Tự tình II

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Tự tình II
~Hồ Xuân Hương~
images
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Hồ Xuân Hương

-Tiểu sử:
+Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh năm mất), quê ở làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng bà sống chủ yếu ở khinh thành Thăng Long.
+Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương có nhiều éo le, ngang trái.
-Sự nghiệp thơ văn:
+Hồ Xuân Hương có “Lưu hương kí” gồm 24 bài thơ chữ Hán và 26 bài thơ chữ Nôm.
+Nữ sĩ được Xuân Diệu mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.
+Hồ Xuân Hương là nhà thơ viết về phụ nữ. Nổi bật trong các sáng tác của bà là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định và đề cao khát vọng của họ, đặc biệt là khát vọng lứa đôi, khát vọng hạnh phúc gia đình.
+Thơ Hồ Xuân Hương thường đa nghĩa.

2. Tác phẩm
-“Tự tình (II)” nằm trong chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.

II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đề

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non”
-Thời gian: “đêm khuya”
=> khoảng thời gian gợi dậy những nỗi niềm, tâm sự của con người.
-Không gian: vắng vẻ với bước đi dồn dập của thời gian “tiếng trống canh dồn”.
=>Tiếng trống điểm canh lúc thưa lúc nhặt từng tiếng một. Từ “dồn” giúp người ta cảm nhận được bước đi dồn dập của thời gian, khoảng cách giữa các canh như ngắn lại, vì thế nên các canh như dồn dập vào nhau.
==>“Tiếng trống canh dồn” là tiếng trống của tâm trạng, nỗi niềm tác giả. Đó là tâm trạng rối bời, ngổn ngang, bức bối.
-Từ láy “văng vẳng” miêu tả âm thanh từ xa vọng lại.
=> Nghệ thuật “lấy động tả tĩnh” của thơ ca trung đại.
-Từ “hồng nhan” – má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp. Đặt từ “cái” đừng trước “hồng nhan” làm cho thân phận má hồng bị đẩy đến mức bị rẻ rung, coi thường.
=> Từ “cái” cụ thể hóa, vật chất hóa đối tượng đáng lẽ ra phải được nâng niu, trân trọng – thân phận má hồng.
-Động từ “trơ” và đảo ngữ thêm nhấn mạnh thân phận má hồng bẽ bàng, chua xót.
+ “trơ” trong trơ chọi, cô đơn làm nổi bật tình thế mà nhân vật trữ tình xuất hiện trong bài thơ – người phụ nữ một mình trong đêm khuya thanh vắng.
+ “trơ” còn chỉ tâm trạng bẽ bang, tủi hổ bởi lẽ nhan sắc, tuổi xuân của người phụ nữ không có một ai quan tâm, đoái hoài.
+ “trơ” còn mang ý nghĩa trơ lì, chai đi, không còn phản ứng gì nữa. Nỗi đau dường như dâng đến đỉnh điểm, con người tựa như không còn phản ứng gì trước cuộc đời.
-Nghệ thuật đối lập “cái hồng nhan – nước non” cho ta thấy sự nhỏ bé đến đáng thương, sự bẽ bàng nhưng cũng đầy thách thức của người phụ nữ trước cuộc đời đầy sóng gió.
-Câu thơ ngắt nhịp 1/3/3, âm sắc “trơ” được kéo dài ra và dứt hẳn trước khi đọc nối tiếp với “cái hồng nhan” và “với nước non”. “Hồng nhan” được đặt đối xứng, song hành với “nước non”tạo thế cân bằng.
=> Thế đứng ngang tàn của con người trước vũ trụ.
Tiểu kết: hai câu đề miêu tả hình tượng người phụ nữ trầm uất, tự đối diện với chính mình.

2. Hai câu thực
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
-Con người tìm đến rượu để giải khuây tâm trạng.
-“say lại tỉnh”
+con người không thể tìm ra lối thoát.
+cái “tỉnh”chua xót gấp nhiều lần lúc say bởi khi tỉnh, con người mới nhận thức được về thân phận, cuộc đời mình.
=> Xuân Hương như uống từng chén đắng của cuộc đời, để nhận thức rõ hơn về thân phận của mình.
-“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
+ “vầng trăng bóng xế” – trăng đã tàn.
+ “khuyết chưa tròn” – chưa được tròn đầy.
=> Biện pháp tả cảnh ngụ tình: con người nhận ra rằng tuổi xuân đã qua đi mà tình duyên vẫn chưa được trọn vẹn.
-Hai câu thơ với các vế đối hô ứng nhau đã làm nổi rõ bi kịch của nhân vật – đó là sự bẽ bang, chua xót về thân phận lỡ làng, dở dang.
- Hai câu đối thanh nghịch ý người say lại tỉnh >< trăng khuyết vẫn khuyết, con người muốn thay đổi mà hoàn cảnh vẫn chẳng đổi thay, bởi vậy tâm trạng càng cô đơn, tuyệt vọng.
Tiểu kết: Nhân vật trữ tình hiện lên thật đáng thương, tội nghiệp. Một người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng phải tìm đến rượu, đến trăng để giải buồn.

3. Hai câu luận
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
-Một loạt động từ mạnh “xiên ngang, đâm toạc” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ thể hiện một sự bức phá mạnh mẽ, sức sống mãnh liệt dường như không có gì cưỡng lại nổi.
- “rêu, đá” là những vật nhỏ bé, thậm chí yếu ớt nhưng lại tiềm tàng một sức sống vốn đang bị dồn nén bỗng đứng lên, vực dậy để bứt phá.
Tiểu kết: Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương không tĩnh mà luôn luôn động cựa, sôi sục, chứa đựng một sức sống phi thường. Vẫn là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tác giả như muốn vượt qua hàng rào chăn của cuộc sống, thoát ra cảnh cô đơn trước mắt. Tâm trạng của nhân vật trữ tình bực dọc, phẫn uất, không cam chịu số phận. Từ đó ta thấy được tính cách táo bạo, mạnh mẽ mà chỉ Hồ Xuân Hương mới có được.
=> Khát vọng cuộc sống lứa đôi hạnh phúc.

4. Hai câu kết
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
-“ngán” – bộc lộ trực tiếp tâm trạng tác giả
-“xuân đi xuân lại”
+ “xuân”
*tuổi xuân
* mùa xuân của đất trời
+ “lại”
*thêm lần nữa
*trở lại
=> “xuân đi” – tuổi xuân ra đi, “xuân lại lại” – mùa xuân trở lại. Tuổi xuân con người ra đi mà màu xuân của đất trời luôn có sự tuần hoàn trở lại. Câu thơ cho ta thấy sự hữu hạn, nhỏ bé của kiếp người.
- “Mảnh tình san sẻ tí con con”
+nhịp câu thơ vụn vặt 2/2/1/2
+mỗi từ ngữ đều gợi nên sự bẽ bang, chua xót
=> Câu thơ như đay đi đay lại nỗi đau của tác giả.
+ “mảnh” – tình yêu vốn không thể chia sẻ lại nhỏ bé, mong manh. Tình yêu nhỏ bé giờ lại bị san sẻ để chỉ còn lại là một tí con con.
=> Nghệ thuật tăng tiến theo chiều giảm dần đẩy nỗi đau của nhân vật đến mức tột cùng. Đã quá chua xót khi nói đến mảnh tình lại càng đau đớn hơn khi phải san sẻ. Câu thơ nói đến thân phận làm lẽ đầy bẽ bàng của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Tiểu kết: Bài thơ khép lại bằng một tiếng thở dài đầy ngao ngán về thân phận mình. Dù tác giả có cố gắng vùng vẫy để thoát khỏi bi kịch nhưng vẫn bị chôn chặt vào hoàn cảnh ấy. Đó cũng chính là hoàn cảnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.

III. Tổng kết
1. Nội dung

-Bài thơ thể hiện tâm trạng vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, muốn vươn lên nhưng vẫn bị rơi vào bi kịch.
2. Nghệ thuật
-Nghệ thuật xây dựng hình tượng và nghệ thuật sử dụng từ ngữ.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top