Vì sao liên tiếp các văn bản chỉ đạo của ngành, mới ở mức dự thảo đều bộc lộ một kiểu tư duy đi “ngược” lại với tiến trình đòi hỏi sự phát triển của GD?
Cách đây không lâu, văn bản quy chế quản lý lưu học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mới ở dạng dự thảo, đã làm dư luận xã hội xôn xao vì cách tư duy quản lý lạc hậu, xơ cứng. Thì mới đây, một văn bản khác, cũng mới ở dạng dự thảo, lại một lần nữa gây nên "cơn sóng phản biện" của không ít nhà quản lý GD, chuyên gia GD, các trường đại học ngoài công lập. Đó là thông tư quy định cấm các trường đào tạo ba ngành: Luật, Sư phạm và Báo chí.
Không hiểu các cán bộ có trách nhiệm khi soạn thảo văn bản này, đã căn cứ vào cơ sở khoa học và thực tiễn nào?
Những văn bản "miệng" và tư duy quá khứ
Thông tư quy định cấm các trường đào tạo ba ngành: Luật, Sư phạm và Báo chí. Ảnh: chungta.com
Thực ra, những quy định vô lý này không phải là mới mẻ. Nó vốn là con đẻ của tư duy quản lý GD một thời- cơ chế quản lý GD bao cấp- cách đây khoảng 20 năm, khi mà những trường ĐH tư thục đầu tiên (lúc đó gọi là trường dân lập) còn khá bấy bớt, xuất hiện. Được sinh nở trong cơ chế đổi mới, thuộc hệ thống GD quốc dân VN quản lý, nhưng phải nói rằng, thân phận các trường ĐH ngoài công lập đã không thoát khỏi vị thế "con nuôi, con ghẻ". Khi đó, Luật GD chưa xuất hiện. Hệ thống các văn bản chính sách quản lý GD chưa hoàn thiện, và một thực tế ít ai tưởng tượng nổi- rất nhiều chủ trương ra đời, thực hiện, không hề có văn bản, mà thực chất chỉ là những chỉ đạo "miệng" của cấp trên.
Quy định cấm các trường ĐH ngoài công lập không được đào tạo các ngành Luật, Sư phạm và Báo chí đã từng được thực hiện theo những văn bản "miệng" như thế. Những văn bản "miệng" kiểu này đã khiến không ít trường ĐH ngoài công lập, sinh viên ngoài công lập khốn đốn. Vì bất ngờ phải chuyển sang học ngành khác, để được tồn tại và phát triển.
Không chỉ là cách tư duy quản lý GD rất cứng nhắc, kiểu "giáo viên chỉ được đào tạo ở các trường sư phạm, và trường sư phạm chỉ đào tạo giáo viên", những quy định đó còn viện dẫn lý do- những ngành "nhạy cảm", nên cần bảo đảm "an ninh, chính trị", tuy không ai dám danh chính ngôn thuận. Đó là một điều vô lý.
Thực chất, những quy định đó còn thể hiện tư duy muốn "độc quyền đào tạo", vẫn mang tính cửa quyền, ban phát kiểu xin- cho.
Tư duy quản lý cứng nhắc, độc quyền và cửa quyền kiểu đó, không chỉ dùng để áp dụng cho bậc đào tạo ĐH, mà còn áp dụng cho bậc đào tạo sau ĐH (thạc sĩ), với ngay những trường ĐH ngoài công lập có đủ đội ngũ giảng viên là những giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học gạo cội, như Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Xin đừng dùng để điều hành giáo dục hiện tại
Nhưng đó là câu chuyện của 20 năm trước đây, của cơ chế quản lý GD cũ.
Phải chăng tư duy quản lý GD của ngành luôn có vấn đề, ngay từ những chủ trương không quá lớn. Ảnh: lamdong.gov.vn
20 năm sau, Luật GD đã xuất hiện. Và nếu đọc mỏi mắt, "chẻ sợi tóc làm tư", người ta cũng không thể tìm đâu ra trong văn bản Luật GD có quy định cấm mở ba ngành học này với các trường ĐH ngoài công lập.
20 năm sau, chủ trương xã hội hóa GD, đa dạng hóa loại hình GD đã là "bà đỡ" cho các trường ngoài công lập, trong đó có các trường ĐH được sinh nở, góp phần khai thác các nguồn tài lực, nhân lực, vật lực của xã hội để ngành GD thực hiện sứ mệnh "trồng người" cho quốc gia.
