Vài kinh nghiệm ôn thi môn tiếng anh hiệu quả nhất!
Rùa mới đọc được cái này, thấy hay, share cùng các bạn...ai có kinh nghiệm ôn nhớ chia sẻ cùng các bạn học sinh nhá
1. Tập trung vào cái đúng
Cạnh đó phải hệ thống hóa lại những vấn đề phi hệ thống. Ví dụ: xếp lại động từ bất qui tắc: buy -> bought -> bought, cut -> cut -> cut.
Một số trạng từ ngoại lệ: I need him badly (tôi rất cần nó). He hardly works (nó hầu như không làm việc). I'll go to Namdinh shortly (chẳng bao lâu nữa tôi sẽ đi Nam Định). Tôi thấy hiện đang khá phổ biến quan niệm: “Thi trắc nghiệm (TN) thì học kiểu thi TN”. Điều này chỉ đúng một phần, song rất nguy hiểm nếu sa đà vào loại hình bài tập sửa lỗi. Ví dụ: nếu ta thường xuyên “tiếp xúc” với những câu:
“a) Although rained he came; b) Although raining he came; c) Although rains he came; d) Although it rained he came...”, qui luật xóa mờ của trí nhớ sẽ làm ta không những quên mà còn loạn trí nhớ. Tránh làm quá nhiều bài tập sửa lỗi. Nếu cần, sau khi làm xong và được xác định đáp án, tuyệt đối không nhìn vào cái sai nữa, hãy tập trung cao độ vào cái đúng và nói liên tục vài lần đồng thời nhắm mắt nghĩ lại nó, sau đó tưởng tượng tình huống, như vậy sẽ nhớ rất lâu. Đây là một dạng của thiền: “nhìn sâu, nghe sâu - tập trung cao độ”. Nói ra tức là tạo đường mòn ngoại ngữ, tạo cách học xoáy ốc cho não bộ. Chúng tôi đã thực nghiệm thành công một số phương pháp năng động. Số học sinh từ chỗ phàn nàn, “khó chịu” nay đã quen và rất hoan nghênh.
Do đó trong phần mềm ôn thi ĐH theo phương pháp TN, chúng tôi đang nâng cấp và soạn những bài TN thiết thực hơn.
Ngược lại, các bạn cần làm nhiều bài TN về đọc hiểu để nâng cao tư duy logic. Sau đó rút ra từ/cấu trúc gì hay dùng mà khó dùng trong những bài đó để học. Kẻ những bảng tổng kết, viết sau những tờ lịch to treo khắp mọi nơi trong nhà để học. Tốt hơn nữa là hãy thực hiện “văn hóa nghe”: thường xuyên bật băng/đĩa (những lúc làm việc ở nhà), với những nội dung thiết thực, lắng nghe hay không lắng nghe bài học vào đầu lúc nào không biết. Chúng tôi đề xướng ra “văn hóa nghe” trong đó có phương pháp “tắm ngoại ngữ” (language bath) vô cùng hiệu quả trong học tập nhất là ngoại ngữ. Chúng tôi đã trình bày với trường phổ thông chuyên ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội), Hội Tài năng trẻ Hà Nội, Trung tâm Phương pháp luận sáng tạo... về các cách học.
2. Về cách làm bài trắc nghiệm
Kinh nghiệm cho thấy việc đọc thành tiếng giúp bạn sửa lỗi rất hiệu quả (vì nhìn thì không thấy nhưng nói ra nghe chỏi tai, lạ tai là có vấn đề).
Khi mới sang Úc năm 1977, chúng tôi phải làm một bài TN (100 câu trong khoảng 80 phút) cùng HS hàng chục nước sang học. Khi làm bài đọc, nghe... đôi khi tôi nhắm mắt lại, tưởng tượng tình huống hoặc suy diễn logic để tìm đáp án. Và kết quả là tôi đạt được 96/100 câu, dù đề thi không đơn giản chút nào!
Không có “kỹ năng thi” như nhiều người quan niệm (kể cả các trung tâm nước ngoài quảng cáo), nói chính xác là “quen cách làm bài”, chả lẽ đầu óc rỗng tuếch và cứ thi nhiều là đỗ ư! Cái quyết định là bạn có “mấy kilô” tri thức trong đầu. Đừng thi thử nhiều, lãng phí tiền, công sức. Tôi có một số “bí quyết” muốn chia sẻ với các bạn thí sinh để làm bài thi TN tiếng Anh thật tốt.
Thứ nhất, về bình diện tâm lý và ý thức:
+ Trước khi làm bài: xác định một tư tưởng thoải mái, tự tin, bình tĩnh.
+ Đọc kỹ câu hỏi, yêu cầu, hướng dẫn (chú ý từng dấu phẩy, từng phần gạch chân, phần chấm chấm...).
+ Chọn câu dễ, bài dễ làm trước.
+ Không chủ quan. Nếu làm xong trước giờ không nên rời phòng thi sớm. Nhắm mắt, nghỉ, thư giãn vài phút sau đó đọc lại từng câu, từng chữ, từng dấu chấm... để tự sửa lỗi cho mình. Kinh nghiệm cho thấy một số thí sinh ra trước sau đó đã hối tiếc.
Thứ hai, về bình diện ngôn ngữ: luôn cân nhắc các nét cơ bản nhất và tự hỏi mình:
+ Từ gì/Cấu trúc gì?
+ Thời gì/Thời đã hài hòa chưa?
+ Dạng gì (chủ động/bị động)?
+ Danh từ số nhiều hay số ít?
+ Quán từ gì (a/an/the/0)?
+ Giới từ gì (động từ cụm/dạng bị động: dễ quên giới từ)?
+ Từ loại hợp lý chưa (noun, adj hay là adv...)?
+ Chủ/vị... thế nào ? Ở đâu? Hài hòa chưa?
+ Ý nghĩa, văn phong đúng chưa? Có logic không?...
Rùa mới đọc được cái này, thấy hay, share cùng các bạn...ai có kinh nghiệm ôn nhớ chia sẻ cùng các bạn học sinh nhá
1. Tập trung vào cái đúng
Cạnh đó phải hệ thống hóa lại những vấn đề phi hệ thống. Ví dụ: xếp lại động từ bất qui tắc: buy -> bought -> bought, cut -> cut -> cut.
Một số trạng từ ngoại lệ: I need him badly (tôi rất cần nó). He hardly works (nó hầu như không làm việc). I'll go to Namdinh shortly (chẳng bao lâu nữa tôi sẽ đi Nam Định). Tôi thấy hiện đang khá phổ biến quan niệm: “Thi trắc nghiệm (TN) thì học kiểu thi TN”. Điều này chỉ đúng một phần, song rất nguy hiểm nếu sa đà vào loại hình bài tập sửa lỗi. Ví dụ: nếu ta thường xuyên “tiếp xúc” với những câu:
“a) Although rained he came; b) Although raining he came; c) Although rains he came; d) Although it rained he came...”, qui luật xóa mờ của trí nhớ sẽ làm ta không những quên mà còn loạn trí nhớ. Tránh làm quá nhiều bài tập sửa lỗi. Nếu cần, sau khi làm xong và được xác định đáp án, tuyệt đối không nhìn vào cái sai nữa, hãy tập trung cao độ vào cái đúng và nói liên tục vài lần đồng thời nhắm mắt nghĩ lại nó, sau đó tưởng tượng tình huống, như vậy sẽ nhớ rất lâu. Đây là một dạng của thiền: “nhìn sâu, nghe sâu - tập trung cao độ”. Nói ra tức là tạo đường mòn ngoại ngữ, tạo cách học xoáy ốc cho não bộ. Chúng tôi đã thực nghiệm thành công một số phương pháp năng động. Số học sinh từ chỗ phàn nàn, “khó chịu” nay đã quen và rất hoan nghênh.
Do đó trong phần mềm ôn thi ĐH theo phương pháp TN, chúng tôi đang nâng cấp và soạn những bài TN thiết thực hơn.
Ngược lại, các bạn cần làm nhiều bài TN về đọc hiểu để nâng cao tư duy logic. Sau đó rút ra từ/cấu trúc gì hay dùng mà khó dùng trong những bài đó để học. Kẻ những bảng tổng kết, viết sau những tờ lịch to treo khắp mọi nơi trong nhà để học. Tốt hơn nữa là hãy thực hiện “văn hóa nghe”: thường xuyên bật băng/đĩa (những lúc làm việc ở nhà), với những nội dung thiết thực, lắng nghe hay không lắng nghe bài học vào đầu lúc nào không biết. Chúng tôi đề xướng ra “văn hóa nghe” trong đó có phương pháp “tắm ngoại ngữ” (language bath) vô cùng hiệu quả trong học tập nhất là ngoại ngữ. Chúng tôi đã trình bày với trường phổ thông chuyên ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội), Hội Tài năng trẻ Hà Nội, Trung tâm Phương pháp luận sáng tạo... về các cách học.
2. Về cách làm bài trắc nghiệm
Kinh nghiệm cho thấy việc đọc thành tiếng giúp bạn sửa lỗi rất hiệu quả (vì nhìn thì không thấy nhưng nói ra nghe chỏi tai, lạ tai là có vấn đề).
Khi mới sang Úc năm 1977, chúng tôi phải làm một bài TN (100 câu trong khoảng 80 phút) cùng HS hàng chục nước sang học. Khi làm bài đọc, nghe... đôi khi tôi nhắm mắt lại, tưởng tượng tình huống hoặc suy diễn logic để tìm đáp án. Và kết quả là tôi đạt được 96/100 câu, dù đề thi không đơn giản chút nào!
Không có “kỹ năng thi” như nhiều người quan niệm (kể cả các trung tâm nước ngoài quảng cáo), nói chính xác là “quen cách làm bài”, chả lẽ đầu óc rỗng tuếch và cứ thi nhiều là đỗ ư! Cái quyết định là bạn có “mấy kilô” tri thức trong đầu. Đừng thi thử nhiều, lãng phí tiền, công sức. Tôi có một số “bí quyết” muốn chia sẻ với các bạn thí sinh để làm bài thi TN tiếng Anh thật tốt.
Thứ nhất, về bình diện tâm lý và ý thức:
+ Trước khi làm bài: xác định một tư tưởng thoải mái, tự tin, bình tĩnh.
+ Đọc kỹ câu hỏi, yêu cầu, hướng dẫn (chú ý từng dấu phẩy, từng phần gạch chân, phần chấm chấm...).
+ Chọn câu dễ, bài dễ làm trước.
+ Không chủ quan. Nếu làm xong trước giờ không nên rời phòng thi sớm. Nhắm mắt, nghỉ, thư giãn vài phút sau đó đọc lại từng câu, từng chữ, từng dấu chấm... để tự sửa lỗi cho mình. Kinh nghiệm cho thấy một số thí sinh ra trước sau đó đã hối tiếc.
Thứ hai, về bình diện ngôn ngữ: luôn cân nhắc các nét cơ bản nhất và tự hỏi mình:
+ Từ gì/Cấu trúc gì?
+ Thời gì/Thời đã hài hòa chưa?
+ Dạng gì (chủ động/bị động)?
+ Danh từ số nhiều hay số ít?
+ Quán từ gì (a/an/the/0)?
+ Giới từ gì (động từ cụm/dạng bị động: dễ quên giới từ)?
+ Từ loại hợp lý chưa (noun, adj hay là adv...)?
+ Chủ/vị... thế nào ? Ở đâu? Hài hòa chưa?
+ Ý nghĩa, văn phong đúng chưa? Có logic không?...
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: