• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Truyện hay song ngữ

pen

New member
Xu
0
“Ôi, tôi yêu bà ấy biết nhường nào!”

Vị mục sư đang tiến hành nghi thức cuối cùng để chôn cất người quá cố thì ông cụ 78 tuổi, chồng của người phụ nữ 50 tuổi vừa mới qua đời, bất ngờ kêu lên thảm thiết bằng một giọng khàn đặc: “Ôi... ôi... tôi đã yêu bà ấy biết chừng nào!”.

Tiếng khóc nức nở của ông lão phá tan bầu không khí trang nghiêm, tĩnh mịch của buổi lễ. Bạn bè và những người thân đứng quanh ngôi mộ đều lộ vẻ bàng hoàng và bối rối vì không biết phải làm gì trước phản ứng bất ngờ của ông lão – vốn là một người rất ít lời. Con cái ông, tất cả đều đã trưởng thành, tỏ ra hết sức ngượng ngùng và cố gắng bảo cha mình đừng gào khóc nữa. “Được rồi, cha à, chúng con hiểu mà. Cha đừng khóc như thế nữa!”

Mắt ông cụ đăm đăm nhìn vào chiếc quan tài đang từ từ được hạ xuống huyệt mộ. Mục sư tiếp tục tiến hành nghi thức đang còn dang dở. Đọc xong lời cầu nguyện, ông mời mọi người trong gia đình xúc đất lấp lên quan tài để thể hiện hành động cuối cùng dành cho người quá cố. Lần lượt từng người làm theo lời mục sư, duy chỉ có ông cụ thì không. “Ôi, tôi đã yêu bà ấy lắm mà!” ông kêu lên thảm thiết. Con gái và hai con trai của ông một lần nữa cố gắng ngăn ông lại, nhưng ông vẫn tiếp tục nói trong đau khổ: “Bố yêu mẹ các con mà!”.

Khi những người cuối cùng xúm xít quanh mộ bắt đầu ra về, ông cụ vẫn khăng khăng đòi ở lại. Ông ngồi đấy, mắt đăm đăm nhìn ngôi mộ. Trông thấy thế, vị mục sư đến bên ông cụ, chậm rãi nói: “Tôi hiểu cảm giác của ông lúc này, nhưng đã đến lúc phải về thôi ông ạ! Tất cả chúng ta đều phải trở về để còn tiếp tục sống nữa chứ!”.

“Ôi trời ơi, tôi yêu bà ấy biết nhường nào!” ông cụ lại kêu lên ai oán. “Làm sao ông hiểu được chứ,” ông lão nói với vị mục sư, “Tôi gần như chỉ mới nói điều này với bà ấy một lần duy nhất trong đời mà thôi.”

- Hanoch McCarty, Ed.D.


“Oh, how I loved her”
The clergyman was finishing the graveside service. Suddenly, the 78-year-old man whose wife of 50 years had just died began screaming in a thick accent, “Oh, oh, oh, how I loved her!”

His mournful wail interrupted the dignified quiet of the ceremony. The other family and friends standing around the grave looked shocked and embarrassed cause they could do nothing against his sudden reaction, he used to be a man of only a few words. His grown children, blushing, tried to shush their father. “It’s okay, Dad; we understand. Shush.”

The old man stared fixedly at the casket lowering slowly into the grave. The clergyman went on. Finishing, he invited the family to shovel some dirt onto the coffin as a mark of the finality of death. Each, in turn, did so with the exception of the old man. “Oh, how I loved her!” he moaned in distress loudly. His daughter and two sons again tried to restrain him, but he continued, “I loved her!”

Now, as the rest of those gathered around began leaving the grave, the old man stubbornly resisted. He stayed, staring into the grave. Seeing so, the clergyman approached and slowly said. “I know how you must feel, but it’s time to leave. We all must leave and go on with life.”

“Oh, how I loved her!” the old man moaned, miserably. “You don’t understand,” he said to the clergyman, “I almost told her once.”

- Hanoch McCarty, Ed.D.
 

pen

New member
Xu
0
Truyện hay song ngữ .

Việc quan trọng
Những hành khách cuối cùng bước lên chuyến bay từ Seattle đến Dallas là một phụ nữ cùng ba đứa trẻ, các con của bà ấy. Tôi nghĩ bụng: “Cầu cho họ đừng ngồi gần mình, mình có quá nhiều việc phải làm.” Vậy mà chỉ một lúc sau, đứa bé gái độ chừng 11 tuổi và thằng em trai khoảng 9 tuổi của nó đã leo sang chiếc ghế trống bên cạnh chỗ tôi ngồi, trong khi người phụ nữ kia và đứa bé trai 4 tuổi vẫn ngồi ở phía sau. Gần như ngay lập tức, hai đứa lớn bắt đầu tranh cãi với nhau trong khi đứa nhỏ phía sau lâu lâu lại đá vào lưng ghế của tôi. Chốc chốc, đứa bé trai lại hỏi chị nó: “Mình tới đâu rồi chị?”. “Có im đi không thì bảo!” cô chị gắt gỏng và tiếp theo đó là một loạt những câu hỏi vặn vẹo và cằn nhằn của hai đứa nhỏ.

“Trẻ con chẳng hề có khái niệm gì về những công việc quan trọng cả,” tôi nghĩ thầm và im lặng chịu đựng tình huống khó chịu này. Nhưng rồi, trong tôi lại xuất hiện một suy nghĩ hoàn toàn khác, xuất phát từ trái tim của một người cha, trái ngược hẳn với những bực dọc tự nãy đến giờ - rất rõ ràng: “Chúng nó cũng đáng yêu lắm đấy chứ!”. Nhưng ngay lập tức, tôi lại tự chống chính mình: “Nhưng mấy đứa trẻ này phá phách quá, mà mình lại còn rất nhiều việc quan trọng cần phải làm”. Nhưng tiếng nói bên trong tôi một lần nữa lại vang lên: “Hãy yêu thương chúng như chính con bạn”.

Để trả lời cho câu hỏi cứ lặp đi lặp lại của thằng bé: “Chúng ta đang ở đâu vậy chị?” tôi mở màn hình phía trước mặt sang bản đồ có cập nhật lộ trình bay thay vì chú tâm vào công việc quan trọng của mình.

Tôi bắt đầu giải thích cho chúng nghe hành trình của chuyến bay, tôi chia nó ra thành nhiều chặng, mỗi chặng kéo dài 15 phút và chúng tôi cùng ước tính khi nào thì chuyến bay sẽ hạ cánh xuống Dallas.

Chẳng bao lâu sau đó, hai đứa trẻ thay nhau kể cho tôi nghe về chuyến đi đến Seattle là để thăm cha của chúng đang nằm trong bệnh viện. Trong lúc nói chuyện, chúng không ngừng hỏi tôi thế nào là hàng không, hàng hải, khoa học, và quan niệm của người lớn về cuộc sống - những điều mà chúng đã từng được nghe hoặc thấy qua ở đâu đó. Thời gian trôi qua thật nhanh, và công việc “quan trọng” của tôi vẫn chưa thể hoàn thành được.

Lúc máy bay chuẩn bị hạ cánh, như chợt nhớ ra điều gì đó, tôi liền hỏi thăm tình trạng sức khỏe của cha bọn trẻ. Chúng trở nên im lặng, đứa bé trai khẽ nói: “Cha cháu mất rồi.”

“Chú rất tiếc.”

“Vâng, cháu cũng vậy. Cháu thương cha cháu lắm, chú ạ! Nhưng người cháu lo lắng nhất chính là đứa em nhỏ của cháu. Em cháu đang rất buồn.”

Tôi chợt nhận ra những điều chúng tôi đang nói đến mới thật sự là công việc quan trọng mà chúng ta luôn phải đương đầu: đó là tiếp tục sống, yêu thương, và trưởng thành thay vì cứ mãi đau khổ. Khi chúng tôi chào tạm biệt nhau ở sân bay Dallas, cậu bé bắt tay và cám ơn vì tôi đã làm “thầy giáo trên máy bay” của cậu; và tôi cũng cảm ơn cậu vì đã làm thầy giáo của chính tôi.

- Dan S. Bagley


Important work
The last to board the plane from Seattle to Dallas were a woman and three children. “Oh please don’t sit next to me,” I thought. “I’ve got so much work to do.” But a moment later an eleven-year-old girl and her nine-year-old brother were climbing over the empty seat next to me while the woman and a four-year-old boy sat behind. Almost immediately the older children started bickering while the child behind intermittently kicked my seat. Every few minutes the boy would ask his sister, “Where are we now?” “Shut up!” she’d snap and their new round of squirming and whining would ensue.

“Kids have no concept of important work,” I thought, and quietly resented my predicament. Then I differently had another thought coming from a father’s heart, against all my testiness up to that moment – so clearly: “They’re so lovely!” Then I immediately countered to myself: “But these kids are brats, and I’ve got important work to do”. Then my inner voice simply replied, “Love them as if they were your children.” So as to answer his repeated

“Where-are-we-now?” question repeatedly, I turned the screen in front of me to the in-flight magazine map, in spite of concentrating on my important work.

I started to explain our flight path, dividing it into quarter-hour flight increments and together we estimated when the flight would land in Dallas.

Soon they were telling me about their trip to Seattle to see their father who was in the hospital. As we talked they continuously asked about flying, navigation, science and grown-ups’ views about life – things that they heard or saw somewhere before. The time passed quickly and my “important” work was left undone.

As we were preparing to land, I seemed to remember something and asked how their father was doing now, They grew quiet and the boy simply said, “He died.”

“Oh, I’m so sorry.”

“Yeah, me too. I loved him very much! But it’s my little brother I’m most worried about. He’s taking it real hard.”

I suddenly realized what we’d really been talking about was the most important work we ever face: living, loving and growing in spite of heartbreak. When we said good-bye in Dallas airport, the boy shook my hand and thanked me for being his “airline teacher.” And I thanked him for being mine.

- Dan S. Bagley
 

pen

New member
Xu
0
Cha tôi
Cha đã cho tôi rất nhiều thứ, bằng nhiều cách, và bây giờ tôi cũng muốn dành tặng cha một thứ gì đó mà tôi có được. Tấm huy chương vàng môn chạy cự ly 100 mét có được không nhỉ? Đó là thành tích cao nhất mà tôi đạt được trong sự nghiệp điền kinh của mình. Đó cũng là thứ duy nhất tôi có thể dành tặng cha để tượng trưng cho tất cả những điều tốt đẹp mà hai cha con tôi đã có với nhau, tượng trưng cho tất cả những gì tốt đẹp mà tôi có được nhờ cha mình.

Trước đây, tôi chưa bao giờ lấy bất kỳ tấm huy chương nào của mình ra khỏi ngăn an toàn ở ngân hàng nơi tôi vẫn thường cất giữ. Nhưng ngày hôm ấy, trên đường đến sân bay, tôi đã ghé vào ngân hàng để lấy tấm huy chương đó, rồi cẩn thận cất nó vào trong túi áo khoác. Tôi quyết định mang nó về nhà ở New Jersey để dâng tặng cha.

Ngày tang lễ, khi cả nhà đứng nhìn di hài của cha lần cuối, tôi lấy ra tấm huy chương và kính cẩn đặt vào bàn tay của Người. Mẹ hỏi rằng liệu tôi có chắc là muốn chôn đi tấm huy chương ấy hay không và tôi trả lời mẹ rằng tôi muốn như vậy. Nó sẽ vĩnh viễn thuộc về cha tôi, như là có tôi luôn kề cận bên cha vậy. Tôi nói với mẹ: “Rồi con sẽ giành được một tấm huy chương khác, mẹ ạ!”. Quay sang nhìn di hài của cha, tôi nói: “Cha hãy an tâm. Con sẽ đạt được một tấm huy chương khác”. Đó là một lời hứa – với chính bản thân tôi và với cả cha nữa. Người nằm đó, thật bình yên và thanh thản, với đôi tay đặt trước ngực, thật bình an. Lúc tôi đặt tấm huy chương vào tay cha, nó nằm gọn trong bàn tay ấy, thật vừa khít.

Vâng, kể từ ngày ấy trở đi thì nó đã thực sự thuộc về cha.

- Carl Lewis


My father
My father had given me so much, in so many ways, and at this moment I also wanted to give something that I had to him. How about the 100-meter gold medal? It was the highest achievement that I got in my athletic. It is also the one thing I could give him to represent all the good things we did together, all the positive things that had happened to me because of him.

I had never before taken any of my medals out of the bank vault where I usually kept them. But that day, on the way to the airport,I stopped at the bank to get the medal, and carefully I put it in the pocket of my suit jacket. I decided to take it to New Jersey, my home - for Dad.

The day of the funeral, when our family was viewing the body for the last time, I pulled out the medal and respectfully placed in my father’s hand. My mother asked me if I was sure I wanted to bury the medal, and I was. It would be my father’s as I was going to be with him forever. “But I’m going to get another one,” I told my mother. Turning to my father, I said, “Don’t worry. I’m going to get another one.” That was a promise - to myself and to Dad as well. He was lying there so peacefully, his hands resting on his chest in release. When I placed the medal in his hand, it neatly fit perfectly.

Yes, it really belonged to my father from that day on.

- Carl Lewis
 

pen

New member
Xu
0
Người dệt ước mơ

“Ba ơi, bàn thắng này con dành tặng ba đấy!” cậu bé Matthew Ryan Emrich chưa đầy chín tuổi hét to, vừa ngước nhìn bầu trời vừa chạy quanh sân với hai nắm tay giơ cao. Với tư cách là một thành viên thi đấu cho đội Little League, Matthew vừa mới đánh được một quả bóng ăn điểm trực tiếp đầu tiên - một thắng lợi cho “đội bóng trong mơ” của cậu.

Cha cậu, ông Mark, đã từng ước mong trở thành một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp. Thế nhưng sau khi trải qua rất nhiều ca mổ, ông đã không bao giờ có thể theo đuổi ước mơ của mình được nữa - một ước mơ mà cha của ông, cụ Chet, đã truyền lại cho ông.

Dù vậy, Mark vẫn tiếp tục chơi cho các đội bóng ở địa phương và dạy cho bọn trẻ quanh xóm chơi bóng chày. Ngày 30 tháng 7 năm 1985, khi cậu bé Matthew chào đời, Mark tự hứa với lòng là ông sẽ chia sẻ ước mơ của mình với con trai. Năm Matthew lên bốn, có lần cậu bé đánh bóng bay sang tận nóc nhà hàng xóm.

Trang phục thi đấu của Matthew mang số 7 - cùng số với áo của cha cậu ngày xưa. Cậu bé rất vui vì được cha yêu thương, cũng như tự hào khi được tiếp nối truyền thống gia đình. Suy cho cùng thì bộ phim “Field of Dreams” không chỉ nói về bóng chày mà còn nói về tình cảm cha con và về sức mạnh của niềm tin!

Tiếc thay, Mark thất bại trong cuộc chiến cam go chống lại căn bệnh ung thư dù đã dũng cảm đương đầu với nó bằng một niềm tin mãnh liệt. Ông đã ra đi vĩnh viễn ở tuổi 33. Ngày Chủ nhật khi Mark qua đời, ông đồng ý vào bệnh viện “chỉ để được theo dõi”. Các bác sĩ hứa với ông rằng ông vẫn có thể xuất viện để kịp xem trận đấu đầu tiên của Matthew vào chiều thứ Hai.

Gia đình và bạn bè đều biết rằng Matthew sẽ vẫn chơi bóng vào ngày hôm sau - đúng như những gì cha cậu từng mơ ước. Cậu bé Matthew tin rằng những lời cậu từng hứa với mẹ Sherry, “Trái bóng đầu tiên mà con ghi điểm sẽ dành để tặng cha”, sẽ được cha cậu luôn hiện hữu đâu đó trên cao kia nghe thấy.

Chiến thắng của Matthew “có thể khiến người cha đang dõi theo cậu trên đám mây kia phải xúc động vì quá đỗi mừng vui”. Phải chăng lời nhận xét này đã đúc kết được những điều làm nên chiến thắng trong cuộc đời này cho tất cả chúng ta?

- Ronald D. Eberhard


Dream weaver

“That one’s for you, Daddy!” yelled Matthew Ryan Emrich, not yet nine, looking to the sky, as he circled the bases with his fist held high. Matthew had just hit his first home run as a member of his Little League team - a grand slam on his “Field of Dreams!”

His father, Mark, had always wanted to be a professional baseball player. He tried out and survived several “cuts,” but never lived his dream - a dream instilled and supported by his father, Chet.

Despite that, Mark continued to play on sandlot teams and taught neighborhood children how to play. When Matthew was born on July 30, 1985, Mark promised himself he would share his dream with his son. By the time Matthew was four, he was hitting a baseball over the neighbor’s roof.

Matthew’s uniform number 7 - was the same as his father’s. He was so pleased that his daddy loved him, as he enjoyed the family tradition. After all, the movie “Field of Dreams,” is not just about base-ball - it’s about fathers and sons and it’s about the strength of a faith!

Sadly, yet with great faith, Mark bravely faced, but lost, a hard-fought battle with cancer. He was 33. The Sunday that Mark died, he had accepted to enter the hospital for “observation only”. The doctors had promised that he could be released to see Matthew’s first game on Monday afternoon.

Family and friends knew that Matthew would play the next day, just as his father would have wished. Little did Matthew know that the promise he had made to his mother, Sherry, that “My first ball will be hit for my daddy,” would be heard by a much higher, ever-present power.

The comment that Matthew’s achievement, “probably knocked his father off the cloud from which he was watching,” sums up the victories of this life for all of us, doesn’t it?

- Ronald D. Eberhard
 

pen

New member
Xu
0
Cách nhìn của mỗi người

Quẳng máy hút bụi vào nhà kho, tôi cố nén tiếng thở dài. Cả nửa ngày trời lo dọn dẹp nhà cửa mà tôi vẫn chưa chuẩn bị xong để đón tiếp những vị khách sắp đến chơi. Bốn đứa con nhỏ thi nhau chơi trò đuổi bắt, giày dép cùng với đồ chơi bừa bãi khắp nhà, những mẩu bánh vụn vung vãi trên tấm thảm mà chỉ mới đây thôi chưa hề có vết bẩn nào.

Rồi tôi nhìn sang cánh cửa trượt của phòng khách mới vừa được lau chùi hồi sáng sớm. Vô số dấu tay và dấu mũi nhỏ lốm đốm trên tấm kính vừa mới được lau chùi sạch sẽ. Trông chúng giống như là... Tôi cau mày và bước lại gần hơn, cúi xuống để nhìn cho rõ. Sao, đúng là nó rồi! Những vệt bơ đậu phộng và bánh quy Oreo bôi trét khắp nơi. Lại mấy đứa nhỏ! Nước mắt chực rơi, tôi ngồi phịch xuống đi-văng và chộp lấy cái điện thoại đang réo inh ỏi. “Alô!” tôi đáp lại bằng một giọng nghe chẳng có chút thiện cảm nào.

“Chào con yêu,” giọng mẹ tôi nhẹ nhàng, người cũng đang ngồi trên chiếc đi-văng cách tôi một tiểu bang. “Bận rộn lắm không con?”

“Ôi, mẹ không biết đâu!” tôi trả lời, với vẻ nghiêm trọng. “Chúng con đang chuẩn bị có khách, và con gần như không thể đảm đương hết những công việc dọn dẹp nhà cửa, còn bọn nhỏ thì cứ...”

“Nghe con nói mẹ mới nhớ,”mẹ tôi ngắt lời. “Mẹ còn một số việc cần phải làm . Ý mẹ nói là việc nhà ấy. Tấm kính phía trên cái đi-văng đã bị vấy bẩn. Nhưng, con biết không, mỗi lần mẹ nhìn thấy những vết dơ nhỏ đáng yêu mà các con của con đã để lại hồi tháng trước, mẹ lại không muốn chùi chúng chút nào. Thật ra, mẹ vẫn hay khoe với bạn bè rằng đó là ‘một tác phẩm nghệ thuật vô giá’!”

Tôi đưa mắt liếc nhìn khắp phòng. Chỗ này là một cái bánh quy đã bị ăn mất một nửa, chỗ kia là những chiếc vớ len, và trong góc là chồng truyện tranh nghiêng ngả. Tôi chợt mỉm cười. Căn phòng càng trở nên hoàn hảo với một kiệt tác được vẽ bằng tay trên những cánh cửa. Vô số hình họa. Không cái nào giống cái nào. Một tác phẩm nghệ thuật vô giá của riêng tôi.

- Carol McAdoo Rehme


The beholder’s eye

Shoving the vacuum into its home in the hall closet, I stifled a groan. A half-day of housework behind me and I still wasn’t ready for the out-of-state company expected any very soon minute. My four small children whirled through, leaving a wake of toys, crumbs and stray shoes scattered across the recently trackless carpet.

And then I saw it: the sliding doors of the family room. The ones I had washed and scrubbed earlier that morning. Generous finger streaks and tiny nose prints mottled the freshly polished glass panes. And that looks like... Frowning, I stepped nearer and bent for a closer inspection. Why, it is! Peanut butter and Oreo cookies smudged all over. Those kids! Near tears, I plopped onto the couch and grabbed the jangling phone. “Hello?” I growled.

“Hello, dear,” gently answered my mother from her own couch a state away. “Are you busy?”

“Oh, you have no idea!” I said, exasperated. “We’re expecting guests, and I just can’t seem to get all the housework caught up around here, and the kids...”

“That reminds me,” she interrupted. “I should do some of my own. Housework, that is. The mirror above the couch is smeared. But, you know, every time I look at the sweet baby prints your little ones left there last month, I can’t bring myself to wipe them away. In fact, I’m still showing them off to my friends as ‘priceless artwork’!”

My gaze ping-ponged around the room. A half-eaten cracker here, wadded socks there, tilting towers of picture books in the corner. I grinned. Crowning it all was a hand-painted masterpiece on the patio doors. Unnumbered. One-of-a-kind. My own piece of priceless artwork.

- Carol McAdoo Rehme
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top