Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (26/8/1789)
“Tuyên ngôn nhân quyền” - viết tắt của “Tuyên ngôn Nhân quyền và Quyền của công dân” là văn kiện quan trọng trong đại Cách mạng Pháp. Toàn văn, ngoài lời nói đầu ra còn có 14 điều, sơ lược liệt kê cương lĩnh chính trị và nguyên tắc hiến pháp của giai cấp tư sản. Được quốc hội quốc dân thông qua vào ngày 20 – 26/8/1789. Sau này qua nhiều lần sửa đổi thành lời tựa cho Hiến pháp năm 1791. Trên thực tế là nguyên tắc cơ bản tạo nên hiến pháp. Việc công bố “Tuyên ngôn” đã tiếp thu những tinh hoa của “Công ước nhân dân” phái bình đẳng thời kỳ cách mạng Anh thế kỷ 17 và “Tuyên ngôn độc lập” Mỹ thế kỷ 18. Cơ sở triết học của nó là tư tưởng về “Phép tự nhiên” và “khế ước xã hội” của hai học giả khai sinh nó là Locke và Rousseau: Cải biến chế độ phong kiến Pháp và tình trạng bất bình đẳng xã hội là mục tiêu chủ yếu của “Tuyên ngôn nhân quyền” do giai cấp tư sản định ra.
“Tuyên ngôn Nhân quyền” ra đời có vai trò thúc đẩy cực lớn đối với đại cách mạng Pháp. Nó có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội châu Âu. Cùng với sự phát triển sâu sắc của cách mạng, một bộ phận trong Hiến pháp được thông qua ngày 14 tháng 6 năm 1793 đã sửa đổi “Tuyên ngôn nhân quyền”. Mục đích của xã hội mưu cầu hạnh phúc cộng đồng, nhân dân được hưởng quyền lao động, quyền cứu tế, quyền giáo dục và thừa nhận nhân dân có quyền khởi nghĩa. Thế nhưng bộ hiến pháp này vẫn chưa được thực thi.
Hiến pháp (1795) ba năm cộng hòa tuy rằng vẫn trên cơ sở “Tuyên ngôn nhân quyền”, nhưng đã thay đổi nhiều về mặt nội dung. Điều 1 của “Tuyên ngôn” đã bị cắt bỏ và sửa chữa. Vừa không đề cập đến “Hạnh phúc cộng đồng” cũng không nêu ra tư tưởng, tự do ngôn luận và ngoài quyền lợi ra cần tăng thêm điều khoản “nghĩa vụ”. “Tuyên ngôn” sửa đổi thành “Tuyên ngôn nhân quyền, công dân và nghĩa vụ”, cho đến tận năm 1946 khi hiến pháp lần thứ bốn cộng hòa được thông qua, thì mới bằng hình thức lời nói đầu. Một lần nữa quy định rõ các quyền lợi của nhân dân, và bổ sung thêm các điều khoản liên quan tới việc bảo đảm quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em. Hiến pháp cộng hòa lần thứ 5 vẫn tuân thủ “Tuyên ngôn” và xác nhận việc bổ sung thêm nội dung nhân quyền của hiến pháp năm 1946.
Quốc hội thừa nhận và tuyên bố các quyền sau đây của con người và của công dân, với sự chứng kiến của đấng tối cao!
Điều 1: Mọi người sinh ra được sống tự do và bình đẳng; mọi phân biệt xã hội chỉ có thể đặt trên cơ sở ích lợi chung.
Điều 2: Mục đích của các tổ chức của con người; các quyền này là quyền tự do, quyền sở hữu, quyền được an toàn và chống áp bức.
Điều 3: Nguyên tắc chủ yếu đặt ở chủ quyền quốc gia. Không một tổ chức, không một cá nhân nào có thể sử dụng quyền hành mà không xuất phát từ nguyên tắc đó.
