Các yếu kém về chất lượng và hiệu quả, về cơ cấu, về công bằng xã hội đã tích tụ lại và đang đặt giáo dục trước những thách thức gay gắt đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.
Nói cho công bằng, trong tiến trình đổi mới vừa qua, GD nước ta đã có bước tiến đáng kể, đóng góp quan trọng vào việc làm thay đổi diện mạo đất nước. Những đường viền cơ bản của một thế giới quan về GD trong điều kiện cụ thể cũng đã định hình.
Tuy nhiên các thành tựu cơ bản của GD chủ yếu là phát triển theo chiều rộng. Các yếu kém về chất lượng và hiệu quả, về cơ cấu, công bằng xã hội đã tích tụ lại và đang đặt GD trước những thách thức gay gắt đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.
Muốn vậy, phải tư duy lại một cách nhất quán mọi vấn đề cơ bản của GD, kể cả những vấn đề vốn được coi là bất biến.
Trước hết, đó là bản chất của GD. Trong suốt hành trình đổi mới vừa qua, khi chúng ta từng bước đẩy mạnh kinh tế thị trường, câu hỏi về nội hàm của một nền GD XHCN cũng liên tục được đặt ra và đòi hỏi có câu trả lời thoát khỏi sự kinh viện. Nhiều yếu kém hiện nay của GD không hẳn là do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, mà có nguyên nhân sâu xa từ sự khô cứng trong nhận thức về bản chất của GD.
Bệnh khoa cử, hình thức, bệnh thành tích, thậm chí bệnh cơ hội và thói đạo đức giả, xét đến cùng đều gắn bó mật thiết với một tư duy giáo điều về GD vốn được bắt rễ trong nền kinh tế chỉ huy, quan liêu, bao cấp. Cũng như câu hỏi về đảng viên làm kinh tế tư nhân, câu hỏi về thế nào là GD XHCN cần sớm có câu trả lời thuyết phục, phù hợp với sự vận động của thực tiễn.
Tiếp đến là mục tiêu GD. Mục tiêu chung của GD, đã được quy định trong Hiến pháp và Luật GD, cần được nhận thức sâu sắc hơn để làm rõ trong mục tiêu cụ thể của từng cấp học và trình độ đào tạo. Các mục tiêu này phải thoát khỏi sự phát biểu chung chung, tròn trĩnh, kín kẽ, để hướng tới thực sự phục vụ lợi ích của người học, lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của quốc gia.
Các mục tiêu này cũng không cố định mà "di động" cùng với sự vận động của đất nước. Trong bối cảnh đất nước hội nhập và phát triển, các câu hỏi về người học cần gì về dân trí, doanh nghiệp cần gì về nhân lực, đất nước cần gì về nhân tài, cần được giải đáp thoả đáng để làm cơ sở cho việc cụ thể hoá các mục tiêu GD.
Khó khăn cơ bản trong việc giải đáp những câu hỏi trên là mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn. Biểu hiện cụ thể của nó là sự va đập giữa những kỳ vọng về một xã hội mới với những đảo lộn giá trị trong cuộc sống, sự xung đột giữa con người lý tưởng của GD XHCN với con người thực dụng của kinh tế thị trường. Điều đó buộc chúng ta phải thoát khỏi những quan niệm sơ cứng, máy móc, giáo điều, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn chân lý, tiến tới bảo đảm sự tương thích và nhất quán giữa lý luận và thực tiễn.
Cải cách giáo dục và mô hình phát triển mới
Kết quả đầu tiên của việc tư duy lại GD là chấp nhận cải cách GD. Điều này không chỉ xảy ra ở nước ta. Ngày nay, với nhiều chính phủ trên thế giới, CCGD đã được coi như một nhiệm vụ thường xuyên. Bốn thập kỷ qua, nhiều nước đã tiến hành ít nhất hai hoặc ba vòng cải cách.
Ngay sau khi nước ta vào WTO, đầu năm 2007 Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) đã ra nghị quyết, trong đó yêu cầu xây dựng đề án tổng thể về CCGD. Yêu cầu này được nhắc lại trong các NQTW7, NQTW 9, và mới đây trong Thông báo 242 của Bộ Chính trị.
Cần chú ý rằng CCGD và chiến lược GD, tuy đều giải quyết những vấn đề dài hạn của GD, nhưng khác nhau cơ bản về cách tiếp cận. Chiến lược GD là sự phát triển GD trên cơ sở duy trì mô hình phát triển (paradigm) cũ. CCGD là sự phát triển GD trên cơ sở đề xuất mô hình phát triển mới.
