Trình bày những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Trình bày những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975.

GỢI Ý LÀM BÀI

Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 có ba đặc điểm nổi bật sau:

  • Văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

Nền văn học mới được kiến tạo theo mô hình “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” (Hồ Chí Minh) cùng với kiểu nhà văn mới: nhà văn – chiến sĩ. Ý thức, trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ được đề cao, nhà văn gắn bó với dân tộc, với nhân dân và đất nước, dùng ngòi bút để phục vụ kháng chiến, cổ vũ chiến đấu.

Văn học tập trung vào đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tổ quốc trở thành nguồn cảm hứng lớn xuyên suốt thơ ca và truyện kí.

Cùng với đề tài Tổ quốc, chủ nghĩa xã hội cũng là một đề tài lớn của văn học giai đoạn này. Văn học đề cao người lao động, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, của con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau ngày giải phóng, hàn gắn vết thương chiến tranh

  • Nền văn học hướng về đại chúng
Nền văn học, gắn bó sâu sắc với nhân dân lao động, hướng về đại chúng và trước hết là công nông binh. Cách mạng và kháng chiến đã làm thay đổi hẳn cách nhìn nhân dân của nhiều nhà văn, hình thành ở họ một quan niệm mới về đất nước: Đất nước của Nhân dân. Đó là cảm hứng chủ đạo, là chủ đề của nhiều tác phẩm viết về đất nước và nhân dân.

Văn học mang tính nhân dân sâu sắc, thể hiện ở chỗ quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động, nói lên những nỗi bất hạnh của họ trong xã hội cũ cũng nhưng niềm vui, tự hào của họ về cuộc đời mới, phát hiện ở họ khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng; tập trung khắc học hình tượng quần chúng cách mạng, diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động.

  • Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Khuynh hướng sử thi là khuynh hướng tất yếu của nền văn học ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm với vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu; nó không thể là tiếng nói riêng của mỗi cá nhân mà phải đề cập đến số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc. Văn học mang đậm chất sử thi, tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ. Nó hướng tới những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, hướng tới vẻ đẹp cao cả, lí tưởng của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh chiến thắng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam bằng lời văn trang trọng và đẹp một cách hào hùng, tráng lệ. Đó là vẻ đẹp của Người mẹ cầm súng, của Người con gái Việt Nam, của Dáng đứng Việt Nam…

Khuynh hướng sử thi thường được kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan tạo nên một nét thẩm mĩ đặc trưng cho nền văn học chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc trong suốt 30 năm kháng chiến thần thánh của một dân tộc anh hùng.
 
Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975.

Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975.


a) Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu:

Văn học trước hết phải là một thứ vũ khí chiến đấu. Ý thức, trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ được đề cao. Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Tập trung vào đề tài Tổ quốc và CNXH, xây dựng nhân vật trung tâm là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và hình ảnh con người mới.

b)
Nền văn học hướng về đại chúng:

Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. Văn học quan tâm tới đời sống nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh của họ trong xã hội cũ, niềm vui, niềm tự hào về cuộc đời mới, thể hiện con đường tất yếu đến với cách mạng, phát hiện ở họ khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng. Đó là nền văn học có tính nhân dân sâu sắc và nội dung nhân đạo mới.
Về hình thức, phần lớn các tác phẩm đều ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc.

c)
Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn:

- Khuynh hướng sử thi: tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất có ý nghĩa sống còn của đất nước. Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Lời văn sử thi mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.


- Cảm hứng lãng mạn: chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

Về nghệ thuật, đặc điểm trên thể hiện ở hướng vận động của cốt truyện, xung đột nghệ thuật, số phận, tính cách nhân vật từ hiện đại vươn tới tương lai, từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ hy sinh tới niềm vui chiến thắng.
 

a- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước

- Văn học được kiến tạo theo mô hình “ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” “ mỗi nhà văn cũng là một chiến Sỹ.”
- Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo của nền văn học mơí là tư tưởng cách mạng, văn học trước hết phải phục vụ cách mạng, ý thức công dân của người nghệ sĩ được đề cao.
- Hiện thực đời sống cách mạng trở thành nguồn cảm hứng nghệ thuật cho nhà văn “ Văn nghệ phụng sự kháng chiến nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta” ( Nguyễn Đình Thi).
- Đề tài về tổ quốc là đề tài xuyên suốt trong các sáng tác.
- Chủ nghĩa xã hội cũng là một đề tài lớn của văn học.
=> Văn học là tấm gương lớn phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại của đất nước .

b- Nền văn học hướng về đại chúng

- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.
- Các nhà văn thay đổi hẳn cách nhìn nhận về quần chúng nhân dân,có những quan niệm mới về đất nước : Đất nước của nhân dân.
- Hướng về đại chúng văn học giai đoạn này phần lớn là những tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng,phù hợp với thị hiếu và khả năng nhận thức của nhân dân.

c- Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

* Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện:
- Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân tộc.
- Nhân vật chính thường là những con người dại diện cho khí phách tinh hoa, phẩm chất, ý chí của dân tộc.
- Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận,trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn .
- Lời văn thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng

* Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đày tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn của văn học VN từ 1945- 1975 thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp cảu con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc
- Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà trong tất cả các thể loại khác.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top