Thay vì việc học các môn kiểu như Học thuyết Đặng Tiểu Bình, Tư tưởng Mao Trạch Đông thì sinh viên phải hoàn thành 54 trong số 140 tín chỉ của các môn học ngoại khóa, bên cạnh các môn học chuyên ngành chính. Đây là một tỉ lệ cao bất thường đối với Trung Quốc.
"Liberal Arts" tạm dịch là "giáo dục khai phóng", được coi là mô hình đặc sắc của giáo dục đại học Hoa Kỳ. Phần đầu của bài viết đã giới thiệu cách thức mà một tiết học tại trường Cao đẳng quốc tế đoàn kết - dự án giáo dục đang khuyến khích tại Trung Quốc. Phần tiếp theo đề cập cụ thể hơn những nỗ lực thay đổi chương trình học truyền thống lỗi thời.
Tăng cường tiếng nói sinh viên
Câu chuyện của Trường UIC đã thể hiện rõ những thách thức trong công cuộc cải cách chương trình giáo dục đại học ở Trung Quốc. Vào năm 2003, những người quản lý của Trường ĐH Baptist Hồng Kông đã tìm mọi cách để thâm nhập vào đại lục Trung Quốc. Cách thức họ quyết định tiếp cận có thể coi là một cuộc cách mạng khó khăn: Mở một chương trình đạo tạo nhỏ với các giảng viên và tài liệu tiếng Anh. Bằng cấp, chứng chỉ được công nhận bởi Trường Baptist.
Nhưng tại Trung Quốc, nơi mà các trường đại học thường tập trung lại thành từng nhóm tại một số thành phố với hàng chục nghìn sinh viên, những mô hình giáo dục có quy mô nhỏ như mô hình Liberal Arts là một điều khá khó khăn, thậm chí bị coi là dị thường.
Mặc dù đã thông qua dự án mới này, nhưng Bộ Giáo dục Trung Quốc chỉ coi đây là một chương trình mang tính thử nghiệm. Bởi vậy những người sáng lập đều cho rằng hầu hết các cơ quan tổ chức đều không quan tâm lắm đến việc đổi mới này . “Tất cả mọi đều nghĩ chúng tôi sẽ thất bại” - Edmund Kwork, Phó Giám đốc điều hành Trường UIC phát biểu.
Vào năm 2005, năm mà trường này được khai trương tại Chu Hải, (cách Hồng Kông không xa), ngài Kwok đã hi vọng sẽ thu nạp được khoảng 500 sinh viên Tuy nhiên, ông chỉ tuyển được hơn một nửa con số đó. Lúc đó, rất ít các học sinh cấp 3 có thể hiểu được mô hình giáo dục Liberal Arts là như thế nào.
Nhưng mọi chuyện dần dần thay đổi. Các quan chức chính phủ đã nhận thức được rằng chương trình học theo mô hình Xô viết được thực hiện từ những năm 1950 với các ngành học được chuyên môn hoá sâu sắc và nhấn mạnh vào các học thuyết chính trị, dường như không còn phù hợp nữa.
Một giáo sư của học viện giáo dục Hồng Kông, người đã tham gia nghiên cứu về chương trình cải cách này cho biết: “Sau khi nhận ra rằng chương trình học truyền thống đã dần lỗi thời, bắt đầu từ thập kỷ 90, Trung Quốc đã có rất nhiều cuộc thảo luận bàn về việc làm thế nào để thay đổi thực trạng này”.
Ban đầu, Chính phủ đã cố gắng tìm cách tiếp cận từ trên xuống. Nhưng sau đó các quan chức đã quyết định rằng sáng tạo không thể bị áp đặt từ bên trên, nên họ đã thay đổi đường hướng và để các trường đại học tự thân phát triển những chiến lược của riêng mình nhằm đẩy mạnh các tư duy phê phán.
Họ đã dần giảm tải những chương trình học chính trị thường được yêu cầu. Thay vì việc học các môn kiểu như Học thuyết Đặng Tiểu Bình, tư tưởng Mao Trạch Đông thì sinh viên phải hoàn thành 54 trong số 140 tín chỉ của các môn học ngoại khóa, bên cạnh các môn học chuyên ngành chính. Đây là một tỉ lệ cao bất thường đối với Trung Quốc.
Năm 2007, trường đã tổ chức chuyến du lịch leo núi 4 tuần đến Tây Tạng. Mục đích của chuyến đi là để cho sinh viên mở rộng tầm mắt, sự trải nghiệm chứ hoàn toàn không phải là để nghiên cứu, thực tế về vấn đề nào đó mang tính học thuật.
Ông Kwok nói thêm là những thông tin của trường cũng không hề bị kiểm duyệt hay giấu giếm. UIC luôn cố tạo ra một môi trường thoải mái, cởi mở. Mới đây nhà trường đã công khai xin lỗi sinh viên khi một dự án xây dựng bị trễ hơn kế hoạch. Lời xin lỗi đó được gắn công khai trên bảng thông báo tại hành lang lớp học. Chỉ cần nhìn chi tiết nhỏ đó thôi thì sinh viên cũng có thể tự hào rằng “UIC khác biệt so với các trường đại học khác ở đại lục”.
Khó khăn
Tuy nhiên, việc khuyến khích sinh viên tự do phát biết ý kiến, và phát huy tính sáng tạo chủ động xem ra còn có nhiều khó khăn. Bởi trước đó họ đã có 13 năm được đào tạo trong hệ thống giáo dục truyền thống, với tư tưởng học chỉ để thi.
"Một trong những mục tiêu của mô hình giáo dục Liberal Arts là phải giải phóng con người từ những ý niệm cứng nhắc đã ăn sâu bén rễ trong tư tưởng họ" - Thomas Kuster, GS Trường Bethany LutheranThomas Kuster, giáo sư tại Trường Bethany Lutheran, đã đến UIC giảng dạy trong vòng 6 tuần theo chương trình hợp tác trao đổi giảng viên.
Ông đã tổ chức một cuộc thảo luận cho sinh viên. Và sau khi ông đề xuất danh sách các đề tài thảo luận mà ông đã từng sử dụng trong các trường học ở Mỹ, một giáo sư khác đã khuyên ông là nên xóa những chủ đề liên quan đến chính sách của chính phủ vì có thể chúng sẽ làm sinh viên lúng túng và không thoải mái. Cuối cùng thì sinh viên chỉ thảo luận những đề tài chung chung dạng như làm thế nào để chăm sóc người già một cách tốt nhất.
Ông Kuster nói: Một trong những mục tiêu của mô hình giáo dục Liberal Arts là phải giải phóng con người từ những ý niệm cứng nhắc đã ăn sâu bén rễ trong tư tưởng họ. Nhưng tôi không chắc là điều này sẽ được mở rộng tại Trung Quốc.
Chu Thiên, một sinh viên đến từ tỉnh Hồ Nam cho biết: Điểm thi đại học của tôi không được cao lắm. Chính vì vậy tôi, đành tạm đăng ký học tại UIC chỉ để xoa dịu sự lo lắng và tức giận của cha mẹ. Tuy nhiên sau khi được tiếp cận mô hình giáo dục mới, tôi đã có thêm nhiều lí đo để ở lại. Tôi có thể trao đổi, tranh luận với giáo sư giảng dạy hàng giờ liền. Đó là điều thật khó có cơ hội làm được tại các trường đại học lớn.
“Ở các trường đại học khác, chúng tôi phải tìm hiểu về Chủ tịch Mao, hay những vấn đề tương tự như thế. Còn ở đây chúng tôi có rất nhiều sự lựa chọn và có thể tự do phát triển những sở thích hay năng khiếu riêng”.
Hiện nay, nhiều trường đại học luôn cố gắng mở rộng quy mô. Tuy nhiên đồng nghĩa với điều đó thì chất lượng giảng dạy cũng bị giảm xuống. Sinh viên ngày càng trở nên thụ động. Ở những lớp học đông đến hàng trăm người thì họ chỉ biết lắng nghe giáo sự giảng bài và ghi chép chứ hoàn toàn không có cơ hội được trao đổi thảo luận. Chính vì vậy mà một số trường đại học của Trung Quốc đã mở thêm những chương trình đào tạo quy mô nhỏ theo mô hình của Liberal Arts để tăng cường tính sáng tạo, chủ động của người học.
Mặc dù mô hình này được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở Mỹ. Nhưng nó cũng có thể được áp dụng một cách hiệu quả ở những đất nước có môi trường chính trị, văn hóa khác nhau.
Ngài Daly, một cán bộ của trường đại học Maryland Trung Quốc cho biết: Nếu kêu gọi là hãy cải cách, đổi mới, thì có lẽ chẳng ai biết nói gì và làm gì. Vì vậy chúng ta chỉ cần nói đơn giản là hãy giảm các chương trình học chính trị. Thay vào đó hãy gia tăng các cuộc thảo luận, trao đổi dành cho sinh viên về bất cứ vấn đề gì. Chỉ cần họ được nói và được sáng tạo một cách tự do thoải mái.
Sinh Phạm (Theo Chronicle Higher Education) - VNN
"Liberal Arts" tạm dịch là "giáo dục khai phóng", được coi là mô hình đặc sắc của giáo dục đại học Hoa Kỳ. Phần đầu của bài viết đã giới thiệu cách thức mà một tiết học tại trường Cao đẳng quốc tế đoàn kết - dự án giáo dục đang khuyến khích tại Trung Quốc. Phần tiếp theo đề cập cụ thể hơn những nỗ lực thay đổi chương trình học truyền thống lỗi thời.
Tăng cường tiếng nói sinh viên
Câu chuyện của Trường UIC đã thể hiện rõ những thách thức trong công cuộc cải cách chương trình giáo dục đại học ở Trung Quốc. Vào năm 2003, những người quản lý của Trường ĐH Baptist Hồng Kông đã tìm mọi cách để thâm nhập vào đại lục Trung Quốc. Cách thức họ quyết định tiếp cận có thể coi là một cuộc cách mạng khó khăn: Mở một chương trình đạo tạo nhỏ với các giảng viên và tài liệu tiếng Anh. Bằng cấp, chứng chỉ được công nhận bởi Trường Baptist.
Nhưng tại Trung Quốc, nơi mà các trường đại học thường tập trung lại thành từng nhóm tại một số thành phố với hàng chục nghìn sinh viên, những mô hình giáo dục có quy mô nhỏ như mô hình Liberal Arts là một điều khá khó khăn, thậm chí bị coi là dị thường.
Mặc dù đã thông qua dự án mới này, nhưng Bộ Giáo dục Trung Quốc chỉ coi đây là một chương trình mang tính thử nghiệm. Bởi vậy những người sáng lập đều cho rằng hầu hết các cơ quan tổ chức đều không quan tâm lắm đến việc đổi mới này . “Tất cả mọi đều nghĩ chúng tôi sẽ thất bại” - Edmund Kwork, Phó Giám đốc điều hành Trường UIC phát biểu.
Vào năm 2005, năm mà trường này được khai trương tại Chu Hải, (cách Hồng Kông không xa), ngài Kwok đã hi vọng sẽ thu nạp được khoảng 500 sinh viên Tuy nhiên, ông chỉ tuyển được hơn một nửa con số đó. Lúc đó, rất ít các học sinh cấp 3 có thể hiểu được mô hình giáo dục Liberal Arts là như thế nào.
Nhưng mọi chuyện dần dần thay đổi. Các quan chức chính phủ đã nhận thức được rằng chương trình học theo mô hình Xô viết được thực hiện từ những năm 1950 với các ngành học được chuyên môn hoá sâu sắc và nhấn mạnh vào các học thuyết chính trị, dường như không còn phù hợp nữa.
Một giáo sư của học viện giáo dục Hồng Kông, người đã tham gia nghiên cứu về chương trình cải cách này cho biết: “Sau khi nhận ra rằng chương trình học truyền thống đã dần lỗi thời, bắt đầu từ thập kỷ 90, Trung Quốc đã có rất nhiều cuộc thảo luận bàn về việc làm thế nào để thay đổi thực trạng này”.
Ban đầu, Chính phủ đã cố gắng tìm cách tiếp cận từ trên xuống. Nhưng sau đó các quan chức đã quyết định rằng sáng tạo không thể bị áp đặt từ bên trên, nên họ đã thay đổi đường hướng và để các trường đại học tự thân phát triển những chiến lược của riêng mình nhằm đẩy mạnh các tư duy phê phán.
Một đặc điểm nổi bật nữa là các trường theo mô hình Liberal Arts thường nằm ở vùng ngoại ô vắng vẻ, bình yên và ít phức tạp.Dựa trên điều này, những người sáng lập ra Trường UIC đã rất muốn theo đuổi mô hình cải cách mới nhằm phá vỡ những sự kiềm tỏa chính trị.
Họ đã dần giảm tải những chương trình học chính trị thường được yêu cầu. Thay vì việc học các môn kiểu như Học thuyết Đặng Tiểu Bình, tư tưởng Mao Trạch Đông thì sinh viên phải hoàn thành 54 trong số 140 tín chỉ của các môn học ngoại khóa, bên cạnh các môn học chuyên ngành chính. Đây là một tỉ lệ cao bất thường đối với Trung Quốc.
Năm 2007, trường đã tổ chức chuyến du lịch leo núi 4 tuần đến Tây Tạng. Mục đích của chuyến đi là để cho sinh viên mở rộng tầm mắt, sự trải nghiệm chứ hoàn toàn không phải là để nghiên cứu, thực tế về vấn đề nào đó mang tính học thuật.
Ông Kwok nói thêm là những thông tin của trường cũng không hề bị kiểm duyệt hay giấu giếm. UIC luôn cố tạo ra một môi trường thoải mái, cởi mở. Mới đây nhà trường đã công khai xin lỗi sinh viên khi một dự án xây dựng bị trễ hơn kế hoạch. Lời xin lỗi đó được gắn công khai trên bảng thông báo tại hành lang lớp học. Chỉ cần nhìn chi tiết nhỏ đó thôi thì sinh viên cũng có thể tự hào rằng “UIC khác biệt so với các trường đại học khác ở đại lục”.
Khó khăn
Tuy nhiên, việc khuyến khích sinh viên tự do phát biết ý kiến, và phát huy tính sáng tạo chủ động xem ra còn có nhiều khó khăn. Bởi trước đó họ đã có 13 năm được đào tạo trong hệ thống giáo dục truyền thống, với tư tưởng học chỉ để thi.
"Một trong những mục tiêu của mô hình giáo dục Liberal Arts là phải giải phóng con người từ những ý niệm cứng nhắc đã ăn sâu bén rễ trong tư tưởng họ" - Thomas Kuster, GS Trường Bethany LutheranThomas Kuster, giáo sư tại Trường Bethany Lutheran, đã đến UIC giảng dạy trong vòng 6 tuần theo chương trình hợp tác trao đổi giảng viên.
Ông đã tổ chức một cuộc thảo luận cho sinh viên. Và sau khi ông đề xuất danh sách các đề tài thảo luận mà ông đã từng sử dụng trong các trường học ở Mỹ, một giáo sư khác đã khuyên ông là nên xóa những chủ đề liên quan đến chính sách của chính phủ vì có thể chúng sẽ làm sinh viên lúng túng và không thoải mái. Cuối cùng thì sinh viên chỉ thảo luận những đề tài chung chung dạng như làm thế nào để chăm sóc người già một cách tốt nhất.
Ông Kuster nói: Một trong những mục tiêu của mô hình giáo dục Liberal Arts là phải giải phóng con người từ những ý niệm cứng nhắc đã ăn sâu bén rễ trong tư tưởng họ. Nhưng tôi không chắc là điều này sẽ được mở rộng tại Trung Quốc.
Chu Thiên, một sinh viên đến từ tỉnh Hồ Nam cho biết: Điểm thi đại học của tôi không được cao lắm. Chính vì vậy tôi, đành tạm đăng ký học tại UIC chỉ để xoa dịu sự lo lắng và tức giận của cha mẹ. Tuy nhiên sau khi được tiếp cận mô hình giáo dục mới, tôi đã có thêm nhiều lí đo để ở lại. Tôi có thể trao đổi, tranh luận với giáo sư giảng dạy hàng giờ liền. Đó là điều thật khó có cơ hội làm được tại các trường đại học lớn.
“Ở các trường đại học khác, chúng tôi phải tìm hiểu về Chủ tịch Mao, hay những vấn đề tương tự như thế. Còn ở đây chúng tôi có rất nhiều sự lựa chọn và có thể tự do phát triển những sở thích hay năng khiếu riêng”.
Hiện nay, nhiều trường đại học luôn cố gắng mở rộng quy mô. Tuy nhiên đồng nghĩa với điều đó thì chất lượng giảng dạy cũng bị giảm xuống. Sinh viên ngày càng trở nên thụ động. Ở những lớp học đông đến hàng trăm người thì họ chỉ biết lắng nghe giáo sự giảng bài và ghi chép chứ hoàn toàn không có cơ hội được trao đổi thảo luận. Chính vì vậy mà một số trường đại học của Trung Quốc đã mở thêm những chương trình đào tạo quy mô nhỏ theo mô hình của Liberal Arts để tăng cường tính sáng tạo, chủ động của người học.
Mặc dù mô hình này được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở Mỹ. Nhưng nó cũng có thể được áp dụng một cách hiệu quả ở những đất nước có môi trường chính trị, văn hóa khác nhau.
Ngài Daly, một cán bộ của trường đại học Maryland Trung Quốc cho biết: Nếu kêu gọi là hãy cải cách, đổi mới, thì có lẽ chẳng ai biết nói gì và làm gì. Vì vậy chúng ta chỉ cần nói đơn giản là hãy giảm các chương trình học chính trị. Thay vào đó hãy gia tăng các cuộc thảo luận, trao đổi dành cho sinh viên về bất cứ vấn đề gì. Chỉ cần họ được nói và được sáng tạo một cách tự do thoải mái.
Sinh Phạm (Theo Chronicle Higher Education) - VNN