daibentre123456
New member
- Xu
- 0
Sự trỗi dậy của châu Á như là một châu lục ngày càng có ảnh hưởng quan trọng trong nền chính trị toàn cầu – cùng với vai trò đầu tàu của Trung Quốc, Ấn Độ đã làm nên nhiều chuyện trong thập kỷ qua. Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hồi cuối tháng 11/2011 rằng thế kỷ 21 sẽ là "Thế kỷ Thái Bình Dương" của Mỹ hẳn đang củng cố niềm tin tâm điểm tương lai của chính trị toàn cầu sẽ là tại châu Á.Trong bối cảnh năm nay đang diễn ra sự thay đổi quyền lực tại nhiều nước lớn, người ta có thể mong lãnh đạo các nước đó sẽ đề cập đáng kể đến các điều kiện ở châu Á trong những bài thuyết trình của mình.
Vậy vai trò ngày càng nổi bật của châu Á có ý nghĩa gì đối với ASEAN?
Mỹ đã bắt tay triển khai chiến lược "ngoại giao hướng về khu vực", thể hiện qua sự tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm ngoái và chuyến thăm bước ngoặt tới Mianma vào tháng 12/2011 của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Những cuộc gặp gỡ cấp cao riêng biệt gần đây của Mỹ với Philípin và Xinhgapo với nội dung bàn thảo là các vấn đề quốc phòng và an ninh cho thấy ASEAN sẽ là một khu vực chiến lược đối với Oasinhtơn. Tương tự như vậy, Bắc Kinh cũng bắt tay vào việc sử dụng sức quyến rũ riêng của mình bằng cách vung tiền tới những nơi Bắc Kinh có lợi ích. Với việc kết hợp nghệ thuật hùng biện chính trị với các nguồn nguyên liệu vật chất, Trung Quốc đang ngày càng củng cố danh tiếng như là một bên liên quan đáng tin cậy lâu dài trong khu vực. Cùng với khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, Bắc Kinh đã tham gia các sáng kiến mới như hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ, hành lang kinh tế Nam Ninh – Xinhgapo, cũng như các hành lang kinh tế Đông-Tây trên bán đảo Đông Dương. Khả năng duy trì tình hình kinh tế xuất sắc của Bắc Kinh bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu cũng khiến các nhà phân tích nhận định Trung Quốc có thể nổi lên như là một nguồn phát triển độc lập với nhu cầu (từ bên ngoài). Sự cần thiết giữ vị trí trung gian giữa lợi ích của Oasinhtơn và Bắc Kinh không phải là điều bất lợi đối với ASEAN như ghi nhận của Ngoại trưởng Xinhgapo K.Shanmugam. Trong chuyến thăm Oasinhtơn đầu tháng 2/2012, ông Shanmugam đã đề nghị Mỹ cần tránh những bài phát biểu chống Trung Quốc tại cuộc tranh luận trong nước. Giáo sư Tommy Koh, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, giải thích chiến lược của ASEAN "đưa các cường quốc lớn - đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc - lại với nhau và gắn họ vào trong một khuôn khổ hợp tác... do đó giảm thiểu việc thiếu hụt niềm tin”. Trước những cải tiến tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) thu hút sự quan tâm của dư luận khu vực hồi cuối năm 2011, một số học giả đã nói đến sự cần thiết để ASEAN đóng vai trò lãnh đạo EAS với cách như vậy, nhằm làm cho ASEAN "chấp nhận được đối với cả Trung Quốc và Mỹ".
Một cách tiếp cận hiện đang được theo đuổi chính là sự nhấn mạnh vai trò "trung tâm của ASEAN" - quan điểm về một cấu trúc khu vực do ASEAN lãnh đạo, trong đó quan hệ của khu vực với thế giới bên ngoài được tiến hành với sự quan tâm của cộng đồng ASEAN. Trong những năm qua, tính hữu dụng của chiến lược này đã được chứng minh tại EAS. Sự tham dự của Mỹ và Nga tại Hội nghị cấp cao Đông Á cuối năm ngoái cho thấy sự chú ý lớn hơn đã được dành cho sân khấu chính trị của ASEAN. Diễn đàn Khu vực ASEAN năm ngoái cũng đã chứng kiến việc các nước ASEAN tham gia nhiều vấn đề, từ tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông đến chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Thật vậy, diễn đàn đã tìm thấy lực kéo đáng kể từ các nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới, thể hiện qua sự tham dự của cả Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì. Tổng thư ký Surin Pitsuwan trong một cuộc trả lời phỏng vấn năm ngoái đã nói "thực tế việc thế giới quan tâm đến các diễn đàn của ASEAN và sân khấu ASEAN mà chúng tôi mang đến có nghĩa rằng chúng tôi đã phục vụ đúng mục đích của các bên tham gia và có những giá trị từ vai trò quản lý cấu trúc hợp tác đó của ASEAN” (tại Đông Á). Tuy nhiên, vẫn tồn tại nguy cơ lạm dụng tính hữu dụng và hiệu quả của cách tiếp cận như vậy, đặc biệt nếu các nước ASEAN bắt đầu áp dụng cách nhìn "hướng nội, tất cả chỉ là tâm lý ASEAN". Thực tế là sự trở nên nổi bật toàn cầu của ASEAN lại đến từ sự sẵn sàng mở cửa đối với thế giới rộng lớn bên ngoài của các nước ASEAN. Nói cách khác, vị trí trung tâm của ASEAN đã được làm cho khả dĩ bởi vì chính các nước thành viên đã xếp vận mệnh của họ cùng dòng chảy với phần còn lại của thế giới, và với cách làm như vậy, đã dẫn đến kết quả là sự thành công tập thể của cộng đồng ASEAN.
