Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân là thiên truyện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, có sức lay động sâu xa tâm hồn người đọc bao thế hệ bởi ánh sáng của tư tưởng nhân văn, nhân đạo chiếu rọi vào người đọc để tìm thấy vẻ đẹp của cuộc sống, biết nâng niu, biết quý trọng con người.
Trước hết, truyện ngắn này là bức tranh hiện thực về cuộc sống khốn cùng của người nông dân, chìm ngập trong nạn đói năm 1945. Vốn là nhà văn của nông dân nên Kim Lâm tái hiện một cách chân thực đến từng chi tiết, từng hình ảnh: trên trời từng đàn quạ rên lên từng hồi thê thiết; dưới đất từng mùi gây của xác người chết đói, xen lẫn tiếng khóc tỉ tê lúc to lúc nhỏ, trẻ con thì ủ rũ ở xó tường. Người Thái Bình, Nam Định… thì lũ lượt đội chiếu, bồng bế, dắt díu nhau trông dật dờ, xanh xám như những bóng ma. Cõi âm lấn át và làm nhòa cả cõi dương. Hơn hai triệu đồng bào ta chết đói bằng con số hàng nghìn năm sau mỗi lần nhắc lại chúng ta không khỏi rung mình ghê sợ. Ẩn sau bức tranh hiện thực ấy là giá trị nhân đạo mà Kim Lân muốn gửi đến người đọc như một bức thông điệp của tình người. Nhà văn tìm thấy vẻ đẹp trong tâm hồn những người nông dân khốn khổ kia dù phải sống kiếp người như một kiếp vật nhưng không thể dập tắt được phần người trong họ, đó là tình thương, là niềm tin, là nghị lực sống, là khát vọng đổi đời. Nhà văn trải dài lòng mình để sẻ chia, nâng đỡ, cảm thông với họ.
Về mặt nghệ thuật: Kim Lân rất thành công khi xây dựng được tình huống truyện độc đáo. Trong nghệ thuật viết truyện ngắn, tình huống truyện có vị trí quan trọng trở thành then chốt của tác phẩm là: Một khúc, một lát cắt của đời sống để người đọc để hình dung được diện mạo toàn thể của đời sống hay là cánh cửa mở ra để người đọc đi vào khám phá giá trị của một tác phẩm văn chương. Từ ý nghĩa ấy, Kim Lân đã xây dựng tình huống cu Tràng nhặt được vợ giữa ngày đói khát chỉ với một câu nói bông đùa:
“Muốn ăn cơm trắng mấy giò
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì.”
Một tình huống lạ lùng và éo le. Kim Lân còn thành công trong nghệ thuật tả người, diễn tả tâm lý nhân vật qua cử chỉ, qua ngôn ngữ, qua hành động. Ví như tâm trạng của Tràng khi nhặt được vợ vừa bận rộn, vừa vui vẻ song cũng lo lắng, tủi thân, tủi phận chua xót và ngay cả người dân xóm ngụ cư, kẻ thì mừng, người thì lo lắng cho Tràng, người thì buông tiếng thở dài não ruột. Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất tạo hình nhưng cũng gần gũi với lời ăn tiếng nói của người nông dân. Truyện có nhiều yếu tố đối lập, đối lập với cảnh u ám bên ngoài và sự hồn hậu trong tâm hồn nhân vật. Ngoài ra, Kim Lân đặc biệt thành công với kết cấu truyện đặc sắc, đó là kết cấu mở như một tín hiệu của tương lai tốt đẹp.
Truyện ngăn “Vợ nhặt” của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khao khát tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động đó được thể hiện qua một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lý khá tinh tế, dựng đối thoại sinh động.
Trước hết, truyện ngắn này là bức tranh hiện thực về cuộc sống khốn cùng của người nông dân, chìm ngập trong nạn đói năm 1945. Vốn là nhà văn của nông dân nên Kim Lâm tái hiện một cách chân thực đến từng chi tiết, từng hình ảnh: trên trời từng đàn quạ rên lên từng hồi thê thiết; dưới đất từng mùi gây của xác người chết đói, xen lẫn tiếng khóc tỉ tê lúc to lúc nhỏ, trẻ con thì ủ rũ ở xó tường. Người Thái Bình, Nam Định… thì lũ lượt đội chiếu, bồng bế, dắt díu nhau trông dật dờ, xanh xám như những bóng ma. Cõi âm lấn át và làm nhòa cả cõi dương. Hơn hai triệu đồng bào ta chết đói bằng con số hàng nghìn năm sau mỗi lần nhắc lại chúng ta không khỏi rung mình ghê sợ. Ẩn sau bức tranh hiện thực ấy là giá trị nhân đạo mà Kim Lân muốn gửi đến người đọc như một bức thông điệp của tình người. Nhà văn tìm thấy vẻ đẹp trong tâm hồn những người nông dân khốn khổ kia dù phải sống kiếp người như một kiếp vật nhưng không thể dập tắt được phần người trong họ, đó là tình thương, là niềm tin, là nghị lực sống, là khát vọng đổi đời. Nhà văn trải dài lòng mình để sẻ chia, nâng đỡ, cảm thông với họ.
Về mặt nghệ thuật: Kim Lân rất thành công khi xây dựng được tình huống truyện độc đáo. Trong nghệ thuật viết truyện ngắn, tình huống truyện có vị trí quan trọng trở thành then chốt của tác phẩm là: Một khúc, một lát cắt của đời sống để người đọc để hình dung được diện mạo toàn thể của đời sống hay là cánh cửa mở ra để người đọc đi vào khám phá giá trị của một tác phẩm văn chương. Từ ý nghĩa ấy, Kim Lân đã xây dựng tình huống cu Tràng nhặt được vợ giữa ngày đói khát chỉ với một câu nói bông đùa:
“Muốn ăn cơm trắng mấy giò
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì.”
Một tình huống lạ lùng và éo le. Kim Lân còn thành công trong nghệ thuật tả người, diễn tả tâm lý nhân vật qua cử chỉ, qua ngôn ngữ, qua hành động. Ví như tâm trạng của Tràng khi nhặt được vợ vừa bận rộn, vừa vui vẻ song cũng lo lắng, tủi thân, tủi phận chua xót và ngay cả người dân xóm ngụ cư, kẻ thì mừng, người thì lo lắng cho Tràng, người thì buông tiếng thở dài não ruột. Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất tạo hình nhưng cũng gần gũi với lời ăn tiếng nói của người nông dân. Truyện có nhiều yếu tố đối lập, đối lập với cảnh u ám bên ngoài và sự hồn hậu trong tâm hồn nhân vật. Ngoài ra, Kim Lân đặc biệt thành công với kết cấu truyện đặc sắc, đó là kết cấu mở như một tín hiệu của tương lai tốt đẹp.
Truyện ngăn “Vợ nhặt” của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khao khát tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động đó được thể hiện qua một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lý khá tinh tế, dựng đối thoại sinh động.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: