Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Từ đầu thế kỷ XX, gắn với sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế đó là sự mở rộng các mối quan hệ vè mặt chính trị và ngoại giao.Ở từng nước, từng khu vực khác nhau mối quan hệ đó lại được thể hiện ở một mức độ, một phương diện khác nhau. Có liên minh, có chiến tranh xâm lược,.. tất cả đều phục vụ cho quyền lợi của nước Mĩ.
*) Đối với các nước thuộc địa và các nước tư bản: Mĩ thực hiện chính sách xâm lược và bành trướng dã man.
Thuộc địa là thị trường tiêu thụ hàng hóa, nguồn nguyên liệu phục vụ nền công nghiệp chính quốc, nguồn nhân lực rẻ mạt trong các cơ sở đầu tư tại chỗ và là nguồn vơ vét của cải qua thuế khóa, cướp bóc. Thuộc địa còn là nới cung cấp binh lính cho chính quốc khi xảy ra chiến tranh, là cơ sở để nâng cao vị thế đế quốc trên trường quốc tế.
Vì vậy các nước đế quốc ráo riết tiến hành chiến tranh xâm lược vô cùng tàn bạo và đặt ách thống trị thực dân hết sức dã man, trong đó không thể không kể tới nước Mỹ.
Đến đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước ở khu vực Á, Phi, Mỹ latinh đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thế giới không còn một vùng đất trống.
Nước Mỹ cũng ra sức tiến hành những cuộc chiến tranh bành trướng, xâm lược đối với các nước:
- Nhật Bản:
Năm 1853 hạm đội Mỹ do Đô đốc Pery chỉ huy đã thả leo tại cảng Êdo, đề nghị Nhật mở cửa buôn bán với phương Tây.
Sau đó, Nhật đã phải ký với Mỹ hiệp ước không bình đẳng, mà theo đó, Nhật phải mở các cửa biển cho nước ngoài vào buôn bán với những điều kiện ưu đãi.
Ngoài ra, Nhật còn phải ký với các nước Anh, Pháp, Nga,.. nhiều bản hiệp ước tương tự. Nước Nhật cũng đứng trước nguy cơ xâm lược và nô dịch bởi tư bản Âu Mĩ như nhiều các nước Châu Á khác.
- Trung Quốc:
Với sự khủng bố của Mỹ, năm 1844 nhà Thanh cũng phải ký với Mĩ hiệp ước Vọng Hạ với những điều kiện khắt khe về quyền tối huệ quốc, về mức thuế quan, về việc người phương Tây được quyền lãnh sự tài phán và tự do truyền đạo. Trung Quốc cũng phải kí với các nước châu Âu khác các bản hiệp ước tương tự. Từ đó, Trung Quốc trượt dài trên quá trình bị các nước đế quốc phương Tây xâm lược và nô dịch…
Trong khi các nước tư bản châu Âu và Nhật Bản phân chia phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc thì Mĩ lại chưa có khu vực nào trên lãnh thổ này. Vì vậy, để có thể lan chân vào khu vực thị trường Trung Quốc, tháng 9/1899 mĩ đã đưa ra “chính sách mở cửa” với nội dung như sau:
- Hàng hóa của các nước phải theo chế độ thuế quan cuả Trung Quốc và do chính phủ Trung Quốc thu thuế.
- Không can thiệp vào lợi ích của các nước đã giành được ở Trung Quốc, phải tôn trọng những điều ước đã kí.
- Trong mỗi khu vực ảnh hưởng của từng đế quốc, không được thu thuế cao đối với tàu bè và hàng hóa của nước khác.
Thực chất của chính sách mở của do Mĩ đề xướng là nhằm giữ Trung Quốc trong nguyên trạng, không cho phép các nước tư bản châu Âu và Nhật Bản mở rộng thế lực, tạo cơ hội để Mĩ có thể xâm nhập vào Trung Quốc. Hay kể từ đây, Trung Quốc đã thực sự biến thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
*) Đối với khu vực Mĩ latinh:
- Thực hiện “chính sách đối ngoại cách li” – học thuyết Monrro(1823)
Sau cuộc chiến tranh giành độc lập, nước Mĩ tìm mọi cách để mở rộng lãnh thổ và tìm kiếm thị trường. Từ 13 bang ban đầu đến giữa thế kỉ XIX, nước Mĩ đã phát triển về phía Tây lên thành 30 bang với diện tích khoảng 5 triệu km2.
So với các nước châu Âu thì Mĩ có lợi thế về vị trí địa lí khi toàn bộ lục địa châu Mĩ được bao bọc bởi 2 đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Chính ưu thế đó đã cho phép giới cầm quyền Mĩ vạch định chính sách đối ngoại thích ứng với từng thời kí lịch sử.
Đầu thế kỉ XX, hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mĩ là nhằm tới khu vực Mĩ latinh bởi vì nơi đây gắn liền với nền an ninh quốc phòng và sự ổn định kinh tế của Mĩ.
