• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Tuyển tập các đề thi thử đại học, cao đẳng qua các năm

liti

New member
TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG

TRƯỜNG THPT
ĐÀO DUY TỪ HÀ NỘI
-------------
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 3 (29 – 30/3/2008)
MÔN: SINH HỌC, KHỐI B
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Mã đề thi: 501

Câu 1:

Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân thử Prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp là:
A. Mất một cặp NuClêôtit có bộ ba mã hoá thứ 10.
B. Thay thế một cặp NuClêôtit ở bộ ba mã hoá cuối.
C. Đảo vị trí 2 cặp NuClêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối.
D. Thêm 1 cặp NuClêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.

Câu 2:

Một phân tử Prôtêin bình thường có 400 axit amin. Prôtêin đó bị biến đổi do có axit amin thứ 350 bị thay thế bằng một axit amin mới dạng đột biến gen có thể sinh ra Prôtêin biến đổi trên là:
A. Đảo vị trí hoặc thêm NuClêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 350.
B. Mất NuClêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 350.
C. Thêm NuClêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 350.
D. Thay thế một cặp NuClêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 350.

Câu 3:

Hiện tượng nào sau đây là thường biến.
A. Cây mao lương ở dưới nước có thêm loại lá nhỏ, xẻ thùy.
B. Bố, mẹ bình thường sinh con bạch tạng.
C. Lợn có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng.
D. Hươu cao cổ có cổ vươn dài bứt lá trên cao.

Câu 4:

Đột biến cấu trúc NST nào làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 NST của cặp NST tương đồng.
A. Lặp đoạn B. Chuyển đoạn tương hỗ
C. Đảo đoạn D. Chuyển đoạn không tương hỗ

Câu 5:

Ở người sự rối loạn phân li của cặp NST 13 trong giảm phân của 1 tế bào sinh trứng, sẽ dẫn đến:
A. Một trứng bình thường.
B. Một trứng thiếu một NST 13
C. Một trứng bất bình thường mang 2 NST 13.
D. Tất cả đều có thể xảy ra.

Câu 6:

Điều nào sau đây không đúng với thường biến:
A. Thường bién là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.
B. Thường biến phát sinh trong đời cá thể, di truyền được.
C. Thường biến phát sinh do ảnh hưởng môi rtường theo hướng xác định.
D. Thường biến xảy ra với số đông cá thể cùng sống trong điều kiện như nhau.

Câu 7:

Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây qui định:
A. Điều kiện môi trường B. Kiểu gen của cơ thể
C. Thời kỳ sinh trưởng D. Thời kỳ phát triển


Câu 8:



Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng?
A. Mức phản ứng không di truyền được.
B. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.
C. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.

Câu 9:

Tỉ lệ kiểu gen được tạo ra từ phép lai giữa hai cá thể: Aaaa x Aa
A. 1AAAa : 2AAaa :1aaaa
B. 11AAaa : 1Aa
C. 1AAAA : 2AAAa : 4AAaa : 2Aaaa : 1aaaa
D. 1AAA : 5Aaa : 1aaa : 5AAa

Câu 10:

Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của hai giao tử (n – 1) sẽ tạo thành:
A. Thể khuyết nhiễm B. Thể một nhiễm
C. Thể đa nhiễm D. Thể ba nhiễm

Câu 11:

Ở cà chua gen A qui định quả màu đỏ là trội hoàn toàn. Gen a qui định quả màu vàng. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu hình 3 đỏ : 1 vàng ở F1.
A. P Aaaa x Aaaa
B. P Aaaa x Aa
C. P Aaaa x aaaa
D. (a + b) đúng

Câu 12:

Điều nào sau đây là không đúng khi nói về mối quan hệ giữa giống kỹ thuật sản xuất năng suất.
A. Kiểu gen qui định giới hạn năng suất của một giống.
B. Kỹ thuật sản xuất qui định năng suất cụ thể của giống trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen qui định.
C. Năng suất (tổng hợp một số tính trạng) là phụ thuộc vào giống.
D. Năng suất là kết quả tác động của cả giống và kỹ thuật.

Câu 13:

Người ta cấy AND tái tổ hợp vào vi khuẩn Ê-CôLi với mục đích.
A. Kích thích Ê-Côli nhân đôi nhanh.
B. Kích thích AND – gen của tế bào cho nhân đôi nhanh.
C. Chuyển gen muốn cho vào con Ê-Côli.
D. Tất cả sai.

Câu 14:

Ứng dụng kỹ thuật di truyền để:
A. Tạo số lượng kháng sinh lớn.
B. Tạo hoóc môn Insulin trị bệnh tiểu đường.
C. Tạo giống khoai tây miễn dịch.
D. Tất cả đúng

Câu 15:

Ưu thế nổi bật của kỹ thuật di truyền là:
A. Sản xuất một loại Prôtêin nào đó với số lượng lớn, trong thời gian ngắn.
B. Gắn được các đoạn AND với các ARN tương ứng.
C. Tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại.
D. Gắn được các gen của tế bào cho vào Plasmit của vi khuẩn.

Câu 16:

Phương pháp chọn giống nào dưới đây được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh
vật.
A. Tạo ưu thế lai
B. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân Lý – Hoá
C. Lai giữa các loài đã thuần hoá, với các loài hoang dại.
D. (B + C) đúng.

Câu 17:

Dạng đột biến nào dưới đây là rất quí trong chọn giống cây trồng.
A. Đột biến gen
B. Đột bién thể dị bội.
C. Đột biến thể đa bộ
i D. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu 18:

Hoá chất làm cho đột biến gen thay thế cặp A – T thành cặp G – X là:
A. 5B.U
B. EMS
C. N.M.U
D. Côn si xin

Câu 19:

Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa, tự thụ phấn liên tiếp 3 thế hệ. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các kiểu gen Aa: aa ở thế hệ thứ 3 sẽ lần lượt là?

A. 50% : 50%
B. 25% : 75%
C. 12,5% : 43,75%
D. 43,75% : 12,50%

Câu 20:

Một cá thể có kiểu gen AaBbDd, sau một số thế hệ thực hiện giao phối gần, số dòng thuần chủng (đồng hợp về gen) sẽ là?
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8

Câu 21:

Ở Việt Nam, phương hướng cơ bản trong tạo giống lúa mới là cho lai giữa:
A. Giống địa phương cao sản x giống địa phương chống chịu tốt.
B. Giống địa phương cao sản x giống nhập nội cao sản.
C. Giống địa phương chống chịu tốt x giống nhập nội cao sản.
D. Giống địa phương thấp sản x giống nhập nội cao sản.

Câu 22:

Hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa là do:
A. Bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau gây ra trở ngại trong quá trình phát sinh giao tử.
B. Sự khác biệt trong chu kỳ sinh sản, bộ máy sinh dục không tương ứng ở động vật.
C. Chiều dài của ống phấn không phù hợp chiều dài với nhuỵ ở loài kia.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 23:

Để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai trong phương pháp lai tế bào, người ta sử dụng.
A. Vi rút Xen Đê
B. Keo hữu cơ Pôlyêtylenglycol
C. Hooc môn thích hợp
D. Xung điện cao áp

Câu 24:

Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng nhằm mục đích xác định tác động của môi trường.
A. Lên sự hình thành tính trạng.
B. Đến các kiểu gen khác nhau.
C. Đến một kiểu gen
D. Đối với các kiểu gen giống nhau.

Câu 25:

Ở người bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X. Một người mắc bệnh máu khó đông có một người em trai đồng sinh nhưng không mắc bệnh này. Nhận định nào sau đây là đúng.
A. Hai người này đều là nam, sinh đôi khác trứng.
B. Hai người này đều là nam, sinh đôi cùng trứng.
C. Hai người này một nam, một nữ, sinh đôi cùng trứng.
D. Hai người này một nam, một nữ, sinh đôi khác trứng.

Câu 26

: Các vật thể sống đang tồn tại trên quả đất là những “hệ mở” vì:
A. Có sự tích luỹ ngày càng nhiều các hợp chất phức tạp.
B. Thường xuyên có sự trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
C. Có khả năng tự đổi mới, tự điều chỉnh.
D. Có sự tích luỹ ngày càng nhiều chất vô cơ.


Câu 27:

Bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm của chúng cho thế hệ sau là;
A. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép.
B. Sự hình thành các côaxecva
C. Sự hình thành màng sinh chất và hệ Enzim
D. Sự hình thành các NuClêôtit

Câu 28


. Khi Lamac giải thích các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, về mặt khoa học điểm nào dưới đây là chưa đúng.
A. Ngoại cảnh biến đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời, không có loài nào bị đào thải.
B. Với cùng điều kiện ngoại cảnh, sinh vật biến đổi như nhau.
C. Sinh vật mang đặc điểm thích nghi phù hợp môi trường.
D. Tất cả đều chưa đúng.

Câu 29:

Cơ chế tiến hoá theo Lamac là:
A. Tích luỹ dần dần các biến đổi dưới tác dụng của ngoại cảnh.
B. Sự cố gắng vươn lên hoàn thiện của sinh vật.
C. Sự di tuyền các đặc tính thu được trong đời cá thể, dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động ở động vật.
D. Sự tích luỹ nhanh chóng các biến đổi dưới tác dụng của ngoại cảnh và sự đào thải các biến dị không có lợi cho sinh vật.
Câu 30


: Theo Đac Uyn, nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hoá.
A. Những biến đổi đồng loạt tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
B. Những biến dị cá thể không xác định được trước chiều hướng.
C. Những biến đổi cá thể.
D. Các biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản, theo hướng không xác định, ở từng cá thể riêng lẻ.

Câu 31:

Sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật theo Đac Uyn.
A. Trên cơ sở biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, các dạng kém thích nghi bị đào thải những dạng thích nghi với điều kiện sống mới sống sót và phát triển.
B. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.
C. Mọi sinh vật đều có khả năng thích nghi với sự biến đổi của ngoại cảnh.
D. Sự tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật.
Câu 32: Kết quả của chọn lọc tự nhiêni theo Đac Uyn là:
A. Sự sinh sản ưu thế của những cá thể có kiểu gen thích nghi.
B. Sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
C. Sự hình thành loài mới.
D. (B + C) đúng
.
Câu 33:


Ở người bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn a trên nhiễm sắc thể thể thường. Một quần thể người có tỉ lệ bạch tạng là thì tỉ lệ người mang gen bạch tạng ở thể dị hợp xấp xỉ:
A. 25%
B. 50%
C. 1,3%
D. 14%

Câu 34: Sự phân hoá của cá nước mặn, cá nước lợ, cá nước ngọt là do ảnh hưởng của cách li.


A. Cách li sinh sản
B. Cách li sinh thái
C. Cách li địa lý
D. Cách li di truyền


Câu 35

: Trong một quần thể giao phối có 3 alen của một gen là: a1 – a2 – a3, thì sự giao phối ngẫu nhiên, tự do sẽ tạo ra.
A. 3 tổ hợp gen
B. 6 tổ hợp gen
C. 8 tổ hợp gen
D. 10 tổ hợp gen


Câu 36:

Ở một loài đậu, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng một kiểu gen qui dịnh màu hoa đỏ. Các tổ hợp gen khác chỉ có 1 trong 2 gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn, sẽ cho kiểu hình hoa trắng.Tính trạng màu hoa là kết quả của hiện tượng.
A. Tác động bổ trợ B. Tác động át chế
C. Tác động cộng gộp D. Trội không hoàn toàn

Câu 37:

Quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá là vì:
A. Làm cho đột biến được phát tán lan rộng trong quần thể.
B. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
C. Góp phần tạo ra các tổ hợp gen thích nghi.
D. Trung hoà tính có hại của đột biến.

Câu 38:

Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là:
A. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
B. Qui định chiều hướng, nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng của tiến hoá.
C. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đột ngột.
D. Làm phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Câu 39:

Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên theo di truyền học hiện đại.
A. Duy trì kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi đối với môi trường.
B. Đảm bảo sự sống sót của cá thể thích nghi nhất.
C. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. Song song tiến hành hai mặt: đào thải biến dị có hại, tích luỹ biến dị có lợi cho sinh vật.

