Xà lách là loại rau sống phổ biến trong nhiều bữa ăn nhưng với tình trạng phun thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ hiện nay khiến cho người dùng vô cùng lo ngại. Do đó, với xu hướng trồng vườn trong phố hiện nay, sở hữu một vườn trồng xà lách tại nhà sạch sẽ giúp cả gia đình an tâm hơn về sức khỏe mỗi khi ăn.
Trồng xà lách tại nhà có ưu điểm kỹ thuật trồng đơn giản, không cần chăm sóc nhiều, tốn ít chi phí và cho năng suất thu hoạch cao. Cây dễ thích nghi nên có thể trồng trong các thùng xốp, vườn đứng đặt ở ngoài ban công hay bên hiên đều được. Trồng xà lách tại nhà không những mang đến mỹ quan đẹp mắt, mà hơn hết còn cung cấp nguồn rau sạch, an toàn cho người trồng.
... CHUẨN BỊ ...
- Hạt giống: Chọn hạt giống đóng gói sẵn tại các cửa hàng chuyên về nông nghiệp. Khi mua hạt giống bạn nên chú ý xem hạn sử dụng trên bao bì để tránh hạt để quá lâu không thể nảy mầm.
- Phân bón: Sử dụng các loại phân hữu cơ đã được ủ hoai kỹ. Có thể dùng phân vô cơ bón thúc nhưng nên cách ly 15-20 ngày sau khi bón mới tiến hành thu hoạch để giảm hàm lượng Nitrat trong rau.
- Đất trồng: đất sạch được chế biến sẵn có bán trên thị trường, hoặc pha trộn hỗn hợp sơ dừa, phân hữu cơ (ủ hoai) và vi sinh vật (hỗn hợp đất trộn) sau đó cho vào khay xốp, tưới ẩm hỗn hợp đất trộn sau đó tiến hành gieo giống.
- Ánh sáng: Không nên trồng xà lách ở khu vực có ánh nắng nhiều và chiếu trực tiếp vì dễ cháy lá, úa vàng. Xà lách ưa nơi râm mát, vừa đủ nắng.
- Dụng cụ trồng: Trồng xà lách tại nhà trong thùng xốp khá phổ biến vì dễ tìm nhưng bạn nên trồng rau xà lách bằng vườn thẳng đứng vì độ vệ sinh của rau sẽ được đảm bảo hơn, rau ít sâu bệnh và tiết kiệm diện tích trồng rau.
... GIEO HẠT ...
Hạt xà lách đặc biệt có thể rải trực tiếp lên bề mặt đất mà không cần ngâm ủ. Sau khi rải tiến hành tưới phun tạo độ ẩm cho hạt nảy mầm (thời gian này có thể kéo dài 1-2 ngày tùy vào điều kiện thời tiết và chất lượng hạt).
Gieo hạt xong bạn nên đưa khay vào nơi tối hoặc sử dụng nắp che tối cho khay, giúp hạt nảy mầm nhanh. Có thể sử dụng hỗn hợp đất trộn phủ lên hạt sau khi gieo (độ dày lớp phủ ≤ 2cm).
... CHĂM SÓC ...
- Tưới nước: Tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát vào mùa nắng. Mùa mưa tránh tưới nhiều nước làm cây còi cọc không phát triển được. Đối với cây rau còn nhỏ khi gặp trời mưa cần che chắn tránh úng.
- Tỉa thưa và sang khay: Khi cây rau xà lách có 2 cặp lá ta có thể nhổ ăn dần hoặc nhổ bớt rau giống trồng qua khay hay chậu khác để cây có thể lớn nhanh hơn.
- Bón phân: Để lá to khỏe, rau ăn giòn ngọt bạn cna62 bón phân 2 lần cho rau. Lần 1, bón lót 3-4 kg phân bò hoai mục, 100g phân hữu cơ Tribat T-O trộn đều rồi san bằng đất. Có thể thay thế hoàn toàn phân bò bằng phân hữu cơ vi sinh.
Lần 2, sau khi cây rau ra được từ 2-3 cặp lá, pha 8-10g phân hữu cơ khoáng dạng viên Tribat T-O hay Vedangro (2 muỗng cà phê ) với 2 lít nước rồi tưới đều trên rau, sau đó tưới rửa lại lá bằng nước sạch.
... THU HOẠCH ...
Sau khi gieo hạt từ 30 – 50 ngày có thể cắt ngọn để ăn và bón phân bổ sung dinh dưỡng cho đợt sau.
Trồng xà lách tại nhà có ưu điểm kỹ thuật trồng đơn giản, không cần chăm sóc nhiều, tốn ít chi phí và cho năng suất thu hoạch cao. Cây dễ thích nghi nên có thể trồng trong các thùng xốp, vườn đứng đặt ở ngoài ban công hay bên hiên đều được. Trồng xà lách tại nhà không những mang đến mỹ quan đẹp mắt, mà hơn hết còn cung cấp nguồn rau sạch, an toàn cho người trồng.
... CHUẨN BỊ ...
- Hạt giống: Chọn hạt giống đóng gói sẵn tại các cửa hàng chuyên về nông nghiệp. Khi mua hạt giống bạn nên chú ý xem hạn sử dụng trên bao bì để tránh hạt để quá lâu không thể nảy mầm.
- Phân bón: Sử dụng các loại phân hữu cơ đã được ủ hoai kỹ. Có thể dùng phân vô cơ bón thúc nhưng nên cách ly 15-20 ngày sau khi bón mới tiến hành thu hoạch để giảm hàm lượng Nitrat trong rau.
- Đất trồng: đất sạch được chế biến sẵn có bán trên thị trường, hoặc pha trộn hỗn hợp sơ dừa, phân hữu cơ (ủ hoai) và vi sinh vật (hỗn hợp đất trộn) sau đó cho vào khay xốp, tưới ẩm hỗn hợp đất trộn sau đó tiến hành gieo giống.
- Ánh sáng: Không nên trồng xà lách ở khu vực có ánh nắng nhiều và chiếu trực tiếp vì dễ cháy lá, úa vàng. Xà lách ưa nơi râm mát, vừa đủ nắng.
- Dụng cụ trồng: Trồng xà lách tại nhà trong thùng xốp khá phổ biến vì dễ tìm nhưng bạn nên trồng rau xà lách bằng vườn thẳng đứng vì độ vệ sinh của rau sẽ được đảm bảo hơn, rau ít sâu bệnh và tiết kiệm diện tích trồng rau.
... GIEO HẠT ...
Hạt xà lách đặc biệt có thể rải trực tiếp lên bề mặt đất mà không cần ngâm ủ. Sau khi rải tiến hành tưới phun tạo độ ẩm cho hạt nảy mầm (thời gian này có thể kéo dài 1-2 ngày tùy vào điều kiện thời tiết và chất lượng hạt).
Gieo hạt xong bạn nên đưa khay vào nơi tối hoặc sử dụng nắp che tối cho khay, giúp hạt nảy mầm nhanh. Có thể sử dụng hỗn hợp đất trộn phủ lên hạt sau khi gieo (độ dày lớp phủ ≤ 2cm).
... CHĂM SÓC ...
- Tưới nước: Tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát vào mùa nắng. Mùa mưa tránh tưới nhiều nước làm cây còi cọc không phát triển được. Đối với cây rau còn nhỏ khi gặp trời mưa cần che chắn tránh úng.
- Tỉa thưa và sang khay: Khi cây rau xà lách có 2 cặp lá ta có thể nhổ ăn dần hoặc nhổ bớt rau giống trồng qua khay hay chậu khác để cây có thể lớn nhanh hơn.
- Bón phân: Để lá to khỏe, rau ăn giòn ngọt bạn cna62 bón phân 2 lần cho rau. Lần 1, bón lót 3-4 kg phân bò hoai mục, 100g phân hữu cơ Tribat T-O trộn đều rồi san bằng đất. Có thể thay thế hoàn toàn phân bò bằng phân hữu cơ vi sinh.
Lần 2, sau khi cây rau ra được từ 2-3 cặp lá, pha 8-10g phân hữu cơ khoáng dạng viên Tribat T-O hay Vedangro (2 muỗng cà phê ) với 2 lít nước rồi tưới đều trên rau, sau đó tưới rửa lại lá bằng nước sạch.
... THU HOẠCH ...
Sau khi gieo hạt từ 30 – 50 ngày có thể cắt ngọn để ăn và bón phân bổ sung dinh dưỡng cho đợt sau.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: