Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước

trach nhiem cua nha nguyen

Minh thấy nhà Nguyễn có những "trách nhiệm" lớn:
1. Mở mang bờ cõi nước Việt ta lớn quá, lấy Chăm Pa rồi Thủy Chân Lạp; lấy nhiều biển đảo quá, nào là Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quốc,...giờ đây ta giũ không nổi và phải để thằng Tàu lấy bớt. Từ xưa đến nay, đây là thời đại mất đất mất đảo nhiều nhất, nếu nhà Nguyễn đừng mở rộng bờ cõi vậy thì chúng ta đỡ phải hổ thẹn (sợ nhất là lịch sử ghi nhận lại cho con cháu ta, sau này lại nói ta yếu hèn).
2. Nhà Nguyễn thời vua Tự Đức có "tội" lớn là sinh ra đúng lúc Tư bản phương Tây quá lớn mạnh, các nước châu Á chịu ảnh hưởng của Tàu lâu đời nên nghèo và lạc hậu không phải là đối thủ của các nước phương Tây. Nước Tàu thậm chí mất nước còn nhanh hơn ta, may mà còn có nước Nhật là giữ thể diện cho châu Á. Nhà Nguyễn đã cố nhưng không thể, xét công tội phải công minh và hiểu biết lịch sử nhất định.Sử phải đọc nhiều nguồn chứ học SGK ta là hỏng bét. Chúng ta là con cháu đừng có ngông cuồng mà hỗn với tổ tiên.

Không có nhà Nguyễn thì không có nước Việt to lớn hơn bây giờ, đừng phán xét Tổ tiên lung tung và phiến diện. Nước Việt mà vào tay 3 anh em Tây Sơn thì đã bị chia 3.
 
Nhà Nguyễn đễ mất nước hoàn toàn là do coi thường các nước phương tây,quá đề cao các khả năng quốc phòng và cung cách cai trị hiện thời, không chịu thay đổi để phát triển mạnh hơn,cho đến khi bị pháp xâm lược thì lại quá lệ thuộc vào Pháp. Trong vùng Đông Nam Á chỉ có Xiêm thoát nạn và vươn lên thành cường quốc thôi.
 
nhà Nguyễn theo tôi là 1 triều đại Phong kiến phản động ....ngoài việc rập khuôn chế độ chính trị, kinh tế, chinh sách của bọn tàu Mãn ra thì chả có gì tiến bộ thông qua việc bế quan tọa cảng không giao du tiếp thu nền kinh tế kỹ thuật tiến bộ đang phát triển tôời bấy giờ....các triều đại nhà Nguyễn ngoài 3 vị vua có tấm lòng yêu nước thương dân, thể hiện ý chí chống ngoại xâm : Hàm Nghi, Duy Tân, Thành Thái ...thì còn lại là 01 bọn sâu mọt bù nhìn tiếp tay cho chế độ thực dân giết hại đồng bào mình ...tóm lại đây là triều đại hủ bại, thoái hóa không nên có và làm ô nhục nước nhà Việt Nam có truyền thốngye6uu nước từ ngàn xưa đến nay.
 
Theo mình nhà nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta ở nửa sau thế kỉ 19.
Do các nguyên nhân sau:
-Nhà nguyễn thực hiện chính sách kt ko phù hợp,làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của dân tộc.
-Ko đề ra được đường lối chiến thuật,chiến lược đúng đắn.ko huy động được sức mành toàn dân chống giặc.
-Từ chối việc đề nghị cách canh tâm đất nước.
-Nhà nguyễn phản bội lại phong trào kháng chiến của nhân dân.
 
lịch sử việt nam

mọi người ơi giúp tớ với, câu hỏi là trách nhiệm của nhà nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay pháp nửa cuối thế kỉ XIX, cảm ơn mọi người nhìu nhìu
 
trách nhiệm của nhà nguyễn để nước ta rơi vào tay pháp nửa cuối thế kỉ XIX
Nhà nguyễn áp dụng chính sách bế quan tọa cảng, đóng cửa ko cho nước ta tiếp xúc với nước ngoài, do không tiếp cận được với nề văn minh hiện đại khoa học, nước ta vẫn là 1 nước nghèo nàn lạc hậu
dẫn tới tình trạng nề kinh tế nước ta yếu kém, nền quốc phòng lạc hâu, nguy cơ bị nước khác nhòm ngó là rất lớn
 
Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước


Đây là trường hợp của vua Tự Đức của nhà Nguyễn bất lực trong việc chống quân thù xâm lược để bảo vệ chủ quyền độc lập của đất nước. (Nước ta lúc bấy giờ còn được gọi là Đại Nam.) Khởi đầu của việc bất lực này là nhà vua đã cúi đầu chấp nhận Hiệp Ước Nhâm Tuất 1862 (ký ngày 5/6/1862 tức ngày 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất) với những điều khoản do Liên Minh Xâm Lược Pháp - Thập Ác Vatican đưa ra một cách trịch thượng và ngang ngược. Dưới đây là những điều khoản này:

1.- Từ nay trở đi các nước Pháp Lan Tây, Tây Ban Nha và Đại Nam vĩnh viễn giao hiếu với nhau.
2.-Người Pháp và Tây Ban Nha được tự do đến giảng đạo Thiên Chúa tại Đại Nam. Dân muốn theo đạo tùy ý, không có sự cấm đoán và cũng không có sự gì ép buộc.
3.- Đại Nam nhường đứt cho Pháp ba tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa. Thuyền bè của nước Pháp được tự do đi lại trên sông Cửu Long và các rạch miền Tây.
4.- Kể từ ngày hiệp ước ký kết xong, nếu có nước nào gây sự với Đại Nam, thì nước Nam phải cho nước Pháp biết để liệu sự giúp đỡ. Nếu có việc cắt đất giảng hòa cũng phải có nước Pháp thỏa thuận mới được
5.- Công dân Pháp, Tây Ban Nha được ra vào buôn bán ở các cửa bể Đà Nẵng, Ba-lạt, Quảng Yên miễn là có nạp thuế theo lệ định. Công dân Việt Nam cũng đuợc đối đãi như vậy trên đất Pháp và Tây Ban Nha. Nếu người nước khác đến buôn bán, chính quyền Đại Nam không được ưu đãi họ hơn và nếu người nước này được hưởng điều lợi ích gì về thương mại thì công dân Pháp và Tây Ban Nha cũng được như vậy.
6.- Nếu có công việc gì khẩn yếu thì mỗi nước cử một khâm sai đại thần để hội thảo tại kinh đô nước Nam hay tại kinh đô hai nước Pháp và Tây Ban Nha. Tầu Pháp, Tây Ban Nha đến nước Nam sẽ đậu ở Đà Nẵng rồi quan khâm sai sẽ do đường bộ tiến lên kinh.
7.- Đôi bên cùng trả ngay tức khắc các người bị bắt và tất cả tài sản của họ cùng của thân tộc họ.
8.- Đại Nam bồi thường chiến tranh cho hai nước Pháp, Tây Ban Nha 4 triệu nguyên hạn trong 10 năm phải trả xong, mỗi năm phải nộp 400.000 (4 trăm ngàn) cho vị đại diện Pháp ở Gia Định. Hiện nay nước Pháp đã nhận được 100.000 (một trăm ngàn) đồng bạc đến khi nộp sẽ trừ số tiền này đi.
9.- Giặc cướp quấy nhiễu ở các đất thuộc Pháp lẩn trốn qua đất Việt cũng như giặc cướp ở các địa phương của Đại Nam chạy qua đất Pháp sẽ được đôi bên giải nộp cho các nhà cầm quyền sở quan.
10.- Từ ngày nghị hòa, dân chúng ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên muốn qua lại đất Nam thuộc Pháp làm ăn phải theo luật lệ của nước Pháp và nước Nam, không được chuyên chở binh lính và vũ khí qua các đất đã nhượng cho Pháp.
11.- Nước Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho Đại Nam nhưng tạm thời còn đóng binh tại đây cho tới khi bình định xong ba tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa.
12.- Hiệp ước này hạn trong một năm để hoàng đế ba nước duyệt lãm và phê chuẩn hỗ giao ở kinh đô Đại Nam.” [16]
Nhận xét về hiệp ưỡc trên đây, sử gia Phạm Văn Sơn viết:
Hiệp Ước Nhâm Tuất có tính cách thế nào? Dĩ nhiên nó thiếu tính cách bình đẳng. Nó là một văn kiện ngoại giao trong đó kẻ mạnh ra lệnh, kẻ yếu phải cúi đầu tuân phục, và nhà sử học có thể viết thêm rằng: Đáng lẽ Hiệp Ước Nhâm Tuất phải ra chào đời sớm, vì tình thế nước nhà đã quá suy nhược. Hiệp ước bất bình đẳng này còn là hiệp ước đầu tiên của ta ký với Pháp. Hiệp ước này mở đầu cho cuốn vong quốc sử Việt Nam.”

Việc ký nhận những điều kiện của Thỏa Hiệp Nhâm Tuất 1862 trên đây chứng tỏ Vua Tự Đức đã:
1.- Không còn đủ khả năng bảo vệ sự nghiệp của tổ tiên để lại cho dân tộc Việt Nam ta,
2.- Cúi đầu chấp nhận những điều kiện của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đưa ra,
3.- Vì quyền lợi riêng tư của cá nhân và triều đình, nhà Vua đã cúi đầu cắt đất nhường cho giặc để tiếp tục được an tọa làm bù nhìn trong ngôi vị chủ tể của đất nước.

Đáng lý ra vua tôi nhà Nguyễn phải chủ động và tích cực học hỏi chiến lược, chiến thuật, đem hết khả năng về nhân lực, vật lực và tinh thần ra động viên nhân dân và điều binh khiển tướng để chống giặc tới cùng, nhưng tiếc rằng họ đã không làm như vậy. Họ chỉ biết co lại trong đám quần thần thủ cựu tính chuyện bảo vệ quyền lợi riêng của họ hơn là quyền lợi chung của đất nước. Sự tính toán ích kỷ này đã khiến cho triều đình Huế đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, rồi cuối cùng nhường luôn cả quyền trị đất nước cho giặc nắm hết để được an toàn giữ lại cái ngôi vị bù nhìn làm trang trí và tay sai cho người ngoại bang. Sau khi vừa ký xong hiệp ước này, toàn dân ta lên án triều đình đã lừa dối nhân dân. Hai người đại diện cho triều đình Huế ký vào hiệp ước này là hai ông Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bị nhân dân ta coi như là những quân bán nước: “Phan, Lâm mãi quốc, triều đình khi dân”[18]. Bài thơ thất ngôn dưới đây của Cụ Phan Văn Trị nói lên niềm đau xót của nhân dân ta trong việc triều đình Huế cúi đầu nhận chịu các điều kiện nhục nhã nhượng đất cho Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican - Tây Ban Nha:

Tò le kèn thổi tiếng năm ba,
Nghe lọt vào tai luống xót xa.
Uốn khúc sông rồng mù mịt khói.
Vẳng ve thành phụng ủ sầu hoa.
Tan nhà cám nỗi câu ly hận.
Cắt đất thương thay cuộc giảng hòa.
Gió bụi đòi cơn xiêu ngã cỏ.
Ngậm cười hết nói nỗi quan ta

NHÀ NGUYỄN ĐÃ MẤT HẾT CHÍNH NGHĨA NẮM QUYỀN LÃNH ĐẠO VÀ CAI TRỊ NHÂN DÂN

Ký Hiệp Định Nhâm Tuất 1862 nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, nhà Nguyền đã tỏ ra bất lực, không còn đủ khả năng để bảo vệ lãnh thổ của tiền nhân để lại. Lãnh thổ đất nước là di sản của tiền nhân để lại cho cả dân tộc và là của chung của dân tộc. Nếu người lãnh đạo quốc dân bất lực không làm tròn sứ mạng bảo toàn lãnh thổ của đất nước, thì không còn xứng đáng tiếp tục ở lại ngôi vị lãnh đạo quốc dân nữa. Ở vào trường hợp này, người biết tự trọng phải biết tự động rút lui hay thoái vị nhường chỗ cho người khác có đủ tài đức lên thay thế để đảm đương việc nước. Nếu không tự động thoái lui, thì nhân dân sẽ vùng lên đạp đổ và đưa người có khả năng thế vào đó. Nói cho rõ, kể từ thời điểm này (1862) nhà Nguyễn đã mất chính nghĩa để ngồi lại ngôi vị lãnh đạo quốc gia và nhân Việt Nam, tức là không có tư cách gì là đại diện của đất nước và nhân dân Việt Nam để làm bất cứ một việc gì.

Dân tộc ta vốn có tinh thần bất khuất với truyền thống chống giặc ngoại xâm qua lời dạy “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Lời dạy này đã ăn sâu vào não tủy trong cơ thể của tất cả người dân nước Việt. Vì không thể khoanh tay ngồi yên để cho quân cướp xâm lăng hoành hành giầy xéo giang sơn, các nhà ái quốc miền Nam, rồi miền Trung và miền Bắc phải từ bỏ mái ấm gia đình, quyết tâm ra đi tìm mưu kết hợp đồng chí để cùng nhau hiến thân cho đại cuộc, dựng cờ, lập chiến khu, chiêu mộ các anh hùng nghĩa sĩ, tổ chức thành các đạo quân xung kích đánh đuổi quân giặc xâm lăng để cứu nước. Đây là trường hợp của các nhà ái quốc Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Trịnh Văn Cấn, Lương Ngọc Quyến, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học và hàng triệu con dân đất Việt khác. Tất cả đều quyết tâm đem hết đời trai hay quãng đời còn lại hiến dâng cho tổ quốc để đòi lại quyền tự chủ cho quê hương và quyền làm người cho dân tộc.

