Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
Trang Tử
Trang Tử là nhân vật tiêu biểu cho trường phái đạo giáo trong thời chiến quốc sau Lão Tử.
Trang Tử tên Chu, là người nước Tống thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, ông từng làm quan nhỏ địa phương của nước Tống. Tương truyền Trang Tử thông minh từ nhỏ, đi du ngoạn các nước, tìm tòi cổ phong, tôn sùng tự nhiên, coi thường các vương hầu. Vua nước Sở từng hậu đãi ông nhưng ông đã từ chối, suốt đời không làm quan, về ở ẩn dật giang hồ, làm giày rơm bán kiếm sống, truyền đạo, viết sách hơn 10 vạn chữ.
Hiện còn lưu giữ đươc 33 bài viết của Trang Tử, chia làm nội thiên, ngoại thiên, tạp thiên. Nội thiên là do Trang Tử viết, ngoại thiên và tạp thiện có sự tham gia của học trò Trang Tử và học giả sau này. Thuyết Tề vật, Tiếu Dao Du và Đại Tông Sư là tập trung thể hiện tính triết học của Trang Tử.
Trang Tử đã kế thừa và phát huy tư tưởng của Lão Tử và Đạo giáo trong triết học, hình thành hệ thống tư tưởng triết học và văn phong độc đáo của mình. Ông cho rằng “đạo” là sự tồn tại khách quan và chân thực, coi “Đạo” là cội nguồn của vũ trụ. Về chính trị, ông chủ trương lấy Vô vị để quản lý, chủ trưởng trở về hiện thực trong cuộc sống. Đề xướng nhân nghĩa và gây phiền phức làm hình phạt của con người, phê phán “nhân nghĩa” và “pháp trị” của kẻ thống trị lúc đó, ông đã phê phán gay gắt lễ, pháp, quyền, thế của xã hội thế tục, đề xuất “thánh nhân bất tử, đại tặc bất chỉ”. Ông tôn sùng tự nhiên trong cách sống, đề xướng “trời đất cùng tồn tại với con người, vạn vật cùng ta hoà một”. Và cho rằng cuộc sống cao nhất của con người là tiêu dạo tự đắc, là tự do tuyệt đối, chứ không phải hưởng thụ vật chất và danh dự giả dối. Những tư tưởng và chủ trương này của Trang Tử có ảnh hưởng sâu xa đối với người đời sau, là của cải tinh thần qúi báu trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
Trang Tử có ảnh hưởng quan trọng trong thời kỳ Ngụy Tấn từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 5 công nguyên, được mệnh danh là “Tam Huyền” cùng với “chu dị” và “Lão tử”, có vị thế quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Trang Tử chính thức trở thành một trong những kinh điển đạo giáo trong đời nhà Đường <618-907>.
Sự ảnh hưởng của Trang Tử đối với người đời sau không những thể hiện trong tư tưởng triết học độc đáo của ông mà còn biểu hiện trong văn học. Chủ trương chính trị và tư tưởng triết học của ông không phải là giáo điều khô khan, mà ngược lại đều là những mẩu chuyện ngụ ngôn sinh động, tế nhị, những chuyện ngụ ngôn này thể hiện sức tưởng tượng siêu phàm, tạo nên hình tượng độc đáo, có sức hấp dẫn vô biên.
(Sưu tầm)