• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Trình bày hoàn cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX?

thich van hoc

Moderator
Trình bày hoàn cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX?

1. Hoàn cảnh lịch sử thế giới:


- Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh phát triển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, tiến hành xâm chiếm các nước thuộc địa. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ra đời. Mâu thuẫn mới xuất hiện: mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc.

- Phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến nước ta.

- Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III - 1919) làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới, mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

2. Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam

- Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Đến năm 1897, thực dân Pháp hoàn thành công cuộc xâm chiếm Bình Định Việt Nam và bắt đầu xác lập chế độ cai trị, khai thác thuộc địa ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực:

+ Về chính trị: Điển hình là chính sách "chia để trị".

+ Về kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa: lần thứ nhất (1897 - 1914), lần thứ hai (1919 - 1929).

+ Về văn hóa: Thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, thực hiện chính sách ngu dân và ngăn chặn mọi ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam.

- Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc:

+ Về kinh tế xã hội: Từ xã hội phong kiến thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

+ Về mâu thuẫn cơ bản trong xã hội: Nổi bật hai mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

+ Về cơ cấu giai cấp trong xã hội: Giai cấp cũ (địa chủ phong kiến và nông dân) bị phân hóa; xuất hiện những giai cấp mới (công nhân, tư sản và tiểu tư sản).

- Phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân Việt Nam nổ ra mạnh mẽ (cuộc đấu tranh theo lập trường phong kiến, nông dân, dân chủ tư sản, tiểu tư sản), nhưng do chưa có một đường lối chính trị đúng đắn, thiếu một tổ chức với tư cách là một chính đảng lãnh đạo và chưa tập hợp được rộng rãi các tầng lớp nhân dân với lực lượng đấu tranh cho nên các phong trào đấu tranh đã lần lượt thất bại. Đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng về đường lối cứu nước và lực lượng lãnh đạo cách mạng.


Theo THS. PHẠM ĐỨC KIÊN - TS. NGUYỄN THỊ THANH*

 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top