• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Vai trò làng xã Bắc bộ trong kháng chiến 1954-1975?

tuoitrephuyen

New member
Xu
0
Vai trò làng xã Bắc Bộ trong kháng chiến 1954-1975


Mình có 1 câu hỏi mà tìm mãi không ra, các bạn có thể tìm giúp mình được chứ.

Câu hỏi: Vai trò làng xã Bắc Bộ trong kháng chiến 1954-1975

Cảm ơn các bạn trước nha ^^
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trong kháng chiến 1954 - 1975, chiến trường chủ yếu diễn ra tại miền Nam. Làng xã miền Bắc là hậu phương vững chắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Mô hình hợp tác xã ở miền Bắc phát huy hiệu quả rất cao trong cuộc kháng chiến này. Các làng xã miền Bắc là những tập thể sản xuất vững mạnh, tất cả hướng về chiến trường miền Nam với những khẩu hiệu như "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", các phong trào như "Thanh niên ba sẵn sàng, phụ nữ ba đảm đang"...đã góp phần to lớn trong việc cổ vũ và chi viện cho chiến trường miền Nam.
 
sao ngắn thế anh :(

Muốn dài phải hông, có liền :)

Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ở miền Bắc Việt Nam, cùng với các phong trào thi đua như "Sóng duyên hải" trong công nghiệp, "Gió đại phong" trong nông nghiệp, "Cờ ba nhất" trong lực lượng vũ trang, "Hai tốt" trong trường học, "Thầy thuốc như mẹ hiền" trong ngành y tế, "Ba cải tiến" trong các cơ quan, "Ba đảm đang" trong phụ nữ, "Ba sẵn sàng" trong thanh niên, miền Bắc còn tổ chức các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt" mang đậm nghĩa tình Bắc - Nam và có hiệu quả thiết thực.

Nổi bật là phong trào kết nghĩa Bắc - Nam giữa các thành phố, các tỉnh miền Bắc với các thành phố, các tỉnh miền Nam như Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã đi vào câu ca “Hà Nội - Huế - Sài Gòn như cây một gốc, như con một nhà”, Hải Phòng - Đà Nẵng (Hải Phòng - Đà Nẵng - nặng lòng tình nghĩa, Thanh Hoá - Quảng Nam, Nghệ An - Quảng Ngãi (thường được gọi là “An Ngãi quật khởi”)...

Tác dụng thiết thực của phong trào kết nghĩa Bắc - Nam là động viên dân và quân miền Bắc thi đua sản xuất và chiến đấu bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam theo tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” (miền Bắc đưa vào 50 vạn bộ đội, 25% số lương thực phục vụ chiến đấu), học tập và cổ vũ tinh thần hy sinh chiến đấu của quân, dân miền Nam thi đua giết giặc lập công giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc.

Các tỉnh, thành phố kết nghĩa nhận con em miền Nam tập kết về nuôi dưỡng và cán bộ miền Nam ra an dưỡng theo kế hoạch của cấp trên giao; cung cấp cán bộ cho các tỉnh miền Nam khi có yêu cầu và sau giải phóng hoàn toàn miền Nam; thăm hỏi, động viên cán bộ miền Nam tập kết trong các dịp lễ, tết...

Hà Nam - Biên Hòa

Mở đầu phong trào là lễ kết nghĩa giữa hai tỉnh Hà Nam và Biên Hòa.

Ở Hà Nam hiện nay có đường Biên Hòa và Trường Trung học phổ thông Chuyên Biên Hòa. Ở Biên Hoà hiện hay có rạp hát Hà Nam và Trường Trung học phổ thông Nam Hà.

Hòa Bình - Gia Định

Cuối năm 1975, thư viện của tỉnh Hòa Bình kết nghĩa với tỉnh Gia Định (nay thuộc địa phận hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh) được chuyển vào gọi là thư viện kết nghĩa Hòa Bình. Thư viện này đặt tại quận Bình Thạnh, phục vụ cho bạn đọc sống trong quận. Năm 1978, theo quyết định của ủy ban Nhân dân Thành phố, thư viện kết nghĩa Hòa Bình sáp nhập với thư viện quốc gia II. Một phần kho sách của thư viện nay được để lại và đổi tên là thư viện quận Bình Thạnh.

Phú Thọ - Long Châu Sa

Tỉnh Long Châu Sa nay một phần thuộc tỉnh An Giang, một phần thuộc tỉnh Đồng Tháp. Tên huyện Tam Nông thuộc tỉnh Đồng Tháp được đặt theo tên một huyện của tỉnh Phú Thọ.

Tuyên Quang - Bình Thuận

Tuyên Quang là tỉnh kết nghĩa với Bình Thuận. Tại thành phố Phan Thiết có một con đường mang tên Tuyên Quang và "Phan Thiết" cũng là tên được đặt cho một phường của thị xã Tuyên Quang.

Thái Nguyên - Khánh Hòa

Tại thành phố Thái Nguyên có đường Nha Trang và một trường THCS Nha Trang. Tại Nha Trang có trường THCS Thái Nguyên và đường Thái Nguyên.

Hưng Yên - Tân An

Tỉnh Tân An nay là thành phố Tân An của tỉnh Long An. Một con sông đào ở Hưng Yên được đặt tên là Tân Hưng, lấy theo tên ghép hai tỉnh.

Một bài thơ có tiêu đề Có con sông trôi giữa đất Hưng Yên như sau:
Có con sông trôi giữa đất Hưng Yên
Mỗi giọt nước mang bóng hình Nam - Bắc
Có con sông sóng đêm ngày dào dạt
Trong gió bay thoảng tiếng hát hai miền.
......
Ôi Tân Hưng tên con sông kết nghĩa
Giải lụa xanh nối mảnh đất hai miền
Giải lụa hồng se mối tình đôi lứa
Một dòng sông ta ghép chung tên.
Hải Dương - Phú Yên

Sau khi tỉnh Hải Dương kết nghĩa với tỉnh Phú Yên thì có bốn đường phố của thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương được đổi và mang địa danh của Phú Yên: phố Hàng Giầy đổi thành phố Sơn Hòa, phố Hàng Bạc đổi thành phố Xuân Đài, phố Hàng Đồng đổi thành phố Đồng Xuân, phố Hàng Lọng đổi thành phố Tuy An. Bốn đường phố này đến nay vẫn là những đường phố chính của Hải Dương.

Năm 2007, tỉnh Phú Yên cũng đặt tên 11 đường phố của thành phố Tuy Hòa theo tên các huyện của tỉnh Hải Dương kết nghĩa.

Hải Phòng - Đà Nẵng

Ở Đà Nẵng có phố Hải Phòng và ngược lại ở Hải Phòng cũng có phố Đà Nẵng.

Thái Bình - Trà Vinh

Hai tỉnh kết nghĩa này được biết đến nhiều qua bài hát Hai chị em của nhạc sĩ Hoàng Vân:

Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh, chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình, hai chị em trên hai chiến tuyến anh hùng bất khuất – trung hậu đảm đang...

Ngoài ra tại Thành phố Thái Bình có rạp chiếu phim mang tên Vinh Trà (Trà Vinh với Vinh Long hợp thành tỉnh Vĩnh Trà), Sông Vĩnh Trà, phố Bắc Vĩnh Trà, Nam Vĩnh Trà...

Thanh Hóa - Quảng Nam

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Ban Thống nhất Trung ương, ngày 12 tháng 3 năm 1960, tại thị xã Thanh Hóa(nay là thành phố Thanh Hóa), Lễ kết nghĩa giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam được tổ chức trọng thể. Việc kết nghĩa giữa hai tỉnh và các huyện, thị sau đó của hai tỉnh đã tạo ra giá trị tinh thần, vật chất to lớn động viên, cổ vũ Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh tích cực thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng đến ngày toàn thắng.

Sau đó, các huyện, thị của hai tỉnh cũng lần lượt làm lễ kết nghĩa: thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa) kết nghĩa với thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An); Hoằng Hóa - Điện Bàn; Quảng Xương - Hòa Vang (nay thuộc thành phố Đà Nẵng); Thọ Xuân - Quế Sơn; Đông Sơn - Thăng Bình; Triệu Sơn - Tam Kỳ; Nông Cống - Duy Xuyên; Tĩnh Gia - Đại Lộc, Nga Sơn - Tiên Phước.

Tháng 3 năm 1960: Thư viện Thanh Hóa khai trương tủ sách kết nghĩa, đặt nền móng để bước sang năm 1961, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc thành lập Thư viện Thanh Hóa - Quảng Nam kết nghĩa đặt tại trung tâm thị xã Thanh Hóa (chùa Hội Quán, phố Trần Phú, nay là Nhà xuất bản Thanh Hóa).

Ngày 7 tháng 12 năm 1960: Tỉnh ủy Thanh Hóa ra Nghị quyết số 57- NQ/TU về chiến dịch Đông Xuân, “Điện Biên - Thanh Hoá - Quảng Nam quyết thắng”.

Ngày 21 tháng 2 năm 1961: Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa ra Thông tri số số 405-TT/TU, về việc phổ biến bức thư của đồng bào Quảng Nam gửi đồng bào Thanh Hoá.

Cuối tháng 7 năm 1962: Đồng bào Quảng Nam - Đà Nẵng gửi thư cho đồng bào tỉnh Thanh Hoá về một số thành tích của đồng bào và nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng giành được trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Ngày 16 tháng 7 năm 1963: Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng gửi thư cho Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa: Chúng tôi tin tưởng sắt đá là thắng lợi cuối cùng thuộc về nhân dân chúng ta, Mỹ - Diệm nhất định bị thất bại thảm hại.

Ngày 16 tháng 7 năm 1965: Cán bộ, chiến sĩ bộ đội địa phương, bộ đội phòng không và dân quân tự vệ Thanh Hoá gửi Thư chúc mừng chiến thắng sân bay Đà Nẵng.

Đầu tháng 3 năm 1967: Chị Trần Thị Vân - chiến sĩ cách mạng, người huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã gửi Thư cho các mẹ các chị người con của quê hương Thanh Hóa về những tình cảm của mình khi được ra thăm Miền Bắc và về thăm Thanh Hoá.

Tháng 8 năm 1967: tại xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành (căn cứ cũ của Đảng bộ, nhân dân Thanh Hoá thời kỳ 1940-1941), Tiểu đoàn đặc công Lam Sơn được thành lập. Tiểu đoàn có 500 cán bộ, chiến sĩ được biên chế thành 5 đại đội. Sau một thời gian huấn luyện kỹ chiến thuật và được trang bị đầy đủ, ngày 01 tháng 01 năm 1968, Tiểu đoàn làm lễ xuất quân, chi viện cho Quảng Nam, Quảng Đà. Từ năm 1968 đến năm 1975, Tiểu đoàn đã chiến đấu, lập nhiều chiến công xuất sắc, góp phần vào việc giải phóng Quảng Nam- Đà Nẵng.

Giữa năm 1968: Sau cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), Công an Thanh Hóa đã chi viện cho an ninh hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà 32 đồng chí.

Từ ngày 21 tháng 10 đến ngày 4 tháng 11 năm 1969: Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Nam do đồng chí Trần Đình Tri làm Trưởng đoàn đến dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ VII. Tại Đại hội, Đoàn đại biểu Quảng Nam tham gia phát biểu đã khẳng định: Quảng - Thanh chung sức diệt thù. Mối tình đoàn kết nghìn thu không mờ.

Năm 1971: Cán bộ đảng viên và quần chúng yêu nước bị địch bắt giam tại nhà lao Hội An, không quản chế độ lao tù hà khắc đã thêu một chiến khăn bài thơ: Nhật ký trong tù của Bác Hồ, tặng cho Đại hội Đảng bộ thị xã Thanh Hóa lần thứ VIII năm 1971.
Tháng 8 năm 1972: Quân dân Thanh Hoá gửi thư cho chiến sỹ và đồng bào Quảng Nam - Đà Nẵng nhân kỷ niệm 2/9/1972.
Giữa năm 1973: Đoàn văn công mang tên Thanh - Quảng đã từ Thanh Hóa vào phục vụ tại Quảng Nam nói riêng, khu 5 nói chung. Đoàn tập hợp nhiều nghệ sĩ gốc Thanh Hóa và miền Tây Quảng Nam (chủ yếu là những nghệ sĩ người dân tộc Cơ-tu thuộc các huyện Tây Giang, Đông Giang và Nam Giang).

Ngày 12 tháng 4 năm 1975: Thư kêu gọi của UBHC và UBMTTQVN tỉnh Thanh Hoá về chủ trương tổ chức cuộc vận động vay lương thực để chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam trong đó có tỉnh Quảng Nam kết nghĩa.

Tháng 5 năm 1975: Tỉnh Thanh Hoá tăng cường đợt cán bộ đầu tiên cho tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; các năm sau đó, tiếp tục tăng cường hàng ngàn cán bộ, có cả cán bộ lãnh đạo trên các lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Nông - lâm nghiệp...

Tháng 5 năm 1975: Thư viện Thanh Hóa - Quảng Nam đã chuyển tặng Đảng bộ, nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng 6 vạn cuốn sách gồm nhiều thể loại khác nhau. Số sách trên đã phân chia cho 3 Thư viện: Thư viện Hội An (gọi là Thư viện Thanh Hóa - Hội An) 1 vạn cuốn; Thư viện Tam Kỳ 1 vạn cuốn; Thư viện Đà Nẵng 4 vạn cuốn những năm sau đó Thanh Hóa còn cung cấp bổ sung cho tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng hàng ngàn cuốn sách.

Ngày 28 tháng 6 năm 1975: Quân dân tỉnh Thanh Hóa cử Đoàn ca múa và Đoàn Tuồng vào phục vụ đồng bào tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tại rạp hát Trưng Vương.

Nghệ An - Quảng Ngãi

Từ những năm 1960, tại Nghệ An dấy lên phong trào "An - Ngãi quật khởi", "Lam - Trà nổi sóng" để vừa phát triển toàn diện, vừa thể hiện tấm lòng của Nghệ An đối với miền Nam, tiền tuyến lớn anh hùng, mà cụ thể là tỉnh Quảng Ngãi kết nghĩa.

Hà Tĩnh - Bình Định

Hà Tĩnh có 8 huyện, thị đã kết nghĩa với 8 huyện, thị của Bình Định. Sau chiến thắng Núi Nài bắn rơi nhiều máy bay Mỹ (26-3-1965), Hà Tĩnh đã phát động phong trào "Phát huy chiến thắng 26-3, Bình Hà quyết thắng". Năm 1966, Hà Tĩnh phát động chiến dịch thủy lợi Bồng Sơn (một huyện phía Bắc tỉnh Bình Định trước đây kết nghĩa với Hà Tĩnh) được triển khai rầm rộ trong toàn tỉnh suốt các tháng hè, đào đắp 10 triệu m3 đất, cải tạo bờ vùng, bờ thửa 25.000 ha đất trồng trọt. Từ phong trào đã có hàng nghìn thanh niên được kết nạp vào Đoàn, trên 1 vạn đoàn viên được kết nạp vào Đảng. Trên 2 vạn người được công nhận "Dũng sĩ Bồng Sơn" các cấp. Kết quả đó càng tăng thêm tình cảm đoàn kết Bình Định - Hà Tĩnh và tinh thần hướng về miền Nam ruột thịt. Năm 1968, huyện Kỳ Anh - đơn vị kết nghĩa với huyện Phù Cát - đã phát động làm công trình thủy lợi Hoài Châu (một địa danh ở Hoài Nhơn).

Hà Nội - Huế - Sài Gòn

Hà Nội, Huế và Sài Gòn là những thành phố cuối cùng trong phong trào kết nghĩa giữa hai miền Nam - Bắc. Ba địa phương đại diện cho ba miền Bắc - Trung - Nam đã tổ chức lễ kết nghĩa vào ngày 8/10/1960, tại CLB Ba Đình, Hà Nội.

Lược trích từ wiki

Đọc thêm bài này nữa nè
https://diendankienthuc.net/diendan...-chong-my-cuu-nuoc-1954-1975-a.html#post86500
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top