Câu 40:

Một quần thể gà có 410 con lông đen (AA): 580 con lông đốm (Aa) và 10 con lông trắng (aa). Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng là:
A. 0,41AA : 0,58Aa : 0,10 aa B. 0,49AA : 0,09Aa : 0,42aa
C. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa D. Tất cả đều sai

Câu 41:

Cho hai quần thể sau đây, hãy xác định quần thể nào đã ở trạng thái cân bằng thành phần kiểu gen:
P1 : 0,50AA + 0,25Aa + 0,50aa = 1
P2 : 0,09AA + 0,42Aa + 0,49aa = 1
A. Quần thể 1 đã cân bằng B. Quần thể hai đã ở trạng thái cân bằng
C. Cả hai quần thể đã ở trạng thái cân bằng
D. Cả hai quần thể đều chưa ở trạng thái cân bằng

Câu 42:

Trong quá trình phát sinh loài người, nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn.
A. Vượn người hoá thạch B. Người tối cổ Pitêcantơrôp
C. Người cổ đại Nêanđectan D. (A + B) đúng

Câu 43:

Dáng đứng thẳng người đã dẫn đến những thay đổi quan trọng nào trên cơ thể người.
A. Giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển.
B. Bàn tay hoàn thiện dần.
C. Cột sống uốn cong hình chữ S.
D. Hộp sọ biến đổi, xuất hiện lồi cằm, gò mày biến mất.

Câu 44:

Xét hai cặp gen qui định 2 trính trạng do gen trên nhiễm sắc thể thường:
P lông đen, dài x lông trắng, ngắn.
F¬1 được toàn lông xám, dài.
Cho F1 tạp giao thu được F2 gồm: 48 con lông đen, dài: 95 lông xám, dài : 46 lông trắng, ngắn
Qui luật di truyền nào chi phối các tính trạng trên.
A. Qui luật di truyền độc lập B. Hoán vị gen
C. Liên kết gen D. Tương tác bổ trợ
Câu 45:
Với tần số hoán vị gen là 20%. Phép lai nào đưới dây cho F1 có tỉ lệ phân tính kiểu hình 1 : 1. Biết rằng một gen qui định một tính trạng, và trội hoàn toàn.

Câu 46:

Kết quả của một phép lai thuận nghịch ở ruồi giấm như sau:
P ♀ mắt đỏ tươi x ♂ mắt đỏ thẫm → F1: 1 đỏ thẫm : 1 đỏ tươi
P ♀ mắt đỏ thẫm x ♂ mắt đỏ tươi → F1: 100% đỏ thẫm
Kết quả của phép lai cho thấy

A. Màu mắt do 1 gen qui định, gen trên nhiễm sắc thể thường.
B. Màu mắt do 1 gen qui định, gen trên nhiễm sắc thể X.
C. Màu mắt do 2 gen không alen qui định, gen trên nhiễm săc thể thường khác nhau.
D. Màu mắt do 2 gen qui định, trong đó 1 gen trên nhiễm sắc thể thường và 1 gen trên nhiễm sắc thể X.

Câu 47:

Sự bền vững tương đối trong cấu trúc của xoắn kép AND được bảo đảm bởi:
A. Số lượng các liên kết hyđrô hình thành giữa các Bazơ Nitơ của hai mạch đơn.
B. Liên kết giữa các Bazơ Nitơ và đường Đêôxyribô.
C. Liên kết hoá trị trong mỗi mạch đơn.
D. Sự kết hợp của AND với Prôtêin Histôn trong cấu trúc của sợi nhiễm sắc.

Câu 48:

Sự kiện quan trọng nhất để phân biệt giảm phân và nguyên phân về mặt di truyền học
A. Sự tự nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể.
B. Kiểu tập trung của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I.
C. Sự trao đổi chéo giữa các Crômatit.
D. Sự tổ hợp một cách ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể.

