• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Trận Ia Drang, trận đọ sức đầu tiên với quân Mỹ

Thandieu2

Thần Điêu
Trận Ia Drang, trận đọ sức đầu tiên với quân Mỹ

Trận I-a Đrăng "là một thảm kịch" đối với sư đoàn kỵ binh số 1 của Mỹ
* 33 ngày: 828 binh sĩ Mỹ chết và bị thương


Vừa qua, điện ảnh Mỹ cho ra đời bộ phim "Chúng ta từng là lính", lấy bối cảnh nói về trận I-a Đrăng (26-10--27-11-1965), nhưng đã phản ánh không trung thực lịch sử, xuyên tạc sự thật, gây dư luận khá gay gắt không chỉ trong quần chúng khán giả mà cả trong giới phê bình báo chí và điện ảnh châu Âu và ngay cả nước Mỹ. Xây dựng phim có thể hư cấu chi tiết, nhưng phải tôn trọng lịch sử. Sự thật lịch sử về trận I-a Đrăng đó, ngay "nhìn từ phía bên kia"đã đánh giá là 1 trong 24 trận "có tính quyết định", được Nhà xuất bản Mac Millan-Niw York in thành sách, đã tường thuật chi tiết. Xin giới thiệu để bạn đọc hiểu thêm:

...Ngày 28-7-1965 tổng thống Giôn-xơn đưa sư đoàn kỵ binh số 1 (cơ động đường không) vào tham chiến ở Việt Nam. Sư đoàn mới chính thức thành lập 1 tháng, binh sĩ lấy từ sư đoàn xung kích đường không thí nghiệm số 11 và một số đơn vị của sư 2 bộ binh (nay gọi là kỵ binh), do tướng W.O. Kin- nớt chỉ huy, có hơn 400 trực thăng OH-13 (trinh sát), UH-1 (tiến công và chở quân), CH-47 và CH-54 (vận tải nặng); với 16.000 binh sĩ, 16.000 xe cộ, đến Việt Nam đầu tháng 9, triển khai đến An Khê. Việc chọn địa bàn tác chiến miền Trung không phải ngẫu nhiên, mà vì vào mùa hè khu vực này rõ ràng sắp bị tấn công không phải chỉ bởi Việt cộng mà nghiêm trọng hơn là có tin có cả các đơn vị quân đội Bắc Việt Nam. Việc quân chính quy miền Bắc thâm nhập theo đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào và Cam-pu-chia đã được phát hiện trước đó, nhưng các tin tình báo lúc này lại vẽ ra bức tranh đáng sợ hơn... Cuối tháng 7, trung đoàn 32 (E32) Bắc Việt Nam bắt đầu chiến dịch bao vây Đức Cơ, đe doạ đè bẹp lực lượng đồn trú gồm lực lượng đặc biệt Nam Việt Nam (biệt kích) và một phần là lính người miền núi, tất cả do lực lượng đặc biệt Mỹ kiểm soát...

Đầu tháng 9, E32 có thêm E35 cùng D (tiểu đoàn) chủ lực địa phương lập căn cứ phía đông núi Chư Pông, là dãy núi nằm chắn bờ nam sông I-a Đrăng, cao hơn 500m, có rừng rậm dài 37 dặm đến thành phố Plây-cu. Điều người Mỹ không nhầm là sắp có thêm trung đoàn thứ ba: E66, sẽ nâng lực lượng do tướng Chu Huy Mân chỉ huy lên tương đương sư đoàn, và "đây là lần đầu tiên quân Bắc Việt Nam hoạt động trên chiến trường miền Nam với lực lượng nhiều trung đoàn...
.
wwsoldiers3.jpg

_________Trực thăng Mỹ đổ quân ___________

Sư đoàn kỵ binh 1 của Kin-nớt đảm trách khu vực gồm hầu hết các tỉnh Plây-Cu, Kon Tum, Bình Định thuộc vùng 2 chiến thuật được lệnh phát hiện, tiêu diệt bất cứ lực lượng nào trong khu vực. Kin-nớt giao cho lữ đoàn 1 bắt đầu những cuộc lùng sục bằng máy bay, hy vọng tìm ra lực lượng đã tiến công Plây-me (hôm 20-10). Thành phần chính của lữ đoàn này gồm 3 tiểu đoàn bộ binh trực thăng vận cùng thành phần yểm trợ hoả lực pháo và rốc-két phóng từ UH-1 kiểu đặc biệt. Không biết cuộc tiến công trại Plây-me (một trung tâm huấn luyện biệt kích) và trận phục kích (đơn vị đến giải cứu Plây-me) đều do quân chính quy Bắc Việt Nam tiến hành, sư đoàn kỵ binh 1 tập trung hoạt động vào khu vực phía bắc và đông của trại, hy vọng phát hiện du kích Việt cộng đã quay về làng bản của họ. Không tìm được gì nhiều, chủ yếu vì tướng Chu Huy Mân đã lệnh cho các E rút về căn cứ Chư Pông ở phía tây, nơi họ sẽ hội quân với E66 để tiến công Plây-me một lần nữa...

Mãi 1-11, khi trực thăng trinh sát xa và rộng mới phát hiện đối phương cách Plây-me 7 dặm về phía tây, quân yểm trợ được gọi đến và 8 giờ 08 tấn công vào một vị trí, sau đó mới biết là một bệnh viện dã chiến của quân Bắc Việt Nam. Những cuộc chạm súng trong suốt ngày hôm đó...phía sư đoàn kỵ binh có 11 binh sĩ tử trận. Qua các tài liệu thu được kỵ binh biết rằng họ đang tìm đúng chỗ.

Ngày 2-11 Kin-nớt chuyển hoạt động sục sạo phía tây và 3-11 lập bãi đáp ở bờ nam sông làm nơi xuất phát cho các toán tuần tiễu. Kin-nớt nghi ngờ khu vực Chư Pông là một căn cứ lớn của quân Bắc Việt Nam, nên đến 9-11 ông đưa lữ đoàn 3 do đại tá Thô-mát Bơn chỉ huy thay lữ đoàn 1 và ra lệnh chuẩn bị tấn công khu vực cộng sản đang chiếm giữ. Toàn bộ D1 trực thăng vận D1/7 đến bãi đáp hôm 14-11 và từ đó lùng sục. D này do trung tá Ha-rôn Mo-rơ chỉ huy, sáng 14 trinh sát sườn đông Chư Pông tìm bãi đáp đã chọn khoảng rừng thưa ở sườn núi- sau này gọi là bãi đáp X-ray. Tiểu đoàn được đưa đến từng đợt, dẫn đầu là đại đội B của đại uý D. H-ren... Mo-rơ đặt sở chỉ huy xung quanh gò đất lớn gần bãi đáp, lệnh cho đại đội B tuần tiễu, bắt được 1 lính đào ngũ của Bắc Việt Nam, người này khẳng định đây là một căn cứ lớn của cộng sản, nên Mo-rơ liền lệnh cho H-ren tuần tra về nhánh núi phía bắc. Đại đội B tiến lên theo đội hình bài bản, đến 12 giờ 45 thì B1 gặp đối phương, trong khi chiến đấu đã yêu cầu chi viện. H-ren cho B2 gồm 27 binh sĩ tiếp ứng ngay, nhưng trên đường tiến vấp phải một tiểu đội Bắc Việt Nam liền đuổi theo thì bị hoả lực đối phương quét từ sườn phải và bị bao vây. H-ren đối phó bằng cách lệnh cho B3 xông lên nhưng ngay sau đó biết rằng mình đang phải đối đầu với một lực lượng đối phương lớn và có kỷ luật...

Mo-rơ theo dõi diễn biến này, đã gọi máy bay và trọng pháo tới oanh tạc trước khi đưa đại đội A mới đến tăng viện. Nhưng khi trung đội đi đầu vượt qua con suối cạn thì bị tiến công nặng nề và khi đạn cối quân Bắc Việt Nam bắt đầu nã xuống bãi đáp thì Mo-rơ buộc phải lệnh ngừng trực thăng hoạt động. 14 giờ 45 với không đầy 3 đại đội trên chiến địa, Mo-rơ đang ở tình thế nguy hiểm. Để đối phó, đại tá Brao lệnh cho 1 đại đội của D2/7 kỵ binh bay từ An Khê tới và sau đó D2/2 kỵ binh bay tiến đến bãi đáp Victor cách bãi X-ray 5 dặm chuẩn bị tăng viện. May thay cho quân Mỹ, dưới áp lực không kích và pháo binh, hoả lực đối phương giảm đi nên số còn lại của D1/7 được trực thăng vận đến X-ray lúc 15 giờ, nhờ vậy Mo-rơ tổ chức lại được lực lượng phòng thủ: đại đội C và D giữ bãi đáp, trong khi đại đội A và số còn lại của đại đội B tập họp lại tiến công giải toả cho trung đội B đang bị bao vây.

Dưới sự yểm trợ của pháo và rốc-két, cuộc tiến công bắt đầu lúc 16 giờ 20 nhưng tiến chưa được 150m, Mo-rơ buộc phải cho lực lượng này rút lui, để mặc cho trung đội B của Clai-de E. Sa-vai-gơ chỉ huy đang bị bao vây, tự cứu lấy mình. 19 giờ, đại đội B của D2/7 đến, Mo-rơ lập một vành đai bảo vệ, trong khi suốt đêm đó quân Bắc Việt Nam cố gắng tiêu diệt trung đội B đang bị bao vây bằng 3 đợt tiến công và đưa lực lượng đến bao vây bãi đáp. Rạng 15-11, đối phương tiến công từ phía nam gây thương vong nặng nề cho đại đội C trước khi họ tiến công đại đội A phiá đông. Hoả lực quét trên bãi đáp. Mãi 9 giờ quân tăng viện mới được trực thăng chở tới, D2/5 từ bãi đáp Victor tiến đến, quân Bắc Việt Nam mới tản ra. Mo-rơ lệnh cho tất c các đại đội ra khỏi vành đai tìm kiếm những lính Mỹ bị thương và quân Bắc Việt Nam rớt lại. Trong đêm thứ hai của cuộc giao tranh, đối phương chỉ tổ chức những cuộc tiến công quấy rối, nên trung đội của Sa-vai-gơ cuối cùng được giải vây, cuộc khủng hoảng chấm dứt. Nhưng chiến dịch chưa phải đã chấm dứt:

...10 giờ 30 ngày 16-11, D của Mo-rơ được thay thế, vào thời gian đó lực lượng của sư đoàn kỵ binh đã có 79 binh sĩ chết và 121 bị thương... Ngày17-11 quân Mỹ rời bãi đáp X-ray để cho B52 tới ném bom núi Chư Pông và các D2/5, D2/7 đến thay cho D1/7 của Mo-rơ rút về bãi đáp Columbus. Nhưng khi D2/7 đến gần khu rừng thưa được gọi là bãi Albany thì lại bị quân Bắc Việt Nam đánh ngang sườn, đại đội C tổn thất nặng: 41 binh sĩ tử trận. Cuộc chiến kéo dài suốt chiều đến tối, viện binh được cấp tốc đưa từ bãi Columbus và từ An Khê đến. Những cuộc càn quét tiếp tục đến 27-11 mới hoàn toàn chấm dứt. Đây "là một thảm kịch": sau 33 ngày...phía sư đoàn kỵ binh 1 có 304 binh sĩ tử trận, 524 bị thương..."

wwsoldiers2.jpg

__________Cảnh trong phim We were Soldiers__________



(Theo qdnd.vn)​
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top