Trong bài này, tác giả đề cập đến hai thái cực trái ngược nhau khi đánh giá vai trò của triết học trong cuộc sống. Thái cực thứ nhất coi thường vai trò của triết học vì cho rằng:
1) Triết học nghiên cứu và giải quyết những vấn đề quá chung nên những kết quả nghiên cửu của nó không có tác dụng thiết thực gì hết,
2)Triết học không có phương pháp và trang thiết bị nghiên cứu riêng của mình như của khoa học tự nhiên nên tính chân lý của các kết quả nghiên cứu triết học không được bảo đảm. Thái cực thứ hai, ngược lại, lại tuyệt đối hoá vai trò của triết học, cho rằng chỉ cần nắm được triết học thì sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của cuộc sống.
Tác giả đã luận chứng cho quan điểm, theo đó, cả hai thái cực trên đều sai lầm vì để giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề cụ thể của cuộc sông, cần kết hợp chặt chẽ cả hai loại tri thức: Tri thức chung (trong đó có tri thức triết học và tri thức khoa học chuyên ngành) và tri thức thực tiễn (trong đó có sự hiểu biết tình hình thức tiễn và trình độ tay nghề được biểu hiện qua sự nhạy cảm thực tiễn).
Chủ đề Hội thảo của chúng ta là ( Nhận thức lại vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu. Nói "nhận thức lại", trong trường hợp này, có nghĩa là nhận thức trước đây là phù hợp với thời kỳ trước đây, nhưng ngày nay, trong kỷ nguyên toàn cầu, nhận thức đó cần được bổ sung, hoàn thiện thêm cho phù hợp với bối cảnh mới.
Muốn vậy, có lẽ cần xem lại xem vai trò của triết học đã được đánh giá như thế nào?
Triết học, như chúng ta biết, đã có lịch sử tồn tại suốt mấy ngàn năm với rất nhiều hệ thống, trào lưu, trường phái khác nhau. Mặc đầu vậy, theo nhận xét của Viện sĩ T.I.Ôiderman - nhà nghiên cứu lịch sử triếthọc nổi tiếng của Liên Xô trước đây và Cộng hoà Liên bang Nga ngày nay - thì cho đến nay, hầu như không có một định nghĩa nào về triết học được mọi người thừa nhận. Sự thống nhất ý kiến giữa các nhà triết học vĩ đại về một định nghĩa triết học nào đó là hết sức hiếm hoi, gần như là một ngoại lệ. Song, cũng giống như trong lĩnh vực văn hoá, với trên 300 định nghĩa khác nhau, nhưng không vì vậy mà văn hoá không phát triển. Triết học cũng thế. Tuy hiện chưa có định nghĩa nào được mọi người thừa nhận, nhưng triết học cũng không vì vậy mà không tiếp tục tồn tại và phát triển, không tiếp tục xuất hiện thêm các hệ thống, trào lưu, trường phái mới.
Triết học, ngay từ khi mới nảy sinh và cho đến mãi tận nay, dù tồn tại ở phương Đông hay phương Tây, dù dưới dạng các hệ thống, trào lưu, trường phái rất khác nhau, nhưng nội.đung cất lõi của triết học bao giờ cũng bao gồm những quan điểm lý luận chung nhất, những lời giải đáp có luận chứng (dù được tán thành hay không được tán thành) cho những câu hỏi của con người về thế giới xung quanh mình, về vị trí của con người trong thế giới đó, về quan hệ giữa con người với thiên nhiên và với bản thân con người. Trong triết học, người ta luôn tìm thấy những biện luận, phán xét suy tư, những băn khoăn, trăn trở cùng những lời giải đáp cho các câu hỏi về số phận của cá nhân con người trước thiên nhiên bao la, về nguồn gốc cùng những bí ẩn của thiên nhiên bao la ấy, những sức mạnh, những lực lượng chi phối nó và chi phối cuộc sống của chính bản thân con người, về cuộc sống và cái chết của họ... Những lời giải đáp ấy, dù là khác nhau trong các hệ thống, trào lưu, trường phái triết học khác nhau nhưng đều là những cách lý giải nhất định về thế giới mà trong đó con người đang sống theo quan điểm của các hệ thống, trào lưu, trường phái triết học đó.
Song, bất cứ hệ thống lý luận nào cũng không bao giờ chỉ làm một nhiệm vụ là lý giải về thế giới. Triết học cũng vậy. Trên cơ sở của sự lý giải ấy, triết học trở thành cái đinh hướng cho con người trong hành động. Khi trở thành cái định hướng cho con người trong hành động, triết học thực hiện một chức năng khác - chức năng phương pháp luận.
Về nguyên tắc, giá trị định hướng này của triết học không khác với giá trị định hướng của các nguyên lý, quy luật, hệ thống lý luận của các bộ môn khoa học chuyên ngành nào đấy về một lĩnh vực nhất định nào đó của hiện thực, chẳng hạn, không khác với giá trị định hướng của định luật bảo toàn và chuyền hoá năng lượng, của quy luật giá trị... Cái khác chỉ là ở chỗ, vì các nguyên lý, các khẳng định của triết học là kết quả nhận thức những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung nhất của cả tự nhiên, xã hội lẫn tư duy, cho nên chúng có tác dụng định hướng không phải chỉ trong một phạm vi nhất định nào đấy như trong trường hợp các nguyên lý, quy luật do các khoa học chuyên ngành nêu lên, mà ở tất cả mọi lĩnh vực các nguyên lý, các khẳng định triết học ấy giúp cho con người khi bắt tay vào nghiên cứu và hoạt động cải biến sự vật bao giờ cũng có được một lập trường xuất phát nhất định. Lập trường xuất phát ấy giúp cho chủ thể hành động thấy trước được phương hướng vận động chung của đối tượng, xác định được sơ bộ các mốc cơ bản mà việc nghiên cứu hay hoạt động cải biến sự vật phải trải qua, nghĩa là nó giúp cho con người xác định được về đại thể con đường cần đi, có được phương hướng đặt vấn đề cũng như giải quyết vấn đề, tránh được những mò mẫm giữa một khối những mối liên hệ chằng chịt hết sức phức tạp mà không có tư tưởng dẫn đường. Xuất phát từ một lập trường triết học nhất định, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn một phương hướng giải quyết vấn đề theo một cách thức nhất định, và xuất phát từ những lập trường triết học khác nhau, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn những phương hướng và cách thức giải quyết vấn đề một cách khác nhau. Điều đó có nghĩa là, việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đấy sẽ không chi đơn thuần là sự chấp nhận hay không chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận hay không chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hành động.
Khẳng định trên đây cho thấy triết học không phải là một cái gì quá xa xôi, viển vông, ngược lại, nó gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn. Xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết đúng đắn các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Còn ngược lại, xuất phát từ một lập trường triết học sai lầm, con người khó có thể tránh khỏi hành động sai lầm. Chính ở đây thể hiện giá trị đinh hướng - một trong những biểu hiện cụ thể chức năng phương pháp luận của triết học. Tiếc rằng, giá trị định hướng này hiện nay chưa được khai thác triệt để. Có lẽ chính vì vậy mà còn có những sự đánh giá chưa thoả đáng về vai trò của triết học trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Sự đánh giá chưa thoả đáng đó thể hiện trước hết ở thái độ coi thường vai trò của triết học. Những người giữ thái độ này cho rằng, vì triết học nghiên cứu và giải quyết những vấn đề quá chung, nên những kết quả nghiên cứu của nó chẳng có tác dụng thiết thực gì hết?
1) Triết học nghiên cứu và giải quyết những vấn đề quá chung nên những kết quả nghiên cửu của nó không có tác dụng thiết thực gì hết,
2)Triết học không có phương pháp và trang thiết bị nghiên cứu riêng của mình như của khoa học tự nhiên nên tính chân lý của các kết quả nghiên cứu triết học không được bảo đảm. Thái cực thứ hai, ngược lại, lại tuyệt đối hoá vai trò của triết học, cho rằng chỉ cần nắm được triết học thì sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của cuộc sống.
Tác giả đã luận chứng cho quan điểm, theo đó, cả hai thái cực trên đều sai lầm vì để giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề cụ thể của cuộc sông, cần kết hợp chặt chẽ cả hai loại tri thức: Tri thức chung (trong đó có tri thức triết học và tri thức khoa học chuyên ngành) và tri thức thực tiễn (trong đó có sự hiểu biết tình hình thức tiễn và trình độ tay nghề được biểu hiện qua sự nhạy cảm thực tiễn).
Chủ đề Hội thảo của chúng ta là ( Nhận thức lại vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu. Nói "nhận thức lại", trong trường hợp này, có nghĩa là nhận thức trước đây là phù hợp với thời kỳ trước đây, nhưng ngày nay, trong kỷ nguyên toàn cầu, nhận thức đó cần được bổ sung, hoàn thiện thêm cho phù hợp với bối cảnh mới.
Muốn vậy, có lẽ cần xem lại xem vai trò của triết học đã được đánh giá như thế nào?
Triết học, như chúng ta biết, đã có lịch sử tồn tại suốt mấy ngàn năm với rất nhiều hệ thống, trào lưu, trường phái khác nhau. Mặc đầu vậy, theo nhận xét của Viện sĩ T.I.Ôiderman - nhà nghiên cứu lịch sử triếthọc nổi tiếng của Liên Xô trước đây và Cộng hoà Liên bang Nga ngày nay - thì cho đến nay, hầu như không có một định nghĩa nào về triết học được mọi người thừa nhận. Sự thống nhất ý kiến giữa các nhà triết học vĩ đại về một định nghĩa triết học nào đó là hết sức hiếm hoi, gần như là một ngoại lệ. Song, cũng giống như trong lĩnh vực văn hoá, với trên 300 định nghĩa khác nhau, nhưng không vì vậy mà văn hoá không phát triển. Triết học cũng thế. Tuy hiện chưa có định nghĩa nào được mọi người thừa nhận, nhưng triết học cũng không vì vậy mà không tiếp tục tồn tại và phát triển, không tiếp tục xuất hiện thêm các hệ thống, trào lưu, trường phái mới.
Triết học, ngay từ khi mới nảy sinh và cho đến mãi tận nay, dù tồn tại ở phương Đông hay phương Tây, dù dưới dạng các hệ thống, trào lưu, trường phái rất khác nhau, nhưng nội.đung cất lõi của triết học bao giờ cũng bao gồm những quan điểm lý luận chung nhất, những lời giải đáp có luận chứng (dù được tán thành hay không được tán thành) cho những câu hỏi của con người về thế giới xung quanh mình, về vị trí của con người trong thế giới đó, về quan hệ giữa con người với thiên nhiên và với bản thân con người. Trong triết học, người ta luôn tìm thấy những biện luận, phán xét suy tư, những băn khoăn, trăn trở cùng những lời giải đáp cho các câu hỏi về số phận của cá nhân con người trước thiên nhiên bao la, về nguồn gốc cùng những bí ẩn của thiên nhiên bao la ấy, những sức mạnh, những lực lượng chi phối nó và chi phối cuộc sống của chính bản thân con người, về cuộc sống và cái chết của họ... Những lời giải đáp ấy, dù là khác nhau trong các hệ thống, trào lưu, trường phái triết học khác nhau nhưng đều là những cách lý giải nhất định về thế giới mà trong đó con người đang sống theo quan điểm của các hệ thống, trào lưu, trường phái triết học đó.
Song, bất cứ hệ thống lý luận nào cũng không bao giờ chỉ làm một nhiệm vụ là lý giải về thế giới. Triết học cũng vậy. Trên cơ sở của sự lý giải ấy, triết học trở thành cái đinh hướng cho con người trong hành động. Khi trở thành cái định hướng cho con người trong hành động, triết học thực hiện một chức năng khác - chức năng phương pháp luận.
Về nguyên tắc, giá trị định hướng này của triết học không khác với giá trị định hướng của các nguyên lý, quy luật, hệ thống lý luận của các bộ môn khoa học chuyên ngành nào đấy về một lĩnh vực nhất định nào đó của hiện thực, chẳng hạn, không khác với giá trị định hướng của định luật bảo toàn và chuyền hoá năng lượng, của quy luật giá trị... Cái khác chỉ là ở chỗ, vì các nguyên lý, các khẳng định của triết học là kết quả nhận thức những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung nhất của cả tự nhiên, xã hội lẫn tư duy, cho nên chúng có tác dụng định hướng không phải chỉ trong một phạm vi nhất định nào đấy như trong trường hợp các nguyên lý, quy luật do các khoa học chuyên ngành nêu lên, mà ở tất cả mọi lĩnh vực các nguyên lý, các khẳng định triết học ấy giúp cho con người khi bắt tay vào nghiên cứu và hoạt động cải biến sự vật bao giờ cũng có được một lập trường xuất phát nhất định. Lập trường xuất phát ấy giúp cho chủ thể hành động thấy trước được phương hướng vận động chung của đối tượng, xác định được sơ bộ các mốc cơ bản mà việc nghiên cứu hay hoạt động cải biến sự vật phải trải qua, nghĩa là nó giúp cho con người xác định được về đại thể con đường cần đi, có được phương hướng đặt vấn đề cũng như giải quyết vấn đề, tránh được những mò mẫm giữa một khối những mối liên hệ chằng chịt hết sức phức tạp mà không có tư tưởng dẫn đường. Xuất phát từ một lập trường triết học nhất định, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn một phương hướng giải quyết vấn đề theo một cách thức nhất định, và xuất phát từ những lập trường triết học khác nhau, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn những phương hướng và cách thức giải quyết vấn đề một cách khác nhau. Điều đó có nghĩa là, việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đấy sẽ không chi đơn thuần là sự chấp nhận hay không chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận hay không chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hành động.
Khẳng định trên đây cho thấy triết học không phải là một cái gì quá xa xôi, viển vông, ngược lại, nó gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn. Xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết đúng đắn các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Còn ngược lại, xuất phát từ một lập trường triết học sai lầm, con người khó có thể tránh khỏi hành động sai lầm. Chính ở đây thể hiện giá trị đinh hướng - một trong những biểu hiện cụ thể chức năng phương pháp luận của triết học. Tiếc rằng, giá trị định hướng này hiện nay chưa được khai thác triệt để. Có lẽ chính vì vậy mà còn có những sự đánh giá chưa thoả đáng về vai trò của triết học trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Sự đánh giá chưa thoả đáng đó thể hiện trước hết ở thái độ coi thường vai trò của triết học. Những người giữ thái độ này cho rằng, vì triết học nghiên cứu và giải quyết những vấn đề quá chung, nên những kết quả nghiên cứu của nó chẳng có tác dụng thiết thực gì hết?