• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Chia Sẻ Tuyển tập 1001 câu chuyện cảm động

Trang Dimple

New member
Xu
38
Thiên thần mang áo lính

Gia đình tôi có một giai thoại mà cha tôi thường hay kể cho chúng tôi nghe. Đó là câu chuyện về bà nội tôi.

Năm 1949, cha tôi trở về nhà sau chiến tranh. Trên mọi nẻo đường khắp nước Mỹ, bạn có thể thấy những người lính đang xin đi nhờ xe để trở về với gia đình mình. Chuyện đó đã trở thành chuyện bình thường ở Mỹ lúc bấy giờ.

Không may là, niềm vui sướng được trở về đoàn tụ với gia đình của cha tôi nhanh chóng lụi tàn. Bà nội tôi bị bệnh rất nặng phải đưa vào bệnh viện. Thận của bà có vấn đề. Bác sĩ nói, bà phải được truyền máu ngay nếu không sẽ không qua khỏi đêm nay. Vấn đề là ở chỗ, máu của bà nội thuộc nhóm AB-, một lọai máu cho đến ngày nay vẫn còn rất hiếm chứ đừng nói gì đến thời đó, cái thời mà chưa có các ngân hàng máu hay các chuyến bay phục vụ cho công tác y tế. Tất cả mọi người trong gia đình đều đến làm xét nghiệm, nhưng chẳng ai có nhóm máu giống bà. Không còn hy vọng gì nữa, bà nội đang hấp hối.

Cha tôi rời bệnh viện mà nước mắt ròng ròng. Ông phải đi đón mọi người trong gia đình đến để nói lời chia tay với bà nội. Đang đi trên đường, cha tôi gặp một người lính đang vẫy tay xin đi quá giang về nhà. Đang buồn như thế, cha tôi chẳng còn tâm trí đâu mà đi giúp người khác. Nhưng, dường như có một sức mạnh nào đó khiến ông dừng xe lại cho người lạ mặt đó bước lên xe.

Trong lúc tâm trạng rối bời, cha cũng chẳng thèm hỏi xem người lính đó tên là gì, nhưng khi vừa lên xe ông ta đã nhìn thấy những giọt nước mắt của cha và hỏi xem chuyện gì đã xảy ra. Qua dòng nước mắt, cha tôi kể cho người đàn ông xa lạ nghe chuyện mẹ mình đang nằm chờ chết trong bệnh viện vì bác sĩ không thể nào tìm ra người có nhóm máu AB- giống như bà. Và nếu họ không tìm được trứơc đêm nay, bà chắc chắn sẽ chết.

Không khí trong xe chợt chùng xuống. Rồi người lính xa lạ đưa tay mình cho cha tôi, lòng bàn tay xòe ra. Nằm gọn trong lòng bàn tay ông là một chiếc thẻ bài ông vừa tháo trên cổ mình xuống, trên đó ghi: nhóm máu AB-. Rồi người lính nọ bảo cha tôi quành xe trở lại, đưa ông đến bệnh viện.

Bà nội tôi sống thêm đến 47 năm nữa. Thế nhưng, cho đến tận bây giờ, cả gia đình tôi không một ai biết tên người lính đó. Cha tôi vẫn thường tự hỏi, liệu người đàn ông đó có phải là một quân nhân hay chính là một thiên thần trong trang phục người lính?

Để khi con đọc một mình

Khi tôi 13 tuổi, gia đình dọn đến California. Tôi bước vào tuổi thanh niên trong tinh thần "nổi loạn". Tôi luôn nóng nảy và muốn phản kháng với bất cừ điều nhỏ nhặt nào mà cha mẹ tôi bảo ban. Như những đứa trẻ mới lớn khác, tôi vùng vẫy để thoát khỏi bất kỳ điều gì mà tôi không bằng lòng về thế giới với ý nghĩ mình là đứa trẻ "biết hết mọi chuyện, không cần ai bảo ban", Tôi từ chối tất cả những hành động yêu thương. Thật sự tôi phát cáu khi ai đề cập đến tình thương.


Một tối, sau một ngày đặc biệt chán nản, tôi vùi mình trong phòng riêng, đóng kín cửa và nằm lăn ra giường. Khi vùi đầu trên gối, tôi phát hiện dưới gối có một phong thư. Tôi lấy ra, trên thư ghi rõ "để đọc khi con một mình".

Vì lúc đó chỉ có một mình, không ai có thể biết tôi có đọc hay không nên tôi mở thư ra. Thư viết:" Con ơi, mẹ biết cuộc sống thật khó khăn, mẹ biết con đã thất vọng, chán chường và mẹ biết không phải chúng ta lúc nào cũng làm điều đúng. Mẹ biết rằng mẹ yêu thương con biết bao và dù con làm gì, nói gì cũng không thay đổi được tình thương mẹ dành cho con. Mẹ luôn bên con khi con cần chia sẻ và nếu con không cần cũng ổn thôi. Chỉ cần biết rằng dù con đi đâu, là gì trong đời mình, mẹ luôn yêu con và tự hào con là con trai của mẹ. mẹ luôn bên cạnh con và yêu con, điều đó không bao giờ thay đổi. Mẹ của con."

Đó là lá thư đầu tiên trong một chuỗi thư "để đọc khi con một mình". Tôi chẳng đá động với ai về chúng mãi đến khi trưởng thành.

Bây giờ tôi đã đi khắp nơi trên thế giới để giúp đỡ mọi người. Một lần khi diễn thuyết ở Sarasota, Florida, cuối ngày học, một quí bà đã tìm đến tôi và tâm sự về những khó khăn của hai mẹ con cảm thông được với nhau. Chúng tôi cùng đi dạo dọc bờ biển và tôi kể cho bà nghe về tình thương bất tử của mẹ tôi, về những lá thư "để đọc khi con một mình" của mẹ. Vài tuần sau đó, tôi nhận được một bưu thiếp bào rằng bà đã viết lá thư đầu tiên cho con trai bà và để dưới gối.

Tối đó, khi đi ngủ, tôi đặt tay dưới gối và bồi hồi nhớ lại cái cảm giác thanh thản, khuây khỏa mỗi lần tôi nhận được thư của mẹ dưới gối.

Giữa những năm tháng hỗn loạn của tuồi niên thiếu, những lá thư của mẹ là đỉểm tựa vững chắc để tôi luôn tin rằng tôi được yêu thương dù bất cứ điều gì xảy ra. Trước khi ngủ, tôi luôn cám ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời, biết được tôi, cậu con trai "nổi loạn" bé nhỏ của bà, cần gì. Ngày nay, khi cuộc đời gặp phong ba bão táp, tôi biết chắc ngay dưới gối nằm của mình là một điểm tựa vững chắc của tình thương của mẹ - kiên định, vĩnh cữu, không điều kiện - sẽ lèo lái cuộc đời tôi

Sức mạnh của người mẹ

Ngày xưa có hai bộ lạc xung khắc với nhau cùng sống trong dãy Andes, một bộ lạc sống ở ngọn núi thấp còn bộ lạc kia sống trên ngọn núi cao. Một ngày nọ, bộ lạc ở trên núi cao xuống xâm lược bộ lạc ở ngọn núi thấp và họ đã bắt cóc một đứa bé đem về lãnh địa của mình. Những cư dân ở vùng núi thấp không biết làm thế nào để leo lên núi cao. Họ không biết đường đi nào mà người trên núi cao thường dùng, không biết làm thế nào để lùng ra được những người của bộ lạc vùng núi cao trong địa hình đồi dốc như thế.

Họ cố gắng dùng hết cách này đến cách khác để leo lên núi cũng như cố gắng tìm đường lên núi để tìm đem đứa bé trở về... Sau vài ngày nỗ lực tìm kiếm, họ chỉ lên được vài trăm mét. Cảm thấy vô vọng và không thể lo liệu được, những người trong bộ lạc dưới núi thấp xem như vô phương tìm kiếm, và họ bắt đầu chuẩn bị đồ đạc để trở về làng.

Đúng lúc ấy, họ nhìn thấy mẹ của đứa bé đang đi về phía họ. Họ nhận ra cô đang địu đứa bé trên lưng đi xuống từ một ngọn núi mà bọn họ đã không tìm ra đường để leo lên. Một người đàn ông không khỏi ngạc nhiên: "Nhờ đâu mà cô có thể làm được như thế khi ngay cả chúng tôi - những người đàn ông tài ba và mạnh mẽ nhất làng - cũng không thể làm đựơc?" Cô từ tốn trả lời: "Bởi vì nó là con của tôi!"

Ngày Hallowen khó quên
Khi lên bảy, tôi và Sarah cùng nhau đi đến trường đua để xem các vận động viên tranh tài trong một cuộc đua ngựa đầy ngọan mục. Và chính tại nơi đây cả hai đứa tôi đã gặp anh Caleb. Mẹ của anh Caleb là một tay đua ngựa cừ khôi đồng thời cô ấy cũng là người huấn luyện ngựa giỏi. Tại cuộc thi, anh Caleb đang giúp mẹ chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho lượt thi đấu sắp tới của mẹ mình.

Dù anh ấy lớn tuổi hơn chúng tôi, nhưng cả tôi và Sarah đều thấy anh Caleb rất dễ thương và vui tính. Ai cũng thích anh ấy. Hai đứa tôi cũng vậy, rồi chúng tôi trở thành những người bạn tốt của nhau và mỗi lần gặp nhau cả ba lại cùng nhau đi chơi.

Một năm sau ngày tôi gặp anh Caleb, chúng tôi tổ chức tiệc Halloween tại nhà tôi. Sáng hôm sau, khi ba mẹ tôi đang nghe tin tức thì nghe được tin vào tối hôm qua, có một cậu bé đã chết do bị treo cổ. Lúc đầu thì tôi không quan tâm nhiều đến chuyện này cho đến khi tôi biết được người bị nạn hôm đó là ai. Đó chính là Caleb.

Một trong những trại nuôi ngựa trong khu vực chúng tôi có một nơi mà ờ đó thường có những chiếc xe kéo chất đầy cỏ khô được dùng để nhát mọi người trong ngày Halloween. Anh Caleb làm việc ở đó cùng với muời bốn đứa trẻ khác được thuê để hù dọa những ai đi ngang qua. Chẳng hạn như, sẽ có một thằng nhóc chuyên mở và đóng nắp quan tài, và rồi một đứa con gái từ trong quan tài nhảy ra và nhào về phía người ta. Công việc của anh Caleb là nhảy ra khỏi khu rừng khi chiếc xe kéo chất đầy rơm đi ngang qua chỗ anh ấy.

Tôi đoán là anh Caleb chỉ việc nhảy ra khỏi khu rừng và nói: “Hù!” nhưng dường như đối với anh như thế vẫn chưa đủ. Anh luôn thích làm cho mọi người giật nẩy cả mình. Ở ngay bên phải nơi Caleb trốn có một bộ xương đựơc treo lơ lửng trên cây. Chỉ trước khi chiếc xe ngựa đi đến chỗ mình, anh Caleb đã lấy sợ dây được quấn quanh cổ của bộ xương đem quấn vào cổ mình vì anh ấy nghĩ rằng làm vậy sẽ khiến mọi người khiếp sợ hơn nhiều. Có một điều mà Caleb thực sự không nhận ra chính là dù bàn chân anh có đang chạm đất đi chăng nữa thì anh vẫn không đủ nặng để giữ cành cây đang buộc sợi dây trĩu xuống, và chỉ cần như thế cũng đủ để làm anh ấy nghẹt thở. Khi anh ấy bắt đầu cảm thấy nghẹt thở, những đứa trẻ khác nghĩ rằng anh ấy chỉ đùa như mọi khi, rằng anh ấy đang biểu diễn một trò ngọan mục gì đó. Thế nhưng, anh Caleb đã không thể nào tự tháo được sợ dây ra khỏi cổ mình vì nó đã bị buộc chặt đến hai vòng. Chỉ đến khi mọi người nhận ra rằng hình như không phải anh Caleb đang đùa, thì đã quá muộn. Mặc dù họ đã cố tìm đủ mọi cách để cứu anh ấy, nhưng Caleb đã chết. Anh ấy chỉ mới mười bốn tuổi.

Khi nghe được tin này tôi thật không thể nào tin nổi. Anh Caleb đã đánh mất cuộc sống của chính mình khi tuổi còn quá nhỏ. Cả thị trấn của chúng tôi đều bị sốc và ai cũng đau buồn. Phải mất vài tháng sau, mọi người mới dần dần không nhắc đến chuyện đó nữa. Tôi và Sarah thường nói chuyện với nhau về những khỏang thời gian mà cả ba chúng tôi cùng chơi đùa bên nhau và lấy đó làm niềm an ủi. Nhưng cho đến tận bây giờ, tôi vẫn cảm thấy mình hoàn toàn không thể nào quên được chuyện đau buồn đó.

Tôi nghĩ về anh Caleb và nghĩ rằng tất cả mọi việc sẽ trở nên khác đi giá như anh ấy đừng buộc sợi dây thòng lọng đó vào cổ mình. Tôi đoán rằng anh Caleb đã không nghĩ làm như vậy là vô cùng nguy hiểm, nhưng bây giờ tất cả chúng tôi ai cũng nhận ra trò đùa dại dột đó. Giờ đây, hơn lúc nào hết, tôi nhận ra rằng bạn phải suy nghĩ kỹ về những gì bạn làm, trước khi thực hiện chúng. Cho dù bạn có nghĩ rằng sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra với mình, nhưng tốt nhất hãy suy nghĩ đến những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra, như vậy bạn có thể tránh được những tai nạn trước khi chúng xảy ra một cách dễ dàng. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người, bất kỳ ai đọc về câu chuyện của Caleb sẽ nghĩ kỹ trước khi hành động và hãy suy nghĩ chín chắn trước khi đặt bất kỳ vật gì vào cổ của mình
 
Tiếng đóng cửa
Tôi mới chuyển đến nơi ở mới, cứ gần nửa đêm đang lúc ngủ ngon, tôi bị thức giấc vì tiếng đóng cửa rất mạnh ở lầu trên và tiếng chân lộp cộp rất khó chịu. Nhiều ngày kế tiếp nhau, vẫn tiếng đóng cửa và tiếng dép vào đúng giờ ấy khiến tôi không sao chịu nổi.

Mẹ tôi khuyên: "Thôi con à, chúng ta mới đến, con đừng vội, kẻo làm mất lòng hàng xóm". Tôi đem chuyện ra than thở với mấy người trong xóm. Có người khuyên: "Bà và chị cố gắng chịu đựng tiếng đóng cửa đó một thời gian. Chắc sẽ không lâu đâu...". Rồi người ấy nói tiếp: "... Nửa năm trước, người cha bị tai nạn xe qua đời; người mẹ bị ung thư, liệt giường, không đi lại được. Tiếng đóng cửa đó là của người con. Hoàn cảnh khá đáng thương, xin bà và chị thông cảm!Cậu thanh niên này mới chỉ độ 16 tuổi. Tôi tự nhủ: "Trẻ người non dạ, cố chịu đựng thôi".

Thế nhưng, tiếng đóng cửa vẫn tiếp tục xảy ra. Tôi quyết định lên lầu nhắc nhở.

Cậu bé mở cửa, hốt hoảng xin lỗi: "Dì thứ lỗi, cháu sẽ cố gắng cẩn thận hơn..."

Thế nhưng, cứ khi tôi vừa thiu thiu giấc ngủ, tiếng đóng cửa quen thuộc lại vang lên đập vào tai tôi như thách thức.

Mẹ tôi an ủi: "Ráng đi con, có lẽ nó quen rồi! Từ từ mới sửa được..."

Rồi khoảng một tháng sau, đúng như lời mẹ nói, tiếng đóng cửa đột nhiên biến mất.

Tôi nằm trên giường nín thở lắng tai nghe, tiếng khép cửa thật nhỏ, và bước chân nhẹ nhàng cẩn thận.

Tôi nói với mẹ: "Mẹ nói đúng thật!"

Nhưng tôi bỗng bất ngờ ... khi thấy hai mắt mẹ tôi ngấn lệ.

Mẹ tôi nghẹn ngào nói: "Mẹ thằng bé trên lầu đã ra đi rồi, tội nghiệp thằng bé, ban ngày đi học, đêm đến quán chạy bàn. Nó cố gắng đi làm thêm để kiếm tiền chạy chữa cho mẹ, nhưng rồi bà ấy vẫn không qua khỏi".

Trong tình hàng xóm, tôi sắp xếp thời gian viếng người phụ nữ ấy.

Cậu bé cúi thấp đầu, tiến đến gần tôi và nói: "Dì! Nhiều lần cháu làm Dì mất ngủ, cháu xin Dì tha lỗi".

Rồi cậu nói trong tiếng nấc: "Mẹ cháu mỗi ngày một yếu, nói không được, nghe không rõ, cháu đóng cửa mạnh để mẹ biết cháu đã về, có thế bà mới an tâm ngủ, Nay mẹ cháu không còn nữa, Dì ạ..."

Nghe câu chuyện, tôi bỗng cảm thấy như bị ù tai, lệ từ hai khóe mắt tôi bỗng tuôn trào ra... Tôi thấy mình quả là vô tâm, thiếu cảm thông với hoàn cảnh của người khác.

Người duy nhất

"Thượng đế không thể có mặt khắp nơi, vì thế ngài đã tạo dựng nên các bà mẹ" (Tuc ngu Do Thái)

Người mẹ trong bài viết này không phải thần tượng của con bà. Cô con gái bướng bỉnh của bà không (hoặc chưa?) tôn ai làm thần tượng.

Đó là một phụ nữ đã bươn chải trong những năm tháng thanh xuân của mình khi các con còn thơ dại. Bà làm việc 20 giờ mỗi ngày trong nhiều năm liền. Nhiều người ngợi khen lòng chung thủy của bà khi gia đình bà sa cơ thất thế và người chồng phải đi xa.

Đó là một người quản gia tận tụy khi các con đã trưởng thành. Lăn xả vào việc nhà, đôi khi bà quên huyết áp của mình thường bị tăng vọt. Lặng lẽ cả ngày ở nhà, giây phút hạnh phúc nhất trong ngày của bà là khi các con đi làm về, mỉm cười hoặc biểu lộ một dấu hiệu nào đó để mẹ biết rằng mọi việc đều ổn thỏa trong ngày làm việc của mình.

Đó là một góa phụ vô tình trước tấm lòng của một người đàn ông hiểu và quan tâm đến bà còn sâu sắc hơn các con bà.

Đó là một người bệnh thường tự dằn vặt mình đã, đang và sẽ tiêu tiền vào thuốc men hằng tuần và cho đến hết đời. Dù con bà thường nói rằng việc gì phải chấp nhận thì cần vui vẻ chấp nhận, rằng tiền thuốc hoàn toàn nằm trong ngân sách. Bà tự giận mình là một gánh nặng cho các con mỗi khi bệnh trở nặng. Bà nén tiếng thở dài khi con bà tỏ thái độ đưa bà đi bác sĩ cho xong nghĩa vụ.

Đó là một người bạn đáng tin cậy mà các con bà có thể bộc lộ hết mọi trạng thái tình cảm, hoàn toàn không kiềm chế.

Đó là một người mẹ đã vài lần nén những giọt nước mắt khi con bà tỏ ý trách rằng bà tiêu tiền vào những khoản không cần thiết cho việc chợ búa. Con bà thừa hiểu rằng bà không phải người tiêu xài hoang phí. Câu trách quá lời đó xuất phát từ bản tính tằn tiện nhất mực, hay từ một phút nhất thời căng thẳng trước áp lực của công ăn việc làm?

Bà đã viết vào nhật ký: “Một lần nữa, hôm nay cô con gái yêu quý của mình, người lao động chính trong gia đình, lại nhăn nhó hỏi rằng mẹ lại đi chợ nữa đấy à. Đi chợ mua thêm thức ăn tươi, chăm sóc bữa ăn cho gia đình, cũng là một điều sai trái hay sao?

Vậy nếu tự sắm cho mình những bộ quần áo mới mà mình thường thích thú nhìn ngắm mỗi khi đi ngang cửa hàng, những bộ quần áo mà các con chẳng buồn để ý rằng mình đã không mua thêm từ mấy năm nay, thì đó sẽ là một hành vi sai trái đến mức nào? Giá như có ông nhà giàu nào chịu lấy bà góa này thì tôi đồng ý quách! Thà sống với sự vô tâm của ông ta còn hơn chịu đựng sự vô tâm của những đứa con mà mình hết mực yêu thương”.

Nhưng viết rồi bà lại xé. Bà không muốn các con đọc được những dòng chữ như thế sau khi bà qua đời. Bà không muốn gây thêm nỗi buồn cho các con.

Người mẹ được miêu tả trên đây là người còn nhiều thiếu sót trong mắt cô con gái hay xét đoán của bà. Người con ấy xét đoán rằng bà quá hời hợt trong quan hệ với mọi người, ngoại trừ với con mình, rằng bà chưa tốt với người đàn ông luôn hết lòng với bà...

Nhưng không ai thay thế được vai trò của bà trong lòng các con, vai trò của một người quản gia chu đáo, một người bạn đáng tin tưởng tuyệt đối, một người mẹ nghĩ đến sự bình an và hạnh phúc của các con trước khi nghĩ đến bản thân mình.

Lỗ nhỏ đắm thuyền

Trên sườn núi Long's Peak ở Colorado có một cây đại thụ khổng lồ bị tàn phá còn trơ lại mỗi một khúc thân. Những nhà thực vật học đoán cây đó sống khoảng 400 năm. Hồi Columbus đặt chân lên đất El Salvador nó đã có rồi và khi những tu sĩ tới gây dựng sự nghiệp ở Plymouth, nó mới sống được nửa đời của mình.

Trong đời sống dài đằng đẵng suốt bốn thế kỷ đó, nó bị sét đánh 14 lần và trải qua biết bao lần tuyết băng, giông tố mà vẫn sống. Về sau, nó bị một đàn sâu đục khoét hết lớp vỏ này đến lớp vỏ khác, mỗi ngày gặm nhấm từng chút một liên tiếp không ngừng.

Dần dần cây cổ thụ trở nên mục ruỗng và ngã đổ. Thành thử một cây cổ thụ khổng lồ chống chọi nổi với thời gian, với sấm sét, với giông tố mà rốt cuộc lại bị hạ vì những con sâu tí hon, nhỏ xíu tới nỗi có thể bẹp nát giữa hai đầu ngón tay người...

Nhiều người chúng ta cũng từng vinh quang chiến thắng được sấm sét, giông tố, vượt qua cả trời long đất lở trong đời, để rồi bị những phiền muộn, giận hờn vặt vãnh, tầm thường đánh gục. Những điều vụn vặt ấy có khác chi những con sâu nhỏ kia có thể phá hủy cuộc sống chúng ta từng ngày.

Vì thế, đừng bao giờ để những con sâu ấy len lỏi trong tâm hồn, khi chúng ta có thể bóp bẹp chúng chỉ bằng hai đầu ngón tay!
 
Vẻ đẹp
Gấu và Sói ngồi nói chuyện trên trời dưới đất. Cạnh đó có một chị Bướm đang bay lượn. Chị bay từ cây này sang cây khác. Nhìn thấy chị Bướm, bác Gấu đưa mắt ngắm nghía.

- Xem kìa! - Bác nói với anh Sói - Tuyệt diệu làm sao!

- Ở đâu? - Sói hỏi.

- Đấy kìa, trên cành cây, ngay trên đầu anh đấy! Một chị Bướm! Biết bao nhiêu vẻ đẹp trên thân hình chị!...

- Trên thân hình chị Bướm ấy à? - Sói cười mỉa.

- Anh không thích chị Bướm ấy ư? - Bác Gấu ngạc nhiên.

- Có cái gì hay ho trong con bướm ấy nào?

- Khỏi nói! - Bác Gấu cãi lại - Anh xem kìa! Chị ấy bay lượn mới nhẹ nhàng uyển chuyển làm sao! Những nét hoa trên đôi cánh đẹp đẽ làm sao! Thật là tuyệt vời!

- Uyển chuyển ư? Nét hoa ư? Tôi chẳng thấy một cái gì gọi là hay ho cả!

- Nhưng...

- Không có "nhưng" gì cả! Cách đây không lâu, tôi nhìn thấy một con Cừu non mũm mĩm. Chà, toàn là thịt! - Sói nói, hai mắt sáng rực lên - Đấy mới thật là đẹp!

- A! - Bác Gấu nói, vẻ chán chường - Thiết tưởng tôi đã hiểu anh...

Quyển sách của Brook

Khi tôi mới lên sáu tuổi thì cô em họ Julian năm tuổi của tôi bị bệnh nặng. Lúc tôi và đứa em trai đang ngồi xem ti vi trong phòng khách thì mẹ về và báo cho chúng tôi hay tin dữ đó. Tôi cũng không rõ “ung thư” có nghĩa là gì, chỉ biết rằng nó là một căn bệnh, mà đã là bệnh thì chẳng tốt lành gì. Sự lo âu và những giọt nước mắt trên khuôn mặt của ba mẹ khiến tôi không hiểu gì cũng khóc theo.

Tôi hỏi: “Có chuyện gì với Juliana vậy mẹ? Ung thư là gì vậy mẹ?”. Mẹ cho biết bác sĩ chẩn đoán em họ tôi bị bệnh bạch cầu, căn bệnh ung thư máu có thể dẫn đến chết người.

Khi chúng tôi đến thăm Juliana trong bệnh viện, nó nằm trên giường, khắp người đầy những dây nhợ và ống dẫn, tôi thấy bối rối và sợ hãi.

Tuy các bác sĩ vẫn tiếp tục chữa trị cho Juliana, nhưng trông nó ngày càng bệnh nặng hơn. Mỗi lần tôi đến thăm, là một lần tôi gặp một Juliana hoàn toàn khác. Những toa thuốc làm cho nó ngày càng mập ra và mái tóc dài tuyệt đẹp của nó cứ rụng dần đi. Tôi cũng không hiểu nổi là mấy ông bác sĩ đó đang làm cái gì nữa, có vẻ như họ làm cho em tôi ngày càng tồi tệ hơn chứ chẳng khỏe lên tí ti nào.

Nhìn thấy những cơn đau đớn của Juliana khiến tôi thật đau lòng. Tôi phải làm gì đó. Tôi biết, mình muốn làm mọi việc để em họ tôi nhanh chóng khỏe lại, nhưng ở cái tuổi lên sáu, tôi cũng không chắc là mình có thể thay đổi được gì hay không, chỉ biết là mình nên làm điều gì đó để giúp Juliana.

Một đêm nọ, sau khi đi thăm Juliana về, tôi không nguôi nghĩ về nó. Bệnh viện quả là một nơi lạnh lẽo và đáng sợ. Tôi nghĩ đến cảm giác cô đơn của Juliana khi nó phải nằm ở đó một mình suốt đêm.

Như thường lệ, tôi ngồi xuống chiếc bàn trong nhà bếp, nơi tôi thường ngồi viết truyện và vẽ tranh mỗi tối. Nhưng tối nay thì ngoại lệ, tôi chỉ mãi nghĩ về Juliana. Tôi nghĩ, sao mình không đem bán mấy bức vẽ của mình, rồi đưa tiền cho bác sĩ chữa bệnh cho Juliana để nó sớm được về nhà nhỉ.

Khi tôi nói chuyện này với ba mẹ, họ tán thành ngay, nhưng sau đó chúng tôi còn nghĩ ra một ý kiến tuyệt vời hơn. Chúng tôi sẽ cho ra đời một quyển sách dạy nấu ăn. Ngoài viết truyện và vẽ ra tôi cũng rất thích nấu nướng - vì thế cuốn sách nấu ăn sẽ là một tập hợp của tất cả những sở thích của tôi.


Những ngày sau đó, tôi nhờ gia đình và tất cả bạn bè gởi cho tôi những công thức nấu nướng mà họ yêu thích nhất. Điều khiến tôi ngạc nhiên là tất cả mọi người đều rất nhiệt tình tham gia. Mẹ giúp sắp xếp các thứ lại với nhau. Bà phân loại các công thức trong khi đó tôi ngồi vẽ tranh để sự dụng cho quyển sách.

Ý tưởng cho ra đời một quyển sách dạy nấu ăn nhỏ của tôi nhanh chóng dày lên đến hơn một trăm trang.

Câu lạc bộ trựơt băng địa phương đã chi tiền cho lần xuất bản đầu tiên. Chỉ trong một tuần đầu ra mắt chúng tôi đã bán hơn ba trăm quyển. Thật không thể tin được. Tôi cảm thấy rất vui, một niềm vui mà từ trước tới giờ tôi chưa từng có được.


Bây giờ, quyển sách “Nấu ăn trong nhà bếp của Brook” đã tái bản đến lần thứ tư. Và theo yêu cầu, sắp tới tôi sẽ cho ra mắt quyển sách thứ hai của mình. Ướ c muốn giúp đỡ cho em họ của tôi rốt cuộc lại giúp đỡ cho rất nhiều người. Toàn bộ số tiền kiếm được từ quyển sách đều được tặng cho Quỹ Nghiên Cứu Bệnh Bạch Cầu. Tôi rất may mắn gặp đựơc những bệnh nhân bị ung thư máu đã khỏi bệnh và được họ chia sẽ những câu chuyện của chính họ. Nghe xong những câu chuyện đó, tôi cảm thấy mình đã làm việc có ích và tin rằng mình có thể làm thay đổi số phận.

Juliana vừa tròn tám tuổi cách đây không lâu và sức khỏe của nó đang có chiều hướng tốt lên. Căn bệnh của Julian đã được chữa khỏi và cả của tôi cũng vậy. Nỗi đau buồn của tôi chính là một phần tình cảm yêu thương mà tôi dành cho gia đình mình. Tôi vui vì mình không chỉ xóa tan đi nỗi đau của gia đình mình mà còn giúp được cho rất nhiều gia đình khác. Tôi nghĩ cuộc đời là một sự pha trộn của những điều tốt đẹp - đó chính là tình yêu thương và nỗ lực làm nên những điều tốt đẹp và có ích cho mọi người

Một chuyến đi câu

Giữa hai cha con họ đã có một sự rạn nứt tình cảm từ rất lâu rồi. Thời gian trôi qua, giữa họ chỉ còn lại một sự im lặng đáng sợ. Nhưng, cũng như bất cứ vết thương nào, nó ngày càng thêm nhức nhối, chỉ khi có sự tha thứ thì mọi thứ mới thực sự đi vào quên lãng.

Sarah thận trọng đứng ngoài quan sát diễn biến tình cảm giữa chồng và cha chồng cô. Cô đã có mặt ở đó khi sự xung đột giữa họ nảy sinh, và vẫn luôn không ngừng tìm cách nhổ tận gốc mối bất hòa đáng ghét đó.

Niềm an ủi duy nhất mà cô có chính là Joshua, đứa con trai bé bỏng của cô. Mỗi người đàn ông đều bày tỏ tình thương yêu vô bờ bến của mình với Joshua cứ như thể tình cảm cha con mà họ đã từng dành cho nhau ngày trước giờ đây cần phải dành hết cho thằng bé.

Joshua rất thương ông nội Bill của nó và yêu thích những câu chuyện về cuộc sống của ông ở trong rừng. Cứ mỗi mùa hè, Sarah lại đưa Joshua đến nhà ông nội ở cạnh bờ hồ chơi khoảng nửa tháng.

Ở đó, ông Bill và Joshua thường ngồi trên cầu tàu để câu cá từ lúc bình mình cho đến khi Sarah gọi họ vào ăn tối. Tuy nhiên, Sarah chưa bao giờ cho phép Joshua đi thuyền ra giữa hồ - vì thằng bé còn quá nhỏ.

Mùa hè nọ, sau nhiều lần ông Bill và cả Joshua nài nỉ, Sarah đã đồng ý cho con trai mình đi chơi thuyền. Nhưng cô ra một điều kiện là Joshua phải chờ đến sau ngày sinh nhật lần thứ mười bảy của mình mới được đi.

Ted chẳng bao giờ cùng vợ con đến thăm cha mình. Nhưng Sarah vẫn muốn con mình được gặp ông nội, vì chính bản thân cô đã từng hối tiếc vì cô chưa bao giờ được nhìn thấy ông bà của mình.

Ted đã tặng cậu con trai chiếc cần câu đầu tiên vào ngày sinh nhật thằng bé. Đó là một chiếc cần câu nhẹ có một cuộn dây câu đơn giản, rất dễ sử dụng. Vậy mà Joshua đã háo hức đến nỗi nó không thể chờ đợi cho đến khi được đi thuyền ra hồ cùng ông nội.

Trước khi dọn dẹp đống bát đĩa sau bữa tiệc sinh nhật, Susan đã gọi điện thoại cho ông Bill để sắp xếp cho cậu con trai đi chơi thuyền. Khi Ted biết được chuyện này, anh hết sức giận dữ.

“Đây là lần đầu tiên Joshua đi câu, Sarah à, và anh muốn chính anh là người dẫn con đi”, Ted nói.

“Vậy thì anh hãy đi với hai ông cháu họ đi” - Sarah nói khi lau sạch những chiếc đĩa cuối cùng.

Ted thẳng thừng đáp lại: “Em biết là anh không thể làm được chuyện này rồi mà!”.

Sarah vứt chiếc khăn lau bát đĩa xuống và quay sang nhìn Ted, giận dữ nói: “Em không cần biết bất cứ chuyện gì hết, Ted Wilkins à! Tất cả những gì em biết là con trai chúng ta, thằng Joshua, rất thích được cùng đi câu cá với ông nội và ba của nó hơn bất cứ chuyện gì khác trên đời. Thiết nghĩ anh là người cha như thế nào mà lại bắt con mình phải mất đi niềm vui, niềm hạnh phúc của nó chỉ vì những chuyện xích mích xưa như trái đất của anh?”.

Cơn giận dữ trong Ted dịu hẳn trước những lý lẽ của Sarah. Cô ấy đã nói đúng và điều này buộc Ted phải xem xét lại chính mình.

Ngoảnh mặt đi, Ted thở dài, rồi nói: “Thôi được, nhưng ông ấy thậm chí không cho anh bước chân vào nhà, chứ đừng nói chi đến chuyện được lên trên thuyền”.

“Ông sẽ đồng ý sau khi em nói chuyện với ông”, Sarah đáp rồi đi về phía điện thoại.

Quả là một cuộc nói chuyện khá dài, nhưng đã có kết quả tốt, ông Bill cuối cùng cũng miễn cưỡng đồng ý để Ted tham gia với họ.

Sarah thận trọng quan sát thái độ của hai cha con. Sau nhiều năm gặp lại, họ chào nhau một cách lạnh lùng, nhưng khi cả hai nhìn Joshua thì họ lại trở về đúng vị trí của mình. Thằng bé hôm nay vui lạ. Đây chính là điều ước bí mật trong ngày sinh nhật của nó.

Họ chất lên tàu đủ thứ đồ nghề đủ để làm đắm cả con tàu Titanic, chỉ vì cả hai người đàn ông đều mang theo chiếc hộp đựng đồ câu của riêng mình. Sarah bắt con trai phải mặc chiếc áo phao màu cam rực rỡ kín mít tới tận mũi khi thằng bé ngồi xuống giữa chiếc thuyền bằng nhôm thiệt bự.

Khi Sarah mở gút thắt dây thừng và đẩy cho thuyền rời bến, Ted và ông Bill gọi to: “Cùng đi không nào?”.

Sarah vẫy tay chào họ và nói: “Không, câu cá là thú tiêu khiển dành riêng cho phái nam. Chúc mọi người vui vẻ nhé!”.

Ted ngồi ở mũi thuyền, kiên quyết không chịu quay mặt sang bên phải. Joshua ngồi trong khoang giữa thật rộng, nơi để những chiếc cần câu. Ông Bill thì ngồi ở phía ngoài, nhìn khắp mọi nơi nhưng không về phía mũi thuyền.

Mỗi người thay phiên nhau chỉ cho Joshua biết làm thế nào để nhử mồi cho cá, làm thế nào để câu nhấp cá hồi và cả cách nướng cá như thế nào. Nhưng chưa bao giờ, dù chỉ một lần, thấy hai người nói chuyện với nhau, họ chỉ nói chuyện với Joshua mà thôi.

Họ đã đưa thuyền đến chỗ những bờ đá, chỗ khu vực nước sâu, những dãi đá ngầm, thậm chí đi dọc theo những vách đá granite thẳng đứng. Thế nhưng, suốt cả ngày, vẫn chẳng câu được con cá nào. Cuối cùng họ thử thả mồi xuống chỗ nước cạn gần một bãi cát bị mắc một đám sậy.

Ngồi câu cá mỏi mòn, Joshua bĩu môi nói: “Câu cá chẳng thú vị như con nghĩ”. Nó có thể nhận ra sự căng thẳng giữa ba và ông nội nhưng nó thực sự không hiểu chuyện gì đã xảy ra với họ.

Ted giải thích với con: “Ừ, thì cũng phải có những ngày xui xẻo giống như vầy chứ con”.

Nhưng khi anh vừa dứt lời thì sợi dây câu của Joshua nhúc nhích - ngay lập tức cả hai người đàn ông cùng lên tiếng.

Ông Bill phấn khởi la to: “Hãy giữ chặt lấy cần câu”.

Ted hăng hái nói theo cha anh: “Kéo dây lên, con trai, kéo dây lên! Từ từ thôi!”.

Joshua vẫn chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra. Nó chưa bao giờ bắt được bất kì thứ gì lớn đến nỗi phải thả sợi dây câu ra dài đến vậy.

Ted nói chen vào thật nhanh: “Cha đến coi giùm nó đi, nó không biết gì đâu”.


Con cá bị mắc câu đang cố hết sức vùng vẫy để thoát ra ngoài. Thế nhưng, ông Bill đã kịp với tới nắm lấy tay của Joshua khi nó đang cố hết sức để giữ lấy cần câu. Vốn có nhiều kinh nghiệm, ông Bill nắm sợi dây câu ở ngón tay trỏ và ngón tay cái của mình, giật mạnh sợi dây, ông thấy nó đã bị xiết quá chặt.

Con cá hồi mới lớn không có vẻ gì là mệt mỏi, thậm chí còn ngược lại. Nó giận dữ ngoi lên khỏi mặt nước, nhảy lên không trung, cao đến 12m, trong tiết trời mùa hè oi bức, dòng nước tóe ra từ người nó tạo nên ánh cầu vồng màu bạc ửng xanh.

Rồi một âm thanh xuất hiện báo hiệu một thảm họa sắp xảy ra - đó là tiếng kêu tưng tưng của sợi dây sắp đứt do quá căng.

Ông Bill vẫn cầm chặt sợi dây giữa những ngón tay nhưng không thể lâu hơn được nữa.

Ông la lên: “Ted, nắm lấy dây kéo lên xem nào”.

Ted nhảy xuống nước để giữ sợi dây đang căng ra ở đầu cần câu khiến Joshua ngã bật về phía bên trong thuyền do sức căng sợi dây đột ngột biến mất. Ông Bill chộp lấy sợi dây nhỏ và bắt đầu kéo sợi dây lên một cách nhanh nhẹn.

Ông cố hết sức kéo lên thật nhiều dây càng tốt trước khi tay ông không thể kéo thêm được nữa. Rồi Ted cũng tiếp tục làm vậy nhưng cũng chỉ được một lúc. Rồi lại đến cha anh tiếp tục kéo sợi dây lên lần nữa. Lòng bàn tay bị cắt đứt, các ngón tay cũng bị sợi dây nhỏ khứa mạnh, thế nhưng, họ vẫn tiếp tục thay phiên nhau kéo mà không ai trong hai người đàn ông phàn nàn câu nào, vì đây là con cá đầu tiên của Joshua.

Ted reo lên: “Ba đã nhìn thấy nó rồi, Joshua lấy cái vợt đến đây mau”.

Joshua chạy đến chỗ mạn thuyền, đưa chiếc vợt xuống bên dưới con cá hồi và xúc nó lên. Nhưng con cá không dễ dàng chịu thua như vậy.

Với sức mạnh kinh hoàng của cái đuôi, con cá quẫy thẳng lên không trung cao đến một mét. Nhanh như chớp, Joshua đứng dậy, đưa chiếc vợt theo con cá và chộp gọn nó trên không giống y như đang bắt bướm vậy.

Ted và ông Bill cùng túm lấy chiếc áo phao của Joshua, kéo mạnh thằng bé vào trong thuyền an toàn.


Hai người đàn ông và cậu bé cùng cười sặc sụa khi con cá hồi nặng hơn hai ký nằm gọn trong lòng thuyền. Joshua đã bắt được con cá đầu tiên của mình - và nó còn làm được nhiều điều hơn thế nữa.

Trên đường quay thuyền về, cả ba cùng rôm rả kể lại những đóng góp của mình giúp tạo nên chiến công này, y như những người bạn thân thiết đang trò chuyện với nhau.

Sarah rất ngạc nhiên khi thấy họ lúc gần đến cầu tàu, người nào cũng giành nhau thuật lại câu chuyện vừa xảy ra. Qua giọng nói, cô biết được những con người xa lạ, lạnh nhạt trong họ trước kia giờ đây không còn nữa, khi người này đột nhiên xen vào câu chuyện để ca ngợi người kia đã có những hành động liều lĩnh. Trong khi đó, Joshua vỗ ngực tự hào rằng mình đã cầm sợi dây một mình, nhưng quan trọng hơn hết là nó đã câu được cá.

Sarah chụp ảnh cho cả ba người đang cùng khoác vai nhau, trong đó, Joshua và con cá của nó đứng ở ngay chính giữa. Tất cả cùng cười toe toét như thể họ đã bắt được con cá bự nhất thế giới.

“Chúng ta cùng chỉ cho cháu Joshua cách làm sạch con cá này đi cha”, Ted nói, rồi cả ba cùng quay trở lại chỗ cầu tàu.

Khi họ đi, Sarah mỉm cười với chính bản thân mình. Chỉ cần một cậu bé và một con cá đã giúp họ lại trở thành một gia đình như xưa.

Đến ở cùng mẹ

Năm tuần trước khi con gái tôi chào đời, tôi chuyển dạ nên bác sĩ buộc tôi phải nằm yên một chỗ. Tôi chỉ có thể ngồi dậy vào những lúc bác sĩ đến khám cho tôi mỗi tuần, những lần làm các xét nghiệm hai lần một tuần và những lúc đi tắm.

Bác sĩ bảo tôi không nên ở một mình, cần có một ai đó đưa tôi đến bệnh viện kiểm tra khi cơn co thắt đầu tiên xuất hiện. Jack, chồng tôi muốn để dành những ngày phép của anh ấy để chăm sóc vợ con sau khi đứa bé chào đời. Và cả hai vợ chồng đều không muốn sử dụng hết những ngày phép đó. Căn hộ của chúng tôi lại ở trên tầng một nên rất bất tiện vì lên xuống cầu thang là một trong những điều cấm kỵ dành cho tôi.

Khi cả tôi và anh ấy đang đau đầu vì không nghĩ ra cách nào thì mẹ tôi (người luôn túc trực bên giường kể từ khi tôi nhập viện) lên tiếng: “Tại sao con không đến ở với mẹ?”. Anh Jack cũng nghĩ đây là cách giải quyết ổn thỏa nhất vì mẹ có thể ở bên cạnh chăm sóc tôi suốt ngày, bà đang sống ở một khu nhà gần bênh viện, hơn nữa nhà mẹ tôi lại có một phòng dành cho khánh ở tầng trệt. Nhưng bản thân tôi lại cảm thấy có chút ngần ngại. Cũng như bao cô con gái khác, tôi cũng có những xung đột với mẹ mình và không biết khi sống chung liệu tôi có thể giữ không khí hòa bình với mẹ liên tục trong nhiều tuần được hay không mặc dù, cuối cùng, tôi cũng phải thừa nhận đó là sự lựa chọn tốt nhất. Thế là, tôi khăn gói quay về “mái nhà xưa”.

Tôi ở với mẹ mà lúc nào cũng hờn dỗi - hành động như một đứa trẻ mới lớn cáu kỉnh hơn là một người khách quý của gia đình. Khi Jack đến sau giờ làm việc để mẹ có thể đi thăm bạn bè hoặc giả chạy tới chạy lui làm những việc lặt vặt mà mẹ không thể làm được vào ban ngày, tôi đã bật khóc nức nở. Tôi muốn quay trở lại mái ấm của mình. Tôi không muốn ở chung với mẹ. Trên tất cả, tôi chỉ muốn tất cả mọi thứ quay trở lại bình thường như trước đây. Lúc nào, tôi cũng cáu bẳn với mẹ.

Khi nghe mẹ nói chuyện với ai đó trên điện thoại, tôi gào lên: “Có phải mẹ đi kể cho tất cả mọi người biết về tình trạng sức khỏe của con không?”. Khi mẹ vào nhà tắm để kiểm tra xem tôi có bị ngã hay không, tôi lại khóc lóc than vãn như trẻ con: “Con không thể có được một chút riêng tư nào ở đây sao mẹ?”. Còn mẹ tôi, người trước đây không hề ngần ngại nói “im ngay”, thì bây giờ lại nhỏ nhẹ xin lỗi tôi.

Vài ngày nữa là đến Lễ Tạ Ơn. Mặc dù chẳng có tí lòng biết ơn nào, nhưng tôi lại năn nỉ mẹ nấu món thịt hầm khoai tây. Đêm trước ngày Lễ Tạ Ơn, mẹ đã đến tiệm bách hóa mua tất cả những thứ mà tôi muốn.


Ngày hôm sau, tôi nằm dài trên ghế xem mẹ chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn cho ba người, ngay cả nước xốt mà mẹ còn đem lọc kỹ vì chỉ cần một cục lợn cợn nhỏ xíu cũng có thể làm tôi nôn ra hết. Tôi có thể nhận thấy ngày hôm đó quả thật là một ngày khó khăn đối với mẹ. Cha tôi đã qua đời cách đây sáu tháng, và đó là “ngày đoàn tụ gia đình” đầu tiên mà không có sự hiện diện của ông. Khi bữa ăn tối đã được dọn lên xong xuôi, mẹ ngồi lặng yên nhìn vào đĩa thức ăn của mình thật lâu. Cuối cùng, anh Jack cũng phải lên tiếng: “Mẹ không muốn ăn tối sao?”.

Mẹ trả lời: “Lát nữa” và trong đôi mắt mẹ xuất hiện những giọt nước long lanh. “Mẹ chỉ đang nghĩ rằng mình phải cảm ơn Chúa biết bao vì Ngài đã ban cho mẹ một đứa cháu. Mẹ sẽ không bao giờ có thể quên những ngày tháng mong ngóng sự ra đời của đứa cháu ngọai yêu quí của mình. Và mẹ biết rồi các con cũng sẽ yêu thích vai trò làm bố, làm mẹ như chính mẹ và ba của con trước đây”.

Lúc đó tôi mới nhận ra mình thực sự may mắn biết nhường nào. Trong khi chồng tôi phải làm việc đầu tắt mặt tối, rồi vừa phải thức suốt đêm lắp ráp giường củi cho con, đóng xích đu, bàn xếp và chuẩn bị sẵn sàng tất cả mọi thứ cho đứa trẻ, thì mẹ đã luôn ở bên chăm sóc cho tôi.

Trong mười ngày sau đó, tôi đã để cho mẹ tùy thích chăm sóc cho mình và tôi thực sự cảm thấy sung sướng khi có mẹ bên cạnh. Mẹ đã kể cho tôi nghe những chuyện khi mẹ mang thai tôi và cả thời thơ ấu của tôi nữa. Rồi hai mẹ con cùng nhau đọc sách và tạp chí về trẻ con. Chúng tôi cười phá lên khi cùng xem tấu hài và cùng rơi nước mắt khi xem những bộ phim tình cảm ướt át. Cả hai mẹ con cùng thưởng thức những món ăn mà tôi yêu thích. Tôi hiểu rõ về mẹ hơn cả một người mẹ của tôi.

Không phải mọi chuyện đều luôn vui vẻ như thế. Cứ mỗi sáu tiếng, tôi phải uống một viên thuốc “chống co thắt tử cung” một lần, bao gồm cả một cữ vào lúc hai giờ sáng, thế là mẹ kiêm luôn nhiệm vụ đánh thức tôi dậy vào lúc 2:15 - sau khi tôi đã thò tay tắt chuông đồng hồ báo thức - cho tôi uống thuốc và tiếp tục đi ngủ. Mẹ còn tin rằng nếu tôi nhấc cánh tay lên, tôi sẽ làm em bé bị nghẹt thở (mặc dù bác sĩ đã đảm bảo rằng điều này không thể xảy ra), chính vì thế mà mẹ thường hay hoảng hốt lên mỗi khi tôi với tay lấy một vật gì đó.

Tôi biết ơn mẹ rất nhiều. Tôi biết hai vợ chồng tôi chắc chắn sẽ xoay sở được chuyện của chúng tôi nếu buộc phải như vậy. Nhưng có mẹ ở bên cạnh thì lẽ dĩ nhiên mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Khi mẹ đưa tôi đến bệnh viện trong khám thai lần thứ ba, chị y tá nói: “Xin mời cả bà ngoại của bé vào đây. Bác có muốn nghe nhịp tim của đứa trẻ không ạ?”. Khi nhịp tim của con tôi vang lên trong căn phòng nhỏ, tôi còn nghe được cả một âm thanh khác nữa - đó là tiếng khóc sụt sùi của mẹ.

Mẹ hỏi: "Nhịp tim của đứa bé có tốt không vậy cô?”. “Tất cả mọi thứ đều ổn cả chứ?”. Khi chị y tá cho biết tất cả mọi thứ đều đang tiến triển tốt đẹp, tôi có thể nhìn thấy mẹ đang mỉm cười trong nước mắt, và tôi thật sự hạnh phúc khi mẹ có mặt bên cạnh mình.

Cha tôi qua đời vì bệnh tim, và tôi biết đối với mẹ đó chính là một món quà quí giá khi được lắng nghe nhịp tim khỏe mạnh của đứa cháu ngoại đầu tiên của bà. Mẹ đã siết chặt tay tôi lúc hai mẹ con lắng nghe những nhịp đập đều đặn. Rồi mẹ quay sang chị y tá hỏi: “Cô có chắc là con gái tôi không sao chứ?”.

Chị y tá mỉm cười đáp: “Vâng thưa bác, chị Carol thực sự rất khỏe. Bác đã chăm sóc chị ấy rất tốt”.

Vâng, nó là con gái yêu của tôi mà”. Mẹ nói và hôn lên má tôi.

Ngay giây phút đó, tôi chợt nhận thấy rằng trong khi tôi sẵn sàng quên đi bản thân để mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con tôi, thì chính mẹ cũng quên đi bản thân mình để đem đến những gì tốt đẹp nhất cho cô con gái yêu quí của bà. Cầm tay mẹ trong tay, tôi biết rằng mình sẽ noi theo gương mẹ. Mỗi khi con gái tôi cần tôi - bất kể lúc nó bao nhiêu tuổi, bất kể tính tình nó cáu bẳn như thế nào, tôi cũng sẽ luôn ở bên cạnh nó, chỉ bảo cho nó giống như mẹ đã từng dạy bảo tôi.
 
Đào hố
Hai anh em nọ quyết định đào một cái hố sâu phía sau nhà mình. Trong khi cả hai đang đào, những đứa trẻ khác tập trung lại xem.

- Cậu đang làm gì đấy? - một đứa hỏi.

- Anh em mình đang đào một cái hố xuyên qua Trái đất! - người em tự hào đáp.

Những đứa trẻ kia bắt đầu cười, bảo rằng đào hố xuyên qua trái đất là việc không thể thực hiện được. Sau một hồi lâu im lặng không nói gì, người anh nhặt một lọ đầy sâu bọ, giun đất, cùng những hòn đá hình thù kỳ dị. Cậu ta mở nắp ra khoe với bọn trẻ đang cười chế giễu rồi nói đầy tự tin: "Cho dù không đào xuyên qua được Trái đất nhưng hãy nhìn xem những gì chúng tôi có được khi đào nè!".

Không phải mục tiêu nào cũng sẽ đạt thành tựu như mong muốn. Không phải mối quan hệ nào cũng tốt đẹp hay bất kỳ niềm hy vọng nào cũng như ý. Chẳng phải cuộc tình nào cũng sẽ tồn tại lâu dài. Không phải mọi cố gắng đều hoàn thành và giấc mơ nào cũng thành hiện thực. Nhưng ngay cả khi thất bại, chúng ta cũng có thể tự hào nói: "Hãy nhìn những điều tuyệt vời xuất hiện trong cuộc sống khi tôi nỗ lực thực hiện công việc của mình".

Lời thề
Một hành động còn giá trị hơn hàng ngàn lời hứa - Jeremiah Howell

Mặc nguyên bộ quần áo đi lễ nhà thờ, mang đôi giày cao gót, tôi đi thẳng vào nhà bếp để chuẩn bị bữa ăn trưa. Khi đến gần tủ bát đĩa, tôi lảo đảo mất thăng bằng vì thằng Rusty bất ngờ từ đằng sau chạy tới. Tôi ngã cùng với toàn bộ tủ bát đĩa.

Trong lúc cả gia đình tôi ngồi xung quanh bàn dùng bữa trưa, Rusty đột nhiên trở nên khích động và bắt đầu đẩy cái bàn sang phía bên kia của căn phòng. Thời gian gần đây, những chuyện như thế này xảy ra ngày càng nhiều. Đứa con trai đáng thương của chúng tôi bị bệnh tràn dịch não, thằng bé mắc chứng tự kỷ. Giờ đây, khi thằng bé bắt đầu bước sang tuổi thiếu niên cũng là lúc tôi không thể quản thúc nó được nữa. Thêm vào đó, tính tình của nó ngày càng hung dữ khiến cho đứa em trai của nó-Stephen - cũng cảm thấy phẫn uất bực bội mặc dù đã rất thông cảm.

Trái tim người mẹ muốn tôi phớt lờ đi chuyện đó nhưng lý trí lại mách bảo với tôi rằng chúng tôi cần phải thay đổi cuộc sống của mình và của cả Rusty nữa. Tôi đã thề là sẽ chăm sóc con suốt đời... để mang đến cho nó những gì tốt nhất. Nhưng giờ đây, dù rất đau lòng tôi cũng phải nghĩ đến chuyện tìm một chỗ cho Rusty. Vì vậy, chúng tôi bắt đầu công cuộc tìm kiếm suốt hai năm trời để tìm cho thằng bé một nơi ở hòan hảo. Một số nơi thì quá đắt đỏ, nơi khác thì lại quá yên tĩnh và nghiêm khắc. Chúng tôi biết Rusty sẽ không thể nào cảm thấy thoải mái khi sống ở đó. Có một vài nơi thì dành cho những đứa trẻ tật nguyền, không thể đi lại được và ở đó cũng không thích hợp với Rusty nhà chúng tôi. Có vẻ như con trai tôi chưa đủ tật nguyện hoặc là do nó quá hiếu động.


Vào một ngày cuối tuần của lễ Giáng Sinh, chúng tôi đến thăm mẹ chồng và đuợc bà cho biết có một ngôi nhà giành cho trẻ khuyết tật cách thị trấn không xa. Khi tôi gọi điện đến, bà giám đốc S vui vẻ mời chúng tôi đến thăm và cũng cho biết luôn là ở đó đang rất bề bộn sau những tiệc tùng Giáng Sinh.

Khi bước vào nhà, chúng tôi nghe thấy những tiếng cười đùa của bọn trẻ. Đồ chơi thì bừa bãi khắp phòng khách. Một cây thông Nô-en được trang trí xung quanh bằng một số vật liệu tự làm, một số khác trông không ra hình thù cái gì nhưng lại rất đáng quý vì tất cả đều là do bọn trẻ tự tay làm lấy.

Trong lúc dẫn chúng tôi đi một vòng chung quanh, giám đốc S không ngừng gọi bọn trẻ như gọi chính những đứa con của mình. Bà ấy đến gần và vuốt ve đứa trẻ đang nằm trên giường, thật đáng thương khi nó không thể nhìn thấy gì và cũng không thể nói được bởi vì bị tổn thương ở não. Thằng bé đáp lại bà ấy bằng một nụ cười rạng rỡ. Bà S cho biết mình đã nhận hai đứa trẻ bị giống như vầy làm con nuôi vì không muốn nhìn thấy chúng sống ở nhà từ thiện.

Rồi bà S kéo Rusty vào lòng mình trong lúc trao đổi thêm với chúng tôi về chỗ ở. Thằng bé thường không cảm thấy thỏai mái khi tiếp xúc với những người lạ, nên việc nó chịu ngồi yên và ngắm nghía đôi giày thể thao của mình làm vợ chồng tôi khá bất ngờ. Chúng tôi nhận ra ở người phụ nữ này có một điều gì đó rất đặc biệt. Bà giải thích rằng ở đó tạm thời không còn chỗ trống để nhận thêm bất kì một đứa trẻ nào nữa nhưng bà ấy sẽ ghi tên chúng tôi vào trong danh sách chờ đợi của mình nếu chúng tôi có nhu cầu. Đây có lẽ là cái danh sách thứ ba mà chúng tôi đã đăng ký tên Rusty vào đó. Nhưng, chính sự giản dị và tình yêu thương ở đây đã chứng tỏ chúng tôi đã tìm đến đúng nơi cần tìm.

Chúng tôi lái xe 200 dặm trở về nhà, cầu nguyện cho Russ sẽ có một chỗ ở đó.

Một tuần sau, chúng tôi nhận được một cuộc điện thọai. Bà S thông báo rằng đã có chỗ trống và yêu cầu chúng tôi dẫn Rusty đến vào tuần sau. Tôi khẩn cầu: “Như vậy thì gấp quá. Tôi cần thêm một ít thời gian nữa".

“Thưa bà Houseman, tôi nghĩ sẽ không có gì là khó khăn cả vì từ bây giờ bà vẫn còn thời gian hai tuần mà, hãy cố gắng thu xếp mọi thứ nhé".

Tôi đưa Russ đi khám sức khỏe và bắt nó chích ngừa, và thế là tôi chẳng còn lý do gì để lo lắng cho Rusty nữa. Chỉ còn một công việc cuối cùng mà tôi phải làm là thu xếp quần áo cho nó.

Thu xếp được một lúc, tôi ngồi thừ ra và khóc. Tôi chắc là Rusty cũng bối rối khi tôi ôm chặt lấy vai áo nó, khóc nức nở rồi lại quay trở lại thu xếp quần áo. Tình trạng đó đã diễn ra liên tục trong nhiều ngày. Tôi cảm thấy mình thất bại trong vai trò của một người mẹ. Tội lỗi đang đè nặng lên vai tôi. Con thề sẽ mãi mãi chăm sóc cho đứa con trai đáng thương của mình... để mang đến cho nó những gì tốt đẹp nhất. Nó là con của con, vậy mà con lại nhẫn tâm muốn ruồng bỏ nó, con đã vi phạm lời thề của mình rồi phải không? Nhưng làm sao mà con có thể chăm sóc nó vẹn toàn được, Chúa ơi?


Không ai có thể trả lời cho tôi những câu hỏi đó. Và rồi cái ngày đó đã đến, khi chúng tôi đưa xe vào bãi đậu xe tại căn nhà mới của Rusty.

Tôi muốn dỡ hành lý cho thằng bé và giúp nó làm quen với nơi ở mới. Thế nhưng, bà S nói việc này để bà ấy làm vì đó là cách để bà ấy làm quen với Rusty.

Tôi chắc rằng Rusty sẽ rất buồn khi chúng tôi sắp sửa rời xa nó. Chúng tôi biết mỗi khi nghe thấy những từ như “tạm biệt” hoặc “xe hơi” là Rusty lập tức chạy ù ra phía cửa ra vào. Nhưng giờ thì không hề có chuyện gì xảy ra. Thay vào đó, khi chúng tôi vẫy tay chào tạm biệt thằng bé, thì nó lại nắm tay bà S đi xuống hành làng điệu bộ khoái chí, miệng cười khúc khích và nói: “Hẹn gặp lại mẹ, con về đến nhà rồi”.

Trái tim tôi như tan nát.

Chồng tôi và con trai Stephen có vẻ như không bận tâm mấy đến sự thật là Rusty đã đi khỏi nhà. Nhưng tôi thì khác, trong lòng tôi cứ đan xen cảm giác vừa cảm thấy có lỗi với thằng bé vừa cảm thấy khuây khỏa, nhẹ nhõm đi phần nào. Tôi thoải mái đi mua sắm mà không cần phải vội vội vàng vàng trở về nhà để xem Rusty đang bày trò nghịch ngợm gì. Tôi thích thú ngồi ngâm mình trong bồn tắm cả nửa giờ đồng hồ mà không bị ai bất thình lình đập cửa báo cho tôi biết rằng Russ đang gặp phải chuyện gì đó. Nhưng khi chỉ có một mình trong ngôi nhà yên ắng, tôi lại nhớ đến những lúc thằng bé chạy loanh quanh hết phòng này sang phòng khác và cả giọng cười khúc khích của nó.

Bà Shrewbury nói với chúng tôi rằng tốt nhất chúng tôi đừng đến thăm con trong khoảng sáu tuần. Tôi đã gọi điện đến mỗi tuần và chờ nghe những điều xấu nhất mà Rusty có thể gây ra. Nhưng cũng chính mỗi tuần trôi qua, tôi lại được nghe thêm những tiến bộ mà Rusty đạt được. Nào là thằng bé đi ngủ mà không hề thức dậy đi lang thang lúc nửa đêm. Nào là Rusty đã để cho những đứa trẻ nhỏ hơn trèo lên lưng nó đùa giỡn như thế nào. Và cả chuyện bọn chúng rất thích ngồi trên ghế ở trong nhà bếp, xem bà ấy nấu ăn ra sao. Chỉ trong mấy tuần mà Rusty đã chịu ăn những món ăn bình thường thay vì chỉ ăn trái cây và bánh mì như lúc trước. Cô bảo mẫu đã dạy cho Rusty học làm theo những mệnh lệnh đơn giản. Thậm chí họ còn đề cập đến chuyện sẽ cho Rusty đến trường học giống những đứa trẻ bình thường khác. Đúng là một điều kỳ diệu. Đứa con ngây ngô của tôi đang làm những điều mà trước đây tôi không thể dạy cho nó hiểu. Bây giờ tôi mới thực sự tin rằng mình đã làm một việc đúng.

Rusty giờ đã biết cách đi nhà vệ sinh, vốn từ vựng của nó đã lên đến 55 từ và thằng bé đã biết cách làm việc độc lập.

Giờ đây, mỗi khi nhìn vào chiếc cúp chơi bowling của đứa con trai yêu quý của mình và tấm huy chương đồng mà thằng bé giành được tại kỳ Olympic giành cho người tàn tật, tôi chợt nhận thấy rằng, tôi đã giữ lời thề của mình cho đến phút cuối cùng.
 
Một trận cười
Tôi là chủ một công ty. Một hôm, tôi bỗng bốc lên quyết định làm một thực nghiệm do mình nghĩ ra. Thế là tôi liền triệu tập ngay mười mấy nhân viên của mình lại, rồi ra lệnh: "Bây giờ, các anh mỗi người hãy tự chửi rủa, hoặc nói xấu bản thân mình một câu. Tóm lại, các anh được chọn một trong hai cách đó".

Một hồi lâu, không có một tiếng động nào, tất cả đều nhìn tôi họ cho rằng tôi đang đùa.

Tôi tỏ ra nghiêm chỉnh: "Đây không phải là chuyện đùa mà là một nhân tố để khảo nghiệm tính chất nghiệp vụ, chủ yếu là để kiểm nghiệm xem thái độ của các anh như thế nào với ông chủ. Đối với một công ty mà có tiền đồ phát triển mạnh mẽ như vậy, thì việc này là hết sức quan trọng".

Không có một ai lên tiếng, tất cả mọi ánh mắt đều đang soi rọi vào nét mặt tôi, để xem có nhận ra được một nét gì sơ hở trên khuôn mặt không.

Tôi không cười, rút từ trong túi ngực ra một tờ giấy bạc: Ai nói trước tôi sẽ thưởng người đó 100 đồng. Nếu mọi người nói lần lượt tôi sẽ thưởng đồng loạt mỗi người 100 đồng. Còn không, tiền thưởng tháng này của tất cả sẽ bị trừ hết.

Có người mắt sáng lên, Triệu Nhất tranh nói trước: "Tôi Triệu Nhất không phải là người". Kết quả là anh ta đã nhận được tờ giấy bạc có giá trị.

Tiếp theo là Kiềm Nhị: "Tôi Kiềm Nhị là một con chó". Và đương nhiên anh ta cũng nhận được một tờ giấy bạc có giá trị như vậy.

Thế là tất cả đều tranh nhau, mỗi người chửi bản thân một câu, và sau khi tờ giấy bạc được đưa đến tay, thì đều thở phào nhẹ nhõm.

Trong số mười mấy người đó thì chỉ có duy nhất một người không nói gì. Anh ta vẫn đứng đó, lặng im nhìn tôi. Tôi biết anh ta tên là Vương Thập Lục, mới đến làm ở công ty chưa được bao lâu.

Tôi cảm thấy có hứng thú, liền nói với anh ta: "Bây giờ, thì chỉ còn lại mình anh thôi. Nếu như anh cũng chửi bản thân một câu, thì tôi sẽ thưởng anh 300 đồng. Còn không thì tiền hoa hồng của mọi người tháng này sẽ bị liên lụy bởi anh."

Tôi biết gia cảnh nhà Vương Thập Lục rất nghèo, bố không có việc mẹ lại bị bệnh, nên anh ta rất cần tiền. Tôi nghĩ bụng, một câu nói mà kiếm được 300 đồng anh ta sẽ không thể cưỡng được lòng mình.

Vương Thập Lục đưa mắt lướt nhìn đồng nghiệp, dường như đang để đánh giá, ước lượng một cái gì đó. Sau đó, anh ta lại quay lại nhìn tôi, lắc đầu: "Tôi không thể chửi mình được, càng không thể nói xấu bản thân được."

Tôi vẫn tiếp: "Nếu như anh làm như tôi nói, tôi sẽ thưởng cho anh 500 đồng. Nếu anh vẫn cố chấp không chịu, thì tất cả nhân viên tháng này một người sẽ bị trừ vào lương 200 đồng".

Lúc này, Triệu Nhất, Kiềm Nhị tranh nhau khuyên giải Vương Thập Lục, rằng anh ta đừng nên chịu thiệt, hoặc chí ít cũng đừng để liên lụy đến người khác. Nói đi, chửi hay mắng mình một câu thôi mà, dễ ợt đến đứa trẻ 3 tuổi cũng nói được. Nhanh lên đừng để ông chủ tức giận.

Vương Thập Lục cắn chặt răng, nhất quyết lắc đầu. Tôi không ngờ rằng anh ta lại cố chấp đến như vậy. Tôi nhìn thẳng vào anh ta, dằn giọng từng câu từng chữ một: "Anh... không... hối... hận chứ?"

Vương Thập Lục cười nhẹ: "Tôi có làm điều gì sai đâu, tôi chỉ không thể nói xấu bản thân được thôi. Tôi là một con người, tôi càng không thể vì tiền mà bán rẻ bản thân được".

Không đợi tôi có phản ứng gì, đám nhân viên của tôi đã ầm ầm lên nói. Vương Thập Lục không biết đùa vui là gì, đồ hấp! Vương Thập Lục là cái quái gì chứ, đồ khùng! Vương Thập Lục là con chó, đồ chết dẫm!

Họ vừa chửi, vừa vây xúm lại Vương Thập Lục.

- Dừng tay!

Tôi quát lên, đẩy đám đông ra, bước đến trước mặt Vương Thập Lục, vỗ vào vai anh ta, cười: "Anh là người dũng cảm, từ hôm nay trở đi, anh là phụ tá cho tôi."

Vương Thập Lục đã mím chặt môi đến rớm máu, nói: "Cảm ơn ý tốt của ông chủ, nhưng tôi đã quyết định xin nghỉ việc rồi"

Nói xong anh ta liền bước đi ngay, dáng đi buồn lặng, không ngoái lại.

Rất lâu sau này, tôi cũng không gặp lại anh ta nữa, chỉ nghe nói anh ta đã đi về Phương Nam rồi

Ai cũng có thể bay
Có một cậu bé sống trong trại mồ côi từ nhỏ. Cậu bé luôn luôn có ước mơ rằng mình có thể bay được như những chú chim. Mọi lời giải thích đều chẳng có nghĩa lý gì với cậu bé. Cậu ta luôn thắc mắc rằng tại sao mình lại không thể bay được cơ chứ trong khi trong vườn thú còn có những con chim to hơn cậu nhiều mà chúng vẫn bay được.

Có một cậu bé khác bị liệt từ nhỏ, ước mơ duy nhất của cậu bé là có thể đi đứng và chạy được giống các cô cậu bé khác. Cậu bé cũng luôn hỏi bố mình lý do tại sao cậu lại không thể đi được.

Một hôm, cậu bé sống ở trại trẻ mồ côi được đi ra ngoài. Cậu ta đến công viên và nhìn thấy cậu bé bị liệt đang chơi trong hố cát. Cậu bé chạy lại ngay hỏi xem cậu bé trong hố cát kia đã bao giờ mơ ước được bay chưa.

- Tớ chưa bao giờ mơ như vậy- Cậu bé bị liệt trả lời- Nhưng tớ luôn ước rằng tớ có thể đi lại bình thường như cậu.

- Tớ xin lỗi, chuyện của cậu thật đáng buồn. Này chúng ta có thể làm bạn với nhau được chứ?

- Tất nhiên rồi!

Hai đứa trẻ chơi với nhau rất vui vẻ cho đến khi bố cậu bé bị liệt mang chiếc xe lăn ra đón con trai mình về. Cậu bé có mơ ước được bay ra nói thầm điều gì đó vào tai bố bạn mình.

- Được thôi, nếu cháu muốn- Người bố vui vẻ đáp.

Cậu bé tiến lại chỗ bạn mình và nói:

- Cậu là người bạn duy nhất của tớ. Tớ ước gì có một điều kỳ diệu sẽ làm bạn có thể đi lại được. Tớ chỉ có thể làm được cho bạn một điều nhỏ này.

Nói rồi cậu bé cõng ngay người bạn bị liệt của mình lên lưng và đi. Lúc đầu, cậu đi từ từ, rồi dần dần cậu chạy, chạy nhanh hơn. Cậu bé bị liệt hứng thú reo lên:

- Cảm ơn cậu, đây là lần đầu tiên tớ không cần xe lăn.

Cậu bé muốn được bay càng chạy nhanh hơn nữa dù mặt cậu đỏ bừng và áo thì ướt sũng mồ hôi. Người cha hạnh phúc nhìn hai đứa trẻ chạy vòng vòng quanh thảm cỏ. Cậu bé bị liệt giơ hai tay lên trời hét to:

- Bố ơi nhìn này, con có thể bay được rồi, con đang bay này!

Câu chuyện cảm động của hai cậu bé nhắc nhở chúng ta rằng: Nếu bạn không thể bay, bạn vẫn có thể giúp người khác bay. Cũng giống như là nếu bạn không thực hiện được ước mơ của mình thì bạn vẫn có thể giúp người khác thực hiện ước mơ của họ, cho dù ước mơ đó giống hệt ước mơ của bạn. Và bạn vẫn hạnh phúc.
 
Em sẽ làm được
"Đến giờ tập rồi!", tôi la to, thế là đám học trò nhỏ vừa đùa giỡn vừa xếp thành hàng ngay ngắn trong phòng tập thể dục. Megan cũng bước theo sau và lặng lẽ đứng ở cuối hàng. Cô bé mới tám tuổi, cùng tuổi với tôi khi tôi bắt đầu tập luyện môn thể thao nhào lộn này.

Tôi yêu cầu các em thực hiện các bài tập uốn người ra trước, ra sau, nhào lộn, chống tay lộn người ra trước. Các học trò của tôi đã luyện tập thành thục các bài tập này từ nhiều tháng nay rồi, thậm chí có vài ba em đã tự tập nhào lộn ngược. Vậy mà Megan vẫn còn chưa xong với bài tập trồng chuối, chỉ đơn giản là em luôn cần nhiều thời gian hơn những bạn bè khác.

Tôi thường giúp Megan thực hiện các bài tập và động viên, khích lệ em cố gắng bằng những câu đại loại như: "Ngón chân duỗi thẳng như vậy rất tốt", "Cô thấy tay em khỏe hơn trước rất nhiều". Nhưng một hôm, vào đầu giờ học, ba của Megan xin được nói chuyện với tôi. Nhìn vẻ mặt buồn buồn của ông ấy, tôi thực sự không hiểu là có chuyện gì. Ông nói: "Tôi định cho Megan nghỉ học". "Sao vậy?", tôi hỏi. Chẳng lẽ tôi đã làm gì không phải hay sao, tôi thầm nghĩ.

Ông ấy vòng tay qua vai Megan như muốn bảo vệ con gái và nói: "Con bé không theo kịp các bạn trong lớp. Tôi không muốn nó gây trở ngại cho những bạn khác". Tôi bắt gặp vẻ mặt khổ sở của ông khi nói ra điều đó, còn Megan thì cúi gằm mặt như thể em muốn mình biến đi vậy.

Tôi nói: "Ông sai rồi! Megan rất cần đến lớp học này, có khi còn cần hơn cả những đứa trẻ khác. Tôi đâu có bắt đầu sự nghiệp là một nhà vô địch quốc gia bảy lần, tôi cũng bắt đầu từ khi còn là một cô bé tám tuổi như Megan vậy. Huấn luyện viên Igor của tôi thường nói rằng: 'Có những đứa trẻ sinh ra đã có tài, và cũng có những đứa như Christine, chỉ cần luyện tập chăm chỉ'. Mỗi khi nhìn Megan tôi thấy mình trong đó. Con bé cũng rất chăm chỉ tập luyện".

"Có thể Megan sẽ không thắng tại các kỳ thi đấu, thậm chí cũng có thể em không được chọn đi thi, nhưng tôi cam đoan với ông rằng nếu em cố gắng và tin vào bản thân mình thì điều đó còn quý giá hơn bất kỳ tấm huy chương vàng nào. Tôi tin vào Megan. Tôi tin rằng em sẽ đạt được tất cả những mục tiêu của bản thân theo cách riêng của mình."

Khi nghe những lời đó, Megan ngước nhìn tôi, đôi mắt em đẫm lệ, nhưng đôi môi em lại nở một nụ cười tươi như hoa. Ba của em ôm chầm lấy tôi nói: "Xin cảm ơn cô, cảm ơn rất nhiều", rồi quay sang Megan, nói: "Đi thay đồ đi con, đến giờ lên lớp rồi".

Cuối cùng thì Megan cũng thực hiện được tất cả các động tác, tuy có chậm hơn bạn bè. Nhưng điều quan trọng hơn là cô bé không bao giờ đứng ở cuối lớp nữa. Từ hôm đó trở đi, mỗi khi tôi bảo xếp hàng thì Megan lại chạy lên đứng ngay hàng đầu tiên.

Trên đường đi
Đó là một buổi sáng thứ bảy ấm áp tại thành phố Montpelier tiểu bang Ihado. Tôi đã làm việc suốt tuần và chỉ nghĩ đến việc hòan tất công việc ở xưởng càng sớm càng tốt để chuẩn bị cho chuyến đi câu sắp tới. Trước giờ, tôi chưa từng đặt chân đến cái hồ chứa nước nhân tạo này, nhưng tôi luôn mơ ước một ngày nào đó mình sẽ đến nơi đó. Một số người khách ở cửa tiệm của tôi đã hướng dẫn cho tôi đường đi đến đó, thế nhưng chuyến đi này không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ.

Sáng hôm đó, tôi làm việc trong xưởng mãi cho đến 2 giờ chiều, cuối cùng thì tôi cũng thuyết phục được bản thân mình tạm ngưng mọi việc để đi đến hồ câu cá. Tôi gọi điện cho anh rể, anh Ron, và rủ anh ấy đi cùng. Tôi cũng không thèm nói trước với anh ấy về nơi mà chúng tôi sẽ đến cho đến khi tôi đến đón anh ấy. Anh ấy đã nhận lời mời đột xuất của tôi, thế là, tôi đã bỏ tất cả dụng cụ cần thiết của tôi vào trong chiếc xe Jeep cũ màu xanh và lên đường đến chỗ anh Ron.

Khi tôi cho anh ấy biết nơi mà chúng tôi sẽ đến thì anh ấy bảo: “Giờ này nếu đến nơi thì cũng quá trễ rồi”. Nhưng dù sao thì anh ấy cũng vẫn chịu đi cùng tôi đến đó.

Chúng tôi lái xe lên đường mà không cần đến bản đồ hay bất kỳ một sự chỉ dẫn chính xác nào cả. Chạy mãi dọc theo con đường cao tốc cho đến khi tới một con đường đất thì tôi rẽ, sau khi đi thêm được khỏang mười dặm nữa chúng tôi gặp một ngã ba, tôi quẹo qua một trong hai con đường mà không chút do dự.

Anh Ron hỏi: “Làm sao mà cậu biết được chúng ta phải rẽ sang hướng này?”.

Tôi đáp: “Em cũng không chắc nữa”.


Điều đó càng khiến anh Ron thêm tin rằng chúng tôi sẽ không còn thời gian để câu được bất kỳ con cá nào. Đi thêm năm dặm nữa, lại đến một ngã ba khác và đến lúc này, việc tôi lại tiếp tục rẽ sang hướng khác nữa vẫn không giúp tôi lấy được lòng tin của anh Ron. Anh ấy vẫn tin rằng nếu chúng tôi tiếp tục đi thì chúng tôi sẽ bị lạc đường.

Cuối cùng, vào lúc mặt trời lặn, chúng tôi đã lên đến đỉnh đồi nhỏ, khung cảnh bờ hồ tuyệt đẹp xuất hiện trước mắt chúng tôi. Ngọai trừ một chiếc xe Jeep nhỏ, mui trần đậu ở gần chỗ mép nước, thì xung quanh đến vài dặm cũng không hề có một bóng người. Tòan bộ quang cảnh xung quanh bờ hồ này là thuộc về chúng tôi.

Khi chúng tôi đến gần chiếc xe Jeep nọ, một chàng thanh niên vui vẻ chào chúng tôi. Anh ta ở đó với vợ và đứa con mới sinh, bình acquy trong xe của họ đã hỏng. Họ không có diêm để nhóm lửa, không có lấy một chiếc áo khoác, chỉ có duy nhất một chiếc chăn mỏng để dành cho em bé. Anh ta đang rất lo lắng, biết rằng vợ con mình không thể nào ở đây qua đêm trong lúc chờ anh ta đi tìm một ai đó nhờ giúp đỡ. Còn một lý do nữa là khi trời bắt đầu tối, chắc chắn anh ta sẽ bị lạc đường.

Chàng thanh niên nói với chúng tôi rằng anh ta đã cho kiểm tra tòan bộ chiếc xe Jeep của mình trước khi đưa cả nhà đi chơi. Sau khi bình ắc quy bị hỏng, anh đã quyết định ở lại với vợ con mình với một hy vọng mong manh là sẽ có ai đó đi ngang qua đây.


Tôi và anh Ron lấy cáp bình ắc quy của chúng tôi ra và giúp anh ta khởi động chiếc xe. Xe nổ máy, anh ấy cảm ơn chúng tôi hết lời, và rồi họ rời khỏi.

Đứng nhìn vợ chồng họ lái xe đi khỏi, anh Ron quay sang hỏi tôi: “Cậu có còn muốn tiếp tục bắt cá nữa không?”.

Tôi nói một tiếng cụt ngủn: “Không”. Chúng tôi quay trở lại xe của mình rồi nhanh chóng theo sau họ để đảm bảo họ không gặp thêm rắc rối nào trên đừơng về nhà.

Chuyện đó đã xảy ra cách đây hơn ba mươi năm. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn chưa từng quay trở lại cái hồ đó. Và thậm chí tôi cũng không dám chắn rằng cái hồ có còn tồn tại ở đó hay không. Nhưng có một điều mà tôi chắn chắn là: qua niềm đam mê câu cá của tôi, Chúa đã đáp lại lời cầu xin của một người cha.
 
Lòng tốt
Mùa hè, Nick làm thêm trong tiệm bánh pizza. Công việc của cậu là đi tìm khách mua (như kiểu tiếp thị) và được hưởng 20% tiền hoa hồng từ mỗi cái bánh cậu bán được.

Bạn bè trong kí túc xá nói rằng bánh thì ngon thật nhưng giá đắt quá. Nick nói ngay là cậu sẽ giảm giá 20% cũng có nghĩa là cậu sẽ mất 20% tiền hoa hồng. Mọi người ai cũng khoái nhưng riêng tôi thì thấy nóng mũi. Nick quả là không lỏi, quán pizza đó đang giảm giá 20%, tức là dù Nick có giảm giá 20% cho bạn bè thì cậu vẫn đút túi 20% cơ mà, chẳng đi đâu mà thiệt. Nhưng mọi người đâu có ai biết điều đó. Nhìn tất cả xúm xít đăng kí mua bánh kìa. Lừa dối cả bạn bè, tử tế quá!

Nhưng có một người biết tôi đang nghĩ gì, đó là thầy Anderson.

- Thầy mới cùng một người bạn đến đó hôm qua. Bánh pizza rất ngon.

- Nhưng cậu ta đã nói dối trên lòng tin của người khác! - Tôi nói.

- Thế em nghĩ mọi người không có lợi gì sao?

- Có, mọi người mua rẻ hơn 20% nhưng... - Tôi lúng túng.

- Thế là đủ. Nếu Nick không mời, chưa chắc tất cả chúng ta đã được ăn bánh giảm giá mà được đem đến tận nơi. Tất cả đều vui, chúng ta còn mong ước gì hơn? Thầy thấy Nick vốn là một chàng trai tốt. Một người hành động có thể coi là tốt khi giúp đỡ được nguời khác và đồng thời giúp đuợc chính mính. Em nghĩ mà xem, nếu Nick chịu thiệt 20% tiền hoa hồng của mình với chính bản thân mình, vì cậu ấy không còn xu nào và phải ngửa tay xin bố mẹ. Và chúng ta liệu có đành lòng ăn chiếc bánh ấy không?

Hãy chỉ lên tiếng nếu sự im gây nguy hại cho người khác. Nhưng nếu sự lên tiếng ấy chỉ làm xấu hổ người nói dối, không giúp được ai và làm những người khác buồn, thì bạn sẽ lại là người có lỗi.

Tấm bùa may mắn
“Này, cô nàng tóc đỏ, cô thiếu tôi 5 xu đó nha!”.

Susan vô ý va phải Frank trong lúc anh đang chơi Pinball trong quán bar nơi cô đang làm việc. Ánh đèn đỏ chiếu sáng TILT báo hiệu trò chơi đã kết thúc. Thế là, Susan phải lấy từ trong túi áo của mình một đồng 5 xu, thảy cho Frank, rồi quay trở về công việc của mình.

Frank tự tin nói với người phục vụ ở quầy rượu: “Một ngày nào đó tôi sẽ lấy cô ấy”.

“Anh có chắc không đó”, người phục vụ cười lớn. “Cô ấy làm việc ở đây lâu rồi, thế nhưng theo tôi được biết thì cô ấy chưa bao giờ hẹn hò với ai cả. Chúc anh may mắn nha!”. Frank xoay đồng xu giữa hai ngón tay, biết rằng nó chính là tấm bùa may mắn của mình.

Từ lâu, Susan đã sống cuộc đời của một quả phụ trẻ và của một người mẹ độc thân. Có nhiều chuyện để cô ấy bận tâm hơn là làm phức tạp thêm cuộc sống của mình bằng cách hẹn hò với một gã đàn ông khác.

Cuối cùng, thần may mắn cũng mỉm cười với Frank khi anh có được một cuộc hẹn hò với Susan. Sau cuộc hẹn đó, Frank đã hoàn toàn gục ngã trước Susan và cô đã chiếm trọn trái tim anh. Ít lâu sau, không những Frank có được tình yêu của Susan mà còn giành được cảm tình của cô con gái nhỏ của cô.

Họ đã trải qua những tháng ngày khó khăn, vất vả sau ngày cưới. Frank gia nhập hải quân và thực thi nhiệm vụ ở nước ngoài, Susan một lần nữa trở thành một người mẹ độc thân. Một bé gái nữa chào đời, khiến cô ngày càng trở nên vất vả hơn, cả hai đứa con gái đều rất yêu thương cha chúng. Rồi thời gian cũng nhanh chóng trôi qua.


Frank rất thích kể câu chuyện đồng năm xu may mắn cho bất kỳ ai muốn nghe. Đôi mắt anh rạng ngời khi nói về tình yêu sâu sắc mà anh đã dành cho Susan.

Vậy là họ đã cưới nhau được 50 năm. Đó thực sự là một ngày thật đặc biệt. Lễ kỷ niệm ngày cưới thật tuyệt vời làm sao! Chúng tôi thật vinh dự khi được làm khách mời của họ.

Không lâu sau đó, Frank lâm bệnh. Nhưng, anh luôn giữ nét mặt tươi cười với tất cả mọi người và vẫn dành cho Susan một tình yêu sâu sắc. Frank chưa bao giờ than phiền điều gì với bất kỳ ai. Anh có một niềm tin mãnh liệt và biết mình sớm muộn gì cũng sẽ về với Chúa. Sau vài tháng đấu tranh gian khổ với bênh tật, Frank đã qua đời.

Tất cả chỗ ngồi tại nhà tang lễ đều chật ních người vì ai cũng muốn đến để tường niệm người bạn thân thương này. Mỗi người trong chúng tôi đều tưởng nhớ đến anh theo cách riêng của mình. Những lời nói mà vị mục sư đã dành tặng Frank tất cả đều tràn đầy tình yêu thương và sự trân trọng. Chúng tôi đã cười, trái tim như được sưởi ấm trở lại khi vị mục sư đã chia sẻ những kỷ niệm về người đàn ông đặc biệt này. Và rồi vị mục sư kể câu chuyện đồng xu. Ông nói rằng Frank đã gọi điện và xin được gặp ông khoảng một tuần trước khi anh qua đời. Trong chuyến thăm đó, Frank đã đưa cho ông tấm bùa may mắn mà anh đã cất giữ nó trong suốt nhiều năm qua.

Ông lấy đồng xu từ trong túi mình ra, đến bên cạnh Susan, và nói. “Frank nhờ tôi giữ hộ anh ấy đồng năm xu này và đưa nó lại cho cô trong ngày tang lễ của anh ấy. Anh ấy muốn cô tiếp tục cất giữ nó và sẽ chờ cô ở bàn chơi Pinball”.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top