Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Trình bày quá trình giai cấp công nhân Việt Nam vươn lên từ đấu tranh tự phát đến đấu tranh tự giác.
* Sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam
- Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã dẫn đến sự phân hóa trong xã hội Việt Nam và giai cấp công nhân ra đời.
- Đặc điểm của giai cấp công nhân:
Có đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất trong xã hội, sống tập trung, có ý thức tổ chức kĩ luật và tinh thần cách mạng triệt để.
Đặc điểm riêng:
+ Chịu 3 tầng áp bức của đế quốc, phong kiến và tư sản nên nguyện vọng của họ phù hợp với nguyện vọng quần chúng, lợi ích của học phù hợp với lợi ích dân tộc.
+ Họ có nguồn gốc từ nông dân nên họ dễ dàng thực hiện liên minh công-nông.
+ Trong thành phần, không có công nhân quý tộc, thuần nhất về ngôn ngữ giúp họ đoàn kết trong đấu tranh.
+ Họ ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam và ngay từ khi mới ra đời họ mang trong mình truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc và sớm chịu ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng vô sản nên có khả năng gương cao ngọn cờ cách mạng.
* Quá trình công nhân vươn lên từ tự phát đến tự giác
- Từ năm 1919 đến 1925
+ Năm 1920, công nhân Sài Gòn lập ra công hội bí mật do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
+ Năm 1922, công nhân Bắc Kì đấu tranh đòi chủ cho nghĩa ngày chủ nhật có lương. Tiếp đó là cuộc bãi công ở các nhà máy dệt, rượu, xay xát Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội.
+ Tháng 8-1925, Công nhân Ba Son bãi công nhằm ngăn chặn tàu Pháp chở lính sang đàn áp phong trào của công nhân Trung Quốc đã đánh dấu bước chuyển từ từ phát sang tự giác.
* Nhận xét : Phong trào công nhân thời kì này diễn ra còn lẻ tẻ, chịu ảnh hưởng từ bên ngoài, nặng đấu tranh về kinh tế, còn mang tính tự phát, giai cấp công nhân chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
- Từ năm 1926 đến 1929
+ 1926-1927, bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, tiêu biểu như cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiên, cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cà phê Rayna…
+ 1928-1929, toàn quốc có 40 cuộc đấu tranh từ Bắc vào Nam, lớn nhất là ở nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy sợ Nam Định, nhà máy diêm Bến Thủy, nhà máy Ba Son, đồn điền Phú Riềng.
* Nhận xét : Phong trào công nhân thời kì này có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Phong trào phát triển vượt ra ngoài phạm vi một xưởng bắt đầu liên kết được với nhiều địa phương. Tại nhiều nhà máy xí nghiệp có sự lãnh đạo đấu tranh của các tổ chức Thanh Niên và Tân Việt, khẩu hiệu đấu tranh đã kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu chính trị. Giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
Sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước đặt ra nhu cầu phải có một chính Đảng cách mạng đứng ra lãnh đạo. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ của hai tổ chức Thanh Niên Cách mạng Đảng và Tân Việt Cách mạng Đảng, dẫn tới sự ra đời của ba tổ chức cộng sản cuối 1929. Cuối cùng 3 tổ chức này đã được hợp nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam vào năm 1930.
* Kết luận
Với sự ra đời của Đảng, giai cấp công nhân đã có bộ tham mưu lãnh đạo, có cương lĩnh cách mạng cụ thể, với ý nghĩa đó, giai cấp công nhân đã hoàn thiện quá trình từ tự phát lên tự giác, bước lên vũ đài lịch sử đảm nhận lịch sử vẻ vang của giai cấp mình.