Trình bày sự đối lập giữa quan điểm biện chứng và quan điểm siêu hình...?

CÂU NÀY DỄ THẾ MÀ TRẢ LỜI BẬY BẠ HẾT RÙI!
NGHE THẦY TRẢ LỜI NÈ!


Các khái niệm “biện chứng” và “siêu hình” trong lịch sử triết học được dùng theo một số nghĩa khác nhau. Còn trong triết học hiện đại, đặc biệt là triết học mácxít, chúng được dùng, trước hết để chỉ hai phương pháp chung nhất đối lập nhau của triết học. Phương pháp biện chứng phản ánh “biện chứng khách quan” trong sự vận động, phát triển của thế giới. Lý luận triết học của phương pháp đó được gọi là “phép biện chứng”.

1. Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng:

a. Phương pháp siêu hình:
Phương pháp siêu hình là phương pháp:
]- Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.
- Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.

VD: Khi nghiên cứu về giới tự nhiên:
- Giữa các giống loài chỉ tồn tại mối liên hệ bề ngoài mà không tồn tại mối liên hệ bản chất.
- Giữa các giống loài không tồn tại mối liên hệ sinh thành - phát triển mà chỉ có sự biến đổi về số lượng loài.

Như vậy: Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.
Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

b. Phương pháp biện chứng:
Phương pháp biện chứng là phương pháp:

- Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
- Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.

VD: Khi nghiên cứu về giới tự nhiên:
- Giữa các giống loài tuy khác nhau nhưng đều có chung bản chất của sự sống
- Giữa các giống loài có tồn tại mối liên hệ sinh thành - phát triển và biến đổi về chất trước sự biến đổi của môi trường

Như vậy: Phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là... hoặc là...” còn có cả cái “vừa là... vừa là...” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.

Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.
 
Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng
a) Phương pháp siêu hình
Phương pháp siêu hình là phương pháp:
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng. Phương pháp siêu hình làm cho con người "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật
ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng".
Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

b) Phương pháp biện chứng
Phương pháp biện chứng là phương pháp:
+ Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái "hoặc là... hoặc là..." còn có cả cái "vừa là... vừa là..." nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không
phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.
Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.
 
CÂU NÀY DỄ THẾ MÀ TRẢ LỜI BẬY BẠ HẾT RÙI!
NGHE THẦY TRẢ LỜI NÈ!


Các khái niệm “biện chứng” và “siêu hình” trong lịch sử triết học được dùng theo một số nghĩa khác nhau. Còn trong triết học hiện đại, đặc biệt là triết học mácxít, chúng được dùng, trước hết để chỉ hai phương pháp chung nhất đối lập nhau của triết học. Phương pháp biện chứng phản ánh “biện chứng khách quan” trong sự vận động, phát triển của thế giới. Lý luận triết học của phương pháp đó được gọi là “phép biện chứng”.

1. Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng:

a. Phương pháp siêu hình:
Phương pháp siêu hình là phương pháp:
]- Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.
- Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.

VD: Khi nghiên cứu về giới tự nhiên:
- Giữa các giống loài chỉ tồn tại mối liên hệ bề ngoài mà không tồn tại mối liên hệ bản chất.
- Giữa các giống loài không tồn tại mối liên hệ sinh thành - phát triển mà chỉ có sự biến đổi về số lượng loài.

Như vậy: Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.
Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

b. Phương pháp biện chứng:
Phương pháp biện chứng là phương pháp:

- Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
- Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.

VD: Khi nghiên cứu về giới tự nhiên:
- Giữa các giống loài tuy khác nhau nhưng đều có chung bản chất của sự sống
- Giữa các giống loài có tồn tại mối liên hệ sinh thành - phát triển và biến đổi về chất trước sự biến đổi của môi trường

Như vậy: Phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là... hoặc là...” còn có cả cái “vừa là... vừa là...” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.

Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.
Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng
a) Phương pháp siêu hình
Phương pháp siêu hình là phương pháp:
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng. Phương pháp siêu hình làm cho con người "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật
ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng".
Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

b) Phương pháp biện chứng
Phương pháp biện chứng là phương pháp:
+ Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái "hoặc là... hoặc là..." còn có cả cái "vừa là... vừa là..." nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không
phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.
Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.

Không hổ danh kiến thức triết học. Nền tảng của mọi khoa học
 
1. Biện chứng là gì?
2. Phép biện chứng là gì?
3. Các hình thức lịch sử của phép biện chứng:
4. Nguyên lý của phép biện chứng:
5. Các quy luật của phép biện chứng:

1. Biện chứng là gì?

Khái niệm biện chứng được tạo ra và dùng để chỉ những mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, các sự vật, hiện tượng trong xã hội và trong quá trình tư duy.

Có các khái niệm biện chứng khách quan và khái niệm biện chứng chủ quan.

Biện chứng khách quan là cụm từ được dùng để chỉ biện chứng của các tồn tại vật chất; còn biện chứng chủ quan là cụm từ được dùng để chỉ biện chứng của ý thức.

Ta nhận thấy, trên thực tế thì sẽ có sự đối lập giữa quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm trong việc thực hiện giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.

Theo quan niệm duy tâm thì biện chứng chủ quan chính là cơ sở của biện chứng khách quan. Bên cạnh đó thì theo quan điểm duy vật lại khẳng định biện chứng khách quan là cơ sở của biện chứng chủ quan.

Ph. Ăngghen khẳng định nội dung sau: Biện chứng gọi là khách quan thì nó sẽ chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng khi gọi là chủ quan, tức tư duy biện chứng, thì nó sẽ phản ánh sự chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên.

Sự đối lập nhau trong quan niệm đó cũng chính là cơ sở quan trọng để thực hiện việc phân chia phép biện chứng thành: phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
2. Phép biện chứng là gì?

Phép biện chứng được hiểu cơ bản chính là học thuyết về biện chứng của thế giới.

Phép biện chứng với tư cách là học thuyết triết học, phép biện chứng sẽ giúp có thể khái quát những mối liên hệ phổ biến và những quy luật chung nhất của mọi quá trình vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy; từ đó thì phép biện chứng sẽ xây dựng các nguyên tắc phương pháp luận chung cho các quá trình nhận thức và thực tiễn trong xã hội và đời sống con người.

Phép biện chứng đã trở nên rất quen thuộc với con người trong xã hội hiện đại và được sử dụng rất phổ biến trong nhiều hoạt động và các lĩnh vực đời sống khác nhau.
3. Các hình thức lịch sử của phép biện chứng:

Như chúng ta đã biết, theo ghi chép thì phép biện chứng đã có lịch sử phát triển trên 2.000 năm từ thời cổ đại phương Đông và phương Tây, phép biện chứng với ba hình thức cơ bản và các hình thức cụ thể này cũng là thể hiện ba trình độ phát triển của phép biện chứng trong lịch sử triết học, cụ thể:

– Thứ nhất: Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng trong lịch sử triết học.

Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là một nội dung cơ bản ở trong nhiều hệ thống triết học của các đất nước Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Phép biện chứng chất phác thời cổ đại tiêu biểu cho những tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc cụ thể như là: “biến dịch luận” (đây là học thuyết về những nguyên lý, quy luật biến đổi phổ biến trong vũ trụ) và “ngũ hành luận” (đây là học thuyết về những nguyên tắc tương tác, biến đổi của các tố chất bản thể trong vũ trụ) của Âm dương gia. Còn tiêu biểu cho phép biện chứng của triết học Hy Lạp cổ đại thì sẽ là những quan điểm biện chứng của Heraclit.

– Thứ hai: Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức:

Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức đã được khởi đầu từ những quan điểm biện chứng trong triết học của I. Kantơ và phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức đã đạt tới đỉnh cao trong triết học của Ph. Hêghen. Ph. Hêghen đã thực hiện việc nghiên cứu và cũng đã phát triển các tư tưởng biện chứng thời cổ đại lên một trình độ mới. Cụ thể đó là trình độ lý luận sâu sắc và có tính hệ thông chặt chẽ, trong đó trung tâm là học thuyết về sự phát triển.

Nhưng bởi vì phép biện chứng trong triết học của Ph. Hêghen là phép biện chứng được xây dựng trên lập trường duy tâm vậy nên hệ thống lý luận về phép biện chứng trong triết học của Ph. Hêghen vẫn chưa phản ánh đúng đắn bức tranh hiện thực của các mốì liên hệ phổ biến và sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy của con người.

– Thứ ba: Phép biện chứng duy vật do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập:

Phép biện chứng duy vật do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập được biết đến là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng.

Phép biện chứng duy vật do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những giá trị hợp lý trong lịch sử phép biện chứng, đặc biệt là phép biện chứng duy vật do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập đã kế thừa những giá trị hợp lý và phép biện chứng này cũng đã phần nào khắc phục những hạn chế trong phép biện chứng của Ph. Hêghen.

Bên cạnh đó thì C. Mác và Ph. Ăngghen đã phát triển phép biện chứng trên cơ sở thực tiễn mới, nhờ đó làm cho phép biện chứng đạt này có thể đến trình độ hoàn bị trên lập trường duy vật mới.
4. Nguyên lý của phép biện chứng:

Ph. Ăngghen lúc sinh thời đã từng nói: “Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.

Về cơ bản, ta nhận thấy rằng phép biện chứng duy vật do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập bao gồm 2 nguyên lý chính bao gồm:

– Thứ nhất là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến này thì mọi sự vật, sự việc, hiện tượng trên thực tế sẽ đều có tác động đến nhau, không có sự vật, sự việc nào có sự tách biệt hoàn toàn với các sự vật, hiện tượng khác.

– Thứ hai là nguyên lý về sự phát triển, nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi thực hiện việc xem xét sự vật, hiện tượng khách quan sẽ cần phải luôn đặt các sự vật, hiện tượng khách quan vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của các sự vật, hiện tượng khách quan).
5. Các quy luật của phép biện chứng:

Thực chất thì các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác-Lênin cũng chính là các quy luật cơ bản của phương pháp luận của triết học Mác-Lênin. Theo đó, phép biện chứng duy vật có 3 quy luật cụ thể bao gồm các quy luật sau:

– Thứ nhất là quy luật lượng – chất: quy luật này chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển.
– Thứ hai là quy luật phủ định: quy luật này chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.
– Thứ ba là quy luật mâu thuẫn: quy luật này chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển.

Ba quy luật cơ bản được nêu cụ thể bên trên còn có ý nghĩa trong nhận thức và hành động. Những kết luận về mặt phương pháp luận của các quy luật cơ bản này vẫn luôn được coi là kim chỉ nam dẫn lối cho hoạt động cách mạng của những chủ thể là những người cộng sản.

Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật được nêu cụ thể bên trên cũng chỉ ra hình thức chung nhất của sự vận động, phát triển của thế giới vật chất và chỉ ra những nhận thức của con người về thế giới đó, bên cạnh đó thì ta cũng nhận thấy rằng, các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật này cũng tạo cơ sở cho phương pháp chung nhất của tư duy biện chứng. Cũng chính vì vậy các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật là nền tảng cho sự phát triển của sự vật hiện tượng sau này.

Trong phép biện chứng duy vật, nếu như quy luật có sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập đã chỉ ra nguyên nhân và động lực bên trong của sự vận động, còn quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng thì lại dẫn đến những biến đổi về chất và ngược lại nó cũng đã chỉ ra cách thức và tính chất của sự phát triển thì quy luật phủ định của phủ định lại là quy luật chỉ ra khuynh hướng, hình thức và kết quả của sự phát triển đó.

Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật cũng đã góp phần quan trọng giúp định hướng cho việc nghiên cứu đối với những quy luật đặc thù khác.

Theo triết học Mác-Lênin thì ta nhận thấy rằng, mối quan hệ qua lại giữa các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật với các quy luật đặc thù của các khoa học chuyên ngành cũng đã tạo nên cơ sở khách quan của mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng với các khoa học chuyên ngành trong thực tế.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top