Tuy nhiên, bối cảnh những thách thức toàn cầu ngày càng phức tạp và đa diện sẽ làm nảy sinh xu thế và sức hút khiến ASEAN tự khép cửa nhìn vào trong. Lo lắng trước quan hệ giữa các nước lớn và sự không chắc chắn của việc những tương tác đó sẽ diễn ra như thế nào sẽ làm cho các nước thành viên ASEAN không can dự vào những thách thức toàn cầu, mà thay vào đó là phát triển xu hướng địa phương thiển cận và tách biệt. Hiệp ước Bali III (xác định cương lĩnh chung của ASEAN về các vấn đề toàn cầu) được các nhà lãnh đạo ASEAN ký tháng 11/2011 không thể được sử dụng để biện minh cho một cái nhìn cường điệu về ASEAN - trung tâm của thế giới. Thực sự, một kết quả (từ sự nhìn nhận cường điệu) như vậy sẽ làm tê liệt khu vực mà ở đó sự tăng trưởng được tạo lập dựa trên các mối quan hệ đa dạng và năng động giữa các quốc gia thành viên với thế giới. Hai tháng đầu năm 2012 đã chứng kiến sự xuất hiện nhiều diễn biến chính trị có thể chỉ rõ tính chất của các vấn đề toàn cầu cho phần còn lại của năm. Các sự kiện như cuộc khủng hoảng Xyri đang diễn ra, bế tắc tài chính tại Hy Lạp và sự thách thức của Iran trước các biện pháp trừng phạt của quốc tế sẽ kiểm nghiệm tài tháo vát và khả năng giải quyết của cộng đồng trong việc khớp nối một phản ứng phù hợp. Chắc chắn ASEAN sẽ đứng trước thực tế: ASEAN có thể duy trì tới mức độ nào sự can dự toàn cầu cùng lúc với giữ gìn trật tự tại chính ngôi nhà của mình sẽ là một thử nghiệm quan trọng về tính sẵn sàng và tương xứng của ASEAN – với vai trò là một khối.
Vậy vai trò ngày càng nổi bật của châu Á có ý nghĩa gì đối với ASEAN?
Mỹ đã bắt tay triển khai chiến lược "ngoại giao hướng về khu vực", thể hiện qua sự tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm ngoái và chuyến thăm bước ngoặt tới Mianma vào tháng 12/2011 của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Những cuộc gặp gỡ cấp cao riêng biệt gần đây của Mỹ với Philípin và Xinhgapo với nội dung bàn thảo là các vấn đề quốc phòng và an ninh cho thấy ASEAN sẽ là một khu vực chiến lược đối với Oasinhtơn. Tương tự như vậy, Bắc Kinh cũng bắt tay vào việc sử dụng sức quyến rũ riêng của mình bằng cách vung tiền tới những nơi Bắc Kinh có lợi ích. Với việc kết hợp nghệ thuật hùng biện chính trị với các nguồn nguyên liệu vật chất, Trung Quốc đang ngày càng củng cố danh tiếng như là một bên liên quan đáng tin cậy lâu dài trong khu vực. Cùng với khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, Bắc Kinh đã tham gia các sáng kiến mới như hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ, hành lang kinh tế Nam Ninh – Xinhgapo, cũng như các hành lang kinh tế Đông-Tây trên bán đảo Đông Dương. Khả năng duy trì tình hình kinh tế xuất sắc của Bắc Kinh bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu cũng khiến các nhà phân tích nhận định Trung Quốc có thể nổi lên như là một nguồn phát triển độc lập với nhu cầu (từ bên ngoài). Sự cần thiết giữ vị trí trung gian giữa lợi ích của Oasinhtơn và Bắc Kinh không phải là điều bất lợi đối với ASEAN như ghi nhận của Ngoại trưởng Xinhgapo K.Shanmugam. Trong chuyến thăm Oasinhtơn đầu tháng 2/2012, ông Shanmugam đã đề nghị Mỹ cần tránh những bài phát biểu chống Trung Quốc tại cuộc tranh luận trong nước. Giáo sư Tommy Koh, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, giải thích chiến lược của ASEAN "đưa các cường quốc lớn - đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc - lại với nhau và gắn họ vào trong một khuôn khổ hợp tác... do đó giảm thiểu việc thiếu hụt niềm tin”. Trước những cải tiến tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) thu hút sự quan tâm của dư luận khu vực hồi cuối năm 2011, một số học giả đã nói đến sự cần thiết để ASEAN đóng vai trò lãnh đạo EAS với cách như vậy, nhằm làm cho ASEAN "chấp nhận được đối với cả Trung Quốc và Mỹ".
