TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CANH TÂN
CỦA ĐẶNG HUY TRỨ
TS. Đinh Thị Dung
Nhận thức được thực trạng lạc hậu, yếu kém của đất nước, Đặng Huy Trứ đã rất chú ý đến thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của tư bản phương Tây. Khi sang Áo Môn và Hồng Kông ông đã nhìn thấy những điều thần kỳ của sức mạnh kỹ thuật của phương Tây và nhận thức đúng đắn về con đường phát triển của đất nước bằng việc học tập văn minh tiến bộ của nước ngoài.
1. Vài nét tiểu sử:
Đặng Huy Trứ (1825-1874) tự là Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân, Tỉnh Trai. Sinh ra trong một gia đình trí thức ở Hương Điền, Thừa Thiên Huế.
Từ nhỏ Đặng Huy Trứ đã sớm bộc lộ tài năng. Năm 15 tuổi ông đã viết được 25 bài thơ được nhiều người khen ngợi. Năm 1843, 18 tuổi, ông đỗ cử nhân và được vào làm ở Quốc Tử Giám. Năm 22 tuổi ông thi Hội và bị phạm huý, không chỉ bị hỏng thi ông còn bị tước bằng cử nhân chịu 100 roi phạt. Ngay cuối năm đó, Đặng Huy Trứ đi thi lại và đỗ đầu khoa thi (Giải nguyên).
Gần 10 năm dạy học chờ bổ dụng, Đặng Huy Trứ viết nhiều tác phẩm thể hiện tư tưởng canh tân, mô tả hiện thực cuộc sống, lên án những tệ nạn xã hội, đặc biệt phê phán hạng người học để thành cử nhân, tiến sĩ nhưng thực chất là “da báo thân dê, trong lòng rỗng tuyếch”.
Năm 1856 khi Pháp bắt đầu can thiệp vào Việt Nam, Đặng Huy Trứ được cử đi làm quân thứ, từ đó ông mới chính thức ra làm quan. Đặng Huy Trứ xác định làm quan là “con của thứ dân”, ông đã viết một câu lảm phương châm hành động của đời mình “Bất hành phương tiện mạc đuơng quan” (dân không chăm sóc chớ làm quan).
Năm 1858 khi đất nước rối ren bởi liên quân Pháp - Tây Ban Nha đang hoành hành, Đặng Huy Trứ được triều đình cử làm Nhiếp viện ấn vụ phủ Quảng Hoá, rồi sau đó làm tri huyện Quảng Xương (Thanh Hoá).
Đầu năm 1861, ông được gọi về kinh đô Huế dự sát hạch và ra mắt vua Tự Đức. Ngay lúc gặp Tự Đức, ông đã có những đề xuất cải cách, canh tân nhưng không được vua chấp thuận.
Từ tháng 5-1865 ông được sang Hương Cảng, đến 1867 lại sang Hương Cảng, Ma Cao với mục đích là thám phòng dương tình. Tự Đức dần thấy cũng cần phải đổi mới, canh tân tự cường, tuy nhiên hành động châm chạp và đã bỏ lỡ quá nhiều thời gian. Cuối năm 1868 Đặng Huy Trứ về nước trong lúc tình cảnh nước nhà đã vô cùng khó khăn, 6 tỉnh miền Nam đã rơi vào tay Pháp, ông ở lại miền Bắc làm công tác quân sự.
Đến năm 1873, Đặng Huy Trứ đau ốm và sống những ngày tháng cuối đời trong day dứt khôn cùng về việc nước. Tháng 3 - 1874 Hoà ước Giáp Thân được ký thì tháng 8 ông qua đời.
Ông di chúc lại cho con cháu không một ai được ra làm quan vì đất nước đang ở trong tay bọn thực dân và chôn gần chỗ bạn bè và các chiến sĩ đang chiến đấu (quân của Hoàng Kế Viêm).
Nghe tin Đặng Huy Trứ qua đời, Tự Đức ngờ ông “mưu việc khác”, nên ra lệnh đưa thi hài ông về Huế cho mở nắp quan xem rồi mới cho phép chôn. Năm 1885, cháu của Đặng Huy Trứ là Đặng Hữu Phổ khởi nghĩa đem quân đánh kinh thành Huế (lúc này đã bị thực dân Pháp chiếm). Cuộc khởi nghĩa bất thành, Đặng Hữu Phổ bị xử tử. Pháp đã đốt cháy mấy ngày đêm thư viện nhà họ Đặng, ngọn lửa đã đốt nhiều sách vở tác phẩm của Đặng Huy Trứ, song những tư tưởng của ông mãi mãi còn lại như một bằng chứng về tinh thần yêu nước chống ngoại xâm,và tư tưởng canh tân để tự cường dân tộc.
2. Những tư tưởng canh tân tiên tiến của Đặng Huy Trứ
Đặng Huy Trứ để lại khoảng 2000 tác phẩm thơ văn. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, ông là một tài năng “sống trong một xã hội trì trệ ngột ngạt,đầy dẫy những tư tưởng bảo thủ, giáo điều, nhưng ông vẫn vươn lên được một tầm cao tư tưởng đáng xếp vào loại tiên phong còn sức toả sáng đến ngày nay” [1]
Qua các tác phẩm của mình, Đặng Huy Trứ đã phản ánh những tư tưởng mang tính đổi mới sâu sắc:
Tinh thần chủ chiến tích cực
Năm 1858 khi thực dân Pháp bắt đầu gây hấn, Đặng Huy Trứ nêu ra vấn đề ứng xử của dân tộc trước hoạ ngoại xâm là hoà hay chiến - giữ hay nhường. Theo Đặng Huy Trứ, dù thế nào thì mục đích của Việt Nam là chống Tây, “nay việc lợi hại nhất của quốc gia chỉ có một việc là chống Tây. Việc triều đình cần bàn nhiều nhất cũng chỉ có một việc là chống Tây” [2]
Khi triều đình đã thiên về xu hướng hoà thì Đặng Huy Trứ cũng không hề ảo tưởng về việc mà theo ông là làm lạnh lòng tham của giặc:
Chuyện đối thuỳ năng hàn tặc thuỷ,
Phiếm phàn qui sắc vọng trung giai.
( Đối đáp ai là người có thể làm lạnh lòng tham của giặc
Mà hy vọng vọng cách buồm kia trở về sẽ đem lại tin vui)
Hoà không thể là đối sách lâu dài, nhưng chiến theo suy nghĩ của ông là cần phải có kiến thức hiểu biết về quân sự, cần có súng đạn mới mong chiến. Ông đọc binh thư tìm tòi phương cách. Bằng kiến thức về quân sự ông đã vận dụng để thành lập các đội quân mới với thiết chế và kỷ luật chặt chẽ, thực tế ông đã giúp nhiều cho đội quân của Hoàng Kế Viêm, Ông Ích Khiêm sau này.
Chiến kết hợp với canh tân đất nước
Đặng Huy Trứ biết kết hợp 2 yêu cầu cơ bản của quốc gia, đó là dân tộc và dân sinh [3]. Vì vậy, Đặng Huy Trứ quan niệm phải canh tân toàn diện
- Kinh tế:
Đặng Huy Trứ đã từng dâng lên vua 3 đối sách và 5 điều thỉnh cầu gắn với mục đích làm thế nào cho dân đủ ăn, nước đủ quân, và cách trừ giặc. Năm 1864 ông xin triều đình phục chức cho Hoàng Diệu, và đề nghị khơi sông ngòi, xin triều đình đặt “Nam Bắc vận chuyển sứ”… Năm 1865 và 1867 ông được ra nước ngoài và những tư tưởng canh tân của ông càng được củng cố khi chứng kiến sự phồn thịnh của một số nước.
Dưới triều Tự Đức tình hình nước ta đã rất nguy cấp, tài lực quốc gia kiệt quệ, số dân đóng thuế giảm 1/3 do lúc này ta đã mất 3 tỉnh Nam kỳ. Đặng Huy Trứ xin vua ra lệnh cấm hút và cấm mua bán thuốc phiện, nhưng Tự Đức vẫn cho thương nhân người Hoa lập công ty nha phiến, lĩnh trưng thuế thuốc phiện và thuế rượu.
Đối với thương mại và nông nghiệp, Đặng Huy Trứ chủ trương đẩy mạnh công nghiệp khai mỏ, cải tiến hệ thống giao thông… Ông dự kiến trong 10 năm nếu tích cực cải cách trên lĩnh vực kinh tế thì dân giàu nước mạnh đủ sức đánh đuổi giặc. Ông cũng dâng sớ lên vua xin được “đảm nhận việc tài chính quốc gia, sớm tối lo toan chạy khắp đông tây, dẫu thịt nát xương tan không từ nan” [4] . Năm 1861 đề nghị một số chính sách về ruộng đất…
Đặng Huy Trứ không tán thành quan niệm khinh rẻ nghề buôn, cho nghề này là mạt. Năm 1866 ông xin vua thành lập một cơ quan kinh tế thương mại của nhà nước lấy tên là Bình chuẩn sứ, đóng ở Hà Nội, cơ quan này mở nhiều hiệu buôn, tổ chức vận chuyển lưu thông hàng hoá trong cả nước vào tận Gia Định. Ông cũng khuyến khích việc mua bán với nước ngoài, cho dân vay tiền để phát triển sản xuất. Từ năm 1861 Đặng Huy Trứ xin vua cho thành lập một cơ quan chuyên trách vận tải đường thuỷ nhưng Tự Đức đã bác bỏ đề nghị ấy. Đặng Huy Trứ là người sớm nhìn thấy được vai trò của nhân dân/tư nhân cùng làm kinh tế với nhà nước công tư lưỡng lợi. Theo ông, làm giàu là chính đáng nhưng không được tham của công:
“Túi nặng ngàn vàng đâu phải quý
Quan khen một tiếng ấy là vinh”
Những tư tưởng của ông về cải cách kinh tế là rất mới mẻ so với thời điểm đó, và cho đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn, nhưng Đặng Huy Trứ không thể chiến thắng được một hệ thống quan lại bảo thủ đương thời. Những việc ông làm không được ủng hộ. Sau 2 năm tồn tại Bình chuẩn sứ bị Tự Đức xuống chiếu bãi bỏ.
Năm 1869 ông mở hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam, sau còn mở nhà in.
Tất cả những đề nghị cải cách về kinh tế của Đặng Huy Trứ đều không được thực hiện, Bình chuẩn sứ cuối cùng cũng bị bãi bỏ, nhưng dù sao với khoảng thời gian 2 năm tồn tại cơ quan này cũng đã có ảnh hưởng nhất định trong đời sống kinh tế xã hội nước ta. Vào năm 1878 Đinh Văn Hiền đã xin vua mở lại ty Bình chuẩn. Trong phong trào Duy Tân , nhiều sĩ phu tiến bộ như Hoàng Tăng Bí, Đặng Nguyên Cẩn theo hướng canh tân cũng lập hiệu buôn như « Quảng Nam hiệp thương công ty », « Triều Dương thương cục »... Những tư tưởng canh tân trên lĩnh vực kinh tế của Đặng Huy Trứ là những đóng góp tiến bộ trong kho tàng tư tưởng đổi mới của lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX.
- Quân sự
Nhận thực được thực trạng lạc hậu, yếu kém của đất nước, Đặng Huy Trứ đã rất chú ý đến thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của tư bản phương Tây. Khi sang Áo Môn và Hồng Kông ông đã nhìn thấy những điều thần kỳ của sức mạnh kỹ thuật của phương Tây và nhận thức đúng đắn về con đường phát triển của đất nước bằng việc học tập văn minh tiến bộ của nước ngoài. «Ông xúc tiến với việc chế tạo máy móc, đóng thuyền, đúc súng đạn... ông sưu tầm sách báo các nước dịch ra và giới thiệu với giới trí thức trong nước. Ông gặp gỡ và động viên số người Việt Nam được cử sang Hương Cảng học nghề đóng tàu thuỷ chạy bằng hơi nước ... » [5]
CỦA ĐẶNG HUY TRỨ
TS. Đinh Thị Dung
Nhận thức được thực trạng lạc hậu, yếu kém của đất nước, Đặng Huy Trứ đã rất chú ý đến thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của tư bản phương Tây. Khi sang Áo Môn và Hồng Kông ông đã nhìn thấy những điều thần kỳ của sức mạnh kỹ thuật của phương Tây và nhận thức đúng đắn về con đường phát triển của đất nước bằng việc học tập văn minh tiến bộ của nước ngoài.
1. Vài nét tiểu sử:
Đặng Huy Trứ (1825-1874) tự là Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân, Tỉnh Trai. Sinh ra trong một gia đình trí thức ở Hương Điền, Thừa Thiên Huế.
Từ nhỏ Đặng Huy Trứ đã sớm bộc lộ tài năng. Năm 15 tuổi ông đã viết được 25 bài thơ được nhiều người khen ngợi. Năm 1843, 18 tuổi, ông đỗ cử nhân và được vào làm ở Quốc Tử Giám. Năm 22 tuổi ông thi Hội và bị phạm huý, không chỉ bị hỏng thi ông còn bị tước bằng cử nhân chịu 100 roi phạt. Ngay cuối năm đó, Đặng Huy Trứ đi thi lại và đỗ đầu khoa thi (Giải nguyên).
Gần 10 năm dạy học chờ bổ dụng, Đặng Huy Trứ viết nhiều tác phẩm thể hiện tư tưởng canh tân, mô tả hiện thực cuộc sống, lên án những tệ nạn xã hội, đặc biệt phê phán hạng người học để thành cử nhân, tiến sĩ nhưng thực chất là “da báo thân dê, trong lòng rỗng tuyếch”.
Năm 1856 khi Pháp bắt đầu can thiệp vào Việt Nam, Đặng Huy Trứ được cử đi làm quân thứ, từ đó ông mới chính thức ra làm quan. Đặng Huy Trứ xác định làm quan là “con của thứ dân”, ông đã viết một câu lảm phương châm hành động của đời mình “Bất hành phương tiện mạc đuơng quan” (dân không chăm sóc chớ làm quan).
Năm 1858 khi đất nước rối ren bởi liên quân Pháp - Tây Ban Nha đang hoành hành, Đặng Huy Trứ được triều đình cử làm Nhiếp viện ấn vụ phủ Quảng Hoá, rồi sau đó làm tri huyện Quảng Xương (Thanh Hoá).
Đầu năm 1861, ông được gọi về kinh đô Huế dự sát hạch và ra mắt vua Tự Đức. Ngay lúc gặp Tự Đức, ông đã có những đề xuất cải cách, canh tân nhưng không được vua chấp thuận.
Từ tháng 5-1865 ông được sang Hương Cảng, đến 1867 lại sang Hương Cảng, Ma Cao với mục đích là thám phòng dương tình. Tự Đức dần thấy cũng cần phải đổi mới, canh tân tự cường, tuy nhiên hành động châm chạp và đã bỏ lỡ quá nhiều thời gian. Cuối năm 1868 Đặng Huy Trứ về nước trong lúc tình cảnh nước nhà đã vô cùng khó khăn, 6 tỉnh miền Nam đã rơi vào tay Pháp, ông ở lại miền Bắc làm công tác quân sự.
Đến năm 1873, Đặng Huy Trứ đau ốm và sống những ngày tháng cuối đời trong day dứt khôn cùng về việc nước. Tháng 3 - 1874 Hoà ước Giáp Thân được ký thì tháng 8 ông qua đời.
Ông di chúc lại cho con cháu không một ai được ra làm quan vì đất nước đang ở trong tay bọn thực dân và chôn gần chỗ bạn bè và các chiến sĩ đang chiến đấu (quân của Hoàng Kế Viêm).
Nghe tin Đặng Huy Trứ qua đời, Tự Đức ngờ ông “mưu việc khác”, nên ra lệnh đưa thi hài ông về Huế cho mở nắp quan xem rồi mới cho phép chôn. Năm 1885, cháu của Đặng Huy Trứ là Đặng Hữu Phổ khởi nghĩa đem quân đánh kinh thành Huế (lúc này đã bị thực dân Pháp chiếm). Cuộc khởi nghĩa bất thành, Đặng Hữu Phổ bị xử tử. Pháp đã đốt cháy mấy ngày đêm thư viện nhà họ Đặng, ngọn lửa đã đốt nhiều sách vở tác phẩm của Đặng Huy Trứ, song những tư tưởng của ông mãi mãi còn lại như một bằng chứng về tinh thần yêu nước chống ngoại xâm,và tư tưởng canh tân để tự cường dân tộc.
2. Những tư tưởng canh tân tiên tiến của Đặng Huy Trứ
Đặng Huy Trứ để lại khoảng 2000 tác phẩm thơ văn. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, ông là một tài năng “sống trong một xã hội trì trệ ngột ngạt,đầy dẫy những tư tưởng bảo thủ, giáo điều, nhưng ông vẫn vươn lên được một tầm cao tư tưởng đáng xếp vào loại tiên phong còn sức toả sáng đến ngày nay” [1]
Qua các tác phẩm của mình, Đặng Huy Trứ đã phản ánh những tư tưởng mang tính đổi mới sâu sắc:
Tinh thần chủ chiến tích cực
Năm 1858 khi thực dân Pháp bắt đầu gây hấn, Đặng Huy Trứ nêu ra vấn đề ứng xử của dân tộc trước hoạ ngoại xâm là hoà hay chiến - giữ hay nhường. Theo Đặng Huy Trứ, dù thế nào thì mục đích của Việt Nam là chống Tây, “nay việc lợi hại nhất của quốc gia chỉ có một việc là chống Tây. Việc triều đình cần bàn nhiều nhất cũng chỉ có một việc là chống Tây” [2]
Khi triều đình đã thiên về xu hướng hoà thì Đặng Huy Trứ cũng không hề ảo tưởng về việc mà theo ông là làm lạnh lòng tham của giặc:
Chuyện đối thuỳ năng hàn tặc thuỷ,
Phiếm phàn qui sắc vọng trung giai.
( Đối đáp ai là người có thể làm lạnh lòng tham của giặc
Mà hy vọng vọng cách buồm kia trở về sẽ đem lại tin vui)
Hoà không thể là đối sách lâu dài, nhưng chiến theo suy nghĩ của ông là cần phải có kiến thức hiểu biết về quân sự, cần có súng đạn mới mong chiến. Ông đọc binh thư tìm tòi phương cách. Bằng kiến thức về quân sự ông đã vận dụng để thành lập các đội quân mới với thiết chế và kỷ luật chặt chẽ, thực tế ông đã giúp nhiều cho đội quân của Hoàng Kế Viêm, Ông Ích Khiêm sau này.
Chiến kết hợp với canh tân đất nước
Đặng Huy Trứ biết kết hợp 2 yêu cầu cơ bản của quốc gia, đó là dân tộc và dân sinh [3]. Vì vậy, Đặng Huy Trứ quan niệm phải canh tân toàn diện
- Kinh tế:
Đặng Huy Trứ đã từng dâng lên vua 3 đối sách và 5 điều thỉnh cầu gắn với mục đích làm thế nào cho dân đủ ăn, nước đủ quân, và cách trừ giặc. Năm 1864 ông xin triều đình phục chức cho Hoàng Diệu, và đề nghị khơi sông ngòi, xin triều đình đặt “Nam Bắc vận chuyển sứ”… Năm 1865 và 1867 ông được ra nước ngoài và những tư tưởng canh tân của ông càng được củng cố khi chứng kiến sự phồn thịnh của một số nước.
Dưới triều Tự Đức tình hình nước ta đã rất nguy cấp, tài lực quốc gia kiệt quệ, số dân đóng thuế giảm 1/3 do lúc này ta đã mất 3 tỉnh Nam kỳ. Đặng Huy Trứ xin vua ra lệnh cấm hút và cấm mua bán thuốc phiện, nhưng Tự Đức vẫn cho thương nhân người Hoa lập công ty nha phiến, lĩnh trưng thuế thuốc phiện và thuế rượu.
Đối với thương mại và nông nghiệp, Đặng Huy Trứ chủ trương đẩy mạnh công nghiệp khai mỏ, cải tiến hệ thống giao thông… Ông dự kiến trong 10 năm nếu tích cực cải cách trên lĩnh vực kinh tế thì dân giàu nước mạnh đủ sức đánh đuổi giặc. Ông cũng dâng sớ lên vua xin được “đảm nhận việc tài chính quốc gia, sớm tối lo toan chạy khắp đông tây, dẫu thịt nát xương tan không từ nan” [4] . Năm 1861 đề nghị một số chính sách về ruộng đất…
Đặng Huy Trứ không tán thành quan niệm khinh rẻ nghề buôn, cho nghề này là mạt. Năm 1866 ông xin vua thành lập một cơ quan kinh tế thương mại của nhà nước lấy tên là Bình chuẩn sứ, đóng ở Hà Nội, cơ quan này mở nhiều hiệu buôn, tổ chức vận chuyển lưu thông hàng hoá trong cả nước vào tận Gia Định. Ông cũng khuyến khích việc mua bán với nước ngoài, cho dân vay tiền để phát triển sản xuất. Từ năm 1861 Đặng Huy Trứ xin vua cho thành lập một cơ quan chuyên trách vận tải đường thuỷ nhưng Tự Đức đã bác bỏ đề nghị ấy. Đặng Huy Trứ là người sớm nhìn thấy được vai trò của nhân dân/tư nhân cùng làm kinh tế với nhà nước công tư lưỡng lợi. Theo ông, làm giàu là chính đáng nhưng không được tham của công:
“Túi nặng ngàn vàng đâu phải quý
Quan khen một tiếng ấy là vinh”
Những tư tưởng của ông về cải cách kinh tế là rất mới mẻ so với thời điểm đó, và cho đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn, nhưng Đặng Huy Trứ không thể chiến thắng được một hệ thống quan lại bảo thủ đương thời. Những việc ông làm không được ủng hộ. Sau 2 năm tồn tại Bình chuẩn sứ bị Tự Đức xuống chiếu bãi bỏ.
Năm 1869 ông mở hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam, sau còn mở nhà in.
Tất cả những đề nghị cải cách về kinh tế của Đặng Huy Trứ đều không được thực hiện, Bình chuẩn sứ cuối cùng cũng bị bãi bỏ, nhưng dù sao với khoảng thời gian 2 năm tồn tại cơ quan này cũng đã có ảnh hưởng nhất định trong đời sống kinh tế xã hội nước ta. Vào năm 1878 Đinh Văn Hiền đã xin vua mở lại ty Bình chuẩn. Trong phong trào Duy Tân , nhiều sĩ phu tiến bộ như Hoàng Tăng Bí, Đặng Nguyên Cẩn theo hướng canh tân cũng lập hiệu buôn như « Quảng Nam hiệp thương công ty », « Triều Dương thương cục »... Những tư tưởng canh tân trên lĩnh vực kinh tế của Đặng Huy Trứ là những đóng góp tiến bộ trong kho tàng tư tưởng đổi mới của lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX.
- Quân sự
Nhận thực được thực trạng lạc hậu, yếu kém của đất nước, Đặng Huy Trứ đã rất chú ý đến thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của tư bản phương Tây. Khi sang Áo Môn và Hồng Kông ông đã nhìn thấy những điều thần kỳ của sức mạnh kỹ thuật của phương Tây và nhận thức đúng đắn về con đường phát triển của đất nước bằng việc học tập văn minh tiến bộ của nước ngoài. «Ông xúc tiến với việc chế tạo máy móc, đóng thuyền, đúc súng đạn... ông sưu tầm sách báo các nước dịch ra và giới thiệu với giới trí thức trong nước. Ông gặp gỡ và động viên số người Việt Nam được cử sang Hương Cảng học nghề đóng tàu thuỷ chạy bằng hơi nước ... » [5]