Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
What is Philosophy?
Đây là một câu hỏi hóc búa. Một trong những cách trả lời đơn giản nhất nói rằng triết học là cái mà các triết gia làm, rồi dẫn ra những tác phẩm của Plato, Aristotle, Descartes, Hume, Kant, Russell, Wittgenstein, Sartre và các tác giả nổi tiếng khác. Tuy nhiên, trả lời như vậy sẽ chẳng có mấy hữu ích đối với bạn nếu bạn đang bắt đầu quan tâm đến triết học, vì có nhiều khả năng là bạn chưa đọc những sách triết này.
Cho dù bạn có đọc rồi thì bạn cũng vẫn có thể gặp khó khăn trong việc lọc ra những điểm chung của những sách triết, hay xác định được những đặc tính mà tất cả các sách triết đều có. Một cách trả lời khác chỉ ra rằng triết học có gốc gác từ một từ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là ’lòng đam mê sự thông thái’. Tuy nhiên, trả lời như thế cũng khá mập mờ và thậm chí chả hơn gì nói rằng triết học là cái mà các triết gia làm. Do vậy, cần phải có một số nhận xét đại cương về vấn đề triết học là gì.
Triết học là một hoạt động: nó là một cách suy nghĩ về một số vấn đề nhất định. Đặc điểm nổi bật nhất của triết học là việc nó sử dụng lập luận lô-gic. Công việc điển hình của các triết gia là làm việc với những lập luận: họ tự chế ra các lập luận, họ phê phán lập luận của những người khác, hay họ làm cả hai việc đó. Từ ’triết học’ thường được dùng theo nghĩa rộng hơn nghĩa này để nói đến cái nhìn tổng quát của một người về cuộc sống, hay nếu khác thì là để nói đến một số hình thức nào đó của chủ nghĩa huyền bí. Ở đây, xin không dùng từ này theo nghĩa rộng: mục đích ở đây là làm sáng tỏ một số lĩnh vực thảo luận then chốt trong truyền thống tư duy bắt đầu từ Hy Lạp Cổ đại và phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 20, nổi bật là ở châu Âu, Bắc Mỹ, Úc, và New Zealand. Chắc chắn truyền thống này sẽ vẫn tiếp tục trong thế kỷ hiện tại.
Vậy các triết gia theo truyền thống này lập luận về những cái gì? Họ thường khảo sát những niềm tin mà phần lớn chúng ta coi là nghiễm nhiên. Họ quan tâm đến các vấn đề về những cái có thể tạm gọi là ’ý nghĩa của cuộc sống’: những vấn đề về tôn giáo, phải trái, chính trị, bản chất của thế giới bên ngoài/khách quan, tư tưởng, khoa học, nghệ thuật, và nhiều chủ đề khác. Chẳng hạn, đa số mọi người sống cả đời mà chả bao giờ suy ngẫm về những niềm tin căn bản, ví dụ như giết người là sai trái. Nhưng tại sao giết người lại sai mới được chứ? Có gì để biện hộ rằng giết người là sai không? Có phải giết người là sai trong mọi hoàn cảnh không? Và khi tôi nói ’sai’ điều đó có nghĩa là thế nào? Đây là những câu hỏi mang tính triết lý. Phần lớn niềm tin của chúng ta khi được khảo sát cho thấy chúng có những cơ sở vững chắc, một số khác thì không. Việc nghiên cứu triết học không chỉ giúp chúng ta suy nghĩ rõ ràng hơn về những định kiến của mình, mà còn giúp cho việc làm rõ chúng ta thực sự tin vào những cái gì. Thông qua quá trình đó, có thể phát triển một khả năng biện luận mạch lạc về nhiều vấn đề - một kỹ năng rất hữu ích.
Tại sao lại nghiên cứu triết học?
Đôi khi có người lập luận rằng việc nghiên cứu triết học chả có ý nghĩa gì vì tất cả những gì các triết gia xưa nay làm chỉ là ngồi quanh bàn rồi đôi co về ý nghĩa của từ ngữ/câu chữ. Dường như họ không bao giờ đi đến được kết luận gì quan trọng và đóng góp của họ cho xã hội là hầu như không có. Họ vẫn còn đang tranh cãi về những vấn đề vốn đã từng thu hút sự quan tâm của những người Hy Lạp Cổ đại kia mà. Triết học dường như chả thay đổi được gì; mọi thứ vẫn như chúng vốn có.
Vậy chả lẽ việc nghiên cứu triết học lại không có chút giá trị gì sao? Việc bắt đầu nghi ngờ những tiền đề căn bản của cuộc sống thậm chí có thể trở nên nguy hiểm: kết cục chúng ta có thể đi đến là cảm thấy không thể làm được gì, trở nên tê liệt vì nghi ngờ quá nhiều. Quả thực, bức tranh biếm họa về một triết gia là bức tranh một người ngồi trên chiếc ghế xalông êm ái ở một căn phòng ở Oxford hay Cambridge rất giỏi tư duy trừu tượng nhưng lại vô vọng trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn của cuộc sống: một người có thể giải thích những đoạn phức tạp nhất trong triết lý của Hegel nhưng lại không biết phải làm gì để luộc chín được một quả trứng.
Soi xét cuộc sống
Một lý do quan trọng để nghiên cứu triết học là nó giải quyết những vấn đề căn bản về ý nghĩa của sự tồn tại của chúng ta. Đa số chúng ta một lúc nào đó trong trong cuộc đời đều tự vấn về các vấn đề triết học. Tại sao chúng ta lại tồn tại trên đời này? Có bằng chứng nào cho thấy Thượng Đế thực tồn tại không? Cuộc sống của chúng ta có mục đích gì không? Cái gì quyết định một điều là đúng hay sai trái? Liệu có bao giờ biện hộ được sự vi phạm pháp luật? Phải chăng cuộc sống của chúng ta chỉ là một giấc mơ? Tinh thần có khác với thể xác không, hay chúng ta chỉ đơn giản là những thực thể hữu hình? Khoa học tiến lên bằng cách nào? Nghệ thuật là gì? Vân vân và vân vân.
Phần lớn những người nghiên cứu triết học đều tin là mỗi chúng ta cần xem xét những câu hỏi như vậy. Một số thậm chí còn cho rằng một cuộc sống không kiểm nghiệm là một cuộc sống không đáng sống. Tiếp tục sự tồn tại thường nhật mà không bao giờ xem xét những nguyên tắc nền tảng của nó có lẽ cũng giống như lái một chiếc xe hơi chưa bao giờ được bảo dưỡng. Bạn có thể có lý khi đặt niềm tin vào bộ phanh, tay lái, động cơ, vì từ trước đến nay tất cả đều luôn vận hành tốt; nhưng bạn cũng có thể hoàn toàn không có lý khi tin như vậy: má phanh có thể có vấn đề và làm bạn thất vọng đúng khi bạn cần chúng nhất. Tương tự, những nguyên tắc nền tảng của cuộc sống cũng có thể hoàn toàn hợp lý, nhưng chừng nào bạn chưa xem xét chúng thì bạn không thể chắc chắn về điều đó được.
Tuy nhiên, kể cả khi bạn không thật sự nghi ngờ tính đúng đắn của những nền tảng của cuộc sống thì bạn cũng vẫn có thể làm cuộc sống của mình trở nên nghèo nàn nếu bạn không chịu sử dụng khả năng suy nghĩ của mình. Nhiều ngưồi thấy việc tự vấn những vấn đề triết học là một việc quá khó khăn hay gây ra quá nhiều khó chịu: có lẽ họ cảm thấy hài lòng và thoải mái với những định kiến của mình. Nhưng với những người khác thì việc tìm ra câu trả lời cho những vấn đề triết học hóc búa lại luôn là một khát khao mãnh liệt.
Học cách suy nghĩ
Một lý do nghiên cứu triết học nữa là nó cho phép chúng ta học cách suy nghĩ trong sáng hơn về nhiều vấn đề khác nhau. Những phương pháp tư duy triết học có thể có ích trong nhiều trường hợp vì qua việc phân tích những lập luận ủng hộ hay phản bác một quan điểm nào đó, chúng ta học được những kỹ năng có thể dễ dàng chuyển sang áp dụng ở những lĩnh vực khác của cuộc sống. Nhiều người nghiên cứu triết học vẫn tiếp tục áp dụng những kỹ năng triết lý của mình vào những công việc đa dạng như luật pháp, lập trình máy tính, tư vấn quản lý, dịch vụ dân sự, báo chí - tất cả những lĩnh vực mà việc có được sự mạch lạc rõ ràng trong tư duy sẽ là một lợi thế lớn. Các nhà triết học cũng sử dụng những hiểu biết mà họ có được từ bản chất của sự tồn tại của con người khi họ chuyển sang các bộ môn nghệ thuật: một số triết gia cũng đồng thời là những tiểu thuyết gia, những nhà phê bình, nhà thơ, nhà làm phim, nhà viết kịch rất thành công.
Niềm vui
Đối với nhiều người việc nghiên cứu triết học còn là một hoạt động đem lại rất nhiều niềm vui. Cần phải nói thêm về sự biện hộ này. Sự nguy hiểm của nó là nó có thể bị coi là quy hoạt động triết lý tương đương với hoạt động giải ô chữ. Đôi khi cách tiếp cận vấn đề của một số triết gia có vẻ rất giống thế: một số triết gia chuyên nghiệp trở nên bị ám ảnh với việc giải quyết các bài toán lô-gíc mập mờ, coi bản thân hoạt động đó là cái đích cuối cùng, rồi đăng những giải pháp của mình lên những tập san chuyên sâu. Ở một thái cực khác, một số triết gia làm việc ở các trường đại học lại coi mình là một bộ phận của một ’doanh nghiệp’, và xuất bản những công trình khá xoàng xĩnh đơn giản chỉ vì chúng cho phép họ tiếp tục sống và thăng tiến (số lượng những công trình công bố là một nhân tố quyết định ai là người được thăng chức). Họ có được niềm vui từ việc thấy tên mình được in lên các ẩn phẩm, từ việc tăng lương cộng với uy tín mà sự thăng chức kéo theo. Tuy nhiên, thật may mắn là phần lớn triết học đều vượt trên mức này.
Triết học có khó không?
Triết học thường được coi là một bộ môn khó nhằn. Có nhiều loại khó khăn gắn liền với bộ môn này, một số có thể tránh được.
Trước hết phải thừa nhận rằng rất nhiều vấn đề các triết gia chuyên nghiệp giải quyết đòi hỏi một trình độ rất cao về tư duy trừu tượng. Tuy nhiên, điều đó cũng đúng với hầu như mọi đam mê trí tuệ khác: xét theo khía cạnh này triết học không khác vật lý học, phê bình văn học, lập trình máy tính, địa lý, toán học, hay sử học. Đối với những bộ môn này và những bộ môn khác, không nên coi khó khăn trong việc có được đóng góp thật sự vào ngành đó như là cái cớ để chối bỏ những người bình thường có được những kiến thức về những thành tựu trong đó hay cản trở họ học được những phương pháp căn bản.
