Ty thể

  • Thread starter Thread starter quantu
  • Ngày gửi Ngày gửi

quantu

New member
Xu
0
TY THỂ - TI THỂ

Cấu trúc ti thể


Mito.png


Thiết đồ cắt ngang của một ty thể
, cho thấy: (1) màng trong, (2) màng ngoài, (3) mào ty thể, (4) chất nền


Tùy thuộc loại tế bào, ti thể có cấu trúc tổng thể khác nhau. Ở bên phải của ảnh, ti thể giống như hình dạng của xúc xích, có kích thước chiều dài từ 1 đến 4
µm. Trong khi đó ở bên trái của ảnh, ti thể có hình dạng một mạng lưới các ống liên kết nhau có độ phân nhánh cao. Quan sát các ti thể có gắn huỳnh quang ở các tế bào sống cho thấy chúng là các tiểu thể hay bào quan năng động có khả năng thay đổi hình dạng phong phú. Ngoài ra ti thể có khả năng liên kết với ti thể khác hoặc tự phân chia thành hai ti thể khác nhau.

Lớp ngoài của ti thể bao gồm hai màng có chức năng khác biệt nhau: màng ngoài ti thểmàng trong ti thể. Màng ngoài bao trùm toàn bộ ti thể, tạo nên ranh giới ngoài của nó. Lớp màng trong thì tạo thành các nếp gấp hay còn gọi là mào (cristae), hướng vào tâm. Mào này là nơi chứa các nhà máy hay bộ phận cần thiết cho quá trình
hô hấp hiếu khí hay hô hấp ái khí và tổng hợp ATP, và cấu trúc gấp nếp ấy giúp gia tăng diện tích lớp màng trong của ti thể.

Các màng ti thể chia ti thể thành hai khoang khác biệt nhau: khoang "chứa chất cơ bản" nằm bên trong ti thể và khoang "liên màng" hay gian màng nằm giữa lớp màng ngoài và màng trong.

Màng ti thể


Màng ngoài và màng trong cấu trúc gồm các lớp
phospholipid kép được gắn với các protein, trông giống với màng tế bào điển hình. Tuy nhiên hai màng này có những đặc điểm khác biệt nhau. Lớp màng ngoài bao bọc ty thể bao gồm 50% trọng lượng là phospholipid và chứa các enzyme hay men liên quan đến các hoạt động khác nhau như ôxi hóa của epinephrine (adrenaline), phân hủy của tryptophan, và quá trình tổng hợp kéo dài chuỗi axít béo.

Ngược lại lớp mạng trong của ti thể chứa hơn 100
polypeptide khác nhau, và có tỷ lệ protein/phospholipid cao (lớn hơn 3:1 theo trọng lượng, tương đương với 1 phân tử protêin so với 15 phân tử phospholipid). Ngoài ra, lớp màng trong có nhiều các phân tử phospholipid hiếm như cardiolipin, phân tử này có đặc điểm của màng bào tương vi khuẩn.

Lớp màng ngoài có chứa nhiều các
protein tích hợp còn gọi là các porin hay các cổng, chúng có chứa bên trong một kênh tương đối lớn khoản (khoảng 2-3 nm) và cho phép các ion và các phân tử nhỏ di chuyển ra vảo ty thể. Tuy nhiên các phân tử lớn không thể xuyên qua lớp màng ngoài được. Tuy nhiên lớp màng trong không có chứa các cổng porin nên không có tính thấm cao; hầu hết các ion và các phân tử cần phải có chất vận chuyển đặt biệt để di chuyển vào bên trong khoan cơ bản hay khoan chứa chất cơ bản.

Khoang cơ bản của ti thể


Bên cạnh các enzymes, ti thể còn chứa các
ribosome và nhiều phân tử ADN. Vì vậy ti thể có vật chất di truyền riêng của nó, và các nhà máy để sản xuất ra ARN và protein chính nó. ADN không thuộc nhiễm sắc thể này mã hóa cho một số nhỏ peptide của ti thể (13 peptide ở người) và các peptide này được gắn kết vào lớp màng trong, cùng với các polypeptide được mă hóa bởi các gene nằm trong nhân tế bào.

Chức năng ti thể


Dù chức năng cơ bản của ti thể là biến các chất hữu cơ thành năng lượng cho tế bào ở dưới dạng
ATP, ty thể còn đóng một vai trò quan trọng khoác trong nhiều quá trình chuyển hóa, như là:
  • Apoptosis, quá trình tế bào chết được lập trình
  • Tổn thương tế bào thần kinh do thoát các chất trung gian Glutamate
  • Tăng sinh tế bào
  • Điều hòa trạng thái oxi hóa khử của tế bào (redox có nghĩa là quá trình oxi hóa khử)
  • Tổnh hợp nhân Heme
  • Tổng hợp Steroid
  • Tạo nhiệt (giúp giữ ấm cho có thể)
Một vài chức năng của ti thể chỉ được thực hiện ở một số loại tế bào đặc hiệu nào đó. Chẳng hạn như ti thể của tế bào gan chứa các enzymes cho phép loại bỏ độc tính của ammonia, đây là chất thải của quá trình chuyển hóa protein. Một sự đột biến các gene điều hòa bất cứ các chức năng này đều có thể gây ra nhiều bệnh ty thể khác nhau.

Biến đổi năng lượng


Như miêu tả nêu trên, chức năng cơ bản của ti thể là sản xuất ra
ATP. Điều này được thực hiện nhờ quá trình chuyển hóa các sản phẩm chính như phân hủy đường, pyruvate và NADH (Phân hủy đường glycolysis được thực hiện ngoài ty thể, trong bào tương). Quá trình chuyển hóa này được thực hiện theo hai con đường khác nhau, tùy thuộc vào loại tế bảo và có hay không có oxygen.

Theo Wiki*


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top