• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Vai trò của Mĩ đối với Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai

Trang Dimple

New member
Xu
38
Vai trò của Mĩ đối với Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai

1. Hoàn cảnh


1.1. Hoàn cảnh nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.


Trong những năm ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ là quốc gia tư bản duy nhất có thực lực kinh tế và quân sự mạnh mẽ. Trên 2/3 năng lực sản xuất của thế giới tập trung vào Mĩ. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm tới hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,4% năm 1948). Năm 1949, sản xuất nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. Mĩ có hơn 50% tàu bè đi lại trên biển, nắm ¾ dự trữ vàng của thế giới. Nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
Nhìn chung, trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, kĩ thuật duy nhất của thế giới. Dựa vào đó, nước Mỹ đã có ảnh hưởng lớn chi phối các công việc toàn cầu.

1.2. Hoàn cảnh nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai.


Cũng như ở giai đoạn trước, Đức lại là nước bại trận. Tương lai của nước Đức trở thành vấn đề trung tâm trong nhiều cuộc gặp gỡ giữa nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh với những bất đồng sâu sắc. Tại hội nghị Ianta và Pốtxđam, ba cường quốc đã khẳng định, nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ; tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít đồng thời thỏa thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh.
Tuy nhiên, sau đó, vào tháng 9/1949, Mĩ – Anh – Pháp đã hợp nhất vùng chiếm đóng của mình và lập ra nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức. Đáp trả lại, Liên Xô đã giúp đỡ các lực lượng dân chủ ở Đông Đức thành lập nhà nước cộng hòa dân chủ Đức.
Từ đây nước Đức bước vào thời kì chia cắt lâu dài từ năm 1949 đến năm 1990. Cộng hoà dân chủ Đức ở miền Đông Đức đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và Cộng hoà liên bang Đức ở miền Tây Đức đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
2 . Vai trò của Mĩ đối với Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai

2.1. Về kinh tế.


Giống như nhiều nước châu Âu khác, tình hình kinh tế Cộng hoà liên bang Đức tiêu điều, đổ nát. Vào mùa đông 1946 – 1947, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. So với năm 1937 sản lượng kinh tế của Đức năm 1946 chỉ bằng 31%. Tình trạng kinh tế ngày càng khủng hoảng buộc Mĩ phải tính đến việc tăng cường sản xuất công nghiệp Đức.
Để biến Tây Đức thành một “lực lượng xung kích” của khối NATO chống lại Liên Xô và “con đê” ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa xã hội, Mĩ và các nước phương Tây đã dốc sức “viện trợ” cho Tây Đức phục hồi lại nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh.
Trong kế hoạch Macsan (1948 -1952), Cộng hòa Liên bang Đức được nhận viện trợ đứng hàng thứ tư (sau Anh, Pháp, Italia) với 1,5 tỉ USD. Cho đến năm 1957, Cộng hòa Liên bang Đức đã nhận được 1,7 tỉ USD. Đó là một nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế của nước này đạt được “sự thần kì” những năm 50. Khối lượng công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức vượt mức sản xuất trước chiến tranh của Đức thời Hitle hơn 3 lần. Từ năm 1952 đến năm 1958, tổng giá trị sản xuất quốc dân bình quân hàng năm tăng trưởng đến 7,6% trong khi sự tăng trưởng của Mĩ chỉ là 2,2 %. Tỉ lệ thất nghiệp mau chóng giảm.
Lúc này, tiềm lực kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức đã vượt qua Anh, Pháp, trở thành đầu tàu kinh tế châu Âu và đứng thứ hai trong thế giới tư bản sau Mĩ (tính đến trước 1968). Sau khi gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu (1958), sự phát triển của Cộng hòa Liên bang Đức càng đi dần về hướng cùng nhịp với các quốc gia khác ở châu Âu, tỉ lệ tăng trưởng bình quân tại châu Âu là 5%.
Việc thực hiện “Kế hoạch Macsan” đã tạo ra sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Đức và Đông Đức hay giữa các nước Tây Âu TBCN và Đông Âu XHCN.

2.2. Về chính trị quân sự


Tháng 5/ 1955, Cộng hòa Liên bang Đức tham gia vào khối quân sự NATO do Mĩ thành lập nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Với sự tham gia khối quân sự này, Đức đã khôi phục lại tiềm năng quân sự vốn có của mình và ngày càng thêm vững mạnh.
Từ năm 1949 – 1963, ở Cộng hòa Liên bang Đức có hai đảng thay nhau cầm quyền, hai đảng có chung mục tiêu là bảo vệ và duy trì CNTB cả trong đối nội và đối ngoại, hai đảng này đã góp phần lọai bỏ chủ nghĩa phát xít để nước Đức đi theo con đường dân chủ tư sản đại nghị, đường lối của họ vẫn nằm trong quỹ đạo của CNTB.
Như vậy, sau hai cuộc chiến tranh thế giới, Đức đều là nước bại trận và phải chịu những hậu quả nặng nề. Trong khi đó, Mĩ ngày càng vươn lên, trở thành cường quốc tư bản hàng đầu thế giới và chi phối nhiều nước trong đó có nước Đức. Ảnh hưởng của Mĩ với Đức là rất to lớn dù có một số tiêu cực nhưng nhìn chung Mĩ đã giúp Đức khôi phục từ đống đổ nát của chiến tranh phát triển, ổn định kinh tế xã hội. Tuy nhiên, sau đó khi Đức trở lên vững mạnh hơn thì sự lệ thuộc vào Mĩ giảm dần và có những chính sách về kinh tế, chính trị, ngoại giao độc lập. Ngày nay, Đức đã trở thành một quốc gia tư bản tiến bộ hàng đầu thế giới và nắm vai trò lãnh đạo EU và định hướng kinh tế của châu Âu.
Tác động của Mĩ đối với Đức không tách rời mà gắn bó mật thiết và nằm trong mối quan hệ quốc tế căng thẳng, phức tạp lúc bấy giờ. Đó là mối quan hệ giữa nước Mĩ với các nước tư bản khác (Anh, Pháp) và nước Nga Xô viết (từ 1922 là Liên Xô); mối quan hệ Đông Tây giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Do đó, tình hình nước Đức dưới ảnh hưởng của Mĩ sau hai cuộc đại chiến đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình thế giới.


nguồn : diendankienthuc.net*
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top