Ngày 2/12/1823, Tổng thống Mĩ Mơn ro chính thức tuyên bố chính sách đối ngoại cách li đối với khu vực Mĩ Latinh: “Lục địa châu Mĩ đã chọn và duy trì được độc lập, tương lai của nó không thể bị một cường quốc châu Âu nào đô hộ nữa” nhằm sử dụng lợi thế cách li với châu Âu để gạt dần hoặc đẩy xuống hàng thứ yếu ảnh hưởng của các nước tư bản châu Âu đối với khu vực này.
Nội dung của chính sách đối ngoại cách li – học thuyết Mơn rô được thể hiện ở 3 phương diện:
- Mĩ phải quan tâm đến các cuộc tranh chấp ở khu vực Mĩ Latinh.
Vì lí do an ninh của nước Mĩ, Mĩ sẽ có hành động can thiệp vào các cuộc xung đột hoặc chiến tranh giữa các nước với nhau cũng như chiến tranh giữa họ với các nước bên ngoài. Mĩ cũng sẽ tham gia vào các cuộc tranh chấp kinh tế, chính trị ở châu Mĩ..
- Mĩ tự cho rằng phải có “trách nhiệm bảo vệ” an ninh của cả châu lục khỏi sự nhòm ngó từ bên ngoài.
Với khẩu hiệu nổi tiếng: “Châu Mĩ của người châu Mĩ”, học thuyết Mơn rô là lá bùa hộ mệnh để cho Mĩ giữ nguyên trạng tình hình ở khu vực này, chống lại sự can thiệp của bất kỳ quốc gia nào ngoài châu Mĩ.
Đây chính là công cụ để Mĩ mở rộng ảnh hưởng ở Mĩ Latinh và sa này sẽ vươn ra các khu vực khác trên thế giới.Nước Mĩ đóng vai trò như là “cảnh sát ở Tây bán cầu”. Mĩ đứng ra can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung Mĩ: Đôminica (1904,1916), Cuba (1906), Nicaragoa ( 1909,1912), Haiti ( 1914-1915), và Mehico ( 1914,1916).
- Mĩ thực hiện chính sách cái gậy lớn và ngoại giao đô la đầu thế kỉ XX.
Thực chất, chính sách “cái gậy lớn” và “ngoại giao đô la” của chính phủ Mĩ ngoài việc tiến hành các hoạt động quân sự xâm lược, mặt khác dùng thủ đoạn mua chuộc để can thiệp vào công việc nội bộ của tất cả các nước trên thế giới. Năm 1902, Tổng thống Teodo Rudoven, đã thực hiện chính sách trên đầu tiên ở Venexuela. Năm 1905, Mĩ dàn xếp công việc xung đột tại nước Cộng hòa Đôminia. Đặc biệt là vụ tách Panama ra khỏi Côlombia năm 1903. Chính phủ Panama do Mĩ dựng lên đã kí hiệp ước cho Mĩ độc quyền trong việc đào con kênh nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, được xây dựng đường sắt và pháo đài dọc kênh Panama. Năm 1914, Mĩ hoàn thành việc đào kênh Panama, mở đường cho Mĩ làm chủ toàn bộ khu vực Mĩ Latinh.
Cùng với những cuộc tiến công bằng quân sự, đế quốc Mĩ còn tăng cường xâm nhập các nước Mĩ Latinh bằng kinh tế. Mĩ thực hiện “chính sách ngoại giao đôla” với thủ đoạn là: thông qua hình thức đầu tư xây dựng các xí nghiệp khai thác, luyện kim, công nghiệp nhẹ và cho vay hoặc viện trợ để dựa vào đó khống chế đời sống chính trị các nước Mĩ latinh. Nếu chính phủ nào không tuân theo sự chỉ đạo của Mĩ sẽ lập tức bị cắt viện trợ hoặc sẽ bi lật đổ bằng những cuộc đảo chính có sự góp mặt của Mĩ.
Tóm lại, từ chính sách “ngoại giao cách li” đến chính sách “cái gậy lớn” và “đồng đôla” , đế quốc Mĩ đã dần loại bỏ sự ảnh hưởng của các nước tư bản châu Âu ra khỏi khu vực Mĩ latinh. Mĩ đã xác lập được địa vị thống trị của mình ở khu vực này cũng như tạo điều kiện thuận lợi để cho Mĩ mở rộng ảnh hưởng của mình ra các khu vưc khác trên thế giới.
Không chỉ đối với Mĩ mà đối với hầu hết các nước đế quốc trên thế giới đều có chung một mục tiêu đó là chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn,.. Vì vậy mà vấn đề tranh chấp thuộc địa luôn là một vấn đề quan trọng trong mối quan hệ quốc tế ở mọi thời kì của lịch sử. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân, là nguồn gốc của cuộc chiến tranh thế giới.
Sửa lần cuối: