Trao đổi kiến thức hoá học vô cơ !!!

1, Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu xuất điện phân 100%) thu được m Kg Al ở catot và 6,72 m3 (dktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hidro bằng 16 .Lấy 2,24 lít (dktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa .Gia trị của m là ??

Mình làm thử nhé:

......2.24 lit X có mol CO2 = 0.02 mol
---> 6.72 m3 X có mol CO2 = 0.06 Kmol

M X = 32 ----> hh X sẽ có: CO2 , CO và O2

Đặt mol CO và O2 lần lượt là a, b

Ta có PT:

a + b = 0.3 -0.06 = 0.24
28a + 32b + 0.06 x 44 = 32x 0.3

Giải ra có a = 0.18 ; b= 0.06 ( Kmol )

Tổng mol O = 0.06 x2 + 0.18 + 0.06 x2 =0.42 Kmol
---> mol Al = 2/3 mol O = 0.28 Kmol
---> m = 7.56 Kg
 
1, hấp thụ 4,48 lít (dktc) khí \[CO_2\] vào 0,5 lit dung dịch hỗn hợp \[NaOH 0,4M\] và \[KOH 0,2M\] thì thu được dung dịch X .Cho X tác dụng với 0,5 lít dung dịch Y gồm\[ Ba(OH)_2 0,025M\] và \[BaCl_2 0,3M\] .Khối lượng kết tủa thu được là ??
 
n C02=0.2 mol
n 0H- =0.3 mol
n 0H-\n C02 = 3:2 ----> tạo 2 muối
pt 2C02 + 30H- ---> HC03- + C03 2- + H20
n HC03- = 0.1 mol
nC03 2- = 0.1 mol
n Ba 2+ = 0.0125 mol
2 pt pư xảy ra với tỉ lệ 1:1 ----> Ba 2+ hết ....
nBaC03 = n Ba2+ = 0.0125
m =2.4625
 
1, Hỗn hợp 2 khí \[H_2\] và\[ Cl_2\] ở trong một bình kín có chiếu sáng,sau một thời gian thể tích khí \[Cl_2\] giảm đi \[20%\] ban đầu,lúc đó khí clo chiếm\[ 60% \]thể tích hỗn hợp khí thu được ( coi nhiệt độ và áp suất không đổi) .Tỷ lệ thể tích \[(V_{Cl_2 }: V_{H_2})\] là :
 
1, Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu xuất điện phân 100%) thu được m Kg Al ở catot và 6,72 m3 (dktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hidro bằng 16 .Lấy 2,24 lít (dktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa .Gia trị của m là ??

anot : Al
Catot: \[CO_2; CO; O_2\]

M khí = 32 => \[nCO : nCO_2 = 3 : 1\]
\[nCO_2\] trong 2.24 l khí là: \[nCO_2 = nCaCO_3 = 0.02 mol\]
=> nCO = 0.06 mol
\[=> nO_2\] = 0.02 mol
=> Trong 67.3 m3 thì:
\[nCO_2 = 0.02*3*10^{3}*10 = 600 mol\]
nCO = 1800 mol
n\[O_2\] = 600 mol
=> nO từ \[Al_2O_3\] tách ra là: 60*2 + 180 + 60*2 = 4200 mol
=> \[nAl_2O_3 = 1/3 nO = 1400 mol\]
=> nAl = 2800 mol
=> mAl = 2800*17 = 75600 g = 75.6 Kg

 
1, Hỗn hợp 2 khí \[H_2\] và\[ Cl_2\] ở trong một bình kín có chiếu sáng,sau một thời gian thể tích khí \[Cl_2\] giảm đi \[20%\] ban đầu,lúc đó khí clo chiếm\[ 60% \]thể tích hỗn hợp khí thu được ( coi nhiệt độ và áp suất không đổi) .Tỷ lệ thể tích \[(V_{Cl_2 }: V_{H_2})\] là :

Gọi thể tích H_2 là a; Cl_2 là: b
\[H_2 + Cl_2 --> 2HCl\]
lúc đó khí clo chiếm\[ 60% \]thể tích hỗn hợp => Thể tích khí Cl_2 khi đó là: 0.6 ( a + b)
sau một thời gian thể tích khí \[Cl_2\] giảm đi \[20%\] ban đầu => nH_2 phản ứng = n Cl_2 phản ứng = 0.2b
=> b - 0.2b = 0.6(a + b)
=> 0.2b = 0.6a => b = 3a
=> \[nCl_2 : nH_2 = 3\]
 
1, Hỗn hợp X gồm \[Cu \] và \[Fe\] có tỉ lệ khối lượng tương ứng là \[7:3\] .Lấy\[ m \]gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa \[0,7\] mol \[HNO_3\] .Sau phản ứng còn lại \[0,75m\] gam chất rắn và có\[ 0,25 \] mol khí Y gồm \[NO\] và\[ NO_2 \].Giá trị của \[m\] là :
 
Lâu lâu không vô topic này, lười quá =.~

1, Hỗn hợp X gồm \[Cu \] và \[Fe\] có tỉ lệ khối lượng tương ứng là \[7:3\] .Lấy\[ m \]gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa \[0,7\] mol \[HNO_3\] .Sau phản ứng còn lại \[0,75m\] gam chất rắn và có\[ 0,25 \] mol khí Y gồm \[NO\] và\[ NO_2 \].Giá trị của \[m\] là :


Làm thử xíu nào..

trong m (g) hhX có 0.7m (g) Cu và 03m (g) Fe
CR còn lại phải là kim loại, chứng tỏ KL dư, HNo3 hết.
Kim loại mà còn dư thì chắc chắn sẽ có Cu, có thể có Fe dư.. Dừng lại biện luận chút. .. xì xà xì xồ...

Vì m CR = 0.75 m > 0.7m (g) ----> trong CR chắc chắn có cả Fe , cụ thể hơn là bao gồm 0.7m g Cu và 0.05m g Fe
----> d d sau pu chỉ chứa Fe(NO3)2

Mặt khác, mol N trong khí Y = mol hh khí Y ( bảo toàn N ) = 0.25
---> mol N trong muối = 0.7 -0.25 =0.45
---> mol Fe(NO3)2 = 0.45/2 = 0.225

Bảo toàn Fe có: 0.3m = 0.05m + 0.225 x 56
---> m = 50.4
:sweat:
 
tớ có bài này muốn hỏi các bạn
vẽ công thức cấu tạo của SF6, BECl và PCl5
giúp mình nhé

SF6 có nguyên tử trung tâm lai hóa sp3d2 thì phải ( học rồi lại quên =.~ ) , hình không gian của nó như thế nào nhỉ? Bạn tưởng tượng như có một mặt phẳng, trên đó có 1 hình vuông có 4 đỉnh là 4 F , tâm là S , trên đường thẳng qua S và vuông góc với mp đó lấy thêm 2 điểm đối xứng nhau nữa , là 2 F nữa.


BECl ----> chất gì đây ta???

PCl5 có hình tứ diện . tâm là P


( sr mình hơi vôi nên ko vẽ hình cụ thể được )
 
Fe + HNO3 => Fe+3 + NO
mà theo dữ kiện bài toán Fe dư => Fe + Fe+3 => Fe+2! theo quy tắc anpha!
vì thế kết quả các bạn trả lời là sai hết!
 
Bạn nào có link kiến thức cơ bản môn hóa cần ghi nhớ không?????
Giúp mình với
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top