Ngọc Suka

Cộng tác viên
Các ngữ liệu của đề thi được lấy trong hoặc ngoài chương trình sách giáo khoa giúp thầy cô và các em được tiếp cận nhiều với những vấn đề thực tiễn để giải quyết các tình huống đa dạng trong cuộc sống. Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn 6 chủ yếu tập trung vào phần đọc hiểu về truyện truyền thuyết, truyện cổ tích và các văn bản thuộc thể loại thơ…

Tuyển tập đề kiểm tra giữa học kì 1
Môn Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng:

“… Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.

Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.’’

Trích Sơn Tinh Thủy Tinh(Theo Huỳnh Lý)

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết
D. Truyện ngắn

Câu 2. Đoạn văn trên dùng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba.
C. Ngôi thứ hai
D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn là gì?
A. Cuộc thi tài của hai vị thần.
B. Cuộc giao tranh của hai vị thần.
C. Hai vị thần cầu hôn công chúa.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 4: Các từ láy có trong đoạn văn là:
A. nao núng, ngăn chặn, ròng rã, cuối cùng, vững vàng.
B. nao núng, ngăn chặn, vững vàng.
C. nao núng, vững vàng, ròng rã, mỏi mệt, chán chê.
D. nao núng, ròng rã, ngăn chặn.

Câu 5: Chi tiết hoang đường, kì ảo trong đoạn trích trên là gì?
A. Sơn Tinh không hề nao núng.
B. Thần dùng phép lạ, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.
C. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt.

Câu 6: Câu văn sau có bao nhiêu từ ghép: “Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi…’’?
A. Hai từ ghép
B. Ba từ ghép
C. Bốn từ ghép

Câu 7: Cụm từ “không nao núng’’ trong đoạn văn được hiểu như thế nào?
A. Tinh thần hoảng hốt, sợ hãi…
B. Chủ quan, kiêu ngạo.
C. Ra vẻ thách thức đối phương.
D. Bình tĩnh, tự tin, không hoảng sợ.

Câu 8: Nhân vật chính trong đoạn văn là ai?

A. Sơn Tinh (Thần Núi)
B. Thủy Tinh (Thần Nước)
C. Sơn Tinh, Thủy Tinh
D. Mị Nương

Câu 9: Đọc đoạn cuối em liên tưởng đến hiện tượng thiên tai nào hằng năm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống con người. Em thấy hiện tượng đó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống?

Câu 10: Sau khi đọc đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân mỗi khi có mâu thuẫn với ai đó để tránh những hậu quả đáng tiếc.

PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy viết bài văn kể lại truyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em.

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn 6

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:


Tóc của mẹ tôi

Mẹ tôi hong tóc buổi chiều
Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
Tóc dại mẹ xõa sau lưng
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.

Tóc sâu của mẹ tôi tìm
Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.

Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.

(Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)​

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Tự sự và biểu cảm.

Câu 2. Dòng nào sau đây chứa các cặp từ trái nghĩa?

A. Dài – bạc; dài – đen
B. Bạc – đen; bạc – xanh
C. Bạc – sâu; sâu – sương
D. Ấm – mềm; lo – buồn

Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở các dòng thơ sau?
- Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.
- Bao nhiêu sợi bạc màu sương
- Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.

A. Hoán dụ, tương phản
B. Ẩn dụ, hoán dụ
C. So sánh, nhân hoá
D. Tương phản, so sánh

Câu 4. Dòng thơ nào không trực tiếp nói về đặc điểm của tóc mẹ?
A. Tóc dài mẹ xoã sau lưng.
B. Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen
C. Bao nhiêu sợi bạc màu sương
D. Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh

Câu 5. Qua các dòng thơ trực tiếp nói về tóc mẹ, người con cho thấy điều gì ở mẹ của mình
A. Người mẹ vẫn còn trẻ
B. Người mẹ đã già
C. Người mẹ rất vất vả
D. Người mẹ rất giản dị

Câu 6. Ở khổ 2, người con thể hiện tình cảm gì với mẹ?
A. Biết ơn, kính trọng mẹ
B. Thương mẹ vì mẹ tảo tần, vất vả
C. Lo lắng, sợ hãi khi thấy mẹ đã già
D. Quan tâm, thấu hiểu và cảm thấy có lỗi với mẹ

Câu 7. Người con ước điều gì qua dòng thơ “Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh”?
A. Người mẹ xinh đẹp hơn
B. Người mẹ khoẻ mạnh hơn
C. Người mẹ trẻ lại
D. Người mẹ không vất vả nữa

Câu 8. Nhận định nào không đúng về nghệ thuật của bài thơ?
A. Sử dụng thể thơ lục bát với giọng điệu trữ tình tha thiết.
B. Kết hợp giữa các phương thức biểu cảm với tự sự và miêu tả.
C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời thơ.
D. Có nhiều câu thơ mang tính suy ngẫm, triết lí

Câu 9. Người con bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong bài thơ?

Câu 10. Bài thơ khơi gợi ở em những cảm xúc, suy nghĩ gì về người mẹ của mình? Em mong muốn làm điều gì cho mẹ?

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Bằng một bài văn có độ dài khoảng 01 trang giấy, hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với cha hoặc mẹ mình.
 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
ĐỀ SỐ 1
Phần I.
Câu 1.
C
Câu 2. B
Câu 3. B
Câu 4. C
Câu 5. B
Câu 6. B
Câu 7. D
Câu 8. C
Câu 9.
HS có thể trình bày được những suy nghĩ, nhận thức riêng, song cần xoáy quanh các ý trọng tâm sau:
- Tự hào về nguồn gốc hình thành cao quý của dân tộc.
- Yêu quê hương, đất nước…
Câu 10.
HS Tìm được điểm cơ bản
Lạc Long Quân: Con trai thần Long nữ, nguồn gốc cao quý.
Thánh Gióng: Do người mẹ nông dân ướm vào vết chân lạ và có mang, xuất thân bình dân.

Phần II. Viết bài văn kể lại truyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em
https://vnkienthuc.com/threads/ke-lai-truyen-thanh-giong-bang-loi-van-cua-em.36233/
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top