Triết gia Karl Jaspers và sự hiện sinh của con người

Theo Jasper, con người tuy được sinh ra làm “người”, nhưng do chưa thực sự vươn tới mức hiện sinh, nên họ vẫn chỉ sống như cây cỏ, sống theo bản năng, sống theo ý người khác muốn, sống theo những gì xã hội áp đặt v.v. và do vậy, họ vẫn chỉ tồn tại giống như những “đơn vị” người thuần túy, chứ chưa phải là những con người đích thực, và luôn bị giới hạn trong những ràng buộc của bản năng và cuộc sống. Con người đích thực, khác với những con vật và bao “người” khác ở chỗ, con người ấy có trong mình sự tự do. Để tìm hiểu hơn về triết gia này, mời bạn đọc tham khảo bài sau đây.


1. Đôi nét về triết gia Karl Jaspers


e4efe39c39572a8d1dc5e8248e038529.jpg

Karl Jaspers (1883 - 1969)

Karl Jaspers , tên đầy đủ là Karl Theodor Jaspers, (sinh ngày 23 tháng 2 năm 1883, Oldenburg, Ger. — mất ngày 26 tháng 2 năm 1969, Basel , Switz.), Nhà triết học người Đức, một trong những người quan trọng nhất những người theo chủ nghĩa hiện sinh ở Đức, những người đã tiếp cận chủ đề từ mối quan tâm trực tiếp của con người với sự tồn tại của chính mình. Trong tác phẩm sau này của mình, như một phản ứng trước sự phá vỡ chế độ cai trị của Đức Quốc xã ở Đức và Thế chiến thứ hai, ông đã tìm kiếm một tư duy thống nhất mới mà ông gọi là triết học thế giới.

Jaspers vào Đại học Heidelberg năm 1901, đăng ký vào khoa luật; vào năm sau, anh chuyển đến Munich, nơi anh tiếp tục nghiên cứu luật, nhưng không có nhiều nhiệt tình. Ông đã dành sáu năm tiếp theo để học y khoa tại các trường Đại học Berlin, Göttingen và Heidelberg . Sau khi hoàn thành kỳ thi cấp nhà nước để hành nghề y năm 1908, ông đã viết luận văn Heimweh und Verbrechen (“Nỗi nhớ và tội ác”). Vào tháng 2 năm 1909, ông đăng ký làm bác sĩ. Ông đã quen với người vợ tương lai của mình, Gertrud Mayer, trong những năm sinh viên và ông kết hôn với cô ấy vào năm 1910.

Năm 1913, Jaspers, nhờ địa vị của mình trong lĩnh vực tâm lý học, đã gia nhập khoa triết học - trong đó có khoa tâm lý học - của Đại học Heidelberg. Tiến bộ học tập của anh ấy trong trường đại học rất nhanh chóng. Năm 1916, ông được bổ nhiệm làm trợ lý giáo sư tâm lý học; năm 1920 phó giáo sư triết học; năm 1921 giáo sư triết học; và vào năm 1922, ông tiếp quản chiếc ghế thứ hai trong lĩnh vực đó. Sự chuyển đổi từ y học sang triết học một phần là do, trong khi khoa y có đầy đủ nhân viên, khoa triết học cần một nhà tâm lý học thực nghiệm. Nhưng quá trình chuyển đổi cũng tương ứng với sự phát triển trí tuệ của Jaspers .

2. Sự hiện sinh con người trong triết học của Jaspers

Jaspers cho rằng triết học phải nghiên cứu con người với tư cách là hiện sinh. Hiện sinh rất khác với sinh tồn và chủ nghĩa sinh tồn. Sinh tồn như một thực vật bám chặt vào đất hay như con người chỉ ao ước sống cuộc đời thoải mái, chạy theo những thú vui "rẻ tiền". Hiện sinh là lúc con người biết ý thức mình sống để làm gì, biết ý thức sâu xa mình là một chủ thể, sống để thể hiện cái định mệnh cao quý và độc đáo của mình, không sống để mà sống. Người hiện sinh luôn biết rõ những khả năng cũng như hạn chế của mình.

ff343943f172e1a2539336ade3ea723c.jpg

Jaspers Quotes (Nguồn: Internet)

Với Jaspers, hiện sinh bắt đầu xuất hiện khi con người ý thức sâu xa rằng mình là một chủ thể, tức là chủ động tạo lấy nhân cách và bản lĩnh của mình. Ở đây, khoa học thực nghiệm hoàn toàn bất lực, vì hiện sinh là một thực tại tinh thần, nên không một máy móc, một công thức nào có thể diễn tả được. Jaspers gọi đây là hiện sinh khả hữu (existence possible) để nói lên vai trò chủ động trong việc xây dựng nhân cách và định mệnh của tôi: Tôi chỉ là cái Tôi do chính tôi tạo nên và tôi chỉ tạo nên cái Tôi trung thực mà thôi, đó là cái Tôi đang trở thành con người trung thực mà bạn và tôi vẫn đang mang sẵn trong người. Trên phương diện hiện sinh, con người tự nhận mình là một chủ thể tự do.

Tiếp nối dòng mạch trên, “hiện sinh” với Jasper không phải là sự hiện hữu của giới tự nhiên hoặc sự vật, hay chính là các sự vật, mà là con người, là việc con người vượt lên trên khỏi mức sống của sinh vật. Bởi, theo ông, chỉ con người mới hiểu được sự tồn tại của bản thân và các sự vật khác. Chỉ có con người mới có hiện sinh. Hiện sinh của con người không phải là sự tồn tại mang tính lịch sử và thời gian của họ trong những mối quan hệ xã hội gắn với quá trình sống. Là hiện sinh, con người tồn tại với tính cách một nhân vị - tức một cá nhân đặc thù, độc đáo, riêng biệt không lặp lại ở bất kỳ đâu hay bất kỳ người nào trên cõi đời này. Đó chính là “tính chủ thể đích thực” của con người. Tính chủ thể ấy khiến con người thực sự là con người chứ không đồng hạng đồng nguyên với các sự vật. Đó là nâng tầm con người lên thành một hữu thể “đứng trên” vũ trụ và có quyền gán cho vũ trụ một ý nghĩa, một giá trị tùy theo quan điểm của mỗi người. Đó không phải là một gán ghép tùy tiện trong cái nhìn hạn hẹp hoặc của những định kiến thiên vị, mà là khả năng phản tỉnh, suy tư, và dự tính, không suy nghĩ và hành động rập khuôn theo một mẫu hình sẵn có hoặc buộc phải hành động dưới sự cưỡng bách của tha nhân – người khác. Hiện sinh, như vậy, chỉ bắt đầu xuất hiện khi con người ý thức sâu xa về chính nó với tư cách một chủ thể, nghĩa là, chủ động tự kiến tạo nên nhân cách và rèn luyện bản lĩnh, tự gánh lấy trách nhiệm của mình. Con người có tính chủ thể là con người dám sống với bản tính chân thật chính đáng của mình, không sống đời sống “tầm gửi” hay ẩn dật giống như “con ốc mượn vỏ”. Đó là con người dám đối diện, dám dấn thân, dám nhìn thẳng vào thực tế cuộc đời, luốn kiên định con đường đã chọn để nắm lấy hiện sinh của mình, để sống là chính mình.

Tuy nhiên, nói như trên không có nghĩa hiện sinh là toàn bộ đời sống nhân loại, là loài người hiện sinh, và ai ai cũng có thể hiện sinh. Jasper không lý tưởng đến mức như thế, ông vẫn luôn giữ ngòi bút và đầu óc trên những trang giấy của mình. Không phải bất cứ con người nào, bất cứ ai cũng có thể vươn tới cấp độ hiện sinh, bởi lẽ rằng, từ cấp sự vật đến cấp hiện sinh, con người luôn cần đến một bước nhảy, một sự vượt bỏ. Theo Jasper, con người tuy được sinh ra làm “người”, nhưng do chưa thực sự vươn tới mức hiện sinh, nên họ vẫn chỉ sống như cây cỏ, sống theo bản năng, sống theo ý người khác muốn, sống theo những gì xã hội áp đặt v.v. và do vậy, họ vẫn chỉ tồn tại giống như những “đơn vị” người thuần túy, chứ chưa phải là những con người đích thực, và luôn bị giới hạn trong những ràng buộc của bản năng và cuộc sống.

Với tư cách là hiện sinh, tôi là duy nhất không lặp lại. Vì vậy, hiện sinh không bao giờ trở thành đối tượng, đó là nguồn gốc suy nghĩ và hành động của tôi mà hiện nay tôi đang nói về quá trình suy nghĩ. Đó là nơi không có sự nhận thức nào. Hiện sinh là cái quan hệ với chính mình, nhờ đó mà quan hệ với siêu nghiệm của mình.

Hiện sinh còn là phần bí ẩn nhất, sâu kín nhất của mỗi cá nhân. Con người luôn lớn hơn những gì anh ta có thể biết về mình. Hiện sinh chính là nguồn gốc suy nghĩ và mọi quyết định của tôi. Hiện sinh của mỗi người như một cái gì đó hết sức độc đáo, không thể nhận thức mà chỉ có thể tiếp cận thông qua sự “minh giải hiện sinh” hay “sáng tỏ hiện sinh” ở những tình huống đặc biệt – tình huống giới hạn. Tình huống giới hạn mà Jaspers nhắc tới là những tình huống đặc biệt hầu như con người khó có thể có sự lựa chọn như: sự cô đơn, sợ hãi, sự đau khổ, tội lỗi, … và đặc biệt là cái chết.

Sau cùng, hiện sinh tự do nhưng không cô lập như với Kierkegaard, mà thiết yếu liên hệ với người khác và thông cảm được với họ vì họ cũng là những con người tự do, cá biệt, độc đáo và duy nhất cũng sống trong những hoàn cảnh và sử tính như vậy.

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top