Vai trò và vị trí chiến lược của Cu Ba trong biểu hiện của cuộc đối đầu Xô – Mĩ

Trang Dimple

New member
Xu
38
Vai trò và vị trí chiến lược của Cu Ba trong biểu hiện của cuộc đối đầu Xô – Mĩ

1 Cu Ba trong cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa hai cực Xô – Mỹ



Một trong những biểu hiện quan trọng của chiến tranh lạnh là việc hai cường quốc lớn tiến hành cuộc tranh giành phạm vi ảnh hưởng ở những khoảng trống quyền lực sau khi đệ nhị thế chiến kết thúc nhằm thiết lập ở mức cao nhất quyền lực của mình và tiềm lực của phe đồng minh. Cuộc tranh giành phạm vi ảnh hưởng diễn ra trên tất cả các nơi trên thế giới bằng nhiều hình thức khác nhau như tiến hành phân chia tại hội nghị Ianta( tháng 2 năm 1945), hội nghị Potdam( tháng 8 năm 1945); giải quyết vấn đề nước Đức; hoặc việc tiến hành các cuộc chiến tranh ủy nhiệm như chiến tranh Triều Tiên( 1950-1953), chiến tranh Việt Nam( 1945-1954)…Cuộc khủng hoảng tên lửa CuBa năm 1962 cũng xuất phát từ cuộc đối đầu nhằm tranh giành phạm vi ảnh tranh giành ở CuBa.


Cu Ba nằm ở giữa vùng biển Caribe và Bắc Đại Tây Dương, cách bở biển phía nam Key West của bang Florida chừng 150 km, án ngữ vào lối vịnh Mehico, giữa Bắc, Trung và Nam Mỹ. Đó là vị trí chiến lược vừa có thế là bàn đạp quan trọng đề đi xuống phía Nam Mỹ, vừa có thể trở thành một căn cứ quân sự quan trọng cho vùng viển Đại Tây Dương.


Đối với Mỹ, vị trí chiến lược của Cu Ba càng trở nên đặc biệt hơn khi Cu Ba chỉ cách Mỹ 90 dặm. Vị trí của Cu Ba có thể trở thành vị trí chiến lược của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh nhưng đồng là mối nguy hiểm hàng đầu với Mỹ nếu Cu Ba chịu dưới sự thống trị của một chính phủ thù địch với Mỹ. Do đó việc đưa CuBa đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Mĩ trở thành mục tiêu quan trọng của Mỹ vừa nhằm tạo nên vị trí chiến lược quan trọng trên biển, vừa đảm bảo an ninh của nước Mỹ.


Chính vì vậy sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là khi Liên Xô đã giành thắng lợi trong việc thiết lập ảnh hưởng của phe xã hội chủ nghĩa ở khu vực châu Á với sự kiện nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949. Điều đó càng thúc đẩy Mỹ phải có những hành động mạnh tay trong việc biến khu vực Mỹ latinh không chỉ là khu vực sân sau của mình mà còn giữ vị trí chiến lược trở thành lực lượng là điểm tựa quan trọng cho sức mạnh của Mỹ và phe tư bản chủ nghĩa, đồng thời có những biện pháp kịp thời nhằm tránh Liên Xô thiết lập ảnh hưởng ở khu vực này. Năm 1952 chính quyền Batista-chính quyền độc tài thân Mỹ được thiết lập chính là một trong những hành động của Mĩ trong cuộc tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô. Nhưng Mỹ đã thất bại trong âm mưu trên bởi thắng lợi của cuộc cách mạng năm 1959 do Fidel Castro lãnh đạo.


Về phía Cu Ba, sau khi cách mạng giành thắng lợi, lật đổ chế độ độc tài thân Mỹ, xây dựng chính phủ cánh hữu trong đó bao gồm cả Đảng cộng sản . Chính phủ Mỹ có lập trường thù địch với chính phủ Fidel Castro, điều đó đã làm sâu sắc hơn tình cảm dân tộc chống Mỹ của nhân dân Cu Ba đi theo con đường khác với Mỹ [2;100], và xây dựng mối quan hệ ngày càng mật thiết với Liên Xô nhằm bảo vệ đất nước trước nguy cơ xâm lược của Mỹ.


Về phía Liên Xô, thắng lợi của cách Cu Ba đã tạo ra một cơ hội tốt cho Liên Xô một mặt tạo ra được sự đối trọng với Mỹ ở một vị trí chiến lược mà gười Mỹ không hề mong muốn, mặt khác lấy Cu Ba làm điểm tựa đầu tiên trong việc mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Mỹ Latinh. Do đó tháng 1 năm 1960, phó chủ tịch Liên Xô Anastas Mikoyan sang thăm Cu Ba, đề nghị mua 425000 tấn đường của Cu Ba trong năm 1960 và một triêu tấn vao năm sau. Tháng 2 năm 1960, Liên Xô và Cu Ba kỳ hiệp định thương mại, theo đó Liên Xô mua đường của Cu ba, Cu Ba nhập khẩu dầu lửa , máy móc và kỹ thuật của Liên Xô . Tháng 5 năm 1960, Cu Ba khôi phục quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đó là những biện pháp đầu tiên của Liên Xô đối với vị trí chiến lược này


Trước thất bại trong việc biến Cu ba trở thành “sân sau” của mình, đặc biệt là đứng trước nguy cơ Cu Ba đang tăng cường mối quan hệ với Liên Xô, điều này có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sức mạnh của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh khi mà Liên Xô đang có những động thái tích cực để tăng cường sức mạnh của phe xã hội chủ nghĩa ở đây. Do đó Mỹ đã huấn luyện và trang bị cho những người Cu Ba lưu vong đổ bộ lên vịnh Hi rôn ở phía nam Cu Ba ngày 17 tháng 4 năm 1961nhằm lật đổ chính phủ Flidel nhưng đã thất bại hoàn toàn. Sự kiện trên đã đánh dấu sự thất bại của Mỹ trong việc tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô với những vị trí được coi là “khoảng trống quyền lực”.


Sau sự kiện trên, Cu Ba công khai tuyên bố đưa cách mạng Cu Ba đi lên chủ nghĩa xã hội, một nơi xưa nay vẫn là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Mỹ, chỉ cách Mỹ có 90 dặm đã làm tăng tiềm lực của Liên Xô trong cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng và xác lập quyền lực trên phạm vi thế giới, đưa hệ thống chủ nghĩa xã hội phát triển từ Âu sang Á và lan sang châu Mỹ. Đồng thời chính điều này càng thúc đẩy thêm mâu thuẫn ngày càng gia tăng giữa hai cường quốc đứng đầu hai phe.


.2 Cu Ba trở thành trọng điểm trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân của hai cường quốc Xô – Mỹ năm 1962


Một trong những nội dung quan trọng của chiến tranh lạnh là cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối quân sự do Liên Xô và Mỹ đứng đầu, trong đó chạy đua vũ trang hạt nhân trở thành nội dung quan trọng nhất, là tiêu chí so sánh sức mạnh của mối bên. Việc Cu Ba đứng trong phe xã hội chủ nghĩa đã tạo ra một điều kiện thuận lợi trong chính sách chạy đua vũ trang của Liên Xô với Mỹ.


Mùa hè năm 1962 hai bộ trưởng quốc phòng và kinh tế Cu Ba Raoul Castro và Che Guevara đi Matxcova yêu cầu Liên Xô có biện pháp mạnh bảo vệ Cu Ba chống sự xâm lược của Mỹ. Đó trở thành cơ hội tốt cho Liên Xô. Trong bản thỏa thuận Cu Ba và Liên Xô cho rằng: “cần thiết phải bảo vệ quyền hợp pháp của nhân dân Cu Ba và Liên Xô trong việc tiến hành những biện pháp khẩn cấp để bảo đmả an ninh chung trước ngay cơ của các cuộc tấn công chống lại Cộng hòa Cu Ba và Liên Xô” . Sau khi thống nhất với chính phủ Cu Ba, Liên Xô cử chuyên gia sang xây dựng căn cứ và triển khai tên lửa đận đạo tầm trung trên lãnh thổ Cu Ba nhằm giúp Cu Ba bảo vệ nền độc lập đang bị Mĩ đe dọa.


Quan điểm của Liên Xô khi đưa vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân vào CuBa là bảo vệ Cu ba trước sự tấn công của Mỹ. Chính phủ Liên Xô cũng cho rằng việc làm này là để đối trọng với việc Mỹ đặt tên lửa hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra Liên Xô còn cho rằng việc đưa tên lửa vào Cu Ba nhằm tìm kiếm một sự “cân bằng về chiến lược so với Mỹ” vì lúc nàu Liên Xô chỉ có 300 đầu đạn hạt nhân, trong khi Mĩ có đến 5000 đầu đạn hạt nhân .


Đối với Liên Xô việc đặt vũ khí tên lửa tầm trung tại lãnh thổ CuBa là một hành động mang tính bước ngoặt trong cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ, nhằm tạo ra thế cân bằng chiến lược. Những rõ ràng Khrushchev đã không hề dự tính đến khả năng một cuộc chiến tranh hạt nhân có thế nổ ra do việc làm trên của Liên Xô

nguồn : dienddankienthuc.net*
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top