Câu 49:

Nguyên nhân dẫn đến sự phân tầng trong quần xã.
A. Sự phân bố ngẫu nhiên
B. Nhu cầu không đồng đều của các quần thể với ngoại cảnh.
C. Sự phân bố quần thể trong không giani có từ lâu đời.
D. Tiết kiệm không gian.

Câu 50:

Điều nào sau đây không đúng với dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
A. Năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao.
B. Càng lên các bậc dinh dưỡng cao hơn, năng lượng càng giảm dần.
C. Càng lên các bậc dinh dưỡng cao hơn, sự hao hụt năng lượng càng ít.
D. Năng lượng bị thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng, mà chủ yếu mất đi qua hô hấp.

----------------Hết-----------------
 

liti

New member
ĐỀ THI THỬ ĐH-CĐ MÔN SINH HỌC 2009- đề 2



1. Nguyên nhân tiến hoá theo Lamác là:

A. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của ngoại cảnh.

B. Sự thay đổi tập quán hoạt động của động vật.

C. Do ngoại cảnh thay đổi.

D. Thay đổi tập quán hoạt động của động vật hoặc do ngoại cảnh thay đổi.

2. Theo Lamac, cơ chế tiến hoá là:

A. Sự tích luỹ dần các biến đổi dưới tác động của ngoại cảnh.

B. Sự cố gắng vươn lên hoàn thiện của sinh vật.

C. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật.

D. Sự tích luỹ nhanh chóng các biến đổi dưới tác động của ngoại cảnh.

3. Theo Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hoá là:

A. Những biến đổi đồng loạt tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.

B. Biến dị cá thể hay không xác định.

C. Biến dị cá thể hay xác định.

D. Biến đổi đồng loạt hay xác định.

4. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là:

A. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.

B. Giải thích được sự hình thành loài mới.

C. Đề xuất được khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này.

D. Giải thích thành công sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi.

5. Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn là:

A. Chưa giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi.

B. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh, cơ chế di truyền biến dị.

C. Đánh giá chưa đầy đủ vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá.

D. Chưa đi sâu vào cơ chế quá trình hình thành loài mới.

6. Phát biểu nào dưới đây không đúng về tính chất và vai trò của đột biến ?

A. Phần lớn các đột biến là có hại cho cơ thể.

B. Đột biến thường ở trạng thái lặn.

C. Đột biến gen trội là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá.

D. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ vào tổ hợp gen.

7. Các nòi phân biệt với nhau bằng

A. Các đột biến nhiếm sắc thể.

B. Các đột biến gen lặn.

C. Sự tích luỹ nhiều đột biến nhỏ.

D. Một số các đột biến lớn.

8. Vai trò chủ yếu của quá trình đột biến đối với quá trình tiến hoá là:

A. Tạo ra áp lực làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.

B. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá.

C. Tần số đột biến của vốn gen khá lớn.

D. Nó là cơ sở để tạo biến dị tổ hợp.

9. Nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá là:

A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

B. Đột biến số lượng nhiễm sắc thê

C. Biến dị tổ hợp.

D. Đột biến gen.

10. Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là:

A. Đột biến gen.

B. Đột biến NST.

C. Biến dị tổ hợp.

D. Thường biến.

11. Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên bằng cách:

A. Làm cho đột biến phát tán trong quần thể.

B. Góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.

C. Trung hoà tính có hại của đột biến.

D. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp.

12. Vì sao quá trình giao phối ngẫu nhiên chưa được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản ?

A. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể.

B. Vì tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp.

C. Làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.

D. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.

13. Mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị vô cùng phong phú vì:

A. Có sự kết hợp của 2 quá trình đột biến và giao phối tạo ra.

B. Số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối là rất lớn.

C. Nguồn nguyên liệu sơ cấp trong quần thể là rất lớn.

D. Tính có hại của đột biến đã được trung hoà.

14. Hiện tượng sau đây không phải là biểu hiện của thích nghi kiểu hình là:

A. Sự thay đổi màu da theo nền của môi trường của con tắc kè hoa.

B. Một số cây nhiệt đới rụng lá vào mùa hè.

C. Cáo Bắc cực có bộ lông trắng về mùa đông.

D. Con bọ que có thân và các chi giống cái que.

15. Theo thuyết tíên hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở những loài giao phối là:

A. Cá thể.

B. Quần thể.

C. Nòi địa lý, nòi sinh thái.

D. Loài.

16. Các nhân tố có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá là:

A. Quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên.

B. Quá trình đột biến và các cơ chế cách li.

C. Quá trình đột biến và biến động di truyền.

D. Quá trình đột biến và quá trình giao phối.

17. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là:

A. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.

B. Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất.

C. Phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

D. Quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.

18. Phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên (CLTN) là không đúng ?

A. Trong một quần thể đa hình thì CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những các thể mang nhiều đột biến trung tính, qua đó biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B. CLTN làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.

C. CLTN không chỉ tác động tới từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể.

D. Mặt chủ yếu của CLTN là phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

19. Mặt chủ yếu của CLTN là:

A. Duy trì kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi đối với môi trường.

B. Đảm bảo sự sống sót của cá thể.

C. Tạo ra những cá thể khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu được các điều kiện bất lợi.

D. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

20. CLTN tác động như thế nào tới sinh vật ?

A. Tác động trực tiếp vào kiểu hình.

B. Tác động trực tiếp vào kiểu gen.

C. Tác động trực tiếp vào các alen.

D. Tác động nhanh với gen lặn và chậm với gen trội.

21. Áp lực của CLTN so với áp lực của quá trình đột biến như thế nào ?

A. Áp lực của CLTN nhỏ hơn.

B. Áp lực của CLTN bằng áp lực của quá trình đột biến.

C. Áp lực của CLTN lớn hơn rất nhiền.

D. Áp lực của CLTN lớn hơn một ít.

22. Phát biểu nào sau đây về tác động của CLTN là không đúng ?

A. CLTN không tác động tới từng gen riêng rẽ.

B. CLTN tác động đối với toàn bộ kiểu gen.

C. CLTN không tác động đối với từng cá thể riêng rẽ.

D. CLTN tác động đối với toàn bộ cả quần thể.

23. Phát biểu nào dưới đây về tác động của CLTN là không đúng ?

A. Dưới tác dụng của CLTN, các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi.

B. Chọn lọc quần thể hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về mặt kiếm ăn, tự vệ, sinh sản.

C. Chọn lọc cá thể làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể, làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

D. CLTN thường hướng tới sự bảo tồn cá thể hơn là quần thể khi mà mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thông qua sự xuất hiện các biến dị di truyền.

24. Biến động di truyền là hiện tượng:

A. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột khác xa với tần số của các alen trong quần thể.

B. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi từ từ khác dần với tần số của các alen đó trong quần thể gốc.

C. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột theo hướng tăng alen trội.

D. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột theo hướng tăng alen lặn.

25. Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo một hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen ?

A. Cách li sinh thái.

B. Cách li địa lý.

C. Cách li di truyền.

D. Cách li sinh sản.

26. Cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới ?

A. Cách li sinh thái.

B. Cách li địa lý.

C. Cách li di truyền.

D. Cách li sinh sản.

27. Các nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong tiến hoá nhỏ là:

A. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và biến động di truyền.

B. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên.

C. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và cơ chế cách li.

D. Quá trình đột biến, biến động di truyền và quá trình chọn lọc tự nhiên.

28. Tiêu chuẩn thông dụng nào thường dùng để phân biệt hai loài ?

A. Tiêu chuẩn hình thái.

B. Tiêu chuẩn địa lý - sinh thái.

C. Tiêu chuẩn sinh ly - hoá sinh.

D. Tiêu chuẩn di truyền.

29. Tiêu chuẩn phân biệt nào là quan trọng nhất để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc ?

A. Tiêu chuẩn hình thái.

B. Tiêu chuẩn địa lý - sinh thái.

C. Tiêu chuẩn sinh ly - hoá sinh.

D. Tiêu chuẩn di truyền.

30. Đơn vị tổ chức cơ sở của loài trong tự nhiên là:

A. Nòi địa lí.

B. Quần thể.

C. Nòi sinh học.

D. Nòi sinh thái.

31. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, phát biểu nào dưới đây là không đúng ?

A. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.

B. Trong quá trình này nếu có sự tham gia của các nhân tố biến động di truyền thì sự phân hoá kiểu gen của loài gốc diễn ra nhanh hơn.

C. Khi loài mở rộng khu vực phân bố, nếu điều kiện khí hậu địa chất khác nhau ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lý sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau.

D. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những cách khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lý rồi thành loài mới.

32. Hình thành loài mới bằng bằng con đường sinh thái là phương thức thường ở những nhóm sinh vật:

A. Động vật ít di động.

B. Thực vật.

C. Động vật ít di động xa.

D. Thực vật và động vật ít di chuyển.

33. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường thấy ở:

A. Thực vật.

B. Động vật ít di động.

C. Động vật ít di động xa.

D. Động vật kí sinh.

34. Thể song nhị bội là có thể có:

A. Tế bào mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n.

B. Tế bào mang bộ nhiễm sắc thể tứ bội.

C. Tế bào chứa 2 bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của 2 loài bố mẹ khác nhau.

D. Tế bào chứa bộ NST lưỡng bội với một nửa nhận từ loài của bố và một nửa từ loài của mẹ.

35. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra tương đối nhanh khi:

A. CLTN tích luỹ nhiều biến dị.

B. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý và sinh thái diễn ra song song.

C. Diễn ra biến động di truyền.

D. Diễn ra lai xa và đa bội hoá.

36. Tần số tương đối của các alen A, a trong cấu trúc di truyền của quần thể : 0,81 AA : 0,18 Aa : 0,01 aa là:

A. p(A) = 0,7 ; q(a) = 0,3.

B. p(A) = 0,7 ; q(a) = 0,3.

C. p(A) = 0,8 ; q(a) = 0,2.

D. p(A) = 0,9 ; q(a) = 0,1

37. Trong một quần thể tự phối, tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 100% Aa thì tỉ lệ kiểu gen AA ở thế hệ thứ 3 (F3) là:

A. 50%

B. 75%

C. 43,75%

D. 37,5%

38. Ở gà, cho biết kiểu gen AA quy định lông đen, Aa quy định lông xám, aa quy định lông trắng. Trong một quần thể gà đã cân bằng về mặt di truyền có 48 gà trắng chiếm tỉ lệ 4% tổng số đàn gà. Số lượng gà lông đen và gà lông xám lần lượt là:

A . 768 gà đen; 384 gà xám

B. 760 gà đen; 392 gà xám

C. 392 gà đen; 760 gà xám

D. 384 gà đen; 768 gà xám

39. Trong một quần thể cỏ tính trạng quy định hoa đỏ (tính trạng trội) và hoa trắng (tính trạng lặn). Khi giao phối ngẫu nhiên, tỷ lệ hoa đỏ là 91%. Tần số tương đối của các alen A, a là:

A. 0,3 : 0,7

B. 0,7 : 0,3

C. 0,91: 0,09

D. 0,09 : 0,91

40. Một quần thể thực vật ban đầu có thành phần kiểu gen:7 AA : 2 Aa : 1 aa. Nếu quần thể xảy ra quá trình tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F3 là:

A. 0,725 AA : 0,1 Aa : 0,125 aa.

B. 0,7125 AA : 0,175 Aa : 0,1125 aa

C. 0,7725 AA : 0,025 Aa : 0,1725 aa.

D. 0,7875 AA : 0,025 Aa : 0,1875 aa
 

neomiu

New member
Xu
0
trả lời đê 1
1A
2D
3A
4B
5D
6B
7A
8C
9A
10A
11B
12C
13D
14D
15A
16B
17C
18A
19B
20D
21A
22D
23C
24C
25A
26C
27A
28D
29A
30C
31A
32D
33D
34D
35D
36B
37A
38D
39D
40D
41D
42C
43C
44C
45D
46D
47B
47A
48A
49B
50D
cac ban gop j them ha hjjjjjjjjj
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top