Như một quy luật cứ sau mỗi dịp nghỉ hè hoặc Tết Nguyên đán, sinh viên lại khốn khổ đi tìm nhà trọ. Lấy lý do năm mới, “giá cái gì cũng tăng”, các chủ nhà trọ thi nhau nâng giá phòng lên đến mức chóng mặt.
Thích là tăng, không giải thích, không nể nang thương xót, các chủ nhà đang nắm thế độc quyền đã đẩy sinh viên (SV) vào cảnh nháo nhác, khốn đốn.
Hà Nội: 500 nghìn/người, 5 người ở 1 phòng 12 m2
Thủy, Vân và Hương (quê Sơn La) cùng thuê một căn phòng chưa đầy 10 m2 trong làng Triều Khúc đã hơn một năm nay, sau kỳ nghỉ tết, bà chủ lạnh lùng tuyên bố tăng tiền phòng từ 700 nghìn lên 900 nghìn, kéo theo tiền điện, nước, vệ sinh cũng tăng lên.
Tính toán chi li, mỗi tháng cũng mất tới 500 nghìn đồng để có được một chỗ ngả lưng trong diện tích chật chội. Chịu không nổi, ba bạn chia nhau đi tìm nhà trọ mới, nhưng đến đâu cũng nhận được những câu hét giá “trên trời”.
Vân nói: “Năm nào cũng thế, chủ nhà chỉ chờ dịp sau tết là tăng tiền phòng. Nhà em làm ruộng, một tháng bố mẹ chỉ lo được tiền ăn, em phải đi làm thêm cả tuần mới đủ trang trải tiền thuê nhà. Nhưng mỗi năm mỗi giá thế này thì chết mất”.
Mai, cựu SV ĐHVH, ra trường được mấy tháng đang làm hợp đồng cho công ty truyền thông, tiền lương chỉ đủ thuê nhà và chi tiêu tằn tiện. Vừa ở nhà xuống phòng trọ, bà chủ đã chạy sang thông báo từ tháng sau sẽ tăng tiền phòng lên 800 nghìn.
Mai năn nỉ bà chủ bớt xuống một chút vì cô mới đi làm, lại ở một mình nên tiền nhà đã mất hơn nửa tháng lương. Bà chủ khăng khăng: “Muốn ở tiếp thì nộp tiền, không chịu được cứ việc dọn đi. Người thuê nhiều chứ nhà có lúc nào ế được mà lo”.
Phòng khoảng 10m2 hiện nay đều được các chủ nhà yết giá 800 đến 900 nghìn đồng. Phòng 12 đến 15m2 (khép kín) có giá 1,5 đến 1,8 triệu chưa kể tiền điện nước. Có chủ nhà còn ra quy định phòng chỉ được ở không quá hai người, vì ở đông ồn ào lộn xộn. Nếu cố thương lượng để ở 3 – 4 người thì họ có cách tính tiền điện, nước, vệ sinh như các nhà ảo thuật, nghĩa là làm sao mỗi tháng tận thu được của một người 500 - 600 nghìn, đủ để người thuê nhà “nghẹt thở”.
Những nơi được coi là “làng SV” như Phùng Khoang, Mễ Trì, Triều Khúc hay khu vực Cầu Giấy, Nghĩa Đô…không khí đi tìm nhà trọ lúc nào cũng sôi động.
Nắm được nhu cầu của SV muốn thuê nhà gần trường học nên các chủ nhà trọ ra sức hét giá, càng gần trường lại càng cao.
Thậm chí, bà Hoa có nhà cho thuê ngay phía sau trường ĐH KHXH&NV còn không tính tiền theo phòng mà tính theo đầu người. 500 nghìn/người/ tháng, nhưng bà lại nhồi nhét 4 - 5 người ở ghép vào một phòng 12 m2 trên tầng hai, cứ có người hỏi thuê là bà cho vào ở, bất kể người thuê nhà phản ứng ra sao.
Đã qua rằm tháng Giêng, sinh viên các trường ĐH, CĐ đều đi học trở lại. Cùng với đó là cảnh lếch thếch đồ đạc chuyển nhà từ xóm này sang xóm khác, với mong muốn căn phòng mới có giá rẻ hơn.
Tuấn Anh (ĐHGTVT) sau hơn một tuần ở nhờ nhà bạn để đi tìm phòng mới phải thốt lên: “Chưa bao giờ em thấy khổ như thế này. Bọn em đang chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp mà cứ long đong nay đây mai đó thì làm sao tập trung học hành được”.
TP HCM: Điệp khúc tăng giá
“Mới ngày 9 tết, chủ nhà thông báo mỗi phòng trọ phải đóng thêm 200 ngàn. Tiền điện, tiền nước bắt đầu từ tháng 2 cũng tăng”. SV Lê Nguyễn Thùy Trang - Khoa quản trị kinh doanh trường ĐH Hồng Bàng cho biết.
Một phòng trọ tồi tàn của SV Đại học Thủ Đức - Ảnh: P.Lan
Trong dãy trọ gồm 18 phòng tại số 22, đường Trần Não, quận 2, mỗi phòng 12m2 có giá trung bình từ 1 triệu đến 1,2 triệu/tháng. Theo một số SV trọ tại đây, cứ khoảng 3 tháng, chủ nhà tăng giá một lần, có khi thông báo trước, có khi không. Tuy nhiên, những điều kiện như an ninh và vệ sinh nhà trọ không được đảm bảo.
Qua khảo sát tại nhiều khu nhà trọ xung quanh các trường ĐH, hầu hết SV đều phản ánh, giá nhà trọ đang tăng quá cao. Tại khu nhà đường 47, phường Thảo Điền (gần trường ĐH Văn hóa) được nâng giá từ 900 ngàn lên hơn 1 triệu.
Một SV cho biết, nếu cộng chi phí điện, nước, mỗi tháng phải trả dao động từ 1 triệu 500 ngàn đến 1 triệu 800 ngàn đồng/tháng.
Tại các khu vực trung tâm như quận 1, quận 3, nhiều chủ nhà lợi dụng tình trạng khan hiếm phòng mà đẩy giá nhà trọ tăng tùy hứng. “Trước tết, chủ nhà nói là không tăng nhưng ra tết lại lấy lý do mọi nơi đều tăng nên ép giá” - SV Đặng Thị Thủy - trường ĐH KHXHNV TPHCM trọ tại hẻm 12 - đường Nguyễn Thị Minh Khai cho biết.
Không những ép giá cao, nhiều chủ nhà còn đưa những quy định khiến SV chỉ biết kêu trời. “Phải về phòng trước 9 giờ tối, bạn bè đến chơi không được dẫn vào phòng, không được nấu ăn và sử dụng máy vi tính. Đi học và làm thêm đến 10 giờ mới được về. Nhiều hôm mình phải ngủ ở ngoài. Nhưng trớ trêu nhất là không cho sử dụng máy tính vì…tốn điện”.
SV Cao Văn Hoàng - Khoa Xây dựng trường ĐH Tôn Đức Thắng than.
Nhiều SV nêu nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá phòng trọ chủ yếu là do sau tết, một lượng lớn thí sinh đến thành phố tìm phòng trọ ôn thi. Bên cạnh đó, lượng lao động đến thành phố tìm việc cũng khiến nhà trọ càng trở nên khan hiếm.
Để tìm chỗ trọ, không ít SV và thí sinh bị mất tiền oan cho những cò nhà. Một chủ nhà trên đường Phan Văn Trị, phường 7, Gò Vấp cho biết, đầu tháng 2, chị phải chấm dứt hợp đồng cho thuê với một nhóm người thuê nhà làm nơi giới thiệu đất đai, nhà cho thuê vì suốt ngày có người đến gây lộn, đòi lại tiền.
Phạm Mạnh Hùng - SV trường cao đẳng Nghệ thuật và Du lịch SG, một nạn nhân của những cò nhà kể lại, trước khi được giới thiệu, phải đóng một khoản phí không nhỏ (200 ngàn) cho các “cò” với cam kết tìm được phòng ưng ý.
Tuy nhiên, khi đến những địa chỉ đó, hầu như không giống với lời quảng cáo, thậm chí có địa chỉ ma. Cứ như vậy, người đi thuê sẽ nản bỏ cuộc.
Theo lời Hùng, chúng tôi tìm đến một trung tâm giới thiệu nhà đất nằm trên đường Nguyễn Oanh - quận Gò Vấp, sau khi đóng phí và yêu cầu tìm một phòng riêng biệt cho một người ở, có vệ sinh và lối đi riêng, giờ giấc tự do.
Chúng tôi được giới thiệu đến 5 địa chỉ. Nhưng khi tìm đến nơi, đều không đáp ứng yêu cầu. Một địa chỉ trên đường Nguyễn Du- Gò vấp là vựa ve chai nằm bên cạnh… bãi rác.
Giá như sinh viên có đủ chỗ ở trong KTX có lẽ sẽ không xảy ra những cảnh khốn khổ như vậy.
Thích là tăng, không giải thích, không nể nang thương xót, các chủ nhà đang nắm thế độc quyền đã đẩy sinh viên (SV) vào cảnh nháo nhác, khốn đốn.
Hà Nội: 500 nghìn/người, 5 người ở 1 phòng 12 m2
Thủy, Vân và Hương (quê Sơn La) cùng thuê một căn phòng chưa đầy 10 m2 trong làng Triều Khúc đã hơn một năm nay, sau kỳ nghỉ tết, bà chủ lạnh lùng tuyên bố tăng tiền phòng từ 700 nghìn lên 900 nghìn, kéo theo tiền điện, nước, vệ sinh cũng tăng lên.
Tính toán chi li, mỗi tháng cũng mất tới 500 nghìn đồng để có được một chỗ ngả lưng trong diện tích chật chội. Chịu không nổi, ba bạn chia nhau đi tìm nhà trọ mới, nhưng đến đâu cũng nhận được những câu hét giá “trên trời”.
Vân nói: “Năm nào cũng thế, chủ nhà chỉ chờ dịp sau tết là tăng tiền phòng. Nhà em làm ruộng, một tháng bố mẹ chỉ lo được tiền ăn, em phải đi làm thêm cả tuần mới đủ trang trải tiền thuê nhà. Nhưng mỗi năm mỗi giá thế này thì chết mất”.
Mai, cựu SV ĐHVH, ra trường được mấy tháng đang làm hợp đồng cho công ty truyền thông, tiền lương chỉ đủ thuê nhà và chi tiêu tằn tiện. Vừa ở nhà xuống phòng trọ, bà chủ đã chạy sang thông báo từ tháng sau sẽ tăng tiền phòng lên 800 nghìn.
Mai năn nỉ bà chủ bớt xuống một chút vì cô mới đi làm, lại ở một mình nên tiền nhà đã mất hơn nửa tháng lương. Bà chủ khăng khăng: “Muốn ở tiếp thì nộp tiền, không chịu được cứ việc dọn đi. Người thuê nhiều chứ nhà có lúc nào ế được mà lo”.
Phòng khoảng 10m2 hiện nay đều được các chủ nhà yết giá 800 đến 900 nghìn đồng. Phòng 12 đến 15m2 (khép kín) có giá 1,5 đến 1,8 triệu chưa kể tiền điện nước. Có chủ nhà còn ra quy định phòng chỉ được ở không quá hai người, vì ở đông ồn ào lộn xộn. Nếu cố thương lượng để ở 3 – 4 người thì họ có cách tính tiền điện, nước, vệ sinh như các nhà ảo thuật, nghĩa là làm sao mỗi tháng tận thu được của một người 500 - 600 nghìn, đủ để người thuê nhà “nghẹt thở”.
Những nơi được coi là “làng SV” như Phùng Khoang, Mễ Trì, Triều Khúc hay khu vực Cầu Giấy, Nghĩa Đô…không khí đi tìm nhà trọ lúc nào cũng sôi động.
Nắm được nhu cầu của SV muốn thuê nhà gần trường học nên các chủ nhà trọ ra sức hét giá, càng gần trường lại càng cao.
Thậm chí, bà Hoa có nhà cho thuê ngay phía sau trường ĐH KHXH&NV còn không tính tiền theo phòng mà tính theo đầu người. 500 nghìn/người/ tháng, nhưng bà lại nhồi nhét 4 - 5 người ở ghép vào một phòng 12 m2 trên tầng hai, cứ có người hỏi thuê là bà cho vào ở, bất kể người thuê nhà phản ứng ra sao.
Đã qua rằm tháng Giêng, sinh viên các trường ĐH, CĐ đều đi học trở lại. Cùng với đó là cảnh lếch thếch đồ đạc chuyển nhà từ xóm này sang xóm khác, với mong muốn căn phòng mới có giá rẻ hơn.
Tuấn Anh (ĐHGTVT) sau hơn một tuần ở nhờ nhà bạn để đi tìm phòng mới phải thốt lên: “Chưa bao giờ em thấy khổ như thế này. Bọn em đang chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp mà cứ long đong nay đây mai đó thì làm sao tập trung học hành được”.
TP HCM: Điệp khúc tăng giá
“Mới ngày 9 tết, chủ nhà thông báo mỗi phòng trọ phải đóng thêm 200 ngàn. Tiền điện, tiền nước bắt đầu từ tháng 2 cũng tăng”. SV Lê Nguyễn Thùy Trang - Khoa quản trị kinh doanh trường ĐH Hồng Bàng cho biết.
Một phòng trọ tồi tàn của SV Đại học Thủ Đức - Ảnh: P.Lan
Trong dãy trọ gồm 18 phòng tại số 22, đường Trần Não, quận 2, mỗi phòng 12m2 có giá trung bình từ 1 triệu đến 1,2 triệu/tháng. Theo một số SV trọ tại đây, cứ khoảng 3 tháng, chủ nhà tăng giá một lần, có khi thông báo trước, có khi không. Tuy nhiên, những điều kiện như an ninh và vệ sinh nhà trọ không được đảm bảo.
Qua khảo sát tại nhiều khu nhà trọ xung quanh các trường ĐH, hầu hết SV đều phản ánh, giá nhà trọ đang tăng quá cao. Tại khu nhà đường 47, phường Thảo Điền (gần trường ĐH Văn hóa) được nâng giá từ 900 ngàn lên hơn 1 triệu.
Một SV cho biết, nếu cộng chi phí điện, nước, mỗi tháng phải trả dao động từ 1 triệu 500 ngàn đến 1 triệu 800 ngàn đồng/tháng.
Tại các khu vực trung tâm như quận 1, quận 3, nhiều chủ nhà lợi dụng tình trạng khan hiếm phòng mà đẩy giá nhà trọ tăng tùy hứng. “Trước tết, chủ nhà nói là không tăng nhưng ra tết lại lấy lý do mọi nơi đều tăng nên ép giá” - SV Đặng Thị Thủy - trường ĐH KHXHNV TPHCM trọ tại hẻm 12 - đường Nguyễn Thị Minh Khai cho biết.
Không những ép giá cao, nhiều chủ nhà còn đưa những quy định khiến SV chỉ biết kêu trời. “Phải về phòng trước 9 giờ tối, bạn bè đến chơi không được dẫn vào phòng, không được nấu ăn và sử dụng máy vi tính. Đi học và làm thêm đến 10 giờ mới được về. Nhiều hôm mình phải ngủ ở ngoài. Nhưng trớ trêu nhất là không cho sử dụng máy tính vì…tốn điện”.
SV Cao Văn Hoàng - Khoa Xây dựng trường ĐH Tôn Đức Thắng than.
Nhiều SV nêu nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá phòng trọ chủ yếu là do sau tết, một lượng lớn thí sinh đến thành phố tìm phòng trọ ôn thi. Bên cạnh đó, lượng lao động đến thành phố tìm việc cũng khiến nhà trọ càng trở nên khan hiếm.
Để tìm chỗ trọ, không ít SV và thí sinh bị mất tiền oan cho những cò nhà. Một chủ nhà trên đường Phan Văn Trị, phường 7, Gò Vấp cho biết, đầu tháng 2, chị phải chấm dứt hợp đồng cho thuê với một nhóm người thuê nhà làm nơi giới thiệu đất đai, nhà cho thuê vì suốt ngày có người đến gây lộn, đòi lại tiền.
Phạm Mạnh Hùng - SV trường cao đẳng Nghệ thuật và Du lịch SG, một nạn nhân của những cò nhà kể lại, trước khi được giới thiệu, phải đóng một khoản phí không nhỏ (200 ngàn) cho các “cò” với cam kết tìm được phòng ưng ý.
Tuy nhiên, khi đến những địa chỉ đó, hầu như không giống với lời quảng cáo, thậm chí có địa chỉ ma. Cứ như vậy, người đi thuê sẽ nản bỏ cuộc.
Theo lời Hùng, chúng tôi tìm đến một trung tâm giới thiệu nhà đất nằm trên đường Nguyễn Oanh - quận Gò Vấp, sau khi đóng phí và yêu cầu tìm một phòng riêng biệt cho một người ở, có vệ sinh và lối đi riêng, giờ giấc tự do.
Chúng tôi được giới thiệu đến 5 địa chỉ. Nhưng khi tìm đến nơi, đều không đáp ứng yêu cầu. Một địa chỉ trên đường Nguyễn Du- Gò vấp là vựa ve chai nằm bên cạnh… bãi rác.
Giá như sinh viên có đủ chỗ ở trong KTX có lẽ sẽ không xảy ra những cảnh khốn khổ như vậy.