Đương đầu với những cơn ác mộng

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Nếu con bạn thường xuyên gặp ác mộng thì gia đình của bạn có lẽ bị đảo lộn. Mọi người bị thiếu ngủ và bạn có thể lo lắng rằng có điều gì đó bất ổn. Thực tế thì những cơn ác mộng là 1 phần của sự phát triển bình thuờng của 1 đứa trẻ. Chúng có xu hướng xuất hiện ở những trẻ 2 tuổi, và trở nên ít khó chịu trong 1 thời gian và sau đó xuất hiện lại lúc 4 tuổi. Những cơn ác mộng có liên quan đến những cảm xúc và suy nghĩ của đứa trẻ về những sự kiện xảy ra trong ngày. Nếu trẻ tức giận hoặc sợ hãi vì ai đó la hét với bé hoặc bé nhìn thấy 1 người đáng sợ, thì bé có thể có 1 giấc mơ đáng sợ. Mơ thấy những con quái vật ở lứa tuổi này là rất phổ biến. Thường thì nó liên quan đến 1 sự phác hoạ về cơn giận của chính đứa trẻ. Trẻ gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa thực tế và ảo tưởng và những giấc mơ có thể làm chúng sợ hãi. Sau đây là 1 số cách quan trọng mà bạn có thể giúp trẻ vượt qua nỗi sợ của bé, thư giãn và gặp ít ác mộng hơn.

Thừa nhận nỗi sợ của bé. Bạn có thể nói "Mẹ thấy giấc mơ của con làm con sợ." Hãy cố giữ bình tĩnh trong khi đó không phớt lờ nỗi sợ của bé, rầy la bé hoặc coi nhẹ những cảm xúc của bé.

Giải thích cho bé về những giấc mơ. Ví dụ, bạn có thể nói "Những giấc mơ là những bức tranh về những gì đã xảy ra với chúng ta trong ngày. Nếu có điều gì đó làm chúng ta tức giận thì chúng ta có thể mơ thấy những con quái vật. Những giấc mơ của chúng ta không có thật. Chúng chỉ là những ý nghĩ và cảm xúc về sự việc."

Khuyến khích bé nói về những cảm xúc của bé trước khi bé đi ngủ. Động viên bé kể về 1 ngày của bé và liệu có điều gì làm bé tức giận hoặc sợ hãi không.

Đưa cho bé 1 cái đèn pin để giúp bé cảm thấy mình có sự kiểm soát.

Vẽ tranh về con quái vật từ giấc mơ của bé cũng có thể giúp bé, bạn nhấn mạnh rằng con quái vật là sự phản ánh về những ý nghĩ và cảm xúc của riêng bé. Bạn cũng có thể biên tập lại câu chuyện và làm cho con quái vật trở thành người thân thiện, giúp đỡ.

Thường thì các phụ huynh trấn an con họ bằng cách bật đèn, mở cửa tủ quần áo và nhìn xuống dưới giường. Những hành động đó thừa nhận nỗi sợ của bé và trấn an bé rằng không có quái vật ở đây.

Bạn cũng cần xem xét lại đời sống gia đình và xem liệu có thể có bất kì mối liên kết nào với những vấn đề về giấc ngủ của bé không. Liệu có 1 căn bệnh nào trong gia đình có thể gây ra sự lo lắng? Có quá nhiều sự la hét và những bất hoà làm phiền bé? Nếu có thì hãy nói với bé về những tình huống đó và giúp bé bộc lộ những cảm xúc của mình. Khuyến khích các thành viên gia đình có những thay đổi cần thiết.
Ôm trẻ và trấn an trẻ trong giai đoạn này.

Tốt nhất, bạn không nên thay đổi cách ngủ của bé, ví dụ như yêu cầu bé ngủ trên giường của bạn hoặc nằm cạnh bé mọi đêm. Những cơn ác mộng sẽ tự ngừng khi bạn giúp bé và những sự thay đổi cách ngủ sẽ khó làm được điều đó.


Nguồn:
Coping with Nightmares
If your child is having frequent nightmares, your household is probably upside d
Published on July 29, 2013 by Meri Wallace, LCSW in How to Raise a Happy, Cooperative Child
Psychologytoday
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top