Tục “đa hậu” của nhà Lý
Đại Việt sử ký tiền biên cho biết, Lý Thái Tổ mới lên ngôi “Lập sáu hoàng hậu”.
Năm Bính Thìn (1016), vua lập tiếp ba Hoàng hậu, là vị vua có nhiều Hoàng hậu nhất trong các vua Việt. Con cháu vua Lý Thái Tổ cũng noi gương “đa hậu” mà lập nhiều chính cung.
Vua thứ hai Lý Thái Tông (1028 - 1054) lập bảy hoàng hậu khi lên ngôi năm Mậu Thìn (1028). Năm Ất Hợi (1035), lập tiếp Thiên Cảm hoàng hậu là tám.
Vua thứ ba Lý Thánh Tông cũng lập hoàng hậu tám người. Vua thứ tư Lý Nhân Tông được Việt sử lược chép: “Vua đã cao tuổi, chưa có con thừa tự, nên lập nhiều bà Hậu”.
Vua thứ năm Lý Thần Tông năm Mậu Thân (1128) lập Lệ Thiên Hoàng hậu Lý Thị, Minh Bảo phu nhân Lê Thị.
Về sau vua có thêm các bà phu nhân, phi khác: Cảm Thánh phu nhân Lê Thị (mẹ vua Anh Tông), Nhật Phụng phu nhân Lê Thị, Phụng Thánh phu nhân Lê Thị, Chương Anh thứ phi Lý Thị.
Vua thứ sáu Lý Anh Tông (1138 - 1175) năm Mậu Ngọ (1138) lập Hoàng hậu là Chiêu Linh Hoàng hậu Vũ Thị. Sau này, vua có thêm Thần phi Bùi Chiêu Dương, Quý phi Hoàng Ngân Hoa, Đức phi Đỗ Kim Hằng, Thục phi Đỗ Thụy Châu (mẹ vua Cao Tông), Hiền phi Lê Mỹ Nga, Nguyên phi Từ Thị.
Vậy là 8 đời vua nam nhà Hậu Lý, 5 đời vua lập nhiều hơn một Hoàng hậu, những vua lập phi thì cũng không ít. Từ tục “đa hậu” này, đã dẫn đến nhiều hệ quả...
Các cuộc tranh giành ngôi báu
Đây là triều đại có nhiều cuộc tranh giành ngôi báu nhất trong các triều đại phong kiến nước Nam với sự dự phần to lớn của lệ “đa hậu”, dẫn tới từ nơi hậu cung của các bà hậu, bà phi cho tới nơi phủ đình của các vương đều đấu đá, tranh giành quyền lực.
Loạn tam vương xảy ra ngay sau tháng 3 năm Mậu Thìn (1028). Đại Nam quốc sử diễn ca còn ghi lại:
Thái Tông nối nghiệp thủ thành,
Anh em lại rắp đua giành ngôi cao.
Khi vua Lý Thái Tổ băng, Hoàng Thái tử Phật Mã lên ngôi theo di mệnh. Nhưng những người con khác của Lý Thái Tổ lại hùa với nhau thực hiện mưu thoán đoạt. Ba vương Đông Chinh, Dực Thánh và Vũ Đức đem quân phục sẵn trong cấm thành, đợi Thái tử đến thì đánh úp cướp ngôi. Nhưng sau loạn tam vương bị dẹp.
Căn nguyên của nó được Toàn thư giải thích: “Nhà Lý phong cho các con mẹ đích (Hoàng hậu) đều làm vương, các con mẹ thứ đều làm hoàng tử mà không đặt ngôi hoàng thái tử. Đến khi nào vua ốm nặng mới chọn một người trong các con cho vào để nối nghiệp lớn”.
Các con trai của những hoàng hậu đều được lập làm vương, nên ai cũng nuôi mộng ngôi cao. Bởi vậy khi có một người lên ngôi, các vương khác đem lòng ghen tức mà gây loạn.
Đời Lý Thần Tông không lập nhiều Hoàng hậu như các vua đời trước. Nhưng việc không dứt khoát, rõ ràng của vua Lý Thần Tông cũng gây nên cái họa đoạt vị từ thời ông còn ở dương thế.
Theo lệ, con dòng đích do Hoàng hậu sinh ra được nối ngôi. Nhưng tháng 5 năm Nhâm Tý (1132), hoàng thứ trưởng tử Thiên Lộc sinh ra trước.
Vua Thần Tông mừng lắm, lập làm con thừa tự nối long ngai cho mình về sau. Nhưng đến năm Bính Thìn (1136), Hoàng trưởng tử Thiên Tộ lại được Cảm Thánh phu nhân sinh ra.
Năm Mậu Ngọ (1138) vua mới 23 tuổi nhưng thể chất đã gần đất xa trời. Ba phu nhân là Cảm Thánh, Nhật Phụng và Phụng Thánh muốn đổi lập thái tử khác, sai người đút của cho Tham tri chính sự Từ Văn Thông dặn nếu có vâng mệnh thảo di chiếu thì chớ bỏ lời của ba phu nhân.
Đến khi vua ốm nặng sai soạn di chiếu, Văn Thông cứ cầm bút mà không viết. Một lát ba phu nhân đến, khóc lóc nghẹn ngào nói rằng:
- Bọn thiếp nghe rằng đời xưa lập con nối ngôi thì lập con đích chứ không lập con thứ. Thiên Lộc là con của người thiếp được vua yêu, nếu cho nối ngôi thì người mẹ tất sẽ tiếm lấn, sinh lòng nghen ghét làm hại, như thế thì mẹ con bọn thiếp tránh sao khỏi nạn?
Vua Thần Tông lúc này đã sắp mất, nghe lời ba bà vợ hùa vào xin thống thiết thì mủi lòng, thay đổi luôn di chiếu cho Thiên Tộ nối ngôi.
Vua chết, Thiên Tộ 3 tuổi lên ngôi, tức vua Lý Anh Tông. Thiên Lộc dù lớn tuổi hơn nhưng lại con của bậc thê thiếp, trước đó được lập lên nối ngôi, giờ lại bị giáng làm Minh Đạo vương nên uất ức.
Sách Quế Hải chí đời Tống cho biết: “Vua Anh Tôn có người anh bị phế, đảng của người ấy chạy sang tố cáo với nhà Tống, nhà Tống lại bắt tội người ấy; ý tất là Thiên Lộc”. Vậy là Thiên Lộc đã cầu cứu cả nhà Tống để đòi lại ngôi báu cho mình, nhưng việc không thành.
Sang đời vua Anh Tông, năm Tân Mùi (1151), hoàng trưởng tử Long Xưởng được Chiêu Linh Hoàng hậu Vũ Thị sinh. Sau này, năm Quý Tỵ (1173) Hoàng Thái tử Long Trát được Thục phi Đỗ Thụy Châu hạ sinh.
Vốn trước đó, Long Xưởng đã được vua chỉ định ở ngôi Thái tử để truyền ngôi. Nhưng hiềm nỗi, Long Xưởng thông dâm với cung nữ nên năm Giáp Ngọ (1174) bị phế làm thứ dân. Lý Long Trát mới 2 tuổi được làm Thái tử. Năm Ất Mùi (1175), vua Anh Tông băng hà, Long Trát lên ngôi, tức vua Lý Cao Tông.
Sau này, Long Xưởng được Cao Tông thả ra. Nhưng đến tháng Giêng năm Tân Sửu (1181), không cam lòng với ngôi Hoàng đế đáng ra có thể là của mình, Long Xưởng cầm đầu bọn gia thuộc, nô lệ trộm cướp bừa bãi, muốn mưu làm loạn song thế lực kém cỏi nên cũng bị dẹp tan.
Sự tranh đấu nơi hậu cung
Chốn hậu cung nơi các bà hoàng hậu, những người tham dự chính vào tục “đa hậu” cũng tranh đấu quyết liệt.
Ỷ Lan sinh được Hoàng Thái tử Lý Càn Đức nên vua Thánh Tông lập làm Thần phi. Còn chính cung Hoàng hậu Thượng Dương không có con trai nối dõi. Khi Càn Đức 7 tuổi lên ngôi năm Nhâm Tý (1072), tức là vua Lý Nhân Tông, Thái hậu Thượng Dương buông rèm nhiếp chính. Ỷ Lan tủi thân trách con trai:
“Mẹ đây khó nhọc mới có ngày nay, bây giờ để cho người khác ngồi hưởng phú quý, thì đặt mẹ ở địa vị nào?”.
Vua còn nhỏ tuổi, không biết phân biệt phải trái, bèn giam Thượng Dương Thái hậu, bắt ép phải chết cùng 72 cung nữ để chôn theo ở lăng vua Thánh Tông, rồi tôn mẹ làm Hoàng thái hậu. Chỉ vì sự đố kỵ đàn bà mà Thượng Dương Thái hậu hàm oan về nơi cửu tuyền.
Sau này, việc lên ngôi của vua Anh Tông cũng nhờ vào sự “đồng tâm, hiệp lực” của ba bà phu nhân Cảm Thánh, Nhật Phụng và Phụng Thánh. Một lẽ sâu xa hơn, đó chính là sự đố kỵ về danh phận của ba bà với người thiếp yêu của vua Lý Thần Tông mà ra, nên mới có việc đút lót vàng bạc cho Từ Văn Thông, mới có việc than khóc với Thần Tông để đưa Thiên Tộ thay Thiên Lộc.
Lại nói về vụ Long Xưởng. Mẹ Long Xưởng - Chiêu Linh Hoàng hậu không cam phận nên hai lần liền xin cho con mình làm vua. Khi vua Anh Tông ốm nặng, Hoàng hậu lại xin lập Long Xưởng, vua nói: “Làm con bất hiếu còn trị dân sao được”.
Sau đó, biết Thái úy Tô Hiến Thành được giao phò giá Long Trát (vua Cao Tông) lên ngôi năm Ất Mùi (1175), bà lại đem vàng bạc đút lót cho vợ Tô Hiến Thành nhưng bị từ chối.
Nào đã thôi đâu, mãn hạn tang Anh Tông, năm Mậu Tuất (1178), Chiêu Linh Thái hậu vẫn còn mưu việc phế lập cho con mình Long Xưởng khi đề nghị các quan lập lại Long Xưởng làm vua, hiềm nỗi tất thảy bá quan chối từ.
Chẳng biết có phải thấy tục đa thê gây ra nhiều phiền toái lắm chăng mà từ đó về sau, các vị vua chỉ lập một hoàng hậu duy nhất, còn phi tần, mỹ nữ, cung nhân thì tùy nghi mà nhiều ít...
Theo " Đại Việt Sử Ký Toàn Thư"
Đại Việt sử ký tiền biên cho biết, Lý Thái Tổ mới lên ngôi “Lập sáu hoàng hậu”.
Năm Bính Thìn (1016), vua lập tiếp ba Hoàng hậu, là vị vua có nhiều Hoàng hậu nhất trong các vua Việt. Con cháu vua Lý Thái Tổ cũng noi gương “đa hậu” mà lập nhiều chính cung.
Vua thứ hai Lý Thái Tông (1028 - 1054) lập bảy hoàng hậu khi lên ngôi năm Mậu Thìn (1028). Năm Ất Hợi (1035), lập tiếp Thiên Cảm hoàng hậu là tám.
Vua thứ ba Lý Thánh Tông cũng lập hoàng hậu tám người. Vua thứ tư Lý Nhân Tông được Việt sử lược chép: “Vua đã cao tuổi, chưa có con thừa tự, nên lập nhiều bà Hậu”.
Vua thứ năm Lý Thần Tông năm Mậu Thân (1128) lập Lệ Thiên Hoàng hậu Lý Thị, Minh Bảo phu nhân Lê Thị.
Về sau vua có thêm các bà phu nhân, phi khác: Cảm Thánh phu nhân Lê Thị (mẹ vua Anh Tông), Nhật Phụng phu nhân Lê Thị, Phụng Thánh phu nhân Lê Thị, Chương Anh thứ phi Lý Thị.
Vua thứ sáu Lý Anh Tông (1138 - 1175) năm Mậu Ngọ (1138) lập Hoàng hậu là Chiêu Linh Hoàng hậu Vũ Thị. Sau này, vua có thêm Thần phi Bùi Chiêu Dương, Quý phi Hoàng Ngân Hoa, Đức phi Đỗ Kim Hằng, Thục phi Đỗ Thụy Châu (mẹ vua Cao Tông), Hiền phi Lê Mỹ Nga, Nguyên phi Từ Thị.
Vậy là 8 đời vua nam nhà Hậu Lý, 5 đời vua lập nhiều hơn một Hoàng hậu, những vua lập phi thì cũng không ít. Từ tục “đa hậu” này, đã dẫn đến nhiều hệ quả...
Các cuộc tranh giành ngôi báu
Đây là triều đại có nhiều cuộc tranh giành ngôi báu nhất trong các triều đại phong kiến nước Nam với sự dự phần to lớn của lệ “đa hậu”, dẫn tới từ nơi hậu cung của các bà hậu, bà phi cho tới nơi phủ đình của các vương đều đấu đá, tranh giành quyền lực.
Loạn tam vương xảy ra ngay sau tháng 3 năm Mậu Thìn (1028). Đại Nam quốc sử diễn ca còn ghi lại:
Thái Tông nối nghiệp thủ thành,
Anh em lại rắp đua giành ngôi cao.
Khi vua Lý Thái Tổ băng, Hoàng Thái tử Phật Mã lên ngôi theo di mệnh. Nhưng những người con khác của Lý Thái Tổ lại hùa với nhau thực hiện mưu thoán đoạt. Ba vương Đông Chinh, Dực Thánh và Vũ Đức đem quân phục sẵn trong cấm thành, đợi Thái tử đến thì đánh úp cướp ngôi. Nhưng sau loạn tam vương bị dẹp.
Căn nguyên của nó được Toàn thư giải thích: “Nhà Lý phong cho các con mẹ đích (Hoàng hậu) đều làm vương, các con mẹ thứ đều làm hoàng tử mà không đặt ngôi hoàng thái tử. Đến khi nào vua ốm nặng mới chọn một người trong các con cho vào để nối nghiệp lớn”.
Các con trai của những hoàng hậu đều được lập làm vương, nên ai cũng nuôi mộng ngôi cao. Bởi vậy khi có một người lên ngôi, các vương khác đem lòng ghen tức mà gây loạn.
Đời Lý Thần Tông không lập nhiều Hoàng hậu như các vua đời trước. Nhưng việc không dứt khoát, rõ ràng của vua Lý Thần Tông cũng gây nên cái họa đoạt vị từ thời ông còn ở dương thế.
Theo lệ, con dòng đích do Hoàng hậu sinh ra được nối ngôi. Nhưng tháng 5 năm Nhâm Tý (1132), hoàng thứ trưởng tử Thiên Lộc sinh ra trước.
Vua Thần Tông mừng lắm, lập làm con thừa tự nối long ngai cho mình về sau. Nhưng đến năm Bính Thìn (1136), Hoàng trưởng tử Thiên Tộ lại được Cảm Thánh phu nhân sinh ra.
Năm Mậu Ngọ (1138) vua mới 23 tuổi nhưng thể chất đã gần đất xa trời. Ba phu nhân là Cảm Thánh, Nhật Phụng và Phụng Thánh muốn đổi lập thái tử khác, sai người đút của cho Tham tri chính sự Từ Văn Thông dặn nếu có vâng mệnh thảo di chiếu thì chớ bỏ lời của ba phu nhân.
Đến khi vua ốm nặng sai soạn di chiếu, Văn Thông cứ cầm bút mà không viết. Một lát ba phu nhân đến, khóc lóc nghẹn ngào nói rằng:
- Bọn thiếp nghe rằng đời xưa lập con nối ngôi thì lập con đích chứ không lập con thứ. Thiên Lộc là con của người thiếp được vua yêu, nếu cho nối ngôi thì người mẹ tất sẽ tiếm lấn, sinh lòng nghen ghét làm hại, như thế thì mẹ con bọn thiếp tránh sao khỏi nạn?
Vua Thần Tông lúc này đã sắp mất, nghe lời ba bà vợ hùa vào xin thống thiết thì mủi lòng, thay đổi luôn di chiếu cho Thiên Tộ nối ngôi.
Vua chết, Thiên Tộ 3 tuổi lên ngôi, tức vua Lý Anh Tông. Thiên Lộc dù lớn tuổi hơn nhưng lại con của bậc thê thiếp, trước đó được lập lên nối ngôi, giờ lại bị giáng làm Minh Đạo vương nên uất ức.
Sách Quế Hải chí đời Tống cho biết: “Vua Anh Tôn có người anh bị phế, đảng của người ấy chạy sang tố cáo với nhà Tống, nhà Tống lại bắt tội người ấy; ý tất là Thiên Lộc”. Vậy là Thiên Lộc đã cầu cứu cả nhà Tống để đòi lại ngôi báu cho mình, nhưng việc không thành.
Sang đời vua Anh Tông, năm Tân Mùi (1151), hoàng trưởng tử Long Xưởng được Chiêu Linh Hoàng hậu Vũ Thị sinh. Sau này, năm Quý Tỵ (1173) Hoàng Thái tử Long Trát được Thục phi Đỗ Thụy Châu hạ sinh.
Vốn trước đó, Long Xưởng đã được vua chỉ định ở ngôi Thái tử để truyền ngôi. Nhưng hiềm nỗi, Long Xưởng thông dâm với cung nữ nên năm Giáp Ngọ (1174) bị phế làm thứ dân. Lý Long Trát mới 2 tuổi được làm Thái tử. Năm Ất Mùi (1175), vua Anh Tông băng hà, Long Trát lên ngôi, tức vua Lý Cao Tông.
Sau này, Long Xưởng được Cao Tông thả ra. Nhưng đến tháng Giêng năm Tân Sửu (1181), không cam lòng với ngôi Hoàng đế đáng ra có thể là của mình, Long Xưởng cầm đầu bọn gia thuộc, nô lệ trộm cướp bừa bãi, muốn mưu làm loạn song thế lực kém cỏi nên cũng bị dẹp tan.
Sự tranh đấu nơi hậu cung
Chốn hậu cung nơi các bà hoàng hậu, những người tham dự chính vào tục “đa hậu” cũng tranh đấu quyết liệt.
Ỷ Lan sinh được Hoàng Thái tử Lý Càn Đức nên vua Thánh Tông lập làm Thần phi. Còn chính cung Hoàng hậu Thượng Dương không có con trai nối dõi. Khi Càn Đức 7 tuổi lên ngôi năm Nhâm Tý (1072), tức là vua Lý Nhân Tông, Thái hậu Thượng Dương buông rèm nhiếp chính. Ỷ Lan tủi thân trách con trai:
“Mẹ đây khó nhọc mới có ngày nay, bây giờ để cho người khác ngồi hưởng phú quý, thì đặt mẹ ở địa vị nào?”.
Vua còn nhỏ tuổi, không biết phân biệt phải trái, bèn giam Thượng Dương Thái hậu, bắt ép phải chết cùng 72 cung nữ để chôn theo ở lăng vua Thánh Tông, rồi tôn mẹ làm Hoàng thái hậu. Chỉ vì sự đố kỵ đàn bà mà Thượng Dương Thái hậu hàm oan về nơi cửu tuyền.
Sau này, việc lên ngôi của vua Anh Tông cũng nhờ vào sự “đồng tâm, hiệp lực” của ba bà phu nhân Cảm Thánh, Nhật Phụng và Phụng Thánh. Một lẽ sâu xa hơn, đó chính là sự đố kỵ về danh phận của ba bà với người thiếp yêu của vua Lý Thần Tông mà ra, nên mới có việc đút lót vàng bạc cho Từ Văn Thông, mới có việc than khóc với Thần Tông để đưa Thiên Tộ thay Thiên Lộc.
Lại nói về vụ Long Xưởng. Mẹ Long Xưởng - Chiêu Linh Hoàng hậu không cam phận nên hai lần liền xin cho con mình làm vua. Khi vua Anh Tông ốm nặng, Hoàng hậu lại xin lập Long Xưởng, vua nói: “Làm con bất hiếu còn trị dân sao được”.
Sau đó, biết Thái úy Tô Hiến Thành được giao phò giá Long Trát (vua Cao Tông) lên ngôi năm Ất Mùi (1175), bà lại đem vàng bạc đút lót cho vợ Tô Hiến Thành nhưng bị từ chối.
Nào đã thôi đâu, mãn hạn tang Anh Tông, năm Mậu Tuất (1178), Chiêu Linh Thái hậu vẫn còn mưu việc phế lập cho con mình Long Xưởng khi đề nghị các quan lập lại Long Xưởng làm vua, hiềm nỗi tất thảy bá quan chối từ.
Chẳng biết có phải thấy tục đa thê gây ra nhiều phiền toái lắm chăng mà từ đó về sau, các vị vua chỉ lập một hoàng hậu duy nhất, còn phi tần, mỹ nữ, cung nhân thì tùy nghi mà nhiều ít...
Theo " Đại Việt Sử Ký Toàn Thư"