Tục ăn trầu của người xưa.
1. Vị trí trong văn hóa Việt
- Một đĩa trầu têm cánh phượng.
- Một đĩa cau trầu đã têmTrầu cau là những thứ ngày xưa không thể thiếu trong các dịp xã giao hay lễ hội của người Việt. Tuy rằng ngày nay các phong tục tập quán này mất đi khá nhiều nhưng nó vẩn còn mang ý nghĩa sâu đậm trong văn hóa và văn chương Việt Nam.
- Ngoài truyện cổ tích Trầu Cau, sau đây là một số thí dụ tiêu biểu:
Thương nhau cau sáu bổ ba,
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.
—Ca dao
Quả cau nho nhỏ,
Cái vỏ vân vân.
Nay anh học gần,
Mai anh học xa
Lấy anh từ thuở mười ba,
Đến năm mười tám thiếp đà năm con.
Ra đường thiếp hãy còn son,
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.
Cái vỏ vân vân.
Nay anh học gần,
Mai anh học xa
Lấy anh từ thuở mười ba,
Đến năm mười tám thiếp đà năm con.
Ra đường thiếp hãy còn son,
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.
_Ca dao_
Miếng trầu là đầu câu chuyện.
Bỏ thuốc tậu trâu; bỏ trầu tậu ruộng.
Bỏ thuốc tậu trâu; bỏ trầu tậu ruộng.
-Tục ngữ -
Mời Trầu
Quả cau nho nhỏ, miếng trầu ôi,
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
Quả cau nho nhỏ, miếng trầu ôi,
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
—Thơ của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Tục nhuộm răng đen cũng có liên hệ với tục ăn trầu tuy hai tập tục này là hai khía cạnh khác nhau. Một mang hình thức xã giao và lễ nghi, một là cách trang sức nhưng cả hai bổ sung cho nhau.
2. Dụng cụ ăn trầu.
Vì vai trò văn hóa của tục ăn trầu, nhiều nền văn hóa có những dụng cụ đặc biệt gắn liền với tập tục này.
Ở Việt Nam dùng cơi trầu để cất giữ các vật liệu. Cơi thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy. Đám cưới ngày nay vẫn còn dùng cơi khi bày trầu cau làm sính lễ rước dâu. Có nơi dùng âu trầu (còn gọi là ô) làm bằng kim loại, dáng như một cái vại có chân. Ngoài ra còn có bình vôi đặt ở chỗ tiếp khách để người ăn trầu dùng khi têm trầu. Muốn lấy vôi ra thì dùng chìa vôi để quết. Khi cần một lượng vôi nhỏ để dễ mang đi thì người Việt dùng ống vôi. Bộ xà tích trong trang phục cổ truyền của người phụ nữ Miền Bắc đeo bên sườn thường có đính một ống vôi để tiện mang bên mình. Người già yếu răng không ăn trầu được thì có cối giã trầu bằng kim loại để nghiền nát miếng trầu cho dễ ăn. Tục ăn trầu cũng tạo ra bã trầu nên những nhà giàu có thường đặt ống nhổ ở chỗ tiếp khách đựng bã trầu. Những vật dụng này đến đầu thế kỷ 20 được coi là một bộ phận trong nghi vệ của một vị quan và những nhà quyền quý. Khi quan đi xa thì có những người bưng tráp , bình vôi, ống nhổ v.v.
==========================
3. Tản mạn về tục ăn trầu của người xưa.
"Miếng trầu là đầu câu chuyện”, trầu cau là “đầu trò tiếp khách”, lại là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến dùng trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ mừng, lễ thọ... Trong chuyện cưới hỏi ngày xưa cho tới ngày nay, những quả cau, miếng trầu luôn chiếm vị trí rất quan trọng, nó như sợi dây kết chặt mối lương duyên cho những đôi trai gái thành vợ thành chồng.
Theo các nhà sử học thì tục lệ ăn trầu có từ thời vua Hùng, và gắn liền với nó là một câu chuyện hết sức cảm động về tình cảm anh em, vợ chồng. Sự tích kể rằng ngày xưa, ở một vùng nọ có hai anh em mồ côi cả cha lẫn mẹ, họ rất thương yêu nhau. Tuy không phải sinh đôi nhưng hai người rất giống nhau từ vóc dáng cho đến khuôn mặt. Rồi họ cùng yêu một cô gái, trong hai người thì người anh được cô gái đáp lại tình cảm và họ trở thành vợ chồng. Người em rất buồn. Một hôm hai anh em đi làm, người em về trước người anh, vợ của người anh tưởng chồng về chạy ra ôm chầm lấy. Đúng lúc đó thì người anh về, trông thấy sự việc đã sinh hiểu lầm người em. Từ khi người anh lấy vợ, tình cảm dành cho người em vốn đã nhạt đi, thì nay anh lại càng hờ hững hơn với em. Một bữa, không chịu được nỗi buồn trong lòng, người em bỏ nhà đi. Anh cứ theo con đường mòn dẫn vào rừng mà đi, đến một con suối rộng và sâu không thể lội qua được, người em ngồi xuống bên bờ suối, sự mệt mỏi, nỗi buồn và giá lạnh khiến anh tê dại, anh cứ ngồi trơ trơ bất động như vậy và chết, hóa thành một tảng đá vôi. Người anh trở về, không thấy em đâu liền đi tìm. Anh cũng đi vào rừng, nhưng đi mãi mà vẫn không thấy em đâu, người anh vừa buồn vừa mệt mỏi, đến chỗ con suối, không lội qua được anh ngồi xuống tựa vào tảng đá nghỉ mà không biết đó chính là em mình, rồi anh cũng chết và hóa thành một loại cây không cành gọi là cây cau. Ở nhà người vợ chờ mãi không thấy chồng và em trở về, nên cũng vào rừng tìm, đến con suối rộng và sâu kia, chị ngồi tựa và cây cau nghỉ rồi cũng chết và hóa cây trầu leo bám vào hòn đá vôi rồi quấn quanh cây cau.
Sau này, khi vua Hùng đi ngang qua và nghỉ chân tại đây, được dân làng kể lại câu chuyện, cảm kích trước mối tình của họ, Vua bèn sai người lấy quả cau bổ ra thành miếng, lấy một lá trầu và một ít đá vôi ăn thử, thấy thơm lại có vị cay cay, nhỏ nước ra thấy một màu đỏ ối. Vua bèn truyền cho thiên hạ lấy giống của cây trầu và cây cau về trồng, dùng vào việc tế tự. Và tục lệ ăn trầu ra đời từ đó.
Tục lệ ăn trầu đã trở thành một tập quán không thể thiếu trong cuộc sống của người xưa, miếng trầu gồm có một miếng cau tươi (hoặc khô), một miếng vỏ, một lá trầu và một chút vôi. Khi ăn vào sẽ có vị cay, thơm, ngoài ra còn làm chắc răng, sạch miệng. Trong việc giao tiếp hàng ngày, người xưa thường mời nhau ăn trầu:
Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, trầu cau là “đầu trò tiếp khách”, lại là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến dùng trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ mừng, lễ thọ...
Trong chuyện cưới hỏi ngày xưa cho tới ngày nay, những quả cau, miếng trầu luôn chiếm vị trí rất quan trọng, nó như sợi dây kết chặt mối lương duyên cho những đôi trai gái thành vợ thành chồng.
Khi một người nào đó đến tuổi lấy vợ và chọn cho mình được người con gái ưng ý cũng như cha mẹ thuận lòng, lúc đó nhà trai sẽ mang một lễ nhỏ gọi là lễ dạm ngõ đến nhà gái se duyên cho đôi trẻ, lễ dạm ngõ là một cơi trầu.
Hai bên đồng ý thì sẽ chọn ngày ăn hỏi, lễ ăn hỏi gồm từ một đến hai buồng cau, một cơi trầu, một khúc vỏ. Ngoài ra còn có thêm những món lễ vật khác như: mứt sen, bánh cốm, chai rượu, thuốc lá và thường có cả tiền dẫn cưới. Tất cả được đựng trong những tráp lớn có phủ vải đỏ.
Khi đám cưới kết thúc, cô dâu chú rể sẽ bưng khay trầu mời và cảm ơn họ hàng, khách khứa.
Lễ cưới là vậy, còn khi tế gia tiên thì có trầu têm, tế lễ thiên thần thì phải 3 lá trầu phết một tí vôi trên ngọn lá và quả cau để nguyên.
Ngày nay, mặc dù trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày, người ta không còn mời nhau ăn trầu nữa mà thay vào đó là những đồ ăn thức uống của thời hiện đại, nhưng hình ảnh người bà ngồi bên hiên nhà bỏm bẻm nhai trầu, vừa quạt vừa kể chuyện cổ tích cho đàn cháu nhỏ nghe sẽ vẫn khắc sâu trong tâm tưởng mỗi chúng ta. Tục lệ ăn trầu mãi mang đậm nét bản sắc dân tộc và tính nhân văn trong cuộc sống của dân tộc Việt Nam.
===============
Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong cách, vừa là thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. Miếng trầu là đầu câu chuyện. Với thôn dân Việt Nam, miếng trầu thắm têm vôi nồng cùng cau bổ tám bổ tư , vỏ chay rể quạch luôn là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm. Miếng trầu làm người với người gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Và với các nam nữ thanh niên xưa thì nó là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng hội nước.
Cây cau thẳng, dây trầu mềm, khắp xứ sở Việt Nam đâu mà không thấy, hàng cau phía trước bên bể nước mưa và giàn trầu trong mỗi ngôi nhà nơi thôn dã luôn là biểu hiện của sự thái bình. Trong Nam có 18 thôn vườn trầu, tổng diện tích hàng trăm cây số vuông. Ngoài Bắc, dọc các thôn xóm ven sông Hồng, ngày xưa tới đâu mà chẳng nghe câu hát:
"Ru con con ngủ cho rồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu.
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu,
Mua cau Nam phố, mua trầu chợ Dinh."
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu.
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu,
Mua cau Nam phố, mua trầu chợ Dinh."
Và ở miền Trung, đâu đâu cũng thấy thấp thoáng bóng cau bên cạnh bóng dừa và văng vẳng đâu đây câu hát:
"Bồng em mà bỏ vô nôi,
Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu,
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu,
Mua cau Bát Nhị, mua trầu Hội An."
Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu,
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu,
Mua cau Bát Nhị, mua trầu Hội An."
Sách xưa thì ghi: "Ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm" những vật dụng cho việc ăn trầu hôm nay vẫn thấy, đó là cơi trầu (gắn liền với câu: đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu), là dao bổ cau (gắn liền với câu: mắt sắc dao cau), là chiếc âu trầu, là bình vôi, chìa vôi, ống vôi, là khăn, là túi đựng trầu. Nhà giàu còn đựng được tráp trầu, khay trầu sơn màu khảm trai rất đẹp. Như thế đủ thấy trầu cau gắn liền với sinh hoạt của nông thôn ta chặt chẽ và lâu đời biết dường nào. Trầu dùng tiếp khách hàng ngày, như bát chè xanh, như điếu thuốc lào. Trầu làm sính lễ trong đám hỏi, trầu thay cho thiệp báo, thiệp mời trước ngày hôn lễ, trầu có mặt trong mỗi cuộc vui buồn của làng quê, Xuân đến, Tết về, trầu cau còn là quà tặng. Thơ Nguyễn Khuyến có câu:
"Kiếm một cơi trầu sang biếu cụ
Xin đôi câu đối để mừng ông."
Xin đôi câu đối để mừng ông."
Hơn thế, trầu cau còn là đồ cúng lễ, ngày giỗ. Dân gian có câu "Sửa cơi trầu, đĩa hoa dâng cụ" để tưởng nhớ tổ tiên, để ghi nhớ công ơn nuôi nấng sinh thành của bậc tiền nhân. Trầu cau gần gũi với sinh hoạt của người Việt như thế nên hiển nhiên nó cũng trở thành hình tượng của văn học dân gian. Sự tích Trầu Cau là một câu chuyện bi ai mà thắm đượm nghĩa tình với hình tượng khó quên cây cau-người chồng, dây trầu-người vợ và hòn đá (vôi)-đứa em trai chồng... Rồi đến cả trăm câu ví, câu đố, ca dao, ngạn ngữ, tục ngữ dân gian mà tập trung nhất là những bài, những câu của trai gái nói, hát với nhau gọi là những câu hát trao duyên, câu hát mời trầu. Hát mời trầu có tới hàng trăm câu hát khác nhau nhưng câu nào cũng nói tới trầu, cau, vôi, vỏ hoặc nói về cái tài của người bổ cau, têm trầu. Câu hát mời trầu cũng là câu hát bày tỏ lòng mình. Bên cạnh những "vôi nồng", "miếng trầu cánh phượng", "cau bổ bốn bổ ba", là những "trầu giải yếm giải khăn", "trầu loan, trầu phượng, trầu tôi trầu mình" là những "trầu tính trầu tình", "trầu nhân, trầu ngãi"... để rồi thành "trầu mình lấy ta", "trầu nên vợ nên chồng". Tục ăn trầu còn gắn với phong tục nhuộm răng đen để có những má hồng răng đen tiêu biểu của cái đẹp con gái thuở nào. Người thôn nữ má hồng răng đen, một thuở đã trở thành hình ảnh làm si mê biết bao chàng trai, như câu ca xưa:
"Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen."
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen."
4. Tục ăn trầu ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
- Ở Việt Nam trầu có thể thêm vôi, vỏ chay, vỏ quạch, vỏ quế và thuốc lào. Các loại thực vật khác được dùng ăn kèm có vỏ trầm, rễ sen, vỏ khoai, vỏ đỏ.
- Ở Miến Điện thì trầu ("kun-ya") có thêm đậu khấu, đinh hương và cau.
- Ở Ấn Độ trầu gọi là "paan", thường có thuốc lào, cau vụn, gói trong lá trầu. Nhiều hương liệu khác cũng được dùng ăn kèm như bạch đậu khấu. Khi cầu kỳ thì bọc thêm miếng bạc lá. Loại ngọt, "meetha paan" thì thêm dừa, gia vị và cả mứt trái cây. Theo Ấn Độ giáo thì trầu cũng dùng làm lễ vật khi cúng thần ("puja") và cử hành hôn lễ. Miếng trầu ở Ấn Độ têm hình phễu nhọn mũi.
- Ở Philippines, tục ăn trầu ("nga-nga") vẫn còn phổ thông trong giới cao niên.
- Người Đài Loan là những người buôn bán và ăn trầu cau nổi tiếng thế giới, với khoảng 20% dân số ăn cau và hàng năm khoảng 3 tỷ USD được tiêu thụ. Hàng năm, họ nhập khẩu rất nhiều cau từ Sumatra, Malacca, Thái Lan, Việt Nam.
4. Hậu quả với sức khỏe
Hàng trầu ở Ấn Độ Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu Ung thư (International Agency for Research on Cancer/IARC) cho rằng việc ăn trầu có thể gây ung thư.[2] Hóa chất chính là từ lá trầu làm tăng tỷ lệ ung thư miệng gấp 8,4 lần. Nếu ăn kèm với thuốc lào tỷ lệ tăng lên 9,9 lần.
Nguồn - Internet.