ đẹp nhan sắc mà hơn hết trân trọng, ngưỡng mộ tài năng, tâm hồn con người. Đồng thời khi miêu tả vẻ đẹp con người, nhà thơ đã dự cảm số phận, bộc lộ sự lo âu cho số phận con người. Đặt Thúy Kiều trong thời đại Nguyễn Du, thời đại Phong Kiến trọng nam khinh nữ thì Cảm Hứng nhân đạo đó của Nguyễn DU rất sâu sắc và tiến bộ.

 
Thay lời bé Thu kể lại tâm trạng của bé sau khi được ngoại giải thích vê vết sẹo trên mặt cha.
Ý 1: Hoàn cảnh (thời điểm bé Thu kể lại tâm trạng)
- ngay sau khi nghe ngoại giải thích

Ý 2: Tóm tắt ngắn gọn hoàn cảnh dẫn đến tâm trạng:

Đó là ngày cuối cùng trong ba ngày phép ngắn ngủi của ba tôi. Trong bữa ăn khi ba gắp cái trứng cá cho tôi, tôi đã hắt nó ra khỏi bát. Ba tôi đã tức giận và đánh tôi, tôi bỏ sang nhà ngoại. Đêm đó tôi đã được ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt ba. Đó là một vết thương, môt chính nhân tội ác đã để lại trên gương mặt của 3 tôi. Hiểu ra sự thật, lòng tôi bộn bề bao cảm xúc và suy nghĩ.

Ý 3: Tâm trạng của bé thu sau khi được ngoại giải thích

- Tôi bàng hoàng, sửng sốt trước những điều ngoại vừa kể. Trời ơi! Người đàn ông với vết sẹo xấu xí và dữ dằn trên gương mặt ấy là ba tôi sao? Sao mấy ngày nay ko ai giải thích cho tôi cả. Tôi đau khổ, day dứt và ân hận vô cùng, chỉ vì vết sẹo trên mặt khiến tôi hiểu nhầm mà tôi đã nỡ có những lời nói, cử chỉ lạnh lùng, vô lễ với ba. Nhớ lại những câu nói trổng, những thái độ ngang bướng của mình trong ba ngày qua, tôi thấy đau đớn và day dứt vô cùng.
- Thương ba, hình dung lại vết sẹo trên gương mặt ba tôi lòng tôi thấy thương ba vô hạn. Ba đã phải chịu đựng bao đau đớn do kẻ thù gây nên. Vậy mà tôi lại còn làm cho trái tim ba đau đớn thêm 1 lần nữa. Ba khao khát được nghe tiếng gọi "ba", khao khát 1 cử chỉ và vòng tay âu yếm của tôi. Vậy mà tôi đã.........
- (tâm trạng hối tiếc) 8 năm qua, tôi khao khát giây phút được hội ngộ với người ba yêu thương, hằng ôm ấp hình ảnh ba trong trái tim mình và khao khát mong chờ ngày gặp mặt để cất lên một tiếng gọi ba mà tôi đã ấp ủ bao năm tháng qua. Vậy mà khi ba trở về, vì hiểu nhầm mà tôi đã để 3 ngày phép ngắn ngủi của ba trôi qua. Tôi ước thời gian có thể quay trở lại để tôi có thể sửa chữa lỗi lầm của mình. Tôi sẽ sà vào lòng ba, vòng tay ôm hôn ba, tôi sẽ hôn lên vết sẹo bởi đó là ba tôi. Tôi sẽ không rời ba một phút giay nào nữa.
- Căm giận kẻ thù, căm phẫn trước tội ác của kẻ thù. Chúng đã gây ra bao đau đớn cho ba tôi, làm biến dạng cả khuôn mặt đến mức rôi không nhận ra ba mình nữa. Chúng lại còn đẩy cha con tôi vào một hoàn cảnh éo le khiến ngày gặp mặt của ba con tôi đầy nước mắt.

Ý 4: Vẫn còn ngày mai, tôi vẫn còn có cơ hội gặp ba, để nói lời xin lỗi, cất lên tiếng gọi ba, để được ba ôm ấp trong vòng tay....

Bao ý nghĩa ấy khiến tôi thao thức, trằn trọc không ngủ được. Tôi nằm chờ trời hửng sáng......
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top