Triết học Phương đông coi con người là Vũ trụ thu nhỏ và, đặc biệt được Đông y dùng làm cơ sở nghiên cứu cơ chế phát sinh bệnh tật, giúp phát triển y thuật, trị bệnh cứu người . Triết học Phương tây thì khẳng định Thượng đế sáng tạo ra Vũ trụ và sau đó sáng tạo ra con người theo đúng hình ảnh của mình .
Thế nhưng, ngoài thể xác, con người còn có Ý thức, có Tư duy, nghĩa là có Trí tuệ, thì Vũ trụ thể hiện những cái đó ở chỗ nào?
Đó là một bí ẩn lớn, tạo nên những nút thắt trong nhận thức Thế giới Tâm linh, mà cho đến tận hôm nay, vẫn chưa có được tiếng nói chung nào .Gỡ ra những nút thắt này, ta có cơ may nhận biết được nhiều giá trị nhận thức thú vị .
1. Bí ẩn Big-bang: Tại sao Vũ trụ đã xuất hiện ? Không một định luật Vật lý nào rút ra từ sự quan sát, cho phép trả lời những câu hỏi đó . Thế nhưng, cũng những định luật ấy lại cho phép chúng ta mô tả chính xác những gì đã xảy ra từ thời điểm 10 - 43 giây sau vụ nổ lớn (Big-Bang), một khoảnh khắc nhỏ bé không tưởng tượng nổi, so với khoảnh khắc này, một lóe sáng chụp ảnh còn dài hơn 1 tỷ tỷ tỷ lần thời gian của toàn bộ lịch sử mà 10 - 43 giây chiếm trong một giây . Vậy, cái lịch sử chớp nhoáng từ 10 - 43 trở về zéro, lúc vụ nổ bùng phát, là gì ? Cho tới nay, đó là bí mật tuyệt đối, vì thời điểm 10 – 43 là biên giới của nhận thức, mà Vật lý học gọi là “Bức tường Planck” . Bên kia bức tường, các định luật Vật lý không còn hiệu lực, toán học gọi đó là điểm kỳ dị . Chỉ có thể, ở đó là “Năng lượng ban đầu : Một đai dương năng lượng vô hạn .
Sự tồn tại một giới hạn nhận thức bỡi “bức tường Planck” có một hệ quả triết học rất cơ bản, vượt ra ngoài lôgic cổ điển . Hiện nay chúng ta đang tập sự một phương thức tư duy mới: Tư duy siêu lôgic (còn gọi là tư duy phi tuyến) . Tầm quan trọng của sự chuyển dịch tư duy này là ở chỗ : trong khi tư duy lôgic (còn gọi là tư duy tuyến tính) tự giới hạn ở sự phân tích có hệ thống về những hiện tượng chưa biết, - nhưng, cuối cùng, vẫn có thể biết, thì tư duy phi tuyến đã vượt qua ranh giới cuối cùng phân chia nó với cái không thể biết : nằm ở bên kia các phạm trù của lý trí, nó tiếp cận cái bí ẩn ở đó và cố gắng mô tả chúng . Có thể lấy ví dụ như “Tính không thể quyết định được” trong Toán học (không thể chứng minh được một mệnh đề nào đó là đúng hay sai ), hay “Tính bổ sung trong Vật lý” (các hiện tượng cơ bản vừa là hạt vừa là sóng) .
Việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định nhất của Tư duy phi tuyến là, chấp nhận có những giới hạn Vật lý đối với nhận thức . NhàVật lý Đức Max Planck, đã làm sáng tỏ một trường hợp đặc biệt có ý nghĩa của một “hàng rào” Vật lý như vậy . Đó là Lượng tử tác dụng (còn gọi là hằng số Planck) .
Với một giá trị nhỏ bé cùng cực : 6,626 . 10 – 34 jun mỗi giây, đó là lượng năng lượng nhỏ nhất tồn tại trong thế giới Vật lý của chúng ta.
Sự tồn tại của một giới hạn dưới, trong lĩnh vực tác dụng Vật lý, tất nhiên sẽ dẫn tới những giới hạn tuyệt đối khác xung quanh Vũ trụ có thể tri giác được, bởi vì còn đụng phải một độ dài cuối cùng : Độ dài Planck, đó là khoảng cách nhỏ nhất có thể có, giữa hai đối tượng . Cũng vậy, Thời gian Planck : chỉ thời gian nhỏ nhất có thể có .
Ranh giới nhận thức từ hệ quả của bí ẩn Big-Bang, cùng với hiện thực bất định mà lý thuyết lượng tử xác lập, hầu như làm cho tất cả các nhà Vật lý đang trải qua sự thể nghiệm về một thuyết Bất khả tri theo kiểu mới .
Thế nhưng, ngoài thể xác, con người còn có Ý thức, có Tư duy, nghĩa là có Trí tuệ, thì Vũ trụ thể hiện những cái đó ở chỗ nào?
Đó là một bí ẩn lớn, tạo nên những nút thắt trong nhận thức Thế giới Tâm linh, mà cho đến tận hôm nay, vẫn chưa có được tiếng nói chung nào .Gỡ ra những nút thắt này, ta có cơ may nhận biết được nhiều giá trị nhận thức thú vị .
1. Bí ẩn Big-bang: Tại sao Vũ trụ đã xuất hiện ? Không một định luật Vật lý nào rút ra từ sự quan sát, cho phép trả lời những câu hỏi đó . Thế nhưng, cũng những định luật ấy lại cho phép chúng ta mô tả chính xác những gì đã xảy ra từ thời điểm 10 - 43 giây sau vụ nổ lớn (Big-Bang), một khoảnh khắc nhỏ bé không tưởng tượng nổi, so với khoảnh khắc này, một lóe sáng chụp ảnh còn dài hơn 1 tỷ tỷ tỷ lần thời gian của toàn bộ lịch sử mà 10 - 43 giây chiếm trong một giây . Vậy, cái lịch sử chớp nhoáng từ 10 - 43 trở về zéro, lúc vụ nổ bùng phát, là gì ? Cho tới nay, đó là bí mật tuyệt đối, vì thời điểm 10 – 43 là biên giới của nhận thức, mà Vật lý học gọi là “Bức tường Planck” . Bên kia bức tường, các định luật Vật lý không còn hiệu lực, toán học gọi đó là điểm kỳ dị . Chỉ có thể, ở đó là “Năng lượng ban đầu : Một đai dương năng lượng vô hạn .
Sự tồn tại một giới hạn nhận thức bỡi “bức tường Planck” có một hệ quả triết học rất cơ bản, vượt ra ngoài lôgic cổ điển . Hiện nay chúng ta đang tập sự một phương thức tư duy mới: Tư duy siêu lôgic (còn gọi là tư duy phi tuyến) . Tầm quan trọng của sự chuyển dịch tư duy này là ở chỗ : trong khi tư duy lôgic (còn gọi là tư duy tuyến tính) tự giới hạn ở sự phân tích có hệ thống về những hiện tượng chưa biết, - nhưng, cuối cùng, vẫn có thể biết, thì tư duy phi tuyến đã vượt qua ranh giới cuối cùng phân chia nó với cái không thể biết : nằm ở bên kia các phạm trù của lý trí, nó tiếp cận cái bí ẩn ở đó và cố gắng mô tả chúng . Có thể lấy ví dụ như “Tính không thể quyết định được” trong Toán học (không thể chứng minh được một mệnh đề nào đó là đúng hay sai ), hay “Tính bổ sung trong Vật lý” (các hiện tượng cơ bản vừa là hạt vừa là sóng) .
Việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định nhất của Tư duy phi tuyến là, chấp nhận có những giới hạn Vật lý đối với nhận thức . NhàVật lý Đức Max Planck, đã làm sáng tỏ một trường hợp đặc biệt có ý nghĩa của một “hàng rào” Vật lý như vậy . Đó là Lượng tử tác dụng (còn gọi là hằng số Planck) .
Với một giá trị nhỏ bé cùng cực : 6,626 . 10 – 34 jun mỗi giây, đó là lượng năng lượng nhỏ nhất tồn tại trong thế giới Vật lý của chúng ta.
Sự tồn tại của một giới hạn dưới, trong lĩnh vực tác dụng Vật lý, tất nhiên sẽ dẫn tới những giới hạn tuyệt đối khác xung quanh Vũ trụ có thể tri giác được, bởi vì còn đụng phải một độ dài cuối cùng : Độ dài Planck, đó là khoảng cách nhỏ nhất có thể có, giữa hai đối tượng . Cũng vậy, Thời gian Planck : chỉ thời gian nhỏ nhất có thể có .
Ranh giới nhận thức từ hệ quả của bí ẩn Big-Bang, cùng với hiện thực bất định mà lý thuyết lượng tử xác lập, hầu như làm cho tất cả các nhà Vật lý đang trải qua sự thể nghiệm về một thuyết Bất khả tri theo kiểu mới .