Bài giảng Tự học lập trình Swift - Bài 2: Căn bản về ngôn ngữ Swift

Aries_VnK

Administrator
Xu
0
Chào các bạn, ở bài trước mình đã giới thiệu tổng thể về ngôn ngữ Swift, bài này mình sẽ đi vào cụ thể từng phần.
Đầu tiên các bạn mở Xcode và tạo file playground như sau:


tao playground.png

Ở đây các bạn chọn "Get started with a playground"

taofile.png
Tên file (project) và chọn platform - chọn iOS hay OS X đều được.

Và cuối cùng, chúng ta được giao diện code như sau:
manhinhdautien.png

Trên đây là những cái mà xcode auto sinh ra, trong Swift cũng như các ngôn ngữ khác, dùng "//" để comment dòng lệnh và "/* đoạn code...*/ để comment khối lệnh.
Thư viện UIKit là thư viện của apple, ở đây được import sẵn. Tiếp theo là dòng lệnh "var str = "Hello, playground".Ở đây, các bạn có thể thấy ở khung bên trái, khai báo một biến str và gán giá trị = "Hello, playground" và ở khung bên phải, X code đã nắm bắt được giá trị của str và hiển thị lên cho chúng ta thấy, đó chính là đặc tính real-runtime mà bài trước mình đã giới thiệu cho các bạn.
Bây giờ, mình sẽ đi vào các nội dung cụ thể của bài hôm nay.

1. Biến (Variables)

Biến được dùng để lưu trữ các giá trị, để tạo một biến, chúng ta dùng cú pháp sau:
var tên biến: kiểu biến(không bắt buộc) = giá trị khởi tạo (lưu ý rằng Swift không kết thúc dòng lệnh = ";" )

Trong Swift thì có các kiểu dữ liệu sau:
types.png

Ví dụ về khai báo biến
bien.png


Vì là biến, nên bạn có thể thay đổi bất giá trị của nó ở bất kỳ đâu, khi đó giá trị sẽ là giá trị sau cùng bạn gán. Như ở ví dụ trên, biến name mình khởi tạo là "Tran Thi Nham", lúc này bên khung bên phải hiển thị giá trị = "Tran Thi Nham", khi xuống dưới mình gán lại giá trị là "New name" thì giá trị lúc này của biến name sẽ là "New name". Tương tự với biến age cũng vậy.
Ngoài ra, như bài trước mình đã giới thiệu, Swift có thể tự định nghĩa kiểu dữ liệu của biến nếu ta khởi tạo ngay giá trị khi khai báo, vì thế ở ví dụ trên mình có thể bỏ phần kiểu biến và gán luôn giá trị, Swift vẫn sẽ hiểu biến name mang kiểu String, biến age mang kiểu Int...​

2. Hằng số (Constants)

Hằng cũng như biến, dùng để lưu trữ giá trị, tuy nhiên hằng số thì không thể thay đổi giá trị của nó, tức khi khai báo ta khởi tạo giá trị cho hằng là bao nhiêu thì trong suốt quá trình, giá trị của hằng đó luôn không đổi. Trong Swift, để khai báo hằng ta thay từ khóa var bằng từ khóa let.

Mình có đoạn mã ví dụ như sau:
hang.png


Như bạn thấy, có lỗi sảy ra khi ở line 11 khi mình thay đổi giá trị của name_1, trong khi mình khai báo name_1 là một hằng số.

3. Các toán tử (Operators)

Cũng như C và các ngôn ngữ khác, Swift hỗ trợ các toán tử sau
cactoantu.png


Và dưới đây là một đoạn ví dụ dùng các phép toán tử cho các bạn dễ hình dung.
toantu.png


Trong playground tì phép so sánh đúng thì sẽ trả về true còn sai thì trả về false.

4.If/else

Trong Swift thì khối lệnh if/else cũng viết như trong C/Objective - C
ifelse.png


5. Vòng lặp (Loops)
6. Functions
7.Optionals
8.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top