Cho dù, điều kiện và cơ chế lẫn cung cách quản lý...để bảo đảm chất lượng đào tạo của các trường ĐH ngoài công lập, còn là vấn đề lâu dài và phải chấn chính, đầu tư tiếp, vẫn không thể phủ nhận sự đóng góp tích cực của loại hình trường này trong hệ thống GD quốc dân. Và nếu nói công bằng hơn nữa, thì không chỉ có các trường ĐH ngoài công lập, mà ngay cả các trường ĐH công lập hiện nay, không ít trường chất lượng còn rất yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu.
Thế nhưng vì sao lại chỉ có các trường ĐH ngoài công lập phải chịu sự thiệt thòi ngay trong bổn phận và chức năng đào tạo của mình?
Bởi lẽ, sự khác biệt cơ bản của hai loại hình trường này, là ở nguồn đầu tư, không phải ở tính chất đào tạo, vì trường ĐH ngoài công lập cũng là con đẻ của xã hội này, của đất nước này.
20 năm sau, xu thế hội nhập, yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo ĐH, mệnh lệnh khẩn thiết của cuộc sống đòi hỏi ngành GD phải đổi mới cơ chế quản lý, mạnh dạn trao quyền tự chủ, gắn với trách nhiệm xã hội của các trường, cũng tức là giải phóng năng lượng sáng tạo còn tiềm ẩn của các trường, trong đó có các trường ĐH ngoài công lập. Thì những quy định lỗi thời như ở dự thảo thông tư Bộ GD và ĐT vừa là sự đối xử bất bình đẳng giữa các loại hình trường, vừa là "thói quen" của cách tư duy quản lý lạc hậu, xơ cứng.
Một câu hỏi đặt ra: Vì sao liên tiếp các văn bản chỉ đạo của ngành, mới ở mức dự thảo đều bộc lộ một kiểu tư duy đi "ngược" lại với tiến trình đòi hỏi sự phát triển của GD?
Phải chăng tư duy quản lý GD của ngành luôn có vấn đề, ngay từ những chủ trương không quá lớn.
Liệu đó có phải là sức cản đầu tiên của quá trình đổi mới GD?
(Ghi chú: Một điều thú vị, ngay trước khi bài báo này lên trang, chúng tôi nhận được thông tin trả lời của Bộ GD và ĐT cho biết đó là do lỗi ...kỹ thuật của những người soạn thảo văn bản)
Tác giả: Kim Dung - VietnamNet
Cách đây không lâu, văn bản quy chế quản lý lưu học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mới ở dạng dự thảo, đã làm dư luận xã hội xôn xao vì cách tư duy quản lý lạc hậu, xơ cứng. Thì mới đây, một văn bản khác, cũng mới ở dạng dự thảo, lại một lần nữa gây nên "cơn sóng phản biện" của không ít nhà quản lý GD, chuyên gia GD, các trường đại học ngoài công lập. Đó là thông tư quy định cấm các trường đào tạo ba ngành: Luật, Sư phạm và Báo chí.
Không hiểu các cán bộ có trách nhiệm khi soạn thảo văn bản này, đã căn cứ vào cơ sở khoa học và thực tiễn nào?
Những văn bản "miệng" và tư duy quá khứ
Thông tư quy định cấm các trường đào tạo ba ngành: Luật, Sư phạm và Báo chí. Ảnh: chungta.com
Thực ra, những quy định vô lý này không phải là mới mẻ. Nó vốn là con đẻ của tư duy quản lý GD một thời- cơ chế quản lý GD bao cấp- cách đây khoảng 20 năm, khi mà những trường ĐH tư thục đầu tiên (lúc đó gọi là trường dân lập) còn khá bấy bớt, xuất hiện. Được sinh nở trong cơ chế đổi mới, thuộc hệ thống GD quốc dân VN quản lý, nhưng phải nói rằng, thân phận các trường ĐH ngoài công lập đã không thoát khỏi vị thế "con nuôi, con ghẻ". Khi đó, Luật GD chưa xuất hiện. Hệ thống các văn bản chính sách quản lý GD chưa hoàn thiện, và một thực tế ít ai tưởng tượng nổi- rất nhiều chủ trương ra đời, thực hiện, không hề có văn bản, mà thực chất chỉ là những chỉ đạo "miệng" của cấp trên.
Quy định cấm các trường ĐH ngoài công lập không được đào tạo các ngành Luật, Sư phạm và Báo chí đã từng được thực hiện theo những văn bản "miệng" như thế. Những văn bản "miệng" kiểu này đã khiến không ít trường ĐH ngoài công lập, sinh viên ngoài công lập khốn đốn. Vì bất ngờ phải chuyển sang học ngành khác, để được tồn tại và phát triển.
Không chỉ là cách tư duy quản lý GD rất cứng nhắc, kiểu "giáo viên chỉ được đào tạo ở các trường sư phạm, và trường sư phạm chỉ đào tạo giáo viên", những quy định đó còn viện dẫn lý do- những ngành "nhạy cảm", nên cần bảo đảm "an ninh, chính trị", tuy không ai dám danh chính ngôn thuận. Đó là một điều vô lý.
Thực chất, những quy định đó còn thể hiện tư duy muốn "độc quyền đào tạo", vẫn mang tính cửa quyền, ban phát kiểu xin- cho.
Tư duy quản lý cứng nhắc, độc quyền và cửa quyền kiểu đó, không chỉ dùng để áp dụng cho bậc đào tạo ĐH, mà còn áp dụng cho bậc đào tạo sau ĐH (thạc sĩ), với ngay những trường ĐH ngoài công lập có đủ đội ngũ giảng viên là những giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học gạo cội, như Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Xin đừng dùng để điều hành giáo dục hiện tại
Nhưng đó là câu chuyện của 20 năm trước đây, của cơ chế quản lý GD cũ.
Phải chăng tư duy quản lý GD của ngành luôn có vấn đề, ngay từ những chủ trương không quá lớn. Ảnh: lamdong.gov.vn
20 năm sau, Luật GD đã xuất hiện. Và nếu đọc mỏi mắt, "chẻ sợi tóc làm tư", người ta cũng không thể tìm đâu ra trong văn bản Luật GD có quy định cấm mở ba ngành học này với các trường ĐH ngoài công lập.
20 năm sau, chủ trương xã hội hóa GD, đa dạng hóa loại hình GD đã là "bà đỡ" cho các trường ngoài công lập, trong đó có các trường ĐH được sinh nở, góp phần khai thác các nguồn tài lực, nhân lực, vật lực của xã hội để ngành GD thực hiện sứ mệnh "trồng người" cho quốc gia.
Cho dù, điều kiện và cơ chế lẫn cung cách quản lý...để bảo đảm chất lượng đào tạo của các trường ĐH ngoài công lập, còn là vấn đề lâu dài và phải chấn chính, đầu tư tiếp, vẫn không thể phủ nhận sự đóng góp tích cực của loại hình trường này trong hệ thống GD quốc dân. Và nếu nói công bằng hơn nữa, thì không chỉ có các trường ĐH ngoài công lập, mà ngay cả các trường ĐH công lập hiện nay, không ít trường chất lượng còn rất yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu.
Thế nhưng vì sao lại chỉ có các trường ĐH ngoài công lập phải chịu sự thiệt thòi ngay trong bổn phận và chức năng đào tạo của mình?
Bởi lẽ, sự khác biệt cơ bản của hai loại hình trường này, là ở nguồn đầu tư, không phải ở tính chất đào tạo, vì trường ĐH ngoài công lập cũng là con đẻ của xã hội này, của đất nước này.
20 năm sau, xu thế hội nhập, yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo ĐH, mệnh lệnh khẩn thiết của cuộc sống đòi hỏi ngành GD phải đổi mới cơ chế quản lý, mạnh dạn trao quyền tự chủ, gắn với trách nhiệm xã hội của các trường, cũng tức là giải phóng năng lượng sáng tạo còn tiềm ẩn của các trường, trong đó có các trường ĐH ngoài công lập. Thì những quy định lỗi thời như ở dự thảo thông tư Bộ GD và ĐT vừa là sự đối xử bất bình đẳng giữa các loại hình trường, vừa là "thói quen" của cách tư duy quản lý lạc hậu, xơ cứng.
Một câu hỏi đặt ra: Vì sao liên tiếp các văn bản chỉ đạo của ngành, mới ở mức dự thảo đều bộc lộ một kiểu tư duy đi "ngược" lại với tiến trình đòi hỏi sự phát triển của GD?
Phải chăng tư duy quản lý GD của ngành luôn có vấn đề, ngay từ những chủ trương không quá lớn.
Liệu đó có phải là sức cản đầu tiên của quá trình đổi mới GD?
(Ghi chú: Một điều thú vị, ngay trước khi bài báo này lên trang, chúng tôi nhận được thông tin trả lời của Bộ GD và ĐT cho biết đó là do lỗi ...kỹ thuật của những người soạn thảo văn bản)
Tác giả: Kim Dung - VietnamNet