Đất nước đông dân nhất thế giới Trung Quốc tăng đột biến hiện tượng mở những lớp mầm non cho trẻ được coi là sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt. Lệ phí nhập học trở thành gánh nặng, nỗi ám ảnh của phụ huynh.
Học sinh Trung Quốc trong một giờ học. Ảnh minh hoạ
Sự cạnh tranh ở đất nước đông dân này được thể hiện ngay từ ngày đầu tiên đi học trong mỗi cuộc đời mỗi người. Chính vì lý do đó, các bậc phụ huynh luôn muốn con cái có điều kiện học tốt hơn trong những trường mẫu giáo tốt nhất với bất kỳ “giá” nào.
“Học phí cho các trường mẫu giáo này thường cao hơn 1/3 so với nhà trẻ, trường mầm non thông thường” - ông Tống Tiến Trí, hiệu trưởng trường mẫu giáo Oriental Cambridge, Bắc Kinh, cho biết.
Đứng đầu trong danh sách trường học “giá cao” phải kể đến trường Montessori ở thủ đô Bắc Kinh. Nơi đây tiếp nhận học sinh từ 1,5 tuổi đến 12 tuổi. Mức học phí của trường này từ 80.000 nhân dân tệ đến 150.000 nhân dân tệ một năm, tính theo cấp học.
Ông Jason Kong - Giám đốc điều hành trường Montessori cho biết, mức học phí này đã có sự điều chỉnh tăng dần trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, dù mức học phí có cao đến mấy cũng không làm nản lòng phụ huynh. Với họ, được học tại trường danh tiếng, mang thương hiệu quốc tế như Montessori là nền tảng vững chắc cho tương lai con em.
Theo thống kê, hầu hết phụ huynh trẻ tuổi có con em đang theo học tại những trường danh tiếng ở Bắc Kinh đều làm việc cho công ty nước ngoài hoặc ở các đại sứ quán. Họ đủ điều kiện kinh tế để “chạy đua” vào trường chất lượng.
Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá, chất lượng giảng dạy tại một số trường “giá cao” chưa xứng với mức học phí “cắt cổ”.
Nhiều phụ huynh cũng than thở: “Học phí trường mẫu giáo còn đắt hơn đại học”.
Hệ quả của việc các trường mẫu giáo “giá cao” không ngừng mọc lên chính là do tâm lý sinh con vào những năm may mắn, để con mình thông minh, tài giỏi hơn. Ví như nhiều người có tâm lý sinh con vào năm Heo vàng 2007, hay 2008 (có thế vận hội Olumpic Bắc Kinh)…
Phạm Hằng - TPO
Học sinh Trung Quốc trong một giờ học. Ảnh minh hoạ
Sự cạnh tranh ở đất nước đông dân này được thể hiện ngay từ ngày đầu tiên đi học trong mỗi cuộc đời mỗi người. Chính vì lý do đó, các bậc phụ huynh luôn muốn con cái có điều kiện học tốt hơn trong những trường mẫu giáo tốt nhất với bất kỳ “giá” nào.
“Học phí cho các trường mẫu giáo này thường cao hơn 1/3 so với nhà trẻ, trường mầm non thông thường” - ông Tống Tiến Trí, hiệu trưởng trường mẫu giáo Oriental Cambridge, Bắc Kinh, cho biết.
Đứng đầu trong danh sách trường học “giá cao” phải kể đến trường Montessori ở thủ đô Bắc Kinh. Nơi đây tiếp nhận học sinh từ 1,5 tuổi đến 12 tuổi. Mức học phí của trường này từ 80.000 nhân dân tệ đến 150.000 nhân dân tệ một năm, tính theo cấp học.
Ông Jason Kong - Giám đốc điều hành trường Montessori cho biết, mức học phí này đã có sự điều chỉnh tăng dần trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, dù mức học phí có cao đến mấy cũng không làm nản lòng phụ huynh. Với họ, được học tại trường danh tiếng, mang thương hiệu quốc tế như Montessori là nền tảng vững chắc cho tương lai con em.
Theo thống kê, hầu hết phụ huynh trẻ tuổi có con em đang theo học tại những trường danh tiếng ở Bắc Kinh đều làm việc cho công ty nước ngoài hoặc ở các đại sứ quán. Họ đủ điều kiện kinh tế để “chạy đua” vào trường chất lượng.
Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá, chất lượng giảng dạy tại một số trường “giá cao” chưa xứng với mức học phí “cắt cổ”.
Nhiều phụ huynh cũng than thở: “Học phí trường mẫu giáo còn đắt hơn đại học”.
Hệ quả của việc các trường mẫu giáo “giá cao” không ngừng mọc lên chính là do tâm lý sinh con vào những năm may mắn, để con mình thông minh, tài giỏi hơn. Ví như nhiều người có tâm lý sinh con vào năm Heo vàng 2007, hay 2008 (có thế vận hội Olumpic Bắc Kinh)…
Số liệu thống kê cho thấy, chỉ tính riêng Bắc Kinh đã có 400.000 trẻ em được sinh ra trong ba năm 2006, 2007 và 2008. Trong khi đó, các trường mẫu giáo, mầm non hiện nay ở Trung Quốc chỉ đáp ứng được khoảng 230.000 em. Điều này càng khiến học phí bậc mẫu giáo tăng cao.
Phạm Hằng - TPO