Điều 4: Tự do có nghĩa là có thể làm mọi điều không gây hại cho người khác. Như vậy việc thực hành các quyền tự nhiên của mỗi người chỉ bị giới hạn trong sự đảm bảo các thành viên khác của xã hội được hưởng các quyền đó. Các giới hạn này có thể do luật pháp quy định.
Điều 5: Luật pháp chỉ có quyền cấm đoán những hành vi có hại cho xã hội. Tất cả những điều mà luật pháp không cấm đoán đều không thể bị ngăn cản, và không ai có thể bị buộc phải làm những điều mà luật pháp không bắt làm.
Điều 6: Luật pháp là sự biểu thị ý chí chung, mọi công dân đều tham gia trực tiếp hoặc thông qua các địa biểu của mình vào việc xây dựng luật pháp; luật pháp phải là như nhau đối với tất cả mọi người, khi bảo hộ cũng như khi trừng phạt. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, nên đều có thể giữ mọi chức vụ, mọi địa vị, mọi công vụ theo năng lực và không có bất kỳ sự phân biệt nào khác ngoài đạo đức và tài năng của mỗi người.
Điều 7: Bất cứ ai cũng chỉ có thể bị buộc tội, bị bắt, bị giam trong những trường hợp do luật pháp quy định và theo các hình thức do luật pháp quy định. Những kẻ yêu cầu, thúc đẩy, thi hành hoặc cho thi hành những mệnh lệnh độc đoán đều phải bị trừng phạt; những công dân nếu bị gọi hoặc bị bắt chiểu theo luật pháp mà có hành vi kháng cự cũng đều bị buộc tội.
Điều 8: Luật pháp chỉ có thể đặt các hình phạt thực sự và cũng là cần thiết và ai nấy chỉ có thể bị trừng phạt chiểu theo một luật đã được xây dựng và ban bố trước khi xảy ra việc phạm tội và được thi hành một cách hợp pháp.
Điều 9: Mọi người đều được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội. Nếu xét thấy cần thiết cho việc bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết đều bị luật pháp xử phạt nghiêm khắc.
Điều 10: Không thể bị gây phiền hà do có quan điểm hay tín ngưỡng khác nhau, miễn là không có biểu hiện gây rối trật tự công cộng do luật pháp quy định.
Điều 11: Việc tự do trao đổi về tư tưởng và quan điểm là một trong những quyền quý nhất của con người. Mọi công dân có thể phát ngôn, viết hay tiến hành in ấn một cách tự do nhưng phải chịu trách nhiệm về sự lạm dụng quyền tự do đó trong những trường hợp mà luật pháp đã quy định.
Điều 12: Việc bảo đảm các quyền con người và công dân đòi hỏi phải có một lực lượng công cộng. Lực lượng này được lập ra vì lợi ích riêng của những người được giao sử dụng đó.
Điều 13: Để nuôi dưỡng lực lượng công cộng và để có những khoản chi phí hành chính, việc đóng góp chung là cần thiết và phải được phân bổ bình đẳng cho các công dân, tùy theo khả năng từng người.
Điều 14: Mọi công dân đều có quyền hoặc trực tiếp hoặc thông qua các địa diện của mình, được xem xét sự cần thiết của sự đóng góp chung, được tự do thỏa thuận đóng góp, được theo dõi việc sử dụng và được ấn định số lượng, cách thức và thời hạn đóng góp.
Điều 15: Mọi công dân đều có quyền hoặc trực tiếp hoặc thông qua các đại diện của mình, được xem xét sự cần thiết của sự đóng góp chung, được tự do thỏa thuận đóng góp, được theo dõi việc sử dụng và được ấn định số lượng, cách thức và thời hạn đóng góp.
Điều 16: Xã hội có quyền lợi chưa được đảm bảo, phân quyền chưa được xác lập thì đều chưa có hiến pháp.
Điều 17: Tài sản là quyền lợi và thần thánh không thể xâm phạm được, trừ khi có những nhu cầu xã hội càn thiết và trong điều kiện được bồi thường một cách bình đẳng, tài sản còn lại của mọi người đều không bị cướp đoạt.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: