Triết lý tắc đường.

Hide Nguyễn

Du mục số
Triết lý tắt đường !

Đã bao lần bạn bất lực giữa dòng xe cộ chật cứng, không nhích lên cũng không lùi lại được? Những lúc như thế chỉ có một cách là chờ đợi và mong cho mau hết tắc đường. Nhưng cũng có một cách khá hay để biến những lúc tắc đường thành hữu ích - suy ngẫm về triết lý tắc đường.


Đầu tiên, tại sao đường lại tắc? Trước hết vì đường xá ở Việt Nam quá nhỏ. Một người bạn Mỹ đã băn khoăn hỏi tôi tại sao trục đường chính của thành phố Việt Trì, mỗi chiều cũng chỉ đủ cho hai chiếc xe buýt tránh nhau lại được gọi là "Đại lộ Hùng Vương". Trong tư duy của người Việt Nam, thì con đường lý tưởng chỉ có "thênh thang tám thước" cho nên khi số xe cộ ngày một tăng lên không tránh khỏi chuyện những con đường "thênh thang" ấy bắt người ta phải đi lên vỉa hè hoặc chen lấn xô đẩy để giành lấy lối đi.


50829330_ANH_8654.jpg


Tình trạng tắc đường ở thủ đô Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.

Một kỹ sư xây dựng cho rằng, tắc đường ở Việt Nam theo nguyên tắc "trộn bê tông". Vì chưa có làn đường riêng cho từng loại xe, hoặc có nhưng không ai đi đúng làn đường, thế nên từ xe bus, xe con, xe máy, xe đạp, xe ba gác, xe tự chế, xe cải tiến và cả người đi bộ cùng nhau hoà mình vào nhau như thể sắt thép, đá sỏi, cát mịn, xi măng và tạo thành một hỗn hợp vô cùng bền vững. Đó cũng là lý do tại sao tắc đường ở nước mình khó "gỡ" thế, tách được xe lớn thì xe nhỏ chen vào, rồi người đi bộ cũng tranh thủ băng qua, thế là tắc vẫn hoàn tắc...

Những lúc tắc đường, con người ta bộc lộ phần nào bản tính của mình. Thật thế! Thứ nhất, đó là tính ích kỷ, không ai chịu nhường ai. Trên một đoạn đường cắt nhau không có đèn giao thông, nếu một phía chịu dừng lại để bên kia đi hết thì sẽ không có chuyện tắc đường. Nhưng cả hai bên cùng giống "hai con dê qua cầu", ai cũng muốn vượt qua chố cắt trước, rốt cuộc cả hai cùng kẹt ở giữa, lúc đó muốn lùi lại cũng đã muộn...

Thứ hai, đó là bản tính "túng làm liều", bất chấp luật lệ, bất chấp lề đường hay lòng phố, bất chấp phải đường hay trái đường, chỉ cần có khoảng trống là người ta đổ vào. Người nào đó không muốn làm vậy cũng không được vì nếu không leo lên vỉa hè, họ sẽ thành "kỳ đà cản mũi" những xe đằng sau muốn leo lên. Vậy là tất cả cùng quên mất mình đã học luật để thi bằng lái xe như thế nào.

Thứ ba, đó là tính thiếu kiên nhẫn. Trời nắng như đổ lửa, trước mặt còn cả hàng dài xe cộ chờ được thông đường, vậy mà ai đó vẫn bóp còi inh ỏi, giục giã người đằng trước nhích lên, thậm chí cả văng tục. Những việc ấy đâu có khiến cho "cuộc tắc đường" kết thúc sớm hơn? Lúc ấy, nếu người ta thân thiện quay sang nói chuyện tắc đường với người bên cạnh, có lẽ đường phố sẽ bớt ồn ào hơn...

Không hẳn tắc đường chỉ bộc lộ toàn tính xấu của người Việt Nam. Tôi từng thấy những anh công an cho phép một loạt xe vượt đèn đỏ ngay khi đường thoáng, bởi chỗ ấy không cần thiết phải dừng, mà nếu dừng sẽ dừng rất lâu, và gây ách tắc giao thông tạm thời. Quả là, chuyện tắc đường cho thấy, người Việt cũng có tính cách mềm dẻo, biết thay đổi cho hợp thời thế, chứ không quá cứng nhắc, khuôn sáo.
Lại có những anh chàng nhân lúc tắc đường, dừng lại nhắn tin cho người yêu. Nếu không có lúc dừng lại bất đắc dĩ ấy, hẳn trên thế gian đã thiếu đi một tin nhắn yêu thương.

Còn với tôi, tắc đường là lúc tôi chiêm nghiệm một câu nói trong cuốn sách nào đó rằng: "Cuộc sống ở Việt Nam mỗi ngày qua đi là cả một cuộc "đấu tranh", nhưng không bao giờ ở nơi đây cuộc sống nhàm chán. Thử nghĩ xem, 50 năm nữa khi đường xá hoàn thiện, không còn tắc đường, liệu có ai đó tiếc rằng sao phố xá không còn sinh động như năm mình hai mươi tuổi?"


Theo Blog: blog.yume.vn/xem-blog/triet-ly-tat-duong.jamny.35C75C7A.htm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top