Tuyển tập đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn và gợi ý làm bài

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên thành phố Hồ Chí Minh
Năm học 2006 – 2007

Cho biết hàm ý trong các câu sau (phần tô đậm):

- Vợ chàng quỷ quái tinh ma

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau

- Dễ dàng là thói hồng nhà

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.

Yêu cầu

- “Kẻ cắp, bà già gặp nhau”: “kẻ cắp” là kẻ có nhiều thủ đoạn mánh lới nhưng nếu gặp “bà già” có nhiều kinh nghiệm sống, lão luyện, cẩn thận thì cũng khó mà thi thố được.

- Hàm ý của của câu thơ có thành ngữ: “Kẻ cắp bà già gặp nhau” : Thúy Kiều thông báo cho Thúc Sinh về cuộc gặp gỡ sắp tới của mình và Hoạn Thư. Thúy Kiều không còn ngây thơ non nớt như trước nên dự báo sẽ căng thẳng.

- “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”: Câu thơ đưa ra một so sánh tương quan giữa “cay nghiệt” và “oan trái”.

- Hàm ý của câu thơ: Thúy Kiều đe dọa Hoạn Thư sẽ phải lãnh hậu quả tương đương với những “oan trái” mà Hoạn Thư gây ra cho Thúy Kiều.
 
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT thành phố Đà Nẵng
Năm học 2008 – 2009

Câu 1/ Trong các từ được in đậm sau đây, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?

- Ngang lưng thì thắt bao vòng

Đầu
đội nón dấu vai mang súng dài. (ca dao)

- Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh. (Tố Hữu, Lượm)

- Đầu tường lửa lập lỏa đơm bông. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

- Đầu súng trăng treo. (Chính Hữu, Đồng chí).

Câu 2/ chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của mõi thành phần biệt lập đó?
Ngoài cửa sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt.
Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê, Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 3/ Cho biết phép liên kết câu và phép liên kết đoạn được sử dụng trong đoạn trích sau. Chỉ ra những từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó.

Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân, những cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, Dẫn theo Ngữ văn 9, tập 2)

Yêu cầu


Câu 1

- Nghĩa gốc: Đầu đội nón dấu…, Cái đầu nghênh nghênh

- Nghĩa chuyển: Đầu tường lửa lựu… Đầu súng trăng treo

Câu 2/ Thành phần biệt lập.

- Cái giống hoa ngay khi mới nở, hoa đã vãn trên cành.

Câu 3/ Trường học – phép lặp
Muốn được như thế - phép thế
 
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh Lâm Đồng
Năm học 2009 – 2010
Thành phần gọi đáp là gì?

Tìm thành phần gọi đáp trong các ví dụ sau:

a/ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
(ca dao)

b/ Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
(Kim Lân, Làng)

Yêu cầu

- Thí sinh nên dùng đúng: thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.

- Thí sinh xác định đúng thành phần gọi đáp trong các ví dụ:

a/ Bầu ơi.

b/ Này
 
Đề thi tuyến sinh vào lớp 10 chuyên THPT tỉnh Quảng Ninh
Năm học 2007 -2008

Dựa vào 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều – Nguyễn Du), em hãy viết một đoạn văn tả cảnh thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa và gạch chân các biện pháp tu từ đó.

Yêu cầu

- Hình thức: viết đúng đoạn văn, sử dụng và gạch chân các biện pháp tu từ, nhân hóa. Hành văn mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.

- Nội dung: trình bày được bức tranh thiên nhiên về mùa xuân có thời gian, không gian, màu sắc, đường nét… rộ ràng, hài hòa, tươi sáng, gợi vẻ đẹp tươi mới, tinh khôi, giàu sức sống.
 
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh Bình Thuận
Năm học 2007 -2008

1/ Từ “xuân” trong hai câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển?

a. Làn thu thủy nét xuân sơn.

b. Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

Nêu ý nghĩa của mỗi từ xuân ấy.

2/ Các tổ hợp từ sau là thành ngữ hay tục ngữ?

a. Màn trời chiếu đất
b. Nước mắt cá sấu

Nghĩa của mỗi tổ hợp từ ấy là gì?

Yêu cầu

1/ Câu a là nghĩa gốc, câu b là nghĩa chuyển
2/ Các tổ hợp từ trên đều là thành ngữ.

- Nghĩa của thành ngữ “màn trời chiếu đất” là nói đến cuộc sống cực khổ, không nhà không cửa.
- Nghĩa của thành ngữ “nước mắt cá sấu” là nói đến những kẻ giả tạo, đánh lừa người khác.
 
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên tỉnh Hòa Bình

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nêu tác dụng cảu các biện pháp nghệ thuật ấy.

Yêu cầu


Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: điệp ngữ “muốn làm” và liệt kê các cảnh vật bên lắng Bác mà tác giả muốn hóa thân, muốn hòa nhập như: “con ong”, “đóa hoa”, “cây tre trung hiếu” đó là diễn tả tâm trạng lưu luyến của tác giả không muốn rời đi, muốn mãi bên Bác. Đặc biêt, tác giả muốn làm “cây tre trung hiếu” nghĩa là muốn sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của nhân dân.
 
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Cao Bằng
Năm học 2006 – 2007

Cho hai câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Từ “mặt trời” trong câu thứ hai được sử dụng theo phương thức ẩn dụ hay ẩn dụ tu từ? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa không? Vì sao?

Yêu cầu

- Kĩ năng:

+ Trình bày được theo các ý của đề

+ Là một đoạn văn hoàn chỉnh cả ba câu mở đoạn – thân đoạn – kết đoạn

+ Diễn đạt, lập luận rõ ràng, chính xác.

+ Không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp

- Nội dung: đáp ứng được các yêu cầu sau:

Từ “mặt trời” trong câu thứ hai được sử dụng theo phương thức tu từ ẩn dụ. Nhà thơ gọi Bác Hồ là mặt trời đặt trên mối quan hệ tương đồng giữ hai đối tượng được hình thành theo cách nhận của nhà thơ. Đây không phải là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa bởi vì hiện tượng chuyển nghĩa ở đây chỉ mang tính chất tạm thời, nó không làm rõ câu thêm nghĩa mấy, không thể đưa vào đó giải thích trong từ điển.
 
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa
Năm học 2009 – 2010

Phân tích ý nghĩa biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(Bếp lửa, Bằng Việt, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang 144)

Yêu cầu


- Chỉ ra các biện pháp tu từ chủ yếu: điệp từ, hoán dụ, ẩn dụ.

- Phân tích được tác dụng cảu các biện pháp tu từ:

+ Điệp từ “nóm” được nhắc lại nhiều lần làm nổi bật hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hi sinh với công việc nhóm lửa hang ngày và nhóm lên những nét đẹp trong tâm hồn tuổi thơ của cháu.

+ Hoán dụ “khoai, sắn, nồi xôi gạo mới” gợi ra tình cảm gắn bó với nhũng gì giản dị, gần gũi của quê hương và tình làng nghĩa xóm.

+ Ẩn dụ “bếp lửa” : vừa là hình ảnh thực vừa là ngọn lửa của tình yêu thương, đức hi sinh và niềm tin vào con người, cuộc đời mà bà đã nhóm lên trong lòng cháu.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top