Khó khăn đầu tiên và lớn nhất của CCGD là tìm ra mô hình phát triển mới, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Trong mối tương quan giữa GD và kinh tế, có thể thấy định hướng trong GD cũng là chuyển từ mô hình phát triển theo chiều rộng (tập trung vào mở rộng quy mô) sang mô hình phát triển theo chiều sâu (tập trung vào chất lượng, hiệu quả, cơ cấu, công bằng xã hội trong GD).
Thực ra, từ năm 2000, với việc đổi mới chương trình GD phổ thông, Việt Nam đã bước vào giai đoạn chuyển đổi sang mô hình phát triển theo chiều sâu trong GD. Từ đó đến nay, GD nước ta có chuyển động ở mọi cấp học, mọi lĩnh vực (luật pháp, quản lý, tài chính, nhân sự, tổ chức nhà trường...), mọi vùng miền. Có điều kết quả không được như mong muốn, sự yếu kém về chất lượng GD đã được xã hội nhìn nhận như một căn bệnh mãn tính.
Nguyên nhân đã được phân tích nhiều. Nhưng cái chính là mô hình phát triển mới đòi hỏi một cơ chế mới, cơ chế này đến nay vẫn chưa định hình.
Cân những cái "được" thực chất
Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, khi phát triển chủ yếu theo chiều rộng ở mọi lĩnh vực, chúng ta đã có cơ chế thích hợp. Đấy là cơ chế tương đối đơn giản, tạm gọi là cơ chế 1.0, tập trung vào các chính sách cởi trói, dỡ bỏ các ràng buộc vô lý của một nhà nước bao cấp.
Giờ đây, khi đã trở thành một nước thu nhập trung bình thấp, lại hội nhập sâu rộng với thế giới, thì hệ thống kinh tế-xã hội trở thành phức tạp và đa dạng hơn trước rất nhiều. Bản thân GD cũng đã khác xa về quy mô phát triển, mạng lưới trường lớp, với yêu cầu cao hơn về chất lượng và hiệu quả, cùng hệ thống chính sách phong phú và quan hệ quốc tế rộng mở. Việc tư duy lại GD còn đặt GD trước những câu hỏi mới, lựa chọn mới.
Tuy nhiên, cơ chế vận hành hệ thống vẫn chủ yếu là cơ chế cởi trói, tìm cách tháo gỡ các nút thắt, khơi thông các tắc nghẽn. Cơ chế này có được từng bước nâng cấp thành các phiên bản 1.1, 1.2 v.v..., nhưng chủ yếu trong khuôn khổ của một cải cách từng phần, một đổi mới chắp vá, không còn phù hợp với giai đoạn phát triển mới về chất. Cơ chế này cũng mới chỉ tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa nhà nước và nhà trường. Chúng ta hình như quên mất rằng, cùng với tiến trình đổi mới, bên cạnh nhà nước đã dần hình thành hai khu vực mới là thị trường và xã hội dân sự.
Như thế, cơ chế mới, ngoài việc xử lý khéo léo tính phức tạp và đa dạng của hệ thống, còn phải tính đến vai trò và tác động của cả ba khu vực - nhà nước, thị trường, xã hội dân sự - trong đời sống kinh tế-xã hội nói chung, trong GD nói riêng.
Cơ chế mới sẽ khác về chất với cơ chế trước đây. Đó sẽ là cơ chế 2.0, thông minh hơn, hoàn hảo hơn. Nó không dừng lại ở sự cởi trói nữa mà phải hướng tới việc tạo ra một không gian khoáng đạt và kỷ cương trong GD, nơi hệ thống GD được tái cấu trúc, nhà giáo chân chính sống được bằng lương. Các cơ hội học tập theo nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân được rộng mở, các ý kiến được lắng nghe, các tranh luận được khuyến khích, các ý tưởng được trân trọng, các tài năng được trọng dụng, các sở trường được phát huy, các dối trá, gian lận, cơ hội, đạo đức giả, được đào thải.
Tiêu chí thành công của cơ chế mới là những cái "được" nói trên phải là "được thực chất". Cần nhấn mạnh điều này bởi chúng ta luôn có một khoảng cách lớn giữa chủ trương và tổ chức thực hiện. Ngay như quan điểm "GD là quốc sách hàng đầu", được quy định trong Hiến pháp từ năm 1992, nhưng 17 năm sau, trong Thông báo 242, Bộ Chính trị vẫn phải nhận định rằng "GD chưa thực sự là quốc sách hàng đầu".
Theo Tuần Việt Nam
Nói cho công bằng, trong tiến trình đổi mới vừa qua, GD nước ta đã có bước tiến đáng kể, đóng góp quan trọng vào việc làm thay đổi diện mạo đất nước. Những đường viền cơ bản của một thế giới quan về GD trong điều kiện cụ thể cũng đã định hình.
Tuy nhiên các thành tựu cơ bản của GD chủ yếu là phát triển theo chiều rộng. Các yếu kém về chất lượng và hiệu quả, về cơ cấu, công bằng xã hội đã tích tụ lại và đang đặt GD trước những thách thức gay gắt đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.
Muốn vậy, phải tư duy lại một cách nhất quán mọi vấn đề cơ bản của GD, kể cả những vấn đề vốn được coi là bất biến.
Trước hết, đó là bản chất của GD. Trong suốt hành trình đổi mới vừa qua, khi chúng ta từng bước đẩy mạnh kinh tế thị trường, câu hỏi về nội hàm của một nền GD XHCN cũng liên tục được đặt ra và đòi hỏi có câu trả lời thoát khỏi sự kinh viện. Nhiều yếu kém hiện nay của GD không hẳn là do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, mà có nguyên nhân sâu xa từ sự khô cứng trong nhận thức về bản chất của GD.
Bệnh khoa cử, hình thức, bệnh thành tích, thậm chí bệnh cơ hội và thói đạo đức giả, xét đến cùng đều gắn bó mật thiết với một tư duy giáo điều về GD vốn được bắt rễ trong nền kinh tế chỉ huy, quan liêu, bao cấp. Cũng như câu hỏi về đảng viên làm kinh tế tư nhân, câu hỏi về thế nào là GD XHCN cần sớm có câu trả lời thuyết phục, phù hợp với sự vận động của thực tiễn.
Tiếp đến là mục tiêu GD. Mục tiêu chung của GD, đã được quy định trong Hiến pháp và Luật GD, cần được nhận thức sâu sắc hơn để làm rõ trong mục tiêu cụ thể của từng cấp học và trình độ đào tạo. Các mục tiêu này phải thoát khỏi sự phát biểu chung chung, tròn trĩnh, kín kẽ, để hướng tới thực sự phục vụ lợi ích của người học, lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của quốc gia.
Các mục tiêu này cũng không cố định mà "di động" cùng với sự vận động của đất nước. Trong bối cảnh đất nước hội nhập và phát triển, các câu hỏi về người học cần gì về dân trí, doanh nghiệp cần gì về nhân lực, đất nước cần gì về nhân tài, cần được giải đáp thoả đáng để làm cơ sở cho việc cụ thể hoá các mục tiêu GD.
Khó khăn cơ bản trong việc giải đáp những câu hỏi trên là mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn. Biểu hiện cụ thể của nó là sự va đập giữa những kỳ vọng về một xã hội mới với những đảo lộn giá trị trong cuộc sống, sự xung đột giữa con người lý tưởng của GD XHCN với con người thực dụng của kinh tế thị trường. Điều đó buộc chúng ta phải thoát khỏi những quan niệm sơ cứng, máy móc, giáo điều, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn chân lý, tiến tới bảo đảm sự tương thích và nhất quán giữa lý luận và thực tiễn.
Cải cách giáo dục và mô hình phát triển mới
Kết quả đầu tiên của việc tư duy lại GD là chấp nhận cải cách GD. Điều này không chỉ xảy ra ở nước ta. Ngày nay, với nhiều chính phủ trên thế giới, CCGD đã được coi như một nhiệm vụ thường xuyên. Bốn thập kỷ qua, nhiều nước đã tiến hành ít nhất hai hoặc ba vòng cải cách.
Ngay sau khi nước ta vào WTO, đầu năm 2007 Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) đã ra nghị quyết, trong đó yêu cầu xây dựng đề án tổng thể về CCGD. Yêu cầu này được nhắc lại trong các NQTW7, NQTW 9, và mới đây trong Thông báo 242 của Bộ Chính trị.
Cần chú ý rằng CCGD và chiến lược GD, tuy đều giải quyết những vấn đề dài hạn của GD, nhưng khác nhau cơ bản về cách tiếp cận. Chiến lược GD là sự phát triển GD trên cơ sở duy trì mô hình phát triển (paradigm) cũ. CCGD là sự phát triển GD trên cơ sở đề xuất mô hình phát triển mới.
Khó khăn đầu tiên và lớn nhất của CCGD là tìm ra mô hình phát triển mới, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Trong mối tương quan giữa GD và kinh tế, có thể thấy định hướng trong GD cũng là chuyển từ mô hình phát triển theo chiều rộng (tập trung vào mở rộng quy mô) sang mô hình phát triển theo chiều sâu (tập trung vào chất lượng, hiệu quả, cơ cấu, công bằng xã hội trong GD).
Thực ra, từ năm 2000, với việc đổi mới chương trình GD phổ thông, Việt Nam đã bước vào giai đoạn chuyển đổi sang mô hình phát triển theo chiều sâu trong GD. Từ đó đến nay, GD nước ta có chuyển động ở mọi cấp học, mọi lĩnh vực (luật pháp, quản lý, tài chính, nhân sự, tổ chức nhà trường...), mọi vùng miền. Có điều kết quả không được như mong muốn, sự yếu kém về chất lượng GD đã được xã hội nhìn nhận như một căn bệnh mãn tính.
Nguyên nhân đã được phân tích nhiều. Nhưng cái chính là mô hình phát triển mới đòi hỏi một cơ chế mới, cơ chế này đến nay vẫn chưa định hình.
Cân những cái "được" thực chất
Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, khi phát triển chủ yếu theo chiều rộng ở mọi lĩnh vực, chúng ta đã có cơ chế thích hợp. Đấy là cơ chế tương đối đơn giản, tạm gọi là cơ chế 1.0, tập trung vào các chính sách cởi trói, dỡ bỏ các ràng buộc vô lý của một nhà nước bao cấp.
Giờ đây, khi đã trở thành một nước thu nhập trung bình thấp, lại hội nhập sâu rộng với thế giới, thì hệ thống kinh tế-xã hội trở thành phức tạp và đa dạng hơn trước rất nhiều. Bản thân GD cũng đã khác xa về quy mô phát triển, mạng lưới trường lớp, với yêu cầu cao hơn về chất lượng và hiệu quả, cùng hệ thống chính sách phong phú và quan hệ quốc tế rộng mở. Việc tư duy lại GD còn đặt GD trước những câu hỏi mới, lựa chọn mới.
Tuy nhiên, cơ chế vận hành hệ thống vẫn chủ yếu là cơ chế cởi trói, tìm cách tháo gỡ các nút thắt, khơi thông các tắc nghẽn. Cơ chế này có được từng bước nâng cấp thành các phiên bản 1.1, 1.2 v.v..., nhưng chủ yếu trong khuôn khổ của một cải cách từng phần, một đổi mới chắp vá, không còn phù hợp với giai đoạn phát triển mới về chất. Cơ chế này cũng mới chỉ tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa nhà nước và nhà trường. Chúng ta hình như quên mất rằng, cùng với tiến trình đổi mới, bên cạnh nhà nước đã dần hình thành hai khu vực mới là thị trường và xã hội dân sự.
Như thế, cơ chế mới, ngoài việc xử lý khéo léo tính phức tạp và đa dạng của hệ thống, còn phải tính đến vai trò và tác động của cả ba khu vực - nhà nước, thị trường, xã hội dân sự - trong đời sống kinh tế-xã hội nói chung, trong GD nói riêng.
Cơ chế mới sẽ khác về chất với cơ chế trước đây. Đó sẽ là cơ chế 2.0, thông minh hơn, hoàn hảo hơn. Nó không dừng lại ở sự cởi trói nữa mà phải hướng tới việc tạo ra một không gian khoáng đạt và kỷ cương trong GD, nơi hệ thống GD được tái cấu trúc, nhà giáo chân chính sống được bằng lương. Các cơ hội học tập theo nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân được rộng mở, các ý kiến được lắng nghe, các tranh luận được khuyến khích, các ý tưởng được trân trọng, các tài năng được trọng dụng, các sở trường được phát huy, các dối trá, gian lận, cơ hội, đạo đức giả, được đào thải.
Tiêu chí thành công của cơ chế mới là những cái "được" nói trên phải là "được thực chất". Cần nhấn mạnh điều này bởi chúng ta luôn có một khoảng cách lớn giữa chủ trương và tổ chức thực hiện. Ngay như quan điểm "GD là quốc sách hàng đầu", được quy định trong Hiến pháp từ năm 1992, nhưng 17 năm sau, trong Thông báo 242, Bộ Chính trị vẫn phải nhận định rằng "GD chưa thực sự là quốc sách hàng đầu".
Theo Tuần Việt Nam