• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Trung Đạo

phimanh

New member
Xu
0
Trung đạo là con đường đạo đức nhân bản - nhân quả: "sống không làm khổ mình, khổ người và khổ các loài vạn vật khác."

Khi chưa hiểu con đường trung đạo, con người thường hay bị dính mắc vào 2 thái cực của thế giới nhị nguyên: Được hay mất, có hay không, tôn giáo hay không tôn giáo, tri thức hay không tri thức, chánh hay tà, yêu hận, thắng thua, đẹp xấu, ngon dở, giàu nghèo, sang hèn, tốt xấu, đúng sai, phải trái, thượng hạ, nam nữ... Do vậy không tránh khỏi sống trong đau khổ và thường xuyên làm khổ chính mình, khổ người và khổ các loài vật khác.

Người thường tư duy và hiểu rõ con đường trung đạo, luôn quán xét mọi việc dưới con mắt trí tuệ: "những việc này có làm khổ mình, khổ người và khổ các loài vật hay không?" Nếu có thì không nói và không làm, nếu không thì nói và làm. Người sống theo con đường trung đạo là người có trí tuệ. Đức Phật đã nói: "Ở đâu có trí tuệ, ở đó có đạo đức, ở đâu có đạo đức, ở đó có trí tuệ"

Chỉ khi có chánh tư duy như vậy, con người mới biết sống đem niềm vui và hạnh phúc cho chính mình, mọi người và muôn loài vạn vật khác được.




 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nói đạo Phật là trung đạo là có hai ý nghĩa: là con đường ở giữa( nói theo lịch sử), và là con đường duy nhất đúng ( nói theo triết lý).

Theo lịch sử, khi thái tử Tất Đạt Đa đi tìm đạo, bởi con người sa đọa trong hưởng lạc tột cùng tưởng tìm thấy hạnh phúc, theo 6 năm tu đạo khổ hạnh ép xác cùng cực. Cả hai cách đó đều không dẫn tới giải thoát chân chính, tới một hạnh phúc chân chính.
Nói trung đạo là nói theo cách bình dân cho người dễ hiểu.

Theo triết học Phật giáo, con đường tu theo đạo Phật, là con đường duy nhất đúng. Bởi hai cách kia chỉ chú trọng đến thân xác. Mặc cho dung dưỡng thái hóa bằng hưởng lạc, hay hành hạ nó để cho các hưởng lạc đó không còn nữa, đều là sai lầm.
Bởi sự giải thoát không nằm trong thân thể. Cho nên chú trọng cái thân thể sẽ không đi tới giải thoát. Nhưng hoàn toàn không cần đến thân thể thì cũng không còn nơi để dung chứa tư duy, thì con người cũng không thể tự giải thoát cho mình.

Vậy chỉ dung dưỡng cái thân này vừa đủ( không tham ái dính chấp), chỉ để vừa có một nơi dung chứa đủ trí tuệ đi tới giải thoát chân chính. Đó là sự trung dung ở giữa sự biết đến sự sống mà không có dính chấp hưởng lạc ; và vừa biết cái cần là tâm thanh tịnh. Là một biết thấy tâm thân là như chính nó, mà không hề có vọng tưởng về chúng, trong lúc vẫn biết có thân, nhưng không hề cần đến nó( vừa cần vừa không cần-đó là triết lý bất nhị nguyên-gọi là trung đạo vậy
 
Trung Đạo hiểu theo cách khái quát nhất là không nghiêng về một Thái cực nào, " không Âm - không Dương ". Tu Phật là phải thiền. Thiền là trạng thái không cương không nhu, không bám víu vào thân xác và cũng không bị tinh thần cảm xúc mê hoặc. Tóm lại là trở về bản thể "tính không" nguyên thủy kết thúc chu kì phát triển. Đạo phật lấy con người làm trung tâm, không vật chất- không ý thức mà lâý sự tự chủ của con người làm quy luật và thước đo tiến hóa. Con người làm chủ vật chất làm chủ tinh thần thì không bao giờ bị làm nô lệ và sẽ đạt cảnh giới giải thoát.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top