vanchuong83
New member
- Xu
- 0
[h=3] TỪ NGƯỜI NGOÀI CUỘC ĐẾN KẺ DỰ PHẦN
(Về tập truyện ngắn Kẻ dự phần của nhà văn Phong Điệp)[/h]Mỗi người viết văn chọn cho mình một tư thế riêng, góc nhìn riêng để phản ánh hiện thực. Người thì bài binh bố trận chặt chẽ, đâu ra đó, quyết định số phận, sự sống chết của nhân vật tỉnh queo. Kẻ thì khóc nức nở khi một nhân vật nào đó mình yêu quí đến lúc phải chết mà lòng mình không muốn thế. Lại có kẻ đem những hiểu biết rất khuôn thước của mình về từng nhóm người mà gán cho nhân vật: nông dân thì phải thế này, trí thức thì phải thế kia, giám đốc thì thường tằng tịu với thư ký.
Nay, đọc hơn hai trăm trang “Kẻ dự phần” của tác giả Phong Điệp, tuổi đời thì thanh xuân đang độ mà tuổi nghề đã đến mức “thâm niên”, thấy như tác giả đang làm một hành trình dài mà không mỏi mệt, từ góc nhìn của người ngoài cuộc dần dà tiến đến vị thế của kẻ dự phần.
Truyện ngắn Tầng hai. Trong khi Phan, nhân vật chính đang “âm thầm dõi theo và ngẫm nghĩ nhiều về cuộc sống đang diễn ra hằng ngày trên tầng hai của ngôi nhà trọ cô đang ở”, thì tôi dõi theo Phan. Và ghi nhận được những cử chỉ ý tứ, rụt rè đầu tiên: cô se sẽ tắt máy từ ngoài ngõ rồi mới dám dắt xe vào nhà; và: cô thận trọng mở vòi nước, xoè tay đỡ cho dòng nước khỏi tạo nên những âm thanh quá chói gắt.
Phan, với vị thế “một cô gái tỉnh lẻ cố bám trụ lại nơi phố thị phồn hoa”, trong hoàn cảnh ngặt nghèo “nhất định không được phép ốm” và những niềm vui cực kỳ đơn sơ: “định bụng đi nằm sớm. Cũng là một cách cô tự thưởng công cho mình” đã tự nhiên mang một tâm thế dè giữ trong quan hệ với gia đình chủ nhà, dù suy cho cùng, chủ nhà ấy cũng chả phải giàu có gì (nếu giàu đã chả phải cho thuê đi một tầng mà ở tầng còn lại).
Thường có quan điểm rằng người mù thì tai rất thính. Có lẽ hàng rào tâm lý tự dựng lên đã khiến Phan không nhìn thấy cảnh, nhưng nghe rất rõ tình. Cô nghe thấy tình yêu khi mẹ chồng nói với con dâu: Đang mang thai mà khóc như thế này là không tốt đâu con ạ; rồi: Kéo chăn về phía ấy, sao cứ dồn cả lại cho mẹ thế này.
Và đỉnh cao của sự rụt rè ấy chính là cử chỉ khước từ bữa bún chả mà bà mẹ chồng mời, và dù được mời hẳn hoi, cô vẫn thấy ngài ngại khi tự nhiên lại xen vào cuộc sống của họ. Ô hay, trong thời cuộc của những nhảy bổ, tranh đoạt, giành giật, xâm lấn này mà vẫn có những người khó mời đến thế sao ?
Mọi sự sẽ cứ như thế trôi đi, những người láng giềng sẽ mãi cách bức như thế cho đến ngày Phan trả lại nhà cho bà chủ, nếu như không có cuộc sinh nở của cô con dâu. Và sự ra đời của cháu bé đã như một cú hích, khiến cho Phan đang mang sẵn tâm sự “sống chết cũng phải bám lấy đất này, phải mở mày mở mặt tại đây” đi đến một hành động đột phá, dù vẫn rụt rè: đi lên lưng chừng cầu thang rồi lại phân vân trở xuống.
Và rồi, cuối cùng thì cô đã lên đến cái nơi mà hàng ngày cô vẫn tưởng tượng về nó, với sự vỡ lẽ: hoá ra hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm.
Sau Tầng hai, có thể thấy Phan như một con tằm tò mò và sợ sệt về thế giới bên ngoài, rút cục đã cắn thủng được cái kén mà thoát ra với thế giới.
Đọc xong Tầng hai, sẽ cộm lên một câu hỏi về đời sống công sở của Phan và những người như Phan, rồi tương lai của họ sẽ thế nào. Thì “Ngôi nhà ngập tràn ánh nắng” đã ít nhiều trả lời câu hỏi đó.
Nhân vật chính của truyện ngắn này không có tên, nhưng chẳng hiểu sao tôi vẫn cứ có một thiên kiến đó cũng vẫn là Phan đấy, chỉ không xưng danh thôi. Và Phan nhận xét về sếp: có năng lực nhưng quân phiệt và hách dịch, về không khí làm việc: hầu như chẳng lúc nào nghe thấy tiếng cười nói, về không gian làm việc: Không có lấy một ô cửa sổ, dù chỉ bằng bàn tay để thở, về chính mình: Đầu óc căng cứng. Cảm tưởng chỉ cần chạm nhẹ vào cũng đủ vỡ toác ra.
Và nổi lên một nỗi băn khoăn: trước những thách thức thực sự ấy, quyết tâm “mở mày mở mặt” của Phan rồi sẽ ra sao ? Có bị gặm nhấm, mài mòn ? Cô sẽ vượt qua hay sẽ đầu hàng thách thức ?
Và cuối cùng, sau những khoảng thời gian “cả văn phòng quay như chong chóng”, rồi “những ham muốn, đam mê dần bị tước bỏ”, sau cả cái kết luận “Đã lâu lắm rồi tôi không được sống một cách thực tế như thế” thì Phan đã đi đến quyết định ly khai môi trường làm việc ấy !
Thấy hẫng hụt, thấy băn khoăn cho Phan, và thấy như con đường phía trước của cô rồi sẽ không mấy suôn sẻ. Băn khoăn vì một Phan rất đoan quyết: Đơn giản là vì tôi không muốn tự biến mình thành một trong những cái máy ở đây, nhưng lại dành rất nhiều cảm tình cho một ngôi nhà được dựng lên trên nền của một sự ly khai khác: À, em chuyển sang vẽ quảng cáo. Dễ sống lắm chị ạ. Nhưng mà hơi áy náy với lương tâm.
Vâng, có lẽ ở cuối con đường không mấy suôn sẻ chính là căn nhà có thứ mùi thum thủm “thoắt cái đã chui tọt vào nhà rồi trốn vào một ngóc ngách nào đó mà gia chủ không hề hay biết” trong truyện Thế là vừa hết một đêm. Dù cũng có lúc bị che bức màn u ám bởi bài học “đừng có tin bố con nhà thằng nào. Đấy, càng học càng đau” thì đây vẫn là một truyện ngắn có không khí thanh thoát nhất và hết sức độc đáo của tập Kẻ dự phần này.
Trong truyện, mọi vấn đề được nhìn bằng con mắt bớt chấp nhặt, cay cú ăn thua. Những điều không như ý, dù không lờ đi được, nhưng cũng không đến mức phải giải quyết bằng mọi giá. Và cộng hưởng với cái tâm trạng bàng bạc của hồn người, lửng lơ của thái độ người, là những cái tầm tầm của ngoại cảnh, ngoại vật: mì tôm úp bằng nước không còn nóng sôi, bánh mỳ to ra nhờ bột nở, và không ôi thiu nhờ formon.
Trong không khí ấy, trở nên uể oải, rời rạc cả những chuyện có thời chắc chắn đã từng là máu thịt, là cửa miệng, cửa lòng: Còn gặp em không ? Và câu trả lời là: đợi mãi, chả thấy động tĩnh gì. Vâng, thì đơn giản bởi một lẽ này: Tình yêu cũng phải ăn cơm bụi, tránh đèn đỏ trên mặt đất, chứ chả lẽ cứ lãng đãng suốt ngày trên cung trăng ?
Tuy nhiên, đằng sau thái độ dường như có thể thể tất cho mọi việc, mọi người rồi, thì lại nhói lên một thực trạng, một chiêm nghiệm rất đáng buồn được đưa ra gần như từ vô thức: Những sự tử tế, người tử tế cứ lần lượt ra đi… Đến đây, tôi chợt thấy như Phan đã đến một ngã ba đường với hai lựa chọn khắc nghiệt: hoặc là làm người tử tế, hoặc ra đi. Có nhất định là như thế không ? Chả lẽ không thể không ra đi mà vẫn làm người tử tế được ?
Khi thấm mệt với bon chen thị thành, thì những đổi gió nho nhỏ như ở truyện ngắn Trung du lại là một lần để chịu thêm nợ nần, để hồi phục những cảm xúc thanh cao. Và Trung du là một ví dụ cho thấy đời sống cung cấp cho nhà văn chịu quan sát, ghi nhận nhiều hơn gấp bội những gì có thể ngồi một chỗ mà tưởng tượng, mà “hư cấu” ra.
Không có những miêu tả rườm rà, nhưng người đọc có thể hình dung dễ dàng một bà mẹ miền núi chất phác, ít nói. Bà thiếu hiểu biết: xe ôm à ? xe ôm là xe gì ? Bà tả bằng phong cách quăng dao khi Phong hỏi về nhà: Kia kìa. Trước cây bé, sau cây to. Đi không ?
Và đây là những miêu tả cực kỳ tinh tế, về thái độ: Nhìn thấy người lạ, chúng đứng xô vào nhau, mải miết quan sát, về ngôn ngữ, khi mà Phong hỏi đến bể nước: Không có bể, chỉ có nước thôi. Đứa nhỏ làu bàu giải thích và chỉ vào một khe nước nhỏ, về không gian sống: chiếc cầu thang gỗ không tay vịn.
Những quan tâm săn sóc của người lớn và sự chú ý của trẻ nhỏ với khách thường hứa hẹn một buổi trò chuyện dày dặn về sau. Nhưng buổi tối trung du ấy lại có một kết thúc hết sức bất ngờ. Khi chưa kịp trò chuyện gì thì Phong đã được cô con gái lớn giục đi ngủ, và người bố thì đã “bắt đầu những nhịp thở đều, chắc”, dù chưa nói với khách câu nào. Cuộc tìm hiểu chủ khách duy nhất giữa cô con gái tên Seo và Phong thì kết thúc không có tí hậu nào: - Seo chỉ thích ở đây. Ở đây có Lý. Lý là ai ? Lý là con chó đẹp.
Vâng, một buổi tối như thế, với những con người như thế, thì không thể trả bằng tiền. Và khi tiền bị từ chối, thì Phong biết “Mình đã mắc nợ”. Và cũng từ tâm trạng mắc nợ này của Phong, ta có thể biết trước con đường mắc nợ và trả nợ của tác giả với văn chương còn dài, hứa hẹn nhiều điều thú vị.
Cũng là một kiểu đổi gió, nhưng Bạn cũ lại đưa chúng ta đến với một không gian khác, là tuổi thơ, là gia đình, quê hương, bè bạn. Và đúng như câu thơ của Đỗ Huy Chí: Trẻ con nào sá gì đâu ? Trẻ con đâu cũng là cầu sang chơi. Đứa trẻ con nhà thương nghiệp có thứ gạo nấu lên thơm điếc mũi thân thiết với đứa trẻ ăn bo bo rồi ị ra cũng vẫn bo bo nguyên hạt !
Bạn cũ là một truyện độc đáo. Nói độc đáo vì đây là nơi mà thứ ngôn ngữ hài hước song hành và chất chứa cay nghiệt, mỉa mai chì chiết xoắn bện với âu yếm xót xa. Tất cả tạo nên một cảm giác cùng dư vị cay đắng mà ấm áp, chát chúa mà ân cần.
Sự độc đáo đầu tiên là cách vào truyện, rồi cách giới thiệu một cái tên, với một giọng địêu bỡn cợt dễ thấy. Và một tư thế lạ lùng: lúc nào cô cũng xuất hiện trước mắt tôi với tư thế hoặc cúi, quỳ, hoặc ngồi xổm với cái cổ vươn dài ra phía trước. Cái xương ức ở những tư thế ấy dễ “bắt mắt” nhất, khuyếch đại nhất. Từ bắt mắt vốn được dùng để chỉ những thứ có tính thẩm mỹ và độ hấp dẫn cao, nay dùng nói về cái xương ức !
Bà vợ như vậy, còn ông chồng: Vừa uống rượu vừa lừ lừ nhìn vợ, nhìn con, nhìn bạn của con. Chẳng biết nhìn để làm gì nhỉ ? Nhưng rất đáng sợ. Nhưng mà sợ cái kiểu còn bày trò: Khi nào bố mày ở nhà, mày treo cái quần đùi ra ngoài cổng cho tao biết. thì chắc chắn là kiểu sợ rất “diễn” rồi !
Sự độc đáo thứ hai là vị thế của nhân vật xưng tôi, vừa như thân thuộc với cảnh với người ở căn nhà ấy, lại vừa như chả hiểu gì, vừa như người ngoài cuộc, lại vừa như kẻ có dự phần. Và ở truyện ngắn này, dường như có nét gì đó của trường phái ấn tượng trong âm nhạc. Cái hay là cái có thể cảm thấy, mà không thể diễn giải cho ngọn ngành tại sao hay. Và hai nhân vật vợ chồng có rất nhiều biểu hiện lạ lùng mà không thể hiểu tại sao họ lại có cái lạ ấy. Đây cũng là một thủ pháp quen thuộc trong văn xuôi của Phong Điệp ngay từ những truyện ngắn đầu tay: Thảo Nguyên, rồi Ma Mèo. Kiệm lời đến mức đôi khi khó hiểu, hay chỉ để cảm chứ không để hiểu.
Cái giọng người ngoài, cứ tưng tửng phán, nửa như quan tâm, nửa như hờ hững: chẳng mấy khi nói, trừ lúc ra chợ. Để mặc cả. Đấy là tôi đoán thế, vì có ai ra chợ mà không mặc cả đâu. Và sự cay nghiệt rất “người ngoài” khi đánh giá về bà vợ: Người giúp việc chăm ra phết nhỉ. Nhưng cứ như người bị ho lao.
Rồi bà vợ ấy cũng tìm được một công việc khả dĩ thay đổi ấn tượng là cái bóng mờ nhạt đến độ gần như bóng ma bên chồng mình cũng tìm được một công việc có ít nhiều ý nghĩa. Nhưng ấn tượng thê thảm không vì thế mà giảm bớt trong con mắt cay nghiệt này: Tôi thấy cô hoạt bát hẳn lên. Cái xương ức nhảy nhót nơi cổ. Ấy thế mà, đấy chính là một khuôn mặt khác của một gia đình ít nhiều may mắn, hơn người.
Sự mỉa mai của “tôi” đã lên đến tầm cay nghiệt khi cố ý gọi đám hương cho có vần vèo thành đám hương khói, và lại còn giải thích nguyên nhân là “thích nói đệm vào cho nó đỡ cộc”. Ở chi tiết này, lần đầu tiên, tôi thấy sự tinh tế tuyệt vời của ngôn ngữ lại mang một vẻ đáng sợ ! Và quả cuối cùng thì kết cục đáng sợ thật. Đứa con “sợ đếch gì. Tao nối dõi, dám làm gì ?” thì bị tai nạn giao thông, gia cảnh thì sa sút. Và dường như, sau bao nhiêu đổi dời của thế sự, xuống giá của người này, thắng thế của kẻ kia, rút cục, nhân vật tự truyện “tôi” đã tìm thấy vị trí “trong cuộc” của mình ở ngôi nhà đó, với những thân phận đó, và thấy “sao mắt cứ cay sè thế này” dù đã có lúc người ta mang gạo lợn ra cho mình vay làm gạo người. Đấy mới chính là thái độ “yêu kẻ giống mình, dung kẻ khác mình” cần thiết của một nhà văn có bản lĩnh.
Mỗi cây bút khi viết văn đều gắn cho tác phẩm của mình một hay nhiều mục đích khác nhau. Có thể là để giải toả tâm trạng, có thể để mua vui, và có thể là những mục đích ghê gớm hơn cỡ như để cải tạo xã hội, để chỉ đường vạch lối thế nào đó. Cũng từ những mục đích ấy mà một thời đã từng có những cuộc tranh luận nảy lửa giữa nghệ thuật vị nghệ thụât với nghệ thụât vị nhân sinh. Tôi thì chỉ nói ra một điều tai nghe mắt thấy thôi, là dường như đối với nhà văn Kawabata (Nhật Bản) thì dường như cả cái tổng tập của ông chả có chữ nghĩa nào mang tính “vị nhân sinh” cả. Có lẽ do ở đất nước ấy, nhà cầm quyền đã giải quyết quá tốt vấn đề nhân sinh nên nhà văn không còn việc để làm ?
Từ những tác phẩm mang tính giãi bày, nơi mà Điệp là người ngoài cuộc của hoàn cảnh này, mà lại là người trong cuộc của hoàn cảnh khác đã đề cập ở trên, Địêp đã chuyển sang những câu chuyện ít nhiều mang tính “văn dĩ tải đạo” như Tiếng ru, Sau cánh gà, Từ độ cao tầng mười tám … Những câu chuyện được viết với độ tỉ mỉ, nhuần nhuyễn trong xây dựng cốt truyện, trong đặc tả các chi tiết.
Tiếng ru là nơi mà nhà văn nghiêng mình xuống một số phận tật nguyền. Và khốn nạn hơn là lại còn có kẻ lợi dụng sự tật nguyền ấy để thoả mãn dục vọng. May thay, xen kẽ với những mảng tối tăm của hoàn cảnh, thấp hèn của nhân cách ấy, và thay thế từng phần cho chúng là những niềm vui nho nhỏ khi đứa trẻ chào đời, là “Cả nhà diễn ra một sự thay đổi lớn lao”, và kết cục là “Không còn ai đả động đến chuyện cho đứa trẻ đi”. Ở truyện này, bắt đầu ghi nhận những ý niệm xuất hiện với tần suất cao về luật nhân quả, về sự ở hiền gặp lành, và trời cũng bắt đầu trở thành vật bấu víu, nơi nương tựa tinh thần cho những con người yếm thế: “Thôi chịu khó rau cháo mà nuôi nhau. Ông trời chẳng bạc người lành đâu”. Tràn ngập trong Tiếng ru là những dòng chan chứa khi viết về tình cảm cộng đồng, ăm ắp nữ tính khi viết về đứa trẻ mới chào đời. Tuy nhiên, những dòng khiến tôi rung động nhất, ghi nhận như một sự sáng tạo riêng của Phong Điệp lại là cái giọng rất duyên này: “Con Vện tha thẩn ngoài sân mãi cũng phát chán nên bỏ đi chơi. Đi hóng chuyện”. Hay : “Mẹ nó nằm bên thở dài sườn sượt rồi cũng bập bõm ngáy.”
Sau cánh gà thì lại là một trớ trêu khác, và bản thân cái tên truyện đã ít nhiều gợi lên tính hai mặt của mỗi phận người, theo cái mẫu chung “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại” ấy. Đọc đến truyện này, tôi chợt nhớ đến một chuyện vui, có một anh chuyên đóng vai lãnh tụ, nhưng đứng ở cánh gà thì nói vọng vào trong với anh bạn thân khi chuẩn bị lên sân khấu: đề về bao nhiêu đấy ? Nhọc nhằn thay công cuộc làm người !
Ngày hôm qua đề cao sự tha thứ cho những lỗi lầm của con người trong quá khứ khi mà nó có vẻ như do hoàn cảnh xô đẩy mà thành. Mang triết lý “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”. Tuy nhiên, anh chồng độ lượng ở trong truyện ngắn này dường như là độ lượng theo cái cách trời sinh ra thế, chứ không phải do tu luyện, do “đắc đạo” mà thành.
Trở về viết về một phận người dù được vun đắp hỗ trợ từ bố mẹ, nhưng không đủ năng lực để bám trụ với môi trường khắc nghiệt nơi thành thị: giống chiếu bạc, lúc nào cũng có vài chục kẻ ngồi chầu rìa, chờ đến lượt vào và cũng chừng ấy kẻ phải lặng lẽ rút lui. Vai trò công dân của nhà văn trong câu chuyện này là đưa ra lời khuyên trở về cho kẻ không còn khả năng thi thố tiếp. Thì thế cũng là sự phải chăng, từ tốn, chứ như cái xê-ri truyện của một cây bút nào đó động tí là rặt những lời khuyên người ta bỏ chồng về ở với bố mẹ, hoặc từ quan … thì tôi thấy nó bạc nhược một cách đáng ngại !
Và trách nhiệm công dân của người viết thì bắt đầu đậm đặc ở Từ độ cao tầng mười tám. Những là cảnh báo về tai hoạ và chết chóc, những là phẫn nộ trước sự vô cảm và chậm trễ của cơ quan công quyền, những là quan liêu, máy móc. Một giọng văn đay nghiến nặng nề mà không manh động, ồn ào, mà vẫn giữ được sự điềm tĩnh cần thiết: “Và cái cửa thành cánh diều bất đắc dĩ bị xé vụn trên đất. Một cánh diều bất đắc dĩ thì có mơ ước gì không nhỉ ?”.
Rồi sự văn dĩ tải đạo ấy lên đến đỉnh cao ở Kẻ dự phần. Dễ nhận thấy đây là một truyện ngắn có cấu trúc, lớp lang hoàn chỉnh, tay nghề điêu luyện, kịch tính phát triển từng bước chặt chẽ. Tả chân thì: “Súc ruột đổ tràn ra sàn như những vòi bạch tuộc tìm đường di chuyển.” Độ lạnh trong quan sát thì: “Con sau nhìn cái chết của con trước và chờ đến phiên mình.” Cách dự phần thì: “Trong cơn bấn loạn, lũ lợn đồng loạt giương mắt về phía cô, khẩn cầu.” Nhân vật “cô” đã có hẳn một quá trình từ “đường đi trong cô chật chội và khô khan…” đến “họ đi vào nhau mê mải, cuồng nhiệt” và cuối cùng là “Cô trân trối nhìn chúng đang giẫy đạp một cách tuyệt vọng trong lúc bị cuốn trôi đi..”. Thông điệp của truyện cũng thật rõ ràng: những tham lam, độc ác sẽ bị trừng phạt. Thế nhưng, tôi vẫn tự có một câu hỏi hết sức ngô nghê không nín được: “tác giả có bao giờ ăn thịt lợn ?”, dù vẫn đinh ninh nghệ thuật không có nghĩa là hiện thực trần trụi, kinh thánh nói khi có kẻ tát ta vào má trái thì chìa nốt má phải ra không có nghĩa là ngoài đời khi có kẻ chực đánh ta thì ta không bỏ chạy !
Với ngần ấy truyện ngắn của tập Kẻ dự phần, tôi thấy không có gì phải bàn thêm về độ nhuần nhuyễn của nghề nghiệp đối với nhà văn đĩnh đạc này, chỉ chúc cho Phong Điệp dầy dặn hơn phẩm chất “người trong cuộc” của mình, để mà ít cách bức hơn, có cái nhìn công bằng hơn với những tham sân si của nhân vật, bởi như ai đó đã nói ở đâu đó về một thời kỳ của lịch sử đất nước: mỗi người đều là nạn nhân đồng thời cũng là thủ phạm !
(Về tập truyện ngắn Kẻ dự phần của nhà văn Phong Điệp)[/h]Mỗi người viết văn chọn cho mình một tư thế riêng, góc nhìn riêng để phản ánh hiện thực. Người thì bài binh bố trận chặt chẽ, đâu ra đó, quyết định số phận, sự sống chết của nhân vật tỉnh queo. Kẻ thì khóc nức nở khi một nhân vật nào đó mình yêu quí đến lúc phải chết mà lòng mình không muốn thế. Lại có kẻ đem những hiểu biết rất khuôn thước của mình về từng nhóm người mà gán cho nhân vật: nông dân thì phải thế này, trí thức thì phải thế kia, giám đốc thì thường tằng tịu với thư ký.
Nay, đọc hơn hai trăm trang “Kẻ dự phần” của tác giả Phong Điệp, tuổi đời thì thanh xuân đang độ mà tuổi nghề đã đến mức “thâm niên”, thấy như tác giả đang làm một hành trình dài mà không mỏi mệt, từ góc nhìn của người ngoài cuộc dần dà tiến đến vị thế của kẻ dự phần.
Truyện ngắn Tầng hai. Trong khi Phan, nhân vật chính đang “âm thầm dõi theo và ngẫm nghĩ nhiều về cuộc sống đang diễn ra hằng ngày trên tầng hai của ngôi nhà trọ cô đang ở”, thì tôi dõi theo Phan. Và ghi nhận được những cử chỉ ý tứ, rụt rè đầu tiên: cô se sẽ tắt máy từ ngoài ngõ rồi mới dám dắt xe vào nhà; và: cô thận trọng mở vòi nước, xoè tay đỡ cho dòng nước khỏi tạo nên những âm thanh quá chói gắt.
Phan, với vị thế “một cô gái tỉnh lẻ cố bám trụ lại nơi phố thị phồn hoa”, trong hoàn cảnh ngặt nghèo “nhất định không được phép ốm” và những niềm vui cực kỳ đơn sơ: “định bụng đi nằm sớm. Cũng là một cách cô tự thưởng công cho mình” đã tự nhiên mang một tâm thế dè giữ trong quan hệ với gia đình chủ nhà, dù suy cho cùng, chủ nhà ấy cũng chả phải giàu có gì (nếu giàu đã chả phải cho thuê đi một tầng mà ở tầng còn lại).
Thường có quan điểm rằng người mù thì tai rất thính. Có lẽ hàng rào tâm lý tự dựng lên đã khiến Phan không nhìn thấy cảnh, nhưng nghe rất rõ tình. Cô nghe thấy tình yêu khi mẹ chồng nói với con dâu: Đang mang thai mà khóc như thế này là không tốt đâu con ạ; rồi: Kéo chăn về phía ấy, sao cứ dồn cả lại cho mẹ thế này.
Và đỉnh cao của sự rụt rè ấy chính là cử chỉ khước từ bữa bún chả mà bà mẹ chồng mời, và dù được mời hẳn hoi, cô vẫn thấy ngài ngại khi tự nhiên lại xen vào cuộc sống của họ. Ô hay, trong thời cuộc của những nhảy bổ, tranh đoạt, giành giật, xâm lấn này mà vẫn có những người khó mời đến thế sao ?
Mọi sự sẽ cứ như thế trôi đi, những người láng giềng sẽ mãi cách bức như thế cho đến ngày Phan trả lại nhà cho bà chủ, nếu như không có cuộc sinh nở của cô con dâu. Và sự ra đời của cháu bé đã như một cú hích, khiến cho Phan đang mang sẵn tâm sự “sống chết cũng phải bám lấy đất này, phải mở mày mở mặt tại đây” đi đến một hành động đột phá, dù vẫn rụt rè: đi lên lưng chừng cầu thang rồi lại phân vân trở xuống.
Và rồi, cuối cùng thì cô đã lên đến cái nơi mà hàng ngày cô vẫn tưởng tượng về nó, với sự vỡ lẽ: hoá ra hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm.
Sau Tầng hai, có thể thấy Phan như một con tằm tò mò và sợ sệt về thế giới bên ngoài, rút cục đã cắn thủng được cái kén mà thoát ra với thế giới.
Đọc xong Tầng hai, sẽ cộm lên một câu hỏi về đời sống công sở của Phan và những người như Phan, rồi tương lai của họ sẽ thế nào. Thì “Ngôi nhà ngập tràn ánh nắng” đã ít nhiều trả lời câu hỏi đó.
Nhân vật chính của truyện ngắn này không có tên, nhưng chẳng hiểu sao tôi vẫn cứ có một thiên kiến đó cũng vẫn là Phan đấy, chỉ không xưng danh thôi. Và Phan nhận xét về sếp: có năng lực nhưng quân phiệt và hách dịch, về không khí làm việc: hầu như chẳng lúc nào nghe thấy tiếng cười nói, về không gian làm việc: Không có lấy một ô cửa sổ, dù chỉ bằng bàn tay để thở, về chính mình: Đầu óc căng cứng. Cảm tưởng chỉ cần chạm nhẹ vào cũng đủ vỡ toác ra.
Và nổi lên một nỗi băn khoăn: trước những thách thức thực sự ấy, quyết tâm “mở mày mở mặt” của Phan rồi sẽ ra sao ? Có bị gặm nhấm, mài mòn ? Cô sẽ vượt qua hay sẽ đầu hàng thách thức ?
Và cuối cùng, sau những khoảng thời gian “cả văn phòng quay như chong chóng”, rồi “những ham muốn, đam mê dần bị tước bỏ”, sau cả cái kết luận “Đã lâu lắm rồi tôi không được sống một cách thực tế như thế” thì Phan đã đi đến quyết định ly khai môi trường làm việc ấy !
Thấy hẫng hụt, thấy băn khoăn cho Phan, và thấy như con đường phía trước của cô rồi sẽ không mấy suôn sẻ. Băn khoăn vì một Phan rất đoan quyết: Đơn giản là vì tôi không muốn tự biến mình thành một trong những cái máy ở đây, nhưng lại dành rất nhiều cảm tình cho một ngôi nhà được dựng lên trên nền của một sự ly khai khác: À, em chuyển sang vẽ quảng cáo. Dễ sống lắm chị ạ. Nhưng mà hơi áy náy với lương tâm.
Vâng, có lẽ ở cuối con đường không mấy suôn sẻ chính là căn nhà có thứ mùi thum thủm “thoắt cái đã chui tọt vào nhà rồi trốn vào một ngóc ngách nào đó mà gia chủ không hề hay biết” trong truyện Thế là vừa hết một đêm. Dù cũng có lúc bị che bức màn u ám bởi bài học “đừng có tin bố con nhà thằng nào. Đấy, càng học càng đau” thì đây vẫn là một truyện ngắn có không khí thanh thoát nhất và hết sức độc đáo của tập Kẻ dự phần này.
Trong truyện, mọi vấn đề được nhìn bằng con mắt bớt chấp nhặt, cay cú ăn thua. Những điều không như ý, dù không lờ đi được, nhưng cũng không đến mức phải giải quyết bằng mọi giá. Và cộng hưởng với cái tâm trạng bàng bạc của hồn người, lửng lơ của thái độ người, là những cái tầm tầm của ngoại cảnh, ngoại vật: mì tôm úp bằng nước không còn nóng sôi, bánh mỳ to ra nhờ bột nở, và không ôi thiu nhờ formon.
Trong không khí ấy, trở nên uể oải, rời rạc cả những chuyện có thời chắc chắn đã từng là máu thịt, là cửa miệng, cửa lòng: Còn gặp em không ? Và câu trả lời là: đợi mãi, chả thấy động tĩnh gì. Vâng, thì đơn giản bởi một lẽ này: Tình yêu cũng phải ăn cơm bụi, tránh đèn đỏ trên mặt đất, chứ chả lẽ cứ lãng đãng suốt ngày trên cung trăng ?
Tuy nhiên, đằng sau thái độ dường như có thể thể tất cho mọi việc, mọi người rồi, thì lại nhói lên một thực trạng, một chiêm nghiệm rất đáng buồn được đưa ra gần như từ vô thức: Những sự tử tế, người tử tế cứ lần lượt ra đi… Đến đây, tôi chợt thấy như Phan đã đến một ngã ba đường với hai lựa chọn khắc nghiệt: hoặc là làm người tử tế, hoặc ra đi. Có nhất định là như thế không ? Chả lẽ không thể không ra đi mà vẫn làm người tử tế được ?
Khi thấm mệt với bon chen thị thành, thì những đổi gió nho nhỏ như ở truyện ngắn Trung du lại là một lần để chịu thêm nợ nần, để hồi phục những cảm xúc thanh cao. Và Trung du là một ví dụ cho thấy đời sống cung cấp cho nhà văn chịu quan sát, ghi nhận nhiều hơn gấp bội những gì có thể ngồi một chỗ mà tưởng tượng, mà “hư cấu” ra.
Không có những miêu tả rườm rà, nhưng người đọc có thể hình dung dễ dàng một bà mẹ miền núi chất phác, ít nói. Bà thiếu hiểu biết: xe ôm à ? xe ôm là xe gì ? Bà tả bằng phong cách quăng dao khi Phong hỏi về nhà: Kia kìa. Trước cây bé, sau cây to. Đi không ?
Và đây là những miêu tả cực kỳ tinh tế, về thái độ: Nhìn thấy người lạ, chúng đứng xô vào nhau, mải miết quan sát, về ngôn ngữ, khi mà Phong hỏi đến bể nước: Không có bể, chỉ có nước thôi. Đứa nhỏ làu bàu giải thích và chỉ vào một khe nước nhỏ, về không gian sống: chiếc cầu thang gỗ không tay vịn.
Những quan tâm săn sóc của người lớn và sự chú ý của trẻ nhỏ với khách thường hứa hẹn một buổi trò chuyện dày dặn về sau. Nhưng buổi tối trung du ấy lại có một kết thúc hết sức bất ngờ. Khi chưa kịp trò chuyện gì thì Phong đã được cô con gái lớn giục đi ngủ, và người bố thì đã “bắt đầu những nhịp thở đều, chắc”, dù chưa nói với khách câu nào. Cuộc tìm hiểu chủ khách duy nhất giữa cô con gái tên Seo và Phong thì kết thúc không có tí hậu nào: - Seo chỉ thích ở đây. Ở đây có Lý. Lý là ai ? Lý là con chó đẹp.
Vâng, một buổi tối như thế, với những con người như thế, thì không thể trả bằng tiền. Và khi tiền bị từ chối, thì Phong biết “Mình đã mắc nợ”. Và cũng từ tâm trạng mắc nợ này của Phong, ta có thể biết trước con đường mắc nợ và trả nợ của tác giả với văn chương còn dài, hứa hẹn nhiều điều thú vị.
Cũng là một kiểu đổi gió, nhưng Bạn cũ lại đưa chúng ta đến với một không gian khác, là tuổi thơ, là gia đình, quê hương, bè bạn. Và đúng như câu thơ của Đỗ Huy Chí: Trẻ con nào sá gì đâu ? Trẻ con đâu cũng là cầu sang chơi. Đứa trẻ con nhà thương nghiệp có thứ gạo nấu lên thơm điếc mũi thân thiết với đứa trẻ ăn bo bo rồi ị ra cũng vẫn bo bo nguyên hạt !
Bạn cũ là một truyện độc đáo. Nói độc đáo vì đây là nơi mà thứ ngôn ngữ hài hước song hành và chất chứa cay nghiệt, mỉa mai chì chiết xoắn bện với âu yếm xót xa. Tất cả tạo nên một cảm giác cùng dư vị cay đắng mà ấm áp, chát chúa mà ân cần.
