Hôm qua 26.2, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã có buổi làm việc với UBND TP Hà Nội và gần 100 trường ĐH-CĐ đóng trên địa bàn TP Hà Nội về việc thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đối với giáo dục ĐH.
Nhiều kiến nghị của thành viên đoàn giám sát và các đại biểu đã được đưa ra xem xét như: nên có môi trường bình đẳng giữa các trường trong nước và các trường nước ngoài đầu tư ở VN; xem xét lại việc đầu tư và quyền tự chủ của các trường ĐH; cải thiện các thủ tục về cấp đất và xây dựng trường ĐH; cần có quy định rõ hơn về loại hình trường ngoài công lập hoạt động vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận... Đặc biệt các ý kiến đề cập nhiều đến việc mở rộng quy mô đào tạo nhưng phải đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH.
Kết luận hội nghị, Giáo sư Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Phó trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát, cho biết: về việc thành lập trường, thời gian tới cần phải xem xét lại cơ cấu ngành nghề và điều kiện mở ngành, tránh hội chứng nâng cấp các trường CĐ địa phương lên ĐH mà không quan tâm đến việc lựa chọn ngành đào tạo có đáp ứng với nhu cầu của địa phương hay không. Về đầu tư cho giáo dục, cần có chính sách thông thoáng hơn để khuyến khích đầu tư và sử dụng hợp lý hơn nguồn lực hiện có.
Hiện nguồn kinh phí được đầu tư bình quân, dàn trải nên kém hiệu quả và lãng phí; cơ chế phân bổ kinh phí cũng chưa gắn với chất lượng đào tạo. Vì vậy thời gian tới, chính sách học phí sẽ phải gắn với chất lượng đào tạo thông qua việc kiểm định chất lượng giáo dục. Việc đào tạo sẽ không chỉ phục vụ nhu cầu đại trà mà sẽ phục vụ nhu cầu đào tạo chất lượng cao, chấp nhận học phí cao. Nhà nước sẽ cho phép các trường công lập đào tạo chất lượng cao được thu học phí cao. Phương thức đầu tư cho các bậc học cũng sẽ được xem xét lại để đảm bảo khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH quan tâm đầu tư cho đào tạo sau ĐH và nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt, GS Đào Trọng Thi nhấn mạnh, hiện các trường mới chỉ lo chỗ học cho sinh viên mà chưa quan tâm đến các điều kiện khác như phòng thí nghiệm, thực hành, chỗ ở, chỗ tập luyện thể thao... nên sắp tới các tiêu chí này cần phải được đưa vào là các điều kiện để giao chỉ tiêu tuyển sinh.
Vũ Thơ - TNO
Nhiều kiến nghị của thành viên đoàn giám sát và các đại biểu đã được đưa ra xem xét như: nên có môi trường bình đẳng giữa các trường trong nước và các trường nước ngoài đầu tư ở VN; xem xét lại việc đầu tư và quyền tự chủ của các trường ĐH; cải thiện các thủ tục về cấp đất và xây dựng trường ĐH; cần có quy định rõ hơn về loại hình trường ngoài công lập hoạt động vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận... Đặc biệt các ý kiến đề cập nhiều đến việc mở rộng quy mô đào tạo nhưng phải đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH.
Kết luận hội nghị, Giáo sư Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Phó trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát, cho biết: về việc thành lập trường, thời gian tới cần phải xem xét lại cơ cấu ngành nghề và điều kiện mở ngành, tránh hội chứng nâng cấp các trường CĐ địa phương lên ĐH mà không quan tâm đến việc lựa chọn ngành đào tạo có đáp ứng với nhu cầu của địa phương hay không. Về đầu tư cho giáo dục, cần có chính sách thông thoáng hơn để khuyến khích đầu tư và sử dụng hợp lý hơn nguồn lực hiện có.
Hiện nguồn kinh phí được đầu tư bình quân, dàn trải nên kém hiệu quả và lãng phí; cơ chế phân bổ kinh phí cũng chưa gắn với chất lượng đào tạo. Vì vậy thời gian tới, chính sách học phí sẽ phải gắn với chất lượng đào tạo thông qua việc kiểm định chất lượng giáo dục. Việc đào tạo sẽ không chỉ phục vụ nhu cầu đại trà mà sẽ phục vụ nhu cầu đào tạo chất lượng cao, chấp nhận học phí cao. Nhà nước sẽ cho phép các trường công lập đào tạo chất lượng cao được thu học phí cao. Phương thức đầu tư cho các bậc học cũng sẽ được xem xét lại để đảm bảo khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH quan tâm đầu tư cho đào tạo sau ĐH và nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt, GS Đào Trọng Thi nhấn mạnh, hiện các trường mới chỉ lo chỗ học cho sinh viên mà chưa quan tâm đến các điều kiện khác như phòng thí nghiệm, thực hành, chỗ ở, chỗ tập luyện thể thao... nên sắp tới các tiêu chí này cần phải được đưa vào là các điều kiện để giao chỉ tiêu tuyển sinh.
Vũ Thơ - TNO