Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Đọc hiểu là một phần nằm trong đề thi tốt nghiệp THPTQG nên đặc biệt lưu ý. Để làm tốt được phần này, trước hết học sinh cần nắm vững các kiến thức cơ bản để chinh phục các câu "ăn điểm" và làm nền tảng để chinh phục các câu cao điểm hơn. Luyện thêm nhiều đề để va chạm các dạng bài, tránh nhầm lẫn giữa các phương thức biểu đạt hay phong cách ngôn ngữ. Về phần nghị luận xã hội, làm nhiều để tăng khả năng lập lập, suy nghĩ quan điểm của bản thân mình đối với vấn đề xã hội.
Bài tập 1. Đọc đoạn trích sau:
Hãy chủ động với cuộc sống của chính mình
Thành công đến từ việc bạn biết chủ động trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Nhiều trường hợp, sự chủ động rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn ứng phó linh hoạt, vượt qua khó khăn và thay đổi kịp thời để chớp lấy thời cơ. Thiếu tính chủ động thì cho dù có kiến thức, có tầm nhìn thì sự do dự cũng sẽ làm lỡ mất cơ hội. Người có tính chủ động sẽ suy nghĩ, hành động độc lập, làm chủ được tình thế. Khi có vấn đề xảy ra trước hết họ nhìn nhận chính bản
thân mình, tìm ra khó khăn để vượt qua. Tính chủ động không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám nói và dám làm. Nếu bạn dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì mọi việc đều dẫn đến thành công. Những người có tính chủ động là những người tự tin và biết mình cần làm gì trong cuộc sống. Họ theo đuổi đam mê bằng tất cả lòng nhiệt huyết và quyết tâm, không những thế họ còn thành công trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt khi có cạnh tranh. Trong một xã hội đang ngày càng phát triển, bạn cần phải chủ động để không bị tụt lùi. Nhưng bạn đang gặp khó khăn không biết phải làm như thế nào? Bạn ngại không thể nói lên điều bạn muốn nói? Vậy ngay từ hôm nay bạn nên luyện tập cách sống chủ động cho mình bằng cách phát huy tính linh hoạt, thái độ tiếp nhận và cách ứng xử của bạn đối với các sự việc cũng như đối với người khác trong giao tiếp.
(Trích Tầm quan trọng của lối sống chủ động)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra biểu hiện của người chủ động được nói đến trong đoạn trích?
Câu 2. Anh/chị hiểu chớp lấy thời cơ trong đoạn trích tác giả nêu như thế nào?
Câu 3. Tác giả sử dụng hàng loạt các câu hỏi tu từ có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói: “Trong một xã hội đang ngày càng phát triển, bạn cần phải biết chủ động để không tụt lùi”?
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Biểu hiện của người chủ động trong đoạn trích: suy nghĩ, hành động độc lập, làm chủ được tình thế; nhìn nhận bản thân, tìm ra khó khăn để vượt qua; tự tin và biết mình cần làm gì; theo đuổi đam mê bằng tất cả lòng nhiệt huyết và quyết tâm.
Câu 2. Hành động “chớp lấy thời cơ” trong đoạn trích, có thể hiểu là: “Thời cơ” là cơ hội, là thời điểm thuận lợi để thực hiện công việc của mình. “Chớp lấy thời cơ” chủ động là nắm lấy cơ hội vào thời điểm thuận lợi và đưa ra quyết định. Hành động đó, giúp chúng ta xử lý tình huống một cách dễ dàng, linh hoạt, là bàn đạp đưa ta đến với thành công.
Câu 3. Hàng loạt các câu hỏi tu từ được tác giả sử dụng: “Nhưng bạn đang gặp khó khăn không biết phải làm thế nào? Bạn ngại không thể nói lên điều bạn muốn nói?”, nhằm nhấn mạnh sự trăn trở của con người khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không biết phải làm thế nào để vượt qua; e ngại và ngại ngùng không dám nói lên suy nghĩ của bản thân. Từ đó, gợi suy nghĩ con người cần phải thay đổi lối tư duy lạc hậu, mạnh dạn và chủ động nói ra những suy nghĩ của mình, tự tin và linh hoạt trong việc tìm ra cách giải quyết tình huống.
Câu 4. Câu nói: “Trong xã hội đang ngày càng phát triển, bạn cần phải biết chủ động để không tụt lùi”, gợi suy nghĩ: “Xã hội ngày càng phát triển”, đi lên dưới sự ra đợi của hàng loạt các thiết bị công nghệ; chính phủ mở cửa giao lưu và hội nhập văn hóa, cùng nhau phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Từ đó đòi hỏi, con người sống trong xã hội phát triển cũng phải chủ động thay đổi bản thân mình để không “thụt lùi” so với xã hội. Để làm được điều đó, chúng ta cần hình thành cho mình lối sống chủ động, chủ động học tập, nghiên cứu, trang bị kiên thức, thích nghi thế hệ cộng nghệ số 4.0. Hãy nhớ rằng: Cách tốt nhất để không cảm thấy vô vọng là chủ động đứng dậy và làm gì đó. Đừng đợi chuyện tốt đẹp xảy ra với mình. Nếu bạn ra ngoài và khiến điều gì đó tốt đẹp xảy ra, bạn sẽ đổ đầy thế giới với hy vọng, bạn sẽ đổ đầy bản thân mình với hy vọng.
Bài tập 2. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Thế giới này tôi đã đi nhiều nơi
Thấy nhiều sách truyện hay, hoàn hảo
Nhưng cuốn sách vĩ đại của cuộc đời (là cuốn sách đã hoàn thiện,…)
Là trái đất, mới chỉ là bản thảo
Nhiều lỗi sai trong cuốn sách địa cầu
Nhiều vết bẩn, nhiều chương cay đắng
Ôi giá gì được chữa gọt từng câu
Được chép lại hoàn toàn trên trang giấy trắng.
(Trích “Những ngôi sao xa” – Raxun Gamazatop)
Câu 1: Văn bản trên sử dụng thể thơ gì? (0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ có trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
- Hai biện pháp tu từ có trong đoạn trích:
+ Ẩn dụ (trái đất chính là cuộc sống của con người)
+ Liệt kê (nhiều lỗi sai, nhiều chương cay đắng, nhiều vết bẩn…)
Câu 3.
Tác giả cho rằng, “cuốn sách vĩ đại của cuộc đời/ Là trái đất, mới chỉ là bản thảo” bởi nó còn nhiều lỗi sai, nhiều vất bẩn, nhiều chương cay đắng. Điều đó cho thấy, cuộc sống của chúng ta cũng như cuốn sách cuộc đời còn nhiều khổ đau, còn nhiều bất hạnh, có những điều chưa thực sự hoàn hảo. Cũng như con người chưa bản.
Câu 4: Anh/chị hiểu tác giả muốn nói điều gì qua hai câu thơ: “Ôi giá gì được chữa gọt từng câu/Được chép lại hoàn toàn trên giấy trắng”. (1 điểm)
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2.00 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa những khuyết điểm của bản thân.
- Ý nghĩa của những khuyết điểm:
+ Giúp chúng ta nhìn nhận bản thân một cách chính xác. Bởi con người là một bản thể chưa hoàn chỉnh và trong trong quá trình hoàn thiện. Chúng ta là một cuốn sách vẫn còn nhiều vết bẩn, nhiều lỗi sai, nhiều vết ố cần phải xóa bỏ.
+ Giúp con người tỉnh táo, giúp chúng ta không ảo tưởng về những gì của bản thân. Vì giới trẻ, (đưa trả lời ứng xử của HH Đỗ Mỹ Linh…)
+ Khuyết điểm sẽ giiups con ta dễ dàng đòng cảm với những người cùng cảnh ngộ.
+ Khuyết điểm là động lực để cho con người vươn lên, thay đổi để hướng tới những điều tốt đẹp hơn.
+ Con người sinh ra, không ai muốn mình có những khuyết điểm, nhưng chúng ta
Bài tập 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em
Sóng lượn khúc lượn dòng mà đến biển
Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện
Đời sông như đời người trên sông
Đời anh quen với lũ với dông
Với gió chạy cát bay, đá ngầm vực xoáy
Thuyền êm lướt khi sa vào dưới đáy
Anh thuộc từng lòng lạch mỗi dòng trôi
Đá thượng nguồn và cát vụn ngoài khơi
Sông dạy anh cái cứng mềm của nước
Sông còn trẻ là khi sông lắm thác
Suốt đêm ngày mặt sóng cứ sôi lên
Con sóng già có mặt nước trôi êm
Đáy sông thẳng nên sông thường thích ngủ
Anh muốn đi với dòng sông trẻ
Khúc sông nào cũng gợi nhớ về em
(Vũ Quần Phương, Trích Tình yêu - dòng sông,
Tập thơ Vầng trăng trong chiếc xe bò, NXB Văn học, 1988)
Câu 1 : Xác định thể thơ của đoạn thơ trên
Câu 2 : Theo tác giả, giữa "đời sông" và "đời anh" có điểm gì tương đồng?
Câu 3 : Hình ảnh dòng sông trong hai câu thơ sau gợi cho anh chị liên tưởng đến điều gì?
Sông còn trẻ là khi sông lắm thác
Suốt đêm ngày mặt sóng cứ sôi lên
Câu 4 : Từ nội dung đoạn thơ, anh chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình.
II. PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa “lũ với dông” trong cuộc sống con người, đặc biệt ở tuổi trẻ.
Phần 2. Nghị luận xã hội
Cuộc sống của mỗi người giống như bầu trời ngoài ô cửa sổ, nó đẹp đẽ rực rỡ hay u tối xám xịt đều nằm trong đôi mắt bạn, cách mà bạn quan sát và chiêm nghiệm nó. Cuộc đời cũng vậy, có lúc tươi đẹp khi ánh nắng chan hòa, đôi lúc lại trĩu nặng suy tư khi “lũ và dông” kéo tới. “Lũ và dông” là hai hiện tượng tự nhiên của thời tiết ngầm ám chỉ nhũng điều xấu, kém may mắn trong cuộc sống. Thế nhưng, những con lũ và những cơn dông tố ấy lại như những ngã rẽ trong cuộc đời mỗi người. Mỗi ngày sẽ trôi qua, có lúc êm đềm như mặt biển khơi nhưng dưới mặt biển luôn ẩn chứa những cơn sóng ngầm hay chính là những cơn dông tố sẵn sàng thổi bay, nhấn chìm ta bất cứ lúc nào. Nhất là tuổi trẻ, những con lũ và dông tố lớn sẽ là những trải nghiệm không thể thiếu một thứ gia vị của cuộc sống để rồi khi đi qua những sóng gió cuộc đời ấy ta càng thêm yêu thêm trân trọng cuộc sống ngày hơn. Khó khăn rồi sẽ qua đi. Giống như cơn mưa có tầm tã, xối xả cỡ nào rồi cuối cùng trời cũng quang và mây lại tạnh. Ánh nắng và cầu vồng sẽ lại tới với những ai biết đi qua những vấp ngã. “Đời phải trải qua dông tố những không được cúi đầu trước giông tố” (Đặng Thùy Trâm). Cũng như việc đạp một chiếc xe, nếu không muốn bị ngã bạn phải tiếp tục đạp về phía trước. Cuộc sống cũng vậy, đứng trước khó khăn nếu buông xuôi, nản chí thì sẽ bị nhấn chìm giữa biển khơi rộng lớn. Tuổi trẻ hãy luôn không ngừng phấn đấu và vượt qua khó khăn như cách mà cô gái Lưu Hương Giang đã vượt qua chính mình và trở thành MC khiếm thị đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam. Nếu gia đình là ngôi trường đầu tiên của mỗi người thì có lẽ những bão tố cuộc đời sẽ là ngôi nhà gieo mầm, dẫn lối và chắp cánh cho những khát vọng lớn lao.
Sưu tầm
Bài tập 1. Đọc đoạn trích sau:
Hãy chủ động với cuộc sống của chính mình
Thành công đến từ việc bạn biết chủ động trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Nhiều trường hợp, sự chủ động rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn ứng phó linh hoạt, vượt qua khó khăn và thay đổi kịp thời để chớp lấy thời cơ. Thiếu tính chủ động thì cho dù có kiến thức, có tầm nhìn thì sự do dự cũng sẽ làm lỡ mất cơ hội. Người có tính chủ động sẽ suy nghĩ, hành động độc lập, làm chủ được tình thế. Khi có vấn đề xảy ra trước hết họ nhìn nhận chính bản
thân mình, tìm ra khó khăn để vượt qua. Tính chủ động không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám nói và dám làm. Nếu bạn dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì mọi việc đều dẫn đến thành công. Những người có tính chủ động là những người tự tin và biết mình cần làm gì trong cuộc sống. Họ theo đuổi đam mê bằng tất cả lòng nhiệt huyết và quyết tâm, không những thế họ còn thành công trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt khi có cạnh tranh. Trong một xã hội đang ngày càng phát triển, bạn cần phải chủ động để không bị tụt lùi. Nhưng bạn đang gặp khó khăn không biết phải làm như thế nào? Bạn ngại không thể nói lên điều bạn muốn nói? Vậy ngay từ hôm nay bạn nên luyện tập cách sống chủ động cho mình bằng cách phát huy tính linh hoạt, thái độ tiếp nhận và cách ứng xử của bạn đối với các sự việc cũng như đối với người khác trong giao tiếp.
(Trích Tầm quan trọng của lối sống chủ động)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra biểu hiện của người chủ động được nói đến trong đoạn trích?
Câu 2. Anh/chị hiểu chớp lấy thời cơ trong đoạn trích tác giả nêu như thế nào?
Câu 3. Tác giả sử dụng hàng loạt các câu hỏi tu từ có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói: “Trong một xã hội đang ngày càng phát triển, bạn cần phải biết chủ động để không tụt lùi”?
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Biểu hiện của người chủ động trong đoạn trích: suy nghĩ, hành động độc lập, làm chủ được tình thế; nhìn nhận bản thân, tìm ra khó khăn để vượt qua; tự tin và biết mình cần làm gì; theo đuổi đam mê bằng tất cả lòng nhiệt huyết và quyết tâm.
Câu 2. Hành động “chớp lấy thời cơ” trong đoạn trích, có thể hiểu là: “Thời cơ” là cơ hội, là thời điểm thuận lợi để thực hiện công việc của mình. “Chớp lấy thời cơ” chủ động là nắm lấy cơ hội vào thời điểm thuận lợi và đưa ra quyết định. Hành động đó, giúp chúng ta xử lý tình huống một cách dễ dàng, linh hoạt, là bàn đạp đưa ta đến với thành công.
Câu 3. Hàng loạt các câu hỏi tu từ được tác giả sử dụng: “Nhưng bạn đang gặp khó khăn không biết phải làm thế nào? Bạn ngại không thể nói lên điều bạn muốn nói?”, nhằm nhấn mạnh sự trăn trở của con người khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không biết phải làm thế nào để vượt qua; e ngại và ngại ngùng không dám nói lên suy nghĩ của bản thân. Từ đó, gợi suy nghĩ con người cần phải thay đổi lối tư duy lạc hậu, mạnh dạn và chủ động nói ra những suy nghĩ của mình, tự tin và linh hoạt trong việc tìm ra cách giải quyết tình huống.
Câu 4. Câu nói: “Trong xã hội đang ngày càng phát triển, bạn cần phải biết chủ động để không tụt lùi”, gợi suy nghĩ: “Xã hội ngày càng phát triển”, đi lên dưới sự ra đợi của hàng loạt các thiết bị công nghệ; chính phủ mở cửa giao lưu và hội nhập văn hóa, cùng nhau phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Từ đó đòi hỏi, con người sống trong xã hội phát triển cũng phải chủ động thay đổi bản thân mình để không “thụt lùi” so với xã hội. Để làm được điều đó, chúng ta cần hình thành cho mình lối sống chủ động, chủ động học tập, nghiên cứu, trang bị kiên thức, thích nghi thế hệ cộng nghệ số 4.0. Hãy nhớ rằng: Cách tốt nhất để không cảm thấy vô vọng là chủ động đứng dậy và làm gì đó. Đừng đợi chuyện tốt đẹp xảy ra với mình. Nếu bạn ra ngoài và khiến điều gì đó tốt đẹp xảy ra, bạn sẽ đổ đầy thế giới với hy vọng, bạn sẽ đổ đầy bản thân mình với hy vọng.
Bài tập 2. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Thế giới này tôi đã đi nhiều nơi
Thấy nhiều sách truyện hay, hoàn hảo
Nhưng cuốn sách vĩ đại của cuộc đời (là cuốn sách đã hoàn thiện,…)
Là trái đất, mới chỉ là bản thảo
Nhiều lỗi sai trong cuốn sách địa cầu
Nhiều vết bẩn, nhiều chương cay đắng
Ôi giá gì được chữa gọt từng câu
Được chép lại hoàn toàn trên trang giấy trắng.
(Trích “Những ngôi sao xa” – Raxun Gamazatop)
Câu 1: Văn bản trên sử dụng thể thơ gì? (0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ có trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
- Hai biện pháp tu từ có trong đoạn trích:
+ Ẩn dụ (trái đất chính là cuộc sống của con người)
+ Liệt kê (nhiều lỗi sai, nhiều chương cay đắng, nhiều vết bẩn…)
Câu 3.
Tác giả cho rằng, “cuốn sách vĩ đại của cuộc đời/ Là trái đất, mới chỉ là bản thảo” bởi nó còn nhiều lỗi sai, nhiều vất bẩn, nhiều chương cay đắng. Điều đó cho thấy, cuộc sống của chúng ta cũng như cuốn sách cuộc đời còn nhiều khổ đau, còn nhiều bất hạnh, có những điều chưa thực sự hoàn hảo. Cũng như con người chưa bản.
Câu 4: Anh/chị hiểu tác giả muốn nói điều gì qua hai câu thơ: “Ôi giá gì được chữa gọt từng câu/Được chép lại hoàn toàn trên giấy trắng”. (1 điểm)
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2.00 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa những khuyết điểm của bản thân.
- Ý nghĩa của những khuyết điểm:
+ Giúp chúng ta nhìn nhận bản thân một cách chính xác. Bởi con người là một bản thể chưa hoàn chỉnh và trong trong quá trình hoàn thiện. Chúng ta là một cuốn sách vẫn còn nhiều vết bẩn, nhiều lỗi sai, nhiều vết ố cần phải xóa bỏ.
+ Giúp con người tỉnh táo, giúp chúng ta không ảo tưởng về những gì của bản thân. Vì giới trẻ, (đưa trả lời ứng xử của HH Đỗ Mỹ Linh…)
+ Khuyết điểm sẽ giiups con ta dễ dàng đòng cảm với những người cùng cảnh ngộ.
+ Khuyết điểm là động lực để cho con người vươn lên, thay đổi để hướng tới những điều tốt đẹp hơn.
+ Con người sinh ra, không ai muốn mình có những khuyết điểm, nhưng chúng ta
Bài tập 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em
Sóng lượn khúc lượn dòng mà đến biển
Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện
Đời sông như đời người trên sông
Đời anh quen với lũ với dông
Với gió chạy cát bay, đá ngầm vực xoáy
Thuyền êm lướt khi sa vào dưới đáy
Anh thuộc từng lòng lạch mỗi dòng trôi
Đá thượng nguồn và cát vụn ngoài khơi
Sông dạy anh cái cứng mềm của nước
Sông còn trẻ là khi sông lắm thác
Suốt đêm ngày mặt sóng cứ sôi lên
Con sóng già có mặt nước trôi êm
Đáy sông thẳng nên sông thường thích ngủ
Anh muốn đi với dòng sông trẻ
Khúc sông nào cũng gợi nhớ về em
(Vũ Quần Phương, Trích Tình yêu - dòng sông,
Tập thơ Vầng trăng trong chiếc xe bò, NXB Văn học, 1988)
Câu 1 : Xác định thể thơ của đoạn thơ trên
Câu 2 : Theo tác giả, giữa "đời sông" và "đời anh" có điểm gì tương đồng?
Câu 3 : Hình ảnh dòng sông trong hai câu thơ sau gợi cho anh chị liên tưởng đến điều gì?
Sông còn trẻ là khi sông lắm thác
Suốt đêm ngày mặt sóng cứ sôi lên
Câu 4 : Từ nội dung đoạn thơ, anh chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình.
II. PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa “lũ với dông” trong cuộc sống con người, đặc biệt ở tuổi trẻ.
Phần 2. Nghị luận xã hội
Cuộc sống của mỗi người giống như bầu trời ngoài ô cửa sổ, nó đẹp đẽ rực rỡ hay u tối xám xịt đều nằm trong đôi mắt bạn, cách mà bạn quan sát và chiêm nghiệm nó. Cuộc đời cũng vậy, có lúc tươi đẹp khi ánh nắng chan hòa, đôi lúc lại trĩu nặng suy tư khi “lũ và dông” kéo tới. “Lũ và dông” là hai hiện tượng tự nhiên của thời tiết ngầm ám chỉ nhũng điều xấu, kém may mắn trong cuộc sống. Thế nhưng, những con lũ và những cơn dông tố ấy lại như những ngã rẽ trong cuộc đời mỗi người. Mỗi ngày sẽ trôi qua, có lúc êm đềm như mặt biển khơi nhưng dưới mặt biển luôn ẩn chứa những cơn sóng ngầm hay chính là những cơn dông tố sẵn sàng thổi bay, nhấn chìm ta bất cứ lúc nào. Nhất là tuổi trẻ, những con lũ và dông tố lớn sẽ là những trải nghiệm không thể thiếu một thứ gia vị của cuộc sống để rồi khi đi qua những sóng gió cuộc đời ấy ta càng thêm yêu thêm trân trọng cuộc sống ngày hơn. Khó khăn rồi sẽ qua đi. Giống như cơn mưa có tầm tã, xối xả cỡ nào rồi cuối cùng trời cũng quang và mây lại tạnh. Ánh nắng và cầu vồng sẽ lại tới với những ai biết đi qua những vấp ngã. “Đời phải trải qua dông tố những không được cúi đầu trước giông tố” (Đặng Thùy Trâm). Cũng như việc đạp một chiếc xe, nếu không muốn bị ngã bạn phải tiếp tục đạp về phía trước. Cuộc sống cũng vậy, đứng trước khó khăn nếu buông xuôi, nản chí thì sẽ bị nhấn chìm giữa biển khơi rộng lớn. Tuổi trẻ hãy luôn không ngừng phấn đấu và vượt qua khó khăn như cách mà cô gái Lưu Hương Giang đã vượt qua chính mình và trở thành MC khiếm thị đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam. Nếu gia đình là ngôi trường đầu tiên của mỗi người thì có lẽ những bão tố cuộc đời sẽ là ngôi nhà gieo mầm, dẫn lối và chắp cánh cho những khát vọng lớn lao.
Sưu tầm