Sự độc đáo đầu tiên là cách vào truyện, rồi cách giới thiệu một cái tên, với một giọng địêu bỡn cợt dễ thấy. Và một tư thế lạ lùng: lúc nào cô cũng xuất hiện trước mắt tôi với tư thế hoặc cúi, quỳ, hoặc ngồi xổm với cái cổ vươn dài ra phía trước. Cái xương ức ở những tư thế ấy dễ “bắt mắt” nhất, khuyếch đại nhất. Từ bắt mắt vốn được dùng để chỉ những thứ có tính thẩm mỹ và độ hấp dẫn cao, nay dùng nói về cái xương ức !
Bà vợ như vậy, còn ông chồng: Vừa uống rượu vừa lừ lừ nhìn vợ, nhìn con, nhìn bạn của con. Chẳng biết nhìn để làm gì nhỉ ? Nhưng rất đáng sợ. Nhưng mà sợ cái kiểu còn bày trò: Khi nào bố mày ở nhà, mày treo cái quần đùi ra ngoài cổng cho tao biết. thì chắc chắn là kiểu sợ rất “diễn” rồi !
Sự độc đáo thứ hai là vị thế của nhân vật xưng tôi, vừa như thân thuộc với cảnh với người ở căn nhà ấy, lại vừa như chả hiểu gì, vừa như người ngoài cuộc, lại vừa như kẻ có dự phần. Và ở truyện ngắn này, dường như có nét gì đó của trường phái ấn tượng trong âm nhạc. Cái hay là cái có thể cảm thấy, mà không thể diễn giải cho ngọn ngành tại sao hay. Và hai nhân vật vợ chồng có rất nhiều biểu hiện lạ lùng mà không thể hiểu tại sao họ lại có cái lạ ấy. Đây cũng là một thủ pháp quen thuộc trong văn xuôi của Phong Điệp ngay từ những truyện ngắn đầu tay: Thảo Nguyên, rồi Ma Mèo. Kiệm lời đến mức đôi khi khó hiểu, hay chỉ để cảm chứ không để hiểu.
Cái giọng người ngoài, cứ tưng tửng phán, nửa như quan tâm, nửa như hờ hững: chẳng mấy khi nói, trừ lúc ra chợ. Để mặc cả. Đấy là tôi đoán thế, vì có ai ra chợ mà không mặc cả đâu. Và sự cay nghiệt rất “người ngoài” khi đánh giá về bà vợ: Người giúp việc chăm ra phết nhỉ. Nhưng cứ như người bị ho lao.
Rồi bà vợ ấy cũng tìm được một công việc khả dĩ thay đổi ấn tượng là cái bóng mờ nhạt đến độ gần như bóng ma bên chồng mình cũng tìm được một công việc có ít nhiều ý nghĩa. Nhưng ấn tượng thê thảm không vì thế mà giảm bớt trong con mắt cay nghiệt này: Tôi thấy cô hoạt bát hẳn lên. Cái xương ức nhảy nhót nơi cổ. Ấy thế mà, đấy chính là một khuôn mặt khác của một gia đình ít nhiều may mắn, hơn người.
Sự mỉa mai của “tôi” đã lên đến tầm cay nghiệt khi cố ý gọi đám hương cho có vần vèo thành đám hương khói, và lại còn giải thích nguyên nhân là “thích nói đệm vào cho nó đỡ cộc”. Ở chi tiết này, lần đầu tiên, tôi thấy sự tinh tế tuyệt vời của ngôn ngữ lại mang một vẻ đáng sợ ! Và quả cuối cùng thì kết cục đáng sợ thật. Đứa con “sợ đếch gì. Tao nối dõi, dám làm gì ?” thì bị tai nạn giao thông, gia cảnh thì sa sút. Và dường như, sau bao nhiêu đổi dời của thế sự, xuống giá của người này, thắng thế của kẻ kia, rút cục, nhân vật tự truyện “tôi” đã tìm thấy vị trí “trong cuộc” của mình ở ngôi nhà đó, với những thân phận đó, và thấy “sao mắt cứ cay sè thế này” dù đã có lúc người ta mang gạo lợn ra cho mình vay làm gạo người. Đấy mới chính là thái độ “yêu kẻ giống mình, dung kẻ khác mình” cần thiết của một nhà văn có bản lĩnh.
Mỗi cây bút khi viết văn đều gắn cho tác phẩm của mình một hay nhiều mục đích khác nhau. Có thể là để giải toả tâm trạng, có thể để mua vui, và có thể là những mục đích ghê gớm hơn cỡ như để cải tạo xã hội, để chỉ đường vạch lối thế nào đó. Cũng từ những mục đích ấy mà một thời đã từng có những cuộc tranh luận nảy lửa giữa nghệ thuật vị nghệ thụât với nghệ thụât vị nhân sinh. Tôi thì chỉ nói ra một điều tai nghe mắt thấy thôi, là dường như đối với nhà văn Kawabata (Nhật Bản) thì dường như cả cái tổng tập của ông chả có chữ nghĩa nào mang tính “vị nhân sinh” cả. Có lẽ do ở đất nước ấy, nhà cầm quyền đã giải quyết quá tốt vấn đề nhân sinh nên nhà văn không còn việc để làm ?
Từ những tác phẩm mang tính giãi bày, nơi mà Điệp là người ngoài cuộc của hoàn cảnh này, mà lại là người trong cuộc của hoàn cảnh khác đã đề cập ở trên, Địêp đã chuyển sang những câu chuyện ít nhiều mang tính “văn dĩ tải đạo” như Tiếng ru, Sau cánh gà, Từ độ cao tầng mười tám … Những câu chuyện được viết với độ tỉ mỉ, nhuần nhuyễn trong xây dựng cốt truyện, trong đặc tả các chi tiết.
Tiếng ru là nơi mà nhà văn nghiêng mình xuống một số phận tật nguyền. Và khốn nạn hơn là lại còn có kẻ lợi dụng sự tật nguyền ấy để thoả mãn dục vọng. May thay, xen kẽ với những mảng tối tăm của hoàn cảnh, thấp hèn của nhân cách ấy, và thay thế từng phần cho chúng là những niềm vui nho nhỏ khi đứa trẻ chào đời, là “Cả nhà diễn ra một sự thay đổi lớn lao”, và kết cục là “Không còn ai đả động đến chuyện cho đứa trẻ đi”. Ở truyện này, bắt đầu ghi nhận những ý niệm xuất hiện với tần suất cao về luật nhân quả, về sự ở hiền gặp lành, và trời cũng bắt đầu trở thành vật bấu víu, nơi nương tựa tinh thần cho những con người yếm thế: “Thôi chịu khó rau cháo mà nuôi nhau. Ông trời chẳng bạc người lành đâu”. Tràn ngập trong Tiếng ru là những dòng chan chứa khi viết về tình cảm cộng đồng, ăm ắp nữ tính khi viết về đứa trẻ mới chào đời. Tuy nhiên, những dòng khiến tôi rung động nhất, ghi nhận như một sự sáng tạo riêng của Phong Điệp lại là cái giọng rất duyên này: “Con Vện tha thẩn ngoài sân mãi cũng phát chán nên bỏ đi chơi. Đi hóng chuyện”. Hay : “Mẹ nó nằm bên thở dài sườn sượt rồi cũng bập bõm ngáy.”
Sau cánh gà thì lại là một trớ trêu khác, và bản thân cái tên truyện đã ít nhiều gợi lên tính hai mặt của mỗi phận người, theo cái mẫu chung “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại” ấy. Đọc đến truyện này, tôi chợt nhớ đến một chuyện vui, có một anh chuyên đóng vai lãnh tụ, nhưng đứng ở cánh gà thì nói vọng vào trong với anh bạn thân khi chuẩn bị lên sân khấu: đề về bao nhiêu đấy ? Nhọc nhằn thay công cuộc làm người !
Ngày hôm qua đề cao sự tha thứ cho những lỗi lầm của con người trong quá khứ khi mà nó có vẻ như do hoàn cảnh xô đẩy mà thành. Mang triết lý “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”. Tuy nhiên, anh chồng độ lượng ở trong truyện ngắn này dường như là độ lượng theo cái cách trời sinh ra thế, chứ không phải do tu luyện, do “đắc đạo” mà thành.
Trở về viết về một phận người dù được vun đắp hỗ trợ từ bố mẹ, nhưng không đủ năng lực để bám trụ với môi trường khắc nghiệt nơi thành thị: giống chiếu bạc, lúc nào cũng có vài chục kẻ ngồi chầu rìa, chờ đến lượt vào và cũng chừng ấy kẻ phải lặng lẽ rút lui. Vai trò công dân của nhà văn trong câu chuyện này là đưa ra lời khuyên trở về cho kẻ không còn khả năng thi thố tiếp. Thì thế cũng là sự phải chăng, từ tốn, chứ như cái xê-ri truyện của một cây bút nào đó động tí là rặt những lời khuyên người ta bỏ chồng về ở với bố mẹ, hoặc từ quan … thì tôi thấy nó bạc nhược một cách đáng ngại !
Và trách nhiệm công dân của người viết thì bắt đầu đậm đặc ở Từ độ cao tầng mười tám. Những là cảnh báo về tai hoạ và chết chóc, những là phẫn nộ trước sự vô cảm và chậm trễ của cơ quan công quyền, những là quan liêu, máy móc. Một giọng văn đay nghiến nặng nề mà không manh động, ồn ào, mà vẫn giữ được sự điềm tĩnh cần thiết: “Và cái cửa thành cánh diều bất đắc dĩ bị xé vụn trên đất. Một cánh diều bất đắc dĩ thì có mơ ước gì không nhỉ ?”.
Rồi sự văn dĩ tải đạo ấy lên đến đỉnh cao ở Kẻ dự phần. Dễ nhận thấy đây là một truyện ngắn có cấu trúc, lớp lang hoàn chỉnh, tay nghề điêu luyện, kịch tính phát triển từng bước chặt chẽ. Tả chân thì: “Súc ruột đổ tràn ra sàn như những vòi bạch tuộc tìm đường di chuyển.” Độ lạnh trong quan sát thì: “Con sau nhìn cái chết của con trước và chờ đến phiên mình.” Cách dự phần thì: “Trong cơn bấn loạn, lũ lợn đồng loạt giương mắt về phía cô, khẩn cầu.” Nhân vật “cô” đã có hẳn một quá trình từ “đường đi trong cô chật chội và khô khan…” đến “họ đi vào nhau mê mải, cuồng nhiệt” và cuối cùng là “Cô trân trối nhìn chúng đang giẫy đạp một cách tuyệt vọng trong lúc bị cuốn trôi đi..”. Thông điệp của truyện cũng thật rõ ràng: những tham lam, độc ác sẽ bị trừng phạt. Thế nhưng, tôi vẫn tự có một câu hỏi hết sức ngô nghê không nín được: “tác giả có bao giờ ăn thịt lợn ?”, dù vẫn đinh ninh nghệ thuật không có nghĩa là hiện thực trần trụi, kinh thánh nói khi có kẻ tát ta vào má trái thì chìa nốt má phải ra không có nghĩa là ngoài đời khi có kẻ chực đánh ta thì ta không bỏ chạy !
Với ngần ấy truyện ngắn của tập Kẻ dự phần, tôi thấy không có gì phải bàn thêm về độ nhuần nhuyễn của nghề nghiệp đối với nhà văn đĩnh đạc này, chỉ chúc cho Phong Điệp dầy dặn hơn phẩm chất “người trong cuộc” của mình, để mà ít cách bức hơn, có cái nhìn công bằng hơn với những tham sân si của nhân vật, bởi như ai đó đã nói ở đâu đó về một thời kỳ của lịch sử đất nước: mỗi người đều là nạn nhân đồng thời cũng là thủ phạm !
Sưu tầm