Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa được gợi ra từ bài thơ sau:
“ Một phù thủy
Mở quán hàng nho nhỏ “Mời vào đây
Ai mua gì cũng có” Tôi là khách đầu tiên Từ bên trong
Phù thủy ló ra nhìn “Anh muốn gì”
“Tôi muốn mua tình yêu
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn...” “Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín anh phải trồng, Không bán”!
( “Quán hàng phù thủy” – K.Badijađrô – Thái Bá Tân dịch)
Bài thơ là cuộc đối thoại giữa nhân vật phù thủy và nhân vật Tôi. Phù thủy đại diện cho sức mạnh quyền năng biến hóa thần kì còn nhân vật Tôi là người khách đầu tiên đang khao khát muốn mua được những thứ mình cần là tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn...tại quán hàng mà như phù thủy nói là “mua gì cũng có”.
Tưởng như với sức mạnh của phù thủy, nhu cầu của nhân vật Tôi được đáp ứng nhưng cuối cùng người khách đầu tiên ấy đã không được như mong muốn, không phải vì người khách không có tiền hay thứ gì ngang giá để đổi mà là cửa hàng không đáp ứng được
=> Qua đó, bài thơ gửi gắm một triết lí sâu sắc về vai trò của con người trong việc tạo dựng và vun trồng hạnh phúc cũng như những điều tốt đẹp của chính bản thân mình.
2. Bàn luận, mở rộng về ý nghĩa gợi ra từ bài thơ
●Con người luôn mong muốn có được những điều tốt đẹp, là tình bạn, tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên...Nhưng con người thường mong chờ hạnh phúc tự đến hoặc có được một cách dễ dàng
● Thế nhưng, hạnh phúc hay những điều tốt đẹp đều không thể mua bán mà chỉ có được khi con người không ngừng nỗ lực, cố găng, tự xây đắp, cũng giống như cây hạnh phúc, cây tình bạn, cây tình yêu...không thể có được ngay cả ở nơi có sự thần kì ngự trị.
●Tất cả những giá trị này muốn có được đều phải có thời gian, công sức, đều phải xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi, toan tính….
3. Bài học nhận thức và hành động
Tự ý thức được vai trò của bản thân trong việc tự tạo ra hạnh phúc và những giá trị tốt đẹp cho chính mình
Từ đó, không ngừng nỗ lực xây dựng hạnh phúc cho mình bằng những hành động cụ thệ ( Đặc biệt là với thế hệ trẻ)
“ Một phù thủy
Mở quán hàng nho nhỏ “Mời vào đây
Ai mua gì cũng có” Tôi là khách đầu tiên Từ bên trong
Phù thủy ló ra nhìn “Anh muốn gì”
“Tôi muốn mua tình yêu
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn...” “Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín anh phải trồng, Không bán”!
( “Quán hàng phù thủy” – K.Badijađrô – Thái Bá Tân dịch)
“Quán hàng phù thủy”
Gợi ý
1. Phân tích sơ lược bài thơ Bài thơ là cuộc đối thoại giữa nhân vật phù thủy và nhân vật Tôi. Phù thủy đại diện cho sức mạnh quyền năng biến hóa thần kì còn nhân vật Tôi là người khách đầu tiên đang khao khát muốn mua được những thứ mình cần là tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn...tại quán hàng mà như phù thủy nói là “mua gì cũng có”.
Tưởng như với sức mạnh của phù thủy, nhu cầu của nhân vật Tôi được đáp ứng nhưng cuối cùng người khách đầu tiên ấy đã không được như mong muốn, không phải vì người khách không có tiền hay thứ gì ngang giá để đổi mà là cửa hàng không đáp ứng được
=> Qua đó, bài thơ gửi gắm một triết lí sâu sắc về vai trò của con người trong việc tạo dựng và vun trồng hạnh phúc cũng như những điều tốt đẹp của chính bản thân mình.
2. Bàn luận, mở rộng về ý nghĩa gợi ra từ bài thơ
●Con người luôn mong muốn có được những điều tốt đẹp, là tình bạn, tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên...Nhưng con người thường mong chờ hạnh phúc tự đến hoặc có được một cách dễ dàng
● Thế nhưng, hạnh phúc hay những điều tốt đẹp đều không thể mua bán mà chỉ có được khi con người không ngừng nỗ lực, cố găng, tự xây đắp, cũng giống như cây hạnh phúc, cây tình bạn, cây tình yêu...không thể có được ngay cả ở nơi có sự thần kì ngự trị.
●Tất cả những giá trị này muốn có được đều phải có thời gian, công sức, đều phải xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi, toan tính….
3. Bài học nhận thức và hành động
Tự ý thức được vai trò của bản thân trong việc tự tạo ra hạnh phúc và những giá trị tốt đẹp cho chính mình
Từ đó, không ngừng nỗ lực xây dựng hạnh phúc cho mình bằng những hành động cụ thệ ( Đặc biệt là với thế hệ trẻ)