Trẻ em luôn cần hơi ấm của cha mẹ

Trang Dimple

New member
Xu
38
Con người là thực thể luôn muốn được người khác hiểu và yêu thương, nhất là với những người thân cận, gần gũi, ruột thịt. Cũng có trường hợp con người trở nên tức giận khi bất mãn vì không được người khác hiểu tích tụ lại. Đương nhiên khi trẻ cáu giận, cả trẻ và cha mẹ đều không nhìn rõ nguyên nhân, nhưng thực tế mọi chuyện đều có lý do của nó. Việc hằng ngày cha mẹ lắng nghe trẻ, suy nghĩ tích cực, đối xử bình đẳng và quan tâm sâu sắc tới trẻ sẽ khiến trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ. Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương thì trẻ sẽ có thể đối diện với vấn đề bằng tâm thế bình tĩnh hơn. Từ đó, trẻ có thể tiếp nhận sự khác biệt hay các vấn đề khác một cách nhẹ nhàng và trưởng thành hơn.


Nguồn : Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản -Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản -Dịch giả: Nguyễn Quốc Vương
 
Có những trẻ em cần sự giúp đỡ đặc biệt
Có những trường hợp cha mẹ cảm thấy khó khăn trong việc nuôi dạy con khi trẻ "gặp khó khăn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ", "nghịch ngợm, hiếu động không lúc nào chịu ngồi yên"... Đó có thể là vấn đề riêng của từng trẻ, nhưng cũng có khả năng trẻ bị mắc chứng tăng động giảm chú ý (LD.ADHD). Đây là chứng bệnh bẩm sinh chứ không phải là do cách nuôi dạy trẻ. Nếu như bạn lo lắng về sự phát triển của trẻ, đừng chịu đựng đau khổ một mình mà hãy chia sẻ với các chuyên gia ở các trung tâm tư vấn địa phương càng sớm càng tốt. Bằng việc phát hiện sớm và tiếp nhận lời khuyên của các chuyên gia và tiến hành các biện pháp hiệu quả, có thể cải thiện được tình hình khó khăn mà trẻ đang mắc phải.
 
Trẻ em chưa thể kêu cứu rõ ràng

Những cảm xúc căng thẳng, sự thiếu vắng tình cảm thân mật, hoặc bao bọc hay can thiệp quá mức, đều có ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm hồn của trẻ em và nó thường thể hiện ra dấu hiệu trên thân thể. Có vô số các dấu hiệu từ các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, chóng mặt, đau đầu, sốt... đến việc ăn quá nhiều, mất ngủ, mút ngón tay, cắn móng tay... Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu như vậy thì cha mẹ không nên chỉ nghĩ đến việc trẻ bị bệnh mà còn phải suy ngẫm xem liệu vấn đề tâm lý có phải là nguyên nhân hay không. Vấn đề không thể được giải quyết chỉ bằng những lời kiểu như "chỉ tưởng tượng là giỏi", "làm nũng ấy mà", "lười biếng thì có" mà việc quan sát tình hình, lắng nghe trẻ nói và lý giải điều đó là vô cùng quan trọng. Ngoài ra cha mẹ cũng cần phải trao đổi với các bác sĩ có liên quan.

Các dấu hiệu của cơ thể, hành động phát sinh do vấn đề tâm lý.

Cơ thể: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, chóng mặt, đau đầu, sốt,...

Hành động: Ăn quá nhiều, mất ngủ, cắn móng tay, mút ngón tay,...

Không được bỏ qua các dấu hiệu thể hiện trên cơ thể và ở hành động của trẻ em!

Nguồn : Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản -Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản -Dịch giả: Nguyễn Quốc Vương
 

Không ai có thể sống một mình

Tất cả mọi người chúng ta đều cần giúp đỡ lẫn nhau để sống. Đó là điều hiển nhiên nhưng những trẻ được bạn bè, thầy cô và gia đình bao bọc lại đang dần dần khó nhận ra điều đó. Vào ngày nghỉ, cha mẹ hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động ở địa phương và hoạt động tình nguyện. Việc phát hiện ra những gì bản thân có thể làm được, đem lại cho trẻ cơ hội hành động để có mối quan hệ với việc nâng cao ý thức "bản thân là một thành viên của xã hội" rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc cùng hoạt động với nhiều người lớn là cơ hội tốt để suy ngẫm về cách sống và con đường trong tương lai cũng như hiểu biết của trẻ về quy tắc xã hội.

Trong quá trình gặp gỡ các tư duy, quan điểm giá trị khác biệt và trải nghiệm chịu đựng, nhường nhịn, thương thuyết, trẻ em sẽ trang bị cho mình tính xã hội.

Hãy phát huy tính xã hội của trẻ!

Nguồn : Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản -Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản -Dịch giả: Nguyễn Quốc Vương
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top