Tuy nhiên, còn có một loại khó khăn thứ hai liên quan đến triết học và đây là khó khăn có thể tránh được. Các triết gia không phải luôn là những người viết giỏi. Nhiều người trong số họ là những người kém cỏi về khả năng truyền đạt tư tưởng. Điều này cũng có khi vì họ chỉ luôn chú trọng đến một lượng nhỏ những độc giả có kiến thức chuyên sâu; cũng có khi vì họ sử dụng các biệt ngữ phức tạp một cách không cần thiết làm những người không quen chúng không hiểu. Các thuật ngữ chuyên ngành có thể rất có ích để tránh luôn phải giải thích những khái niệm nhất định mỗi khi chúng được dùng đến. Tuy nhiên, trong nội bộ những triết gia chuyên nghiệp có một xu hướng đáng tiếc rằng họ hay sử dụng thuật ngữ chuyên ngành mà chả vì mục đích gì khác, nhiều người lại còn đi dùng những cụm từ tiếng Latin mặc dù tiếng Anh cũng có những từ hoàn toàn tương đương. Một đoạn văn loang lổ những từ lạ hoắc và những từ quen thuộc nhưng được dùng theo những cách xa lạ có thể làm người đọc sợ hãi lắm chứ. Một số triết gia khác thì dường như chỉ nói và viết được bằng cái thứ ngôn ngữ mà họ tự chế ra. Có thể điều này đã góp phần làm cho triết học trở thành một bộ môn có vẻ khó hơn nhiều so với thực sự.
Nên đọc thế nào?
Ở trên tôi đã nhấn mạnh rằng triết học là một hoạt động. Do vậy không nên đọc cuốn sách này một cách thụ động. Có thể dễ dàng học thuộc những lập luận được trình bày ở đây, nhưng chỉ điều đó thôi thì chưa phải là học để biết cách triết lý cho dù làm như vậy cũng đem lại cho ta một số hiểu biết về những lý lẽ cơ bản mà các triết gia sử dụng. Lý tưởng là bạn đọc phải đọc cuốn sách này một cách có phê phán, phải luôn nghi ngờ những lập luận được đưa ra và tìm cách đưa ra những lập luận có thể phản bác chúng. Mục đích của cuốn sách này là kích thích tư duy, chứ không phải là một cái gì đó có thể thay cho tư duy được. Nếu bạn đọc nó với cái đầu phê phán thì nhất định bạn sẽ tìm thấy nhiều điều bạn không thể nhất trí và qua quá trình đó bạn mài dũa những niềm tin của mình.
(ND: Chantrauthoisao)
Đây là một câu hỏi hóc búa. Một trong những cách trả lời đơn giản nhất nói rằng triết học là cái mà các triết gia làm, rồi dẫn ra những tác phẩm của Plato, Aristotle, Descartes, Hume, Kant, Russell, Wittgenstein, Sartre và các tác giả nổi tiếng khác. Tuy nhiên, trả lời như vậy sẽ chẳng có mấy hữu ích đối với bạn nếu bạn đang bắt đầu quan tâm đến triết học, vì có nhiều khả năng là bạn chưa đọc những sách triết này.
Cho dù bạn có đọc rồi thì bạn cũng vẫn có thể gặp khó khăn trong việc lọc ra những điểm chung của những sách triết, hay xác định được những đặc tính mà tất cả các sách triết đều có. Một cách trả lời khác chỉ ra rằng triết học có gốc gác từ một từ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là ’lòng đam mê sự thông thái’. Tuy nhiên, trả lời như thế cũng khá mập mờ và thậm chí chả hơn gì nói rằng triết học là cái mà các triết gia làm. Do vậy, cần phải có một số nhận xét đại cương về vấn đề triết học là gì.
Triết học là một hoạt động: nó là một cách suy nghĩ về một số vấn đề nhất định. Đặc điểm nổi bật nhất của triết học là việc nó sử dụng lập luận lô-gic. Công việc điển hình của các triết gia là làm việc với những lập luận: họ tự chế ra các lập luận, họ phê phán lập luận của những người khác, hay họ làm cả hai việc đó. Từ ’triết học’ thường được dùng theo nghĩa rộng hơn nghĩa này để nói đến cái nhìn tổng quát của một người về cuộc sống, hay nếu khác thì là để nói đến một số hình thức nào đó của chủ nghĩa huyền bí. Ở đây, xin không dùng từ này theo nghĩa rộng: mục đích ở đây là làm sáng tỏ một số lĩnh vực thảo luận then chốt trong truyền thống tư duy bắt đầu từ Hy Lạp Cổ đại và phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 20, nổi bật là ở châu Âu, Bắc Mỹ, Úc, và New Zealand. Chắc chắn truyền thống này sẽ vẫn tiếp tục trong thế kỷ hiện tại.
Vậy các triết gia theo truyền thống này lập luận về những cái gì? Họ thường khảo sát những niềm tin mà phần lớn chúng ta coi là nghiễm nhiên. Họ quan tâm đến các vấn đề về những cái có thể tạm gọi là ’ý nghĩa của cuộc sống’: những vấn đề về tôn giáo, phải trái, chính trị, bản chất của thế giới bên ngoài/khách quan, tư tưởng, khoa học, nghệ thuật, và nhiều chủ đề khác. Chẳng hạn, đa số mọi người sống cả đời mà chả bao giờ suy ngẫm về những niềm tin căn bản, ví dụ như giết người là sai trái. Nhưng tại sao giết người lại sai mới được chứ? Có gì để biện hộ rằng giết người là sai không? Có phải giết người là sai trong mọi hoàn cảnh không? Và khi tôi nói ’sai’ điều đó có nghĩa là thế nào? Đây là những câu hỏi mang tính triết lý. Phần lớn niềm tin của chúng ta khi được khảo sát cho thấy chúng có những cơ sở vững chắc, một số khác thì không. Việc nghiên cứu triết học không chỉ giúp chúng ta suy nghĩ rõ ràng hơn về những định kiến của mình, mà còn giúp cho việc làm rõ chúng ta thực sự tin vào những cái gì. Thông qua quá trình đó, có thể phát triển một khả năng biện luận mạch lạc về nhiều vấn đề - một kỹ năng rất hữu ích.
Tại sao lại nghiên cứu triết học?
Đôi khi có người lập luận rằng việc nghiên cứu triết học chả có ý nghĩa gì vì tất cả những gì các triết gia xưa nay làm chỉ là ngồi quanh bàn rồi đôi co về ý nghĩa của từ ngữ/câu chữ. Dường như họ không bao giờ đi đến được kết luận gì quan trọng và đóng góp của họ cho xã hội là hầu như không có. Họ vẫn còn đang tranh cãi về những vấn đề vốn đã từng thu hút sự quan tâm của những người Hy Lạp Cổ đại kia mà. Triết học dường như chả thay đổi được gì; mọi thứ vẫn như chúng vốn có.
Vậy chả lẽ việc nghiên cứu triết học lại không có chút giá trị gì sao? Việc bắt đầu nghi ngờ những tiền đề căn bản của cuộc sống thậm chí có thể trở nên nguy hiểm: kết cục chúng ta có thể đi đến là cảm thấy không thể làm được gì, trở nên tê liệt vì nghi ngờ quá nhiều. Quả thực, bức tranh biếm họa về một triết gia là bức tranh một người ngồi trên chiếc ghế xalông êm ái ở một căn phòng ở Oxford hay Cambridge rất giỏi tư duy trừu tượng nhưng lại vô vọng trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn của cuộc sống: một người có thể giải thích những đoạn phức tạp nhất trong triết lý của Hegel nhưng lại không biết phải làm gì để luộc chín được một quả trứng.
Soi xét cuộc sống
Một lý do quan trọng để nghiên cứu triết học là nó giải quyết những vấn đề căn bản về ý nghĩa của sự tồn tại của chúng ta. Đa số chúng ta một lúc nào đó trong trong cuộc đời đều tự vấn về các vấn đề triết học. Tại sao chúng ta lại tồn tại trên đời này? Có bằng chứng nào cho thấy Thượng Đế thực tồn tại không? Cuộc sống của chúng ta có mục đích gì không? Cái gì quyết định một điều là đúng hay sai trái? Liệu có bao giờ biện hộ được sự vi phạm pháp luật? Phải chăng cuộc sống của chúng ta chỉ là một giấc mơ? Tinh thần có khác với thể xác không, hay chúng ta chỉ đơn giản là những thực thể hữu hình? Khoa học tiến lên bằng cách nào? Nghệ thuật là gì? Vân vân và vân vân.
Phần lớn những người nghiên cứu triết học đều tin là mỗi chúng ta cần xem xét những câu hỏi như vậy. Một số thậm chí còn cho rằng một cuộc sống không kiểm nghiệm là một cuộc sống không đáng sống. Tiếp tục sự tồn tại thường nhật mà không bao giờ xem xét những nguyên tắc nền tảng của nó có lẽ cũng giống như lái một chiếc xe hơi chưa bao giờ được bảo dưỡng. Bạn có thể có lý khi đặt niềm tin vào bộ phanh, tay lái, động cơ, vì từ trước đến nay tất cả đều luôn vận hành tốt; nhưng bạn cũng có thể hoàn toàn không có lý khi tin như vậy: má phanh có thể có vấn đề và làm bạn thất vọng đúng khi bạn cần chúng nhất. Tương tự, những nguyên tắc nền tảng của cuộc sống cũng có thể hoàn toàn hợp lý, nhưng chừng nào bạn chưa xem xét chúng thì bạn không thể chắc chắn về điều đó được.
Tuy nhiên, kể cả khi bạn không thật sự nghi ngờ tính đúng đắn của những nền tảng của cuộc sống thì bạn cũng vẫn có thể làm cuộc sống của mình trở nên nghèo nàn nếu bạn không chịu sử dụng khả năng suy nghĩ của mình. Nhiều ngưồi thấy việc tự vấn những vấn đề triết học là một việc quá khó khăn hay gây ra quá nhiều khó chịu: có lẽ họ cảm thấy hài lòng và thoải mái với những định kiến của mình. Nhưng với những người khác thì việc tìm ra câu trả lời cho những vấn đề triết học hóc búa lại luôn là một khát khao mãnh liệt.
Học cách suy nghĩ
Một lý do nghiên cứu triết học nữa là nó cho phép chúng ta học cách suy nghĩ trong sáng hơn về nhiều vấn đề khác nhau. Những phương pháp tư duy triết học có thể có ích trong nhiều trường hợp vì qua việc phân tích những lập luận ủng hộ hay phản bác một quan điểm nào đó, chúng ta học được những kỹ năng có thể dễ dàng chuyển sang áp dụng ở những lĩnh vực khác của cuộc sống. Nhiều người nghiên cứu triết học vẫn tiếp tục áp dụng những kỹ năng triết lý của mình vào những công việc đa dạng như luật pháp, lập trình máy tính, tư vấn quản lý, dịch vụ dân sự, báo chí - tất cả những lĩnh vực mà việc có được sự mạch lạc rõ ràng trong tư duy sẽ là một lợi thế lớn. Các nhà triết học cũng sử dụng những hiểu biết mà họ có được từ bản chất của sự tồn tại của con người khi họ chuyển sang các bộ môn nghệ thuật: một số triết gia cũng đồng thời là những tiểu thuyết gia, những nhà phê bình, nhà thơ, nhà làm phim, nhà viết kịch rất thành công.
Niềm vui
Đối với nhiều người việc nghiên cứu triết học còn là một hoạt động đem lại rất nhiều niềm vui. Cần phải nói thêm về sự biện hộ này. Sự nguy hiểm của nó là nó có thể bị coi là quy hoạt động triết lý tương đương với hoạt động giải ô chữ. Đôi khi cách tiếp cận vấn đề của một số triết gia có vẻ rất giống thế: một số triết gia chuyên nghiệp trở nên bị ám ảnh với việc giải quyết các bài toán lô-gíc mập mờ, coi bản thân hoạt động đó là cái đích cuối cùng, rồi đăng những giải pháp của mình lên những tập san chuyên sâu. Ở một thái cực khác, một số triết gia làm việc ở các trường đại học lại coi mình là một bộ phận của một ’doanh nghiệp’, và xuất bản những công trình khá xoàng xĩnh đơn giản chỉ vì chúng cho phép họ tiếp tục sống và thăng tiến (số lượng những công trình công bố là một nhân tố quyết định ai là người được thăng chức). Họ có được niềm vui từ việc thấy tên mình được in lên các ẩn phẩm, từ việc tăng lương cộng với uy tín mà sự thăng chức kéo theo. Tuy nhiên, thật may mắn là phần lớn triết học đều vượt trên mức này.
Triết học có khó không?
Triết học thường được coi là một bộ môn khó nhằn. Có nhiều loại khó khăn gắn liền với bộ môn này, một số có thể tránh được.
Trước hết phải thừa nhận rằng rất nhiều vấn đề các triết gia chuyên nghiệp giải quyết đòi hỏi một trình độ rất cao về tư duy trừu tượng. Tuy nhiên, điều đó cũng đúng với hầu như mọi đam mê trí tuệ khác: xét theo khía cạnh này triết học không khác vật lý học, phê bình văn học, lập trình máy tính, địa lý, toán học, hay sử học. Đối với những bộ môn này và những bộ môn khác, không nên coi khó khăn trong việc có được đóng góp thật sự vào ngành đó như là cái cớ để chối bỏ những người bình thường có được những kiến thức về những thành tựu trong đó hay cản trở họ học được những phương pháp căn bản.
Tuy nhiên, còn có một loại khó khăn thứ hai liên quan đến triết học và đây là khó khăn có thể tránh được. Các triết gia không phải luôn là những người viết giỏi. Nhiều người trong số họ là những người kém cỏi về khả năng truyền đạt tư tưởng. Điều này cũng có khi vì họ chỉ luôn chú trọng đến một lượng nhỏ những độc giả có kiến thức chuyên sâu; cũng có khi vì họ sử dụng các biệt ngữ phức tạp một cách không cần thiết làm những người không quen chúng không hiểu. Các thuật ngữ chuyên ngành có thể rất có ích để tránh luôn phải giải thích những khái niệm nhất định mỗi khi chúng được dùng đến. Tuy nhiên, trong nội bộ những triết gia chuyên nghiệp có một xu hướng đáng tiếc rằng họ hay sử dụng thuật ngữ chuyên ngành mà chả vì mục đích gì khác, nhiều người lại còn đi dùng những cụm từ tiếng Latin mặc dù tiếng Anh cũng có những từ hoàn toàn tương đương. Một đoạn văn loang lổ những từ lạ hoắc và những từ quen thuộc nhưng được dùng theo những cách xa lạ có thể làm người đọc sợ hãi lắm chứ. Một số triết gia khác thì dường như chỉ nói và viết được bằng cái thứ ngôn ngữ mà họ tự chế ra. Có thể điều này đã góp phần làm cho triết học trở thành một bộ môn có vẻ khó hơn nhiều so với thực sự.
Nên đọc thế nào?
Ở trên tôi đã nhấn mạnh rằng triết học là một hoạt động. Do vậy không nên đọc cuốn sách này một cách thụ động. Có thể dễ dàng học thuộc những lập luận được trình bày ở đây, nhưng chỉ điều đó thôi thì chưa phải là học để biết cách triết lý cho dù làm như vậy cũng đem lại cho ta một số hiểu biết về những lý lẽ cơ bản mà các triết gia sử dụng. Lý tưởng là bạn đọc phải đọc cuốn sách này một cách có phê phán, phải luôn nghi ngờ những lập luận được đưa ra và tìm cách đưa ra những lập luận có thể phản bác chúng. Mục đích của cuốn sách này là kích thích tư duy, chứ không phải là một cái gì đó có thể thay cho tư duy được. Nếu bạn đọc nó với cái đầu phê phán thì nhất định bạn sẽ tìm thấy nhiều điều bạn không thể nhất trí và qua quá trình đó bạn mài dũa những niềm tin của mình.
(ND: Chantrauthoisao)