Nhiều năm trước khi hầu hết các tổ chức đều dựa trên mô hình kinh doanh bậc thang của Thời kỳ công nghệ, những nhà lãnh đạo lớn là những người lãnh đạm, lý trý, thậm chí là máy móc.
Những ngày như vậy đã xa rồi. Người lãnh đạo ngày nay, đặc biệt là người lãnh đạo của một tổ chức toàn cầu năng động tự thấy bản thân họ có một mong muốn mãnh liệt về một đặc điểm quan trọng là tự nhận thức.
Ngày nay, thành công của một tổ chức phụ thuộc vào nhiều loại khả năng và kỹ năng mà không một nhà lãnh đạo nào có thể đồng thời có. Đó là những vấn đề về công nghệ, những vấn đề toàn cầu, vấn đề tài chính, vấn đề về nguồn nhân lực, vấn đề về sự lãnh đạo, vấn đề về nhân viên, vấn đề về pháp lý và nhiều vấn đề khác. Một nhà lãnh đạo có thể tự nhận thức rằng mình không giỏi mọi mặt là người đã đi được bước đầu tiên để trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại.
Việc làm chủ bản thân như vậy đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về hành vi, động lực và tài năng của chính mình và phải có "trí thông minh cảm xúc" - để có thể kiểm soát và làm chủ những phản ứng cảm xúc của mình trong nhiều loại tình huống. Nhiều loại tình huống ở đây không chỉ giới hạn trong văn phòng hay phòng họp. Nó mang tính toàn cầu, đa văn hóa, rất khác biệt và khó nắm bắt, đặc biệt với những người không tự chủ, không hiểu biết hoặc không sẵn sàng thừa nhận điểm mạnh và yếu của cá nhân họ.
Mọi người đều có một hoặc vài khuyết điểm - nhà lãnh đạo nào sẵn sàng thừa nhận điều đó, luôn phấn đấu để phát triển và tìm kiếm lời khuyên từ bên ngoài để lấp đầy chỗ thiếu sót của mình sẽ 1) khuyến khích nhân viên làm giống mình và 2) tạo không gian phát triển cho những người khác có tài nhưng không nhận thức được tài năng của chính họ.
Bạn đã từng bao giờ làm việc với một nhà quản lý chú trọng tiểu tiết chưa? Đây là kiểu người nghĩ rằng mình cần phải tham gia vào tất cả mọi việc xảy ra trong công ty. Những người lãnh đạo này đã cản trở tài năng của người khác do không thể tự gạt bản thân họ ra khỏi những hoạt động giải quyết vấn đề thường ngày của công ty. Nhà lãnh đạo vĩ đại không quá chú trọng vào việc giải quyết các vấn đề thường ngày của công ty.
Thay vào đó, họ chọn cách tối ưu hóa những nỗ lực xây dựng các mối quan hệ và chiến lược. Những nỗ lực này góp phần lan truyền động lực của công ty thay vì tạo ra một "nút thắt cổ chai" tại bàn người lãnh đạo. Không người nào nên làm tất cả mọi việc - và nếu nhận thức được, hầu hết mọi người sẽ nhận ra rằng họ thực sự không có đủ năng lực hoặc kiến thức để làm tất cả mọi việc.
Bạn có biết khoảng cách giữa những việc bạn cần phải làm và những việc bạn nên giao cho nhóm mình làm? Sếp của bạn có như vậy không?
Dưới đây là một danh sách ngắn những điều bạn có thể làm để có được sự tự nhận thức và làm chủ bản thân trong công việc lãnh đạo.
- Kiểm soát hoạt động của mình. Ghi chú những lĩnh vực bạn giỏi và những lĩnh vực cần cải thiện. Trao đổi vấn đề đó với nhóm của bạn.
- Nhận thức rằng thất bại và sai lầm cũng chỉ là một bước dẫn đến thành công.
- Ghi nhận rằng ý thức được về ảnh hưởng của hành vi ứng xử của bạn đối với người khác là một kỹ năng lãnh đạo quan trọng.
- Hãy nhớ rằng dù sự phê bình có khó chấp nhận đi nữa thì trong đó rất có thể luôn ẩn chứa sự thật.
- Và, cuối cùng, hãy học cách để cho bản thân và người khác cơ hội để tự hoàn thiện.
(Bài viết của Marshall Goldsmith trên Harvard Business Publishing)
Theo Tuần Việt Nam
Những ngày như vậy đã xa rồi. Người lãnh đạo ngày nay, đặc biệt là người lãnh đạo của một tổ chức toàn cầu năng động tự thấy bản thân họ có một mong muốn mãnh liệt về một đặc điểm quan trọng là tự nhận thức.
Ngày nay, thành công của một tổ chức phụ thuộc vào nhiều loại khả năng và kỹ năng mà không một nhà lãnh đạo nào có thể đồng thời có. Đó là những vấn đề về công nghệ, những vấn đề toàn cầu, vấn đề tài chính, vấn đề về nguồn nhân lực, vấn đề về sự lãnh đạo, vấn đề về nhân viên, vấn đề về pháp lý và nhiều vấn đề khác. Một nhà lãnh đạo có thể tự nhận thức rằng mình không giỏi mọi mặt là người đã đi được bước đầu tiên để trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại.
Việc làm chủ bản thân như vậy đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về hành vi, động lực và tài năng của chính mình và phải có "trí thông minh cảm xúc" - để có thể kiểm soát và làm chủ những phản ứng cảm xúc của mình trong nhiều loại tình huống. Nhiều loại tình huống ở đây không chỉ giới hạn trong văn phòng hay phòng họp. Nó mang tính toàn cầu, đa văn hóa, rất khác biệt và khó nắm bắt, đặc biệt với những người không tự chủ, không hiểu biết hoặc không sẵn sàng thừa nhận điểm mạnh và yếu của cá nhân họ.
Mọi người đều có một hoặc vài khuyết điểm - nhà lãnh đạo nào sẵn sàng thừa nhận điều đó, luôn phấn đấu để phát triển và tìm kiếm lời khuyên từ bên ngoài để lấp đầy chỗ thiếu sót của mình sẽ 1) khuyến khích nhân viên làm giống mình và 2) tạo không gian phát triển cho những người khác có tài nhưng không nhận thức được tài năng của chính họ.
Bạn đã từng bao giờ làm việc với một nhà quản lý chú trọng tiểu tiết chưa? Đây là kiểu người nghĩ rằng mình cần phải tham gia vào tất cả mọi việc xảy ra trong công ty. Những người lãnh đạo này đã cản trở tài năng của người khác do không thể tự gạt bản thân họ ra khỏi những hoạt động giải quyết vấn đề thường ngày của công ty. Nhà lãnh đạo vĩ đại không quá chú trọng vào việc giải quyết các vấn đề thường ngày của công ty.
Thay vào đó, họ chọn cách tối ưu hóa những nỗ lực xây dựng các mối quan hệ và chiến lược. Những nỗ lực này góp phần lan truyền động lực của công ty thay vì tạo ra một "nút thắt cổ chai" tại bàn người lãnh đạo. Không người nào nên làm tất cả mọi việc - và nếu nhận thức được, hầu hết mọi người sẽ nhận ra rằng họ thực sự không có đủ năng lực hoặc kiến thức để làm tất cả mọi việc.
Bạn có biết khoảng cách giữa những việc bạn cần phải làm và những việc bạn nên giao cho nhóm mình làm? Sếp của bạn có như vậy không?
Dưới đây là một danh sách ngắn những điều bạn có thể làm để có được sự tự nhận thức và làm chủ bản thân trong công việc lãnh đạo.
- Kiểm soát hoạt động của mình. Ghi chú những lĩnh vực bạn giỏi và những lĩnh vực cần cải thiện. Trao đổi vấn đề đó với nhóm của bạn.
- Nhận thức rằng thất bại và sai lầm cũng chỉ là một bước dẫn đến thành công.
- Ghi nhận rằng ý thức được về ảnh hưởng của hành vi ứng xử của bạn đối với người khác là một kỹ năng lãnh đạo quan trọng.
- Hãy nhớ rằng dù sự phê bình có khó chấp nhận đi nữa thì trong đó rất có thể luôn ẩn chứa sự thật.
- Và, cuối cùng, hãy học cách để cho bản thân và người khác cơ hội để tự hoàn thiện.
(Bài viết của Marshall Goldsmith trên Harvard Business Publishing)
Theo Tuần Việt Nam