Cũng vì lý do này mà kể từ đó, mỗi khi có một vị anh hùng hô hào nhân dân tham gia kháng chiến chống giặc cứu nước, thì toàn thể nhân dân ta, từ em bé 15 tuổi cho đến cụ già đầu bạc phơ phơ cũng đều hăng hái lên đường đi theo tiếng gọi của non sông lao đầu vào cuộc chiến chống giặc ngoại xâm để bảo vệ quê hương. Cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican là một cuộc chiến vô cùng gay go kéo dài cả gần một thế kỷ. Một bên là liên quân xâm lược Pháp - Vatican với những đạo quân tinh nhuệ được vũ trang bằng những vũ khí hết sức tối tân, và cấu kết chặt chẽ với nhóm thiểu số “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” trong các xóm đạo, làng đạo ở rải rác khắp nơi trên toàn lãnh thổ. Một bên là toàn thể nhân dân ta được võ trang bằng lòng yêu nước với những vũ khi cổ điển và thô sơ nhất. Đây cũng là cuộc chiến hào hùng, oai dũng và hiển hách nhất trong lịch sử chiến tranh đánh đuổi quân thù độc ác nhất của nhân loại là đế quốc Vatican cấu kết với đế quốc thực dân xâm lược Pháp. Tính cách hào hùng, oại dũng này đã được thể hiện ra trong lời ca và văn thơ chiến đấu chông giặc ngoại xâm. Vì thế mà kho tàng thi văn ái quốc của dân ta càng thêm phong phú. Có ai lại không cảm thấy cái dư âm của tiếng reo thắng trận khi ghe bài Trường Ca Sông Lô vang lên giống như khi nghe các bài hát Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng và Tiếng Trống Hà Hồi. Những lời ca của những bài hát này thực sự đã thấm vào tới tận tâm hồn và xưởng tủy của mọi ngươi dân nước Việt. Cùng với những lời ca tiếng hát oai hùng đó, cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican còn là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ dân tộc viết lên cả hàng ngàn bài thơ yêu nước trong thời kỳ này. Dươi đây là một số những vần thơ nói về những chiến công của các lực lượng nghĩa quân kháng chiến trong thời 1858-1930 và bài thơ Lên Đường của nhà thơ Nguyễn Tố Chi nói lên cái khí thế bừng bừng hăng hái lên đường đáp lời sông núi của dân ta trong thời Kháng Chiến 1945-1954:

Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.
Hỏa hồng Nhật Tảo, Kiên Giang,
Gò Công, Đồng Tháp, Vụ Quang oai hùng,
Hùm thiêng Yên Thế vẫy vùng,
Thái Nguyên, Yên Bái lẫy lừng ngàn thu.
Muôn dân quyết chiến đuổi thù...
Trong mắt tôi đã thấy,
Dân tôi:
Người trước nối người sau,
Tay trong tay kết chặt một vòng,
Đi đòi lại núi sông trong tay giặc.
"Thế giặc mạnh lấy gì mà chống đỡ?"
Lời Diên Hồng vạn tiếng quyết tâm.
Phải trải xương,
Phải đỏ máu với quân thù
Phải đoàn kết triệu bước chân dấn bước,
Từ sông Hồng xuôi về sông Cửu,
Từ đồng bằng nối mãi tới Trường Sơn.
Khắp non sông vang dội bước quân hành
Tay giáo mác và con tim sôi máu.
Trong ánh mắt triệu niềm tin rực sáng
Buổi quân về giải phóng Việt Nam.
Quê hương tôi hôm nay đã thấy
Những mẹ già chị gái
Làm hậu cần nuôi quân,
Những thanh niên hôm nay
Đã làm anh kháng chiến,
Những em bé mười lăm
Gánh vai trò liên lạc.
Cả nước đồng một lòng
Đứng lên tiêu diệt giặc.
Lời réo gọi của non sông đất nước:
Các anh
Xin đứng dậy
Lên đường!
Cũng nên biết là tất cả các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta trong thời kỳ từ đầu thập niên 1860 cho đến ngày Liên Minh Thánh Pháp - Vatican tan vỡ vào tháng 7 năm 1954 đều là những phong trào nhân dân tự phát, khởi đầu chỉ có mục đích duy nhất đánh đuổi Liên Minh Thánh xâm lăng Pháp Vatican để bảo vệ quê hương. Sau khi ký Thỏa Hiệp Nhâm Tuất 1862 nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, triều đình Huế càng tỏ ra càng bất lực không chu toàn được nghĩa vụ chống giặc xâm lăng để bảo lãnh thổ quốc gia. Kể từ đó, các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta vừa phải chiến đấu chống lại liên quân giặc xâm lăng Pháp – Vatican và các đạo quân thập tự Việt Nam mà căn cứ là các làng đạo hay xóm đạo ở rải rác khắp nơi trên toàn thể lãnh thổ đất nước, vừa phải chiến đấu chống lại quân lính của triều đình Huế.

TẠI SAO NHÂN DÂN TA PHẢI CHIẾN ĐẤU CHỐNG LẠI TRIỀU ĐÌNH HUẾ?

Như đã nói trên, kể từ năm 1862, triều đình nhà Nguyễn không còn chính nghĩa để cầm quyền cai trị nhân dân nữa. Theo quy luật lịch sử như đã trình bày ở trên, bất kỳ lực lượng nghĩa quân kháng chiến nào hoàn thành được sứ mạng đánh đuổi Liên Minh Thánh Xâm Lăng Pháp - Vatican ra khỏi đất nước, lực lượng đó sẽ có chính nghĩa lên nắm quyền cai trị nhân dân.
Lịch sử cũng cho thấy rõ, càng về sau triều đình nhà Nguyễn càng tỏ ra phản bội dân tộc. Bằng chứng về những hành động phản bội dân tộc của nhà Nguyễn là việc ký nhận những điều kiện của giặc đưa ra qua các Thoả Hiệp Giáp Tuất 1874, Qúi Mùi 1883 và Giáp Thân 1884. Qua những thỏa hiệp này, chủ quyền đất nước hoàn toàn lọt vào tay Liên Minh Thánh Pháp – Vatican, vua Tự Đức phải thỏa mãn hết tất cả những yêu sách của giặc, trong đó có việc phải bổ dụng những tín đồ Ca-tô người Việt vào làm việc trong chính quyền. Những tên Ca-tô này thực sự chỉ là những tên Việt gian làm gián điệp cho Đế Quốc Vatican lại được nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền. Ấy thế mà triều đình Huế lại còn phong thưởng tước vị phẩm hàm và mề đay kim khánh cho lũ Việt gian này. Tên Việt gian Linh-mục Trần Lục là một trường hợp điển hình cho tình trạng nhục nhã này. Cuối cùng, nhà Nguyễn chỉ còn giữ lại cái ngôi vua ngồi làm bù nhìn qua sự giáo dục và giám sát của bọn Việt gian Ca-tô làm tay sai cho Vatican là Nguyễn Hữu Độ, Ngô Đình Khả và Nguyễn Hữu Bài.

Sau khi vua Tự Đức băng hà (vào ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi, 1883), tình trạng này còn thảm thương ghê gớm hơn nữa, nghĩa là liên minh giặc Pháp - Vatican không cần phải yêu sách mà là ra lệnh cho nhà vua hay triều đình Huế phải làm những việc gì mà chúng muốn. Rõ rệt nhất là từ năm 1885, khi hai tên thực dân De Courcy và Silvestre đưa Chánh Mông lên ngài vàng với vương hiệu là Đồng Khánh để làm cảnh và làm tay sai cho chính quyền bảo hộ của Liên Minh Pháp – Vatican. Thực trạng này được sách Việt Nam Máu Lửa của tác giả Nghiêm Kế Tổ ghi nhận với nguyên văn như sau:

Những ngày tàn của chế độ.- Qua ngót nghìn năm sống hiên ngang với nền tự chủ, đến cuối thế kỷ 19, dân tộc Việt bắt đầu vướng xích xiềng nô lệ. Người Pháp dùng chánh sách Tầm Thực (tầm ăn dâu) chiếm miền Nam nước Việt (Hòa Ước 1862) rồi lấn dần, lập cuộc bảo hộ ở Bắc, Trung (Hòa Ước 1874 và Hòa Ước Harmand 1883). Vòng thuộc địa bắt đầu:

1.- Về chính trị: Bắc, Trung, Nam mỗi xứ có 1 chế độ riêng, 1 tổ chức khác nhau và hình thức có vẻ dân chủ:
A.- Nam Việt có Thống đốc. Thống Đốc lập ra Hội Đồng Thuộc Địa, Hội Đồng Thuộc Địa Hàng Tỉnh, Hội Đồng Thành Phố.
B.- Trung Việt có Khâm Sứ làm việc bên cạnh nhà vua. Khâm Sứ coi việc ngoại giao bằng cách quyết đoán mọi việc và chủ tọa Viện Cơ Mật. Khâm Sứ lập Hội Đồng Dân Biểu và đặt Công Sứ cho mỗi tỉnh.
C.- Bắc Việt có Thống Sứ. Thống Sứ hợp tác với Kinh Lược Sứ Việt Nam thay Vua định việc và chỉ tâu Vua những việc đã làm. Mỗi tỉnh có một Công Sứ trực tiếp cai trị. Thống
Sứ lập ra Hội Đồng Hàng Tỉnh, Hội Đồng Dân Biểu…
Việc cái trị ba xứ đặt dưới một ông Toàn Quyền phụ thuộc Bộ Thuộc Địa Pháp.
2.- Về kinh tế: Pháp thành lập Sở Địa Chất, Sở Mỏ đầy đủ để khai thác tài nguyên. Nhân công của thuộc địa nhiều và rẻ tiền khiến Pháp tận lực lợi dụng khai khẩn trồng trọt, mở mang kỹ nghệ nhẹ để thu lợi:
A.- Nào mỏ than ở Hòn Gay, Uông Bí, mỏ vàng ở Bồng Miêu, mỏ sắt ở Cao Bằng.
B.-Nào đồn điền cà phê ở Yên Bái, Phú Thọ, Chi Nê, đồn điền cao su ở Thủ Đầu Một, Biên Hòa.
C.- Nào nhà máy giấy ở Đáp Cầu, nhà máy đường ở Hiệp Hòa, nhà máy xi măng ở Hải Phòng, nhà máy diêm ở Bến Thủy, nhà máy sợi ở Nam Định, nhà máy Rượu (ở Bình Tây), nhà máy điện, nhà máy nước, v.v…
Việc xuất cảng, nhập cảng do nhà nước nắm trọn quyền. Thuế má, đỉền thổ được cải cách thích hợp theo nguyên tắc muôn thuở của chính sách thực dân.
3.- Về Quân Đội: Một ngân sách to lớn trên 100 triệu đồng được thu lập để tổ chức quân đội, mục đích giữ vững địa vị Bảo Hộ tổng thu quyền lợi kinh tế.
4.- Về giáo dục: Trường công mỗi tỉnh không quá hai trường: Trường tư không cho phép mở tự do. Sự học gián tiếp bị hạn chế chỉ cốt cho đủ số người dùng trong các công tư sở Pháp. Đã vậy, việc học hành lại hết sức khó khăn vì phải đủ nhiều điều kiện cần thiết mới được nhập trường hay thi cử.”

Thực trạng này chứng tỏ tính cách chính nghĩa cầm quyền trị quốc của triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn mất hết. Vì thế, có rất nhiều Nho sĩ ái quốc đang làm quan tại triều đình cáo quan lui về ở ẩn. Họ sáng tác thơ văn khích lệ, ca tụng, vinh danh những lực lượng nghĩa quân chống giặc xâm lăng và lên án bọn người tham danh và hám lợi mà đành lòng tiếp tục ở lại làm quan cho giặc. Đây là trường hợp của các cụ Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Khuyến, v.v... Thiết tưởng rằng, những áng thơ văn của các cụ Phan Văn Trị và Nguyễn Đình Chiểu đã được rất nhiều người biết tới. Thí dụ như bài “Tôn Phu Nhân Qui Thục” và mười bài thơ liên hoàn của ông Tôn Thọ Tường được cụ Phan Văn Trị họa lại từng bài với những lời lẽ như mắng nhiếc những người ra làm quan với tân trào.

Trong bài thơ bằng chữ Hán có tựa đề là “Vãn Đồng Niên Vân Đình Tiến Sĩ Dương Thượng Thư”, viết theo thể “ngũ ngôn”, cụ Nguyễn Khuyến thay đổi thái độ từ thân quý nhau sang thái độ mỉa mai trách móc người bạn đồng liêu là Cụ Dương Khuê đã vì tham đồng lương hàng tháng mà ở lại tiếp tục làm quan cho giặc (“Miếng đẩu thăng chẳng dám tham trời”). Trong đoạn đầu, cụ gọi người bạn cố tri một cách thân thiết là “quân” (nghĩa là anh, bạn:“Dữ quân thần tịch liên”, “Hữu thời đối quânẩm” ). Nhưng khi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican chính thức đô hộ Việt Nam, cụ Nguyền Khuyến cáo quan lui về ở ẩn, cụ Dương Khuê vẫn còn tiếp tục ở lại làm quan để hưởng thụ vinh hoa phú quý của tân triều. Hành động này của cụ Dương Khuê làm cho cụ Nguyễn Khuyến không còn qúy trọng người bạn cố tri của ngày xưa nữa. Vì vậy mà kể từ thời điểm này, cụ Nguyễn Khuyến bắt đầu thay đổi cách xưng hô với cụ Dương Khuê: Thay vì dùng chữ “công” như trước, cụ Nguyễn Khuyến lại chuyển sang dùng chữ “công(nghĩa là ông, ngài,… như “Dư lão, công diệc lão” “Dư bệnh nghi côngtiên”, “Nhi công tranh thượng tiên”,… ). Sự kiện này cho chúng ta thấy kể từ đó tình thân thiết khắng khít giữa hai cụ không còn như trước nữa. Về sau, cụ Nguyễn Khuyến chuyển dịch bài thơ này sang tiếng Việt theo thể “song thất lục bát”, và những chữ “quân” và “công” đều được chuyển sang tiếng Việt là “bác”. Xin xem trang Phụ bản ở phần cuối.

Đặc biệt là khi thấy bọn người “thà mất nước chứ không thà mất Chúa” dựa vào thế giặc nhẩy lên bàn độc hợm hĩnh khoe khoang với đời về địa vị và chức tước được liên minh giặc xí cho, cụ liền mượn lời vợ anh phường chèo mắng thẳng vào mặt lũ người vô liêm sỉ này bằng hai câu thơ:
Vua chèo còn chẳng ra gì,
Quan chèo, vai nhọ khác chi thằng hề.

Đây là trường hợp của Pétrus Trương Vĩnh Ký, Trần Bá Lộc, Ngô Đình Khả, Lê Hoan, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Bá Tòng, v.v… Nhờ có các tên vua hề phường tuồng như Đồng Khánh, Thành Thái, Khải Định và Bảo Đại, bọn sử nô Ca-tô sau này mới có thể đưa ra luận điệu rêu rao khoe khoang công đức của những tên Ca-tô làm Việt gian bán nước cho cả Vatican và Pháp một cách trâng tráo và trắng trợn như dưới đây:

“Sau này, trong 34 năm cai quản Phát Diệm, Cụ Sáu (Linh-mục Trần Lục - NMQ) đã tỏ ra một vĩ nhân có tài thao lược, văn võ kiêm toàn, là vị cứu nhân độ thế. Bằng chứng là vua Tự Đức - một ông vua khét tiếng và cấm đạo công giáo – đã phong cho ngài chức Trấp-an, ban kim-khánh, kim-tiền (hai loại huy chương cao quý của triều đình Huế). Vua Đồng Khánh phong cho ngài Tham Tri Bộ Lễ sung Khâm Sứ Tuyên Phủ Sứ. Vua Thành Thái nâng ngài lên chức Lễ Bộ Thượng Thư. Và năm 1925, vua Khải Định nhớ công ơn ngài đã truy tặng ngài” Phát Diệm Nam Tước. Phía chính phủ Pháp cũng ân thưởng ngài: Chevalier d’ Honneur, Officier dans L’ Ordre de la Legion d’ Honneur.”

Việc liên minh giặc không phế bỏ triều đình Huế và đưa con cháu nhà Nguyễn lên ngai vàng ngồi làm cảnh là có dã tâm làm cho nhân dân ta lầm tưởng rằng nước vẫn còn độc lập, vẫn còn ông vua chính tông của nhà Nguyễn cai trị dân ta, vậy thì phải an phân làm ăn, không được nổi loạn chống chính quyền. Nếu nổi loạn chống chính quyền, thì sẽ bị lên án là phản loạn và bị đàn áp thẳng tay. Đây là quỷ kế của Vatican bày ra cho bọn thực dân Pháp thi hành. Dĩ nhiên là qủy kế này chỉ có thể lừa bịp được những người ngu dốt, ít học, và bọn vong bản phản quê hương làm tôi tờ hèn mọn cho Vatican, chỉ biết tuyệt đối trung thành với Tòa Thánh Vatican, chứ không thể nào lừa gạt được đại khối dân tộc Việt Nam ta. Tương tự như vậy, luận điệu của bọn sử nô Ca-tô lấy việc được những ông vua bù nhìn Đồng Khánh, Thành Thái, Khải Định hay triều đình Huế ban chức tước, phẩm hàm và mề đay kim khánh để cao rao công đức của tên Việt gian Linh-mục Trần Lục như trên hay bất kỳ tên Việt gian nào khác cũng không thể nào che đậy được cái tội Vịệt gian bán nước cho liên minh giặc của chúng. Lý do rất đơn giản là vì tính cách chính nghĩa của triều đình nhà Nguyễn không còn nữa và triều đình Huế chỉ là một thứ công cụ làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican.

ST



 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
có người cho rằng nhà nguyễn để mất nước là hoàn toàn trách nhiệm nhà nguyễn đối với lịch sử dân tộc. nhung cũng có ý kiến ngươc lại. các anh chị hãy thảo luận nhé......
Các Vua nhà Nguyễn trừ Gia Long, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân ra còn lại là 1 đám Vua ko có 1 chút tài cán gì, bạc nhược, yếu đuối, bảo thủ, vô trách nhiệm, ăn chơi sa đọa, chỉ biết hưởng vinh hoa phú quý, độc tài, thần phục Tàu khựa (Mãn Thanh), hay Thực dân Pháp, đến khi có 1 vài quan như Tri Phương, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt, Lê Văn Khôi...v.v...đề ra cải cách thì ko nghe, ngu dốt bảo thủ nên mất nước là phải...Lịch Sử VN và hậu thế sẽ phỉ báng, mỉa mai mấy ông Vua này (Minh Mạng, Tự Đức, Bảo Đại, Khải Định, Đồng Khánh...)...
 
Theo mình, vấn đề ở nằm ở những điều sau:
-Thứ nhất. Ngay khi Pháp muốn mở rộng giao lưu buôn bán lâu dài với nước ta, Pháo đã không có ý định dùng vũ lực, đã có không dưới 2 lần Pháp gửi các bản hiệp ước vào triều đình nước ta, nhưng triều đình đã không chấp thuận..
+Tại sao Pháp lại muốn buôn bán với nước ta? ( có thể nói những lý do sau: chủ nghĩa tư bản phát triển đòi hỏi như cầu về nguồn nguyên liệu, nhu cầu về thị trường, nhu cầu về nhân công.. đã thúc đẩy Pháp đi tìm những khu vực, để thõa mãn nhu cầu này)
+Và tại sao khi buôn bán với nước ta Pháp lại yêu cầu nước ta phải ký 1 hiệp định ngoại thương? vì Tư bản chủ nghĩa làm ăn hết sức bài bản và uy tín. Nước tư bản chủ nghĩa luôn làm ăn trên quy tắc giấy tờ và luật pháp.. tức là làm ăn lâu dài, hàng hóa chuyển từ Châu Âu sang, Việt Nam phải tiếp nhận, và việc mua bán nguyên liệu ở Việt Nam để chuyển về nước Pháp phải được chấp nhận. Họ sẽ sẵn sàng cho thiếu nợ, và có thể họ sẽ mua thiếu chuyền sau sang sẽ trả, hoặc thu tiền ( tức là gối đầu vốn, bên này thiếu bên kia tiền , bên kia thiếu bên này hàng ) chứ nếu không thì khi hàng hóa chuyễn sang, nước ta không nhận và cũng không bán nguyên liệu thì ai chịu trách nhiệm về hàng hóa của nước Pháp?? Điều này khác với cách buôn bán phương Đông đó là buôn theo chuyến, tức là chuyến nào thì dứt điểm chuyến đó, buôn xong thu tiền về, chuyến sau buôn tiếp và thu tiền tiếp, mua bán xòng phẳn và trao đổi ngay tại chổ không phải đợi chờ lâu nữa Do đó Ngay khi đến nước ta, Pháp đã có ý định giao lưu buôn bán lâu dài và yêu cầu phải ký hiệp định ngoại giao.
+Vậy tại sao triều Nguyễn không chịu ký hiệp định? rõ ràng khi ta ký 1 hiệp ước thì ta buộc ta không đucợ vi phạm nội dung trong hiệp định, chẳng khác nào tự trói ta vào những ràng buộc...cộng với những văn hóa phương Đông như trên đã nói, tức là buôn theo chuyến..) nên triều Nguyễn đã trả lời những hiệp định bằng cách từ chối... Và điều này dễ hiểu. Tuy từ chối nhưng triều Nguyễn đã vẫn đồng ý buôn bán với Pháp ( tức là vẫn buôn bán nhưng không ký hiệp định)
===> mâu thuẫn giữa Pháp và nước ta xuất hiện.
-Thứ hai:..
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
+Thứ hai: chắc chắn mọi người không quên vai trò những vị giáo sĩ torng việc truyền bá giáo lý đạo kitô. Tất nhiên bên cạnh những điều phù hợp với tín ngưỡng người Việt thì có những điều khác với phong tục văn hóa nước ta, những điều đó đã tạo nên những mâu thuẫn không hề nhỏ trong hệ thống tư tưởng, tôn giáo nước ta lúc bấy giờ. ( xin vd như, đạo Kitô yêu cầu thờ phụng Chúa trên mọi xự, và không chấp nhận bất cứ 1 tôn giáo nào ngoài tôn giáo mình) rõ ràng triều đình Nhà Nguyễn đã không chấp nhận..và có thể nói là thù hằn đối với những vị giáo sĩ này..coi đó là "dị giáo" có những hành động như là cấm truyền đạo, truy sát những ai cố tình không tuân thủ. thực tế có không ít những vị giáo sĩ phương Tây lẫn nước nhà bị chém bêu đầu!!! Chính đều này đã làm xấu thêm mối quan hệ giữa nước ta với các nước phương Tây, trong đó cò nước Pháp!!!
===> mâu thuẫn tiếp tục phát triển.
 
Ở hai phần trên mình chỉ nói theo suy nghĩ của mình về nguyên nhân dẫn đến Pháp tiến hành chiến tranh quân sự đối với nước ta.,,phần này mình sẽ đề cập đến vai trò của Nhà Nguyễn trong việc làm mất nước.
+ Khách quan: nói gì đi nữa thì sức mạnh quân đội của triều Nguyễn chỉ mạnh đối với các nước trong khu vực xung quanh...nhưng đối với súng đạn và tàu chiến của Pháp thì khoảng cách còn rất xa..sức mạnh quân sự dựa trên chính sách ngoại giao. (khi chiến tranh thì sẽ tích cực chuẩn bị quân đội hơn, chính sách ngoại giao sẽ khác. Khi k có chiến tranh chính sách ngoại giao sẽ khác,,chuẩn bị về quân sự sẽ thay đổi..và 1 điều ta không hề quên đó là lúc này nước ta thuần phục nhà Thanh 1 cách hoàn toàn. Nhà Thanh đã chấp nhận điều đó, và mối quan hệ này có thể nói là tốt đẹp ==> quân đội nước ta chỉ mang tính hình thức, không chuẩn bị cho việc chiến đấu)==> quân đội không được chuẩn bị tốt.
+ Còn nữa..
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
+Rõ ràng triều Nguyễn đã phải lựa chọn những những con người thật sự có tài, điển hình như Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản...những con người luôn có cái tâm trước khi đưa ra những quyết định của mình...Họ đã làm hết khả năng của mình có thể. Nếu như Nguyễn Tri Phương đã chiến đấu đến cung2 để bảo vệ thành, thì Phan Thảnh Giản đã phải lặn lội từ nước ta qua đến tận nước Pháp chỉ để "khóc" giữa triều đình nước Pháp, Cụ Phan đã phải khóc để xin chuộc lại ba tỉnh Miền Tây. Chúng ta đã biết, muốn thương