Một cách tiếp cận hiện đang được theo đuổi chính là sự nhấn mạnh vai trò "trung tâm của ASEAN" - quan điểm về một cấu trúc khu vực do ASEAN lãnh đạo, trong đó quan hệ của khu vực với thế giới bên ngoài được tiến hành với sự quan tâm của cộng đồng ASEAN. Trong những năm qua, tính hữu dụng của chiến lược này đã được chứng minh tại EAS. Sự tham dự của Mỹ và Nga tại Hội nghị cấp cao Đông Á cuối năm ngoái cho thấy sự chú ý lớn hơn đã được dành cho sân khấu chính trị của ASEAN. Diễn đàn Khu vực ASEAN năm ngoái cũng đã chứng kiến việc các nước ASEAN tham gia nhiều vấn đề, từ tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông đến chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Thật vậy, diễn đàn đã tìm thấy lực kéo đáng kể từ các nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới, thể hiện qua sự tham dự của cả Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì. Tổng thư ký Surin Pitsuwan trong một cuộc trả lời phỏng vấn năm ngoái đã nói "thực tế việc thế giới quan tâm đến các diễn đàn của ASEAN và sân khấu ASEAN mà chúng tôi mang đến có nghĩa rằng chúng tôi đã phục vụ đúng mục đích của các bên tham gia và có những giá trị từ vai trò quản lý cấu trúc hợp tác đó của ASEAN” (tại Đông Á). Tuy nhiên, vẫn tồn tại nguy cơ lạm dụng tính hữu dụng và hiệu quả của cách tiếp cận như vậy, đặc biệt nếu các nước ASEAN bắt đầu áp dụng cách nhìn "hướng nội, tất cả chỉ là tâm lý ASEAN". Thực tế là sự trở nên nổi bật toàn cầu của ASEAN lại đến từ sự sẵn sàng mở cửa đối với thế giới rộng lớn bên ngoài của các nước ASEAN. Nói cách khác, vị trí trung tâm của ASEAN đã được làm cho khả dĩ bởi vì chính các nước thành viên đã xếp vận mệnh của họ cùng dòng chảy với phần còn lại của thế giới, và với cách làm như vậy, đã dẫn đến kết quả là sự thành công tập thể của cộng đồng ASEAN.
Tuy nhiên, bối cảnh những thách thức toàn cầu ngày càng phức tạp và đa diện sẽ làm nảy sinh xu thế và sức hút khiến ASEAN tự khép cửa nhìn vào trong. Lo lắng trước quan hệ giữa các nước lớn và sự không chắc chắn của việc những tương tác đó sẽ diễn ra như thế nào sẽ làm cho các nước thành viên ASEAN không can dự vào những thách thức toàn cầu, mà thay vào đó là phát triển xu hướng địa phương thiển cận và tách biệt. Hiệp ước Bali III (xác định cương lĩnh chung của ASEAN về các vấn đề toàn cầu) được các nhà lãnh đạo ASEAN ký tháng 11/2011 không thể được sử dụng để biện minh cho một cái nhìn cường điệu về ASEAN - trung tâm của thế giới. Thực sự, một kết quả (từ sự nhìn nhận cường điệu) như vậy sẽ làm tê liệt khu vực mà ở đó sự tăng trưởng được tạo lập dựa trên các mối quan hệ đa dạng và năng động giữa các quốc gia thành viên với thế giới. Hai tháng đầu năm 2012 đã chứng kiến sự xuất hiện nhiều diễn biến chính trị có thể chỉ rõ tính chất của các vấn đề toàn cầu cho phần còn lại của năm. Các sự kiện như cuộc khủng hoảng Xyri đang diễn ra, bế tắc tài chính tại Hy Lạp và sự thách thức của Iran trước các biện pháp trừng phạt của quốc tế sẽ kiểm nghiệm tài tháo vát và khả năng giải quyết của cộng đồng trong việc khớp nối một phản ứng phù hợp. Chắc chắn ASEAN sẽ đứng trước thực tế: ASEAN có thể duy trì tới mức độ nào sự can dự toàn cầu cùng lúc với giữ gìn trật tự tại chính ngôi nhà của mình sẽ là một thử nghiệm quan trọng về tính sẵn sàng và tương xứng của ASEAN – với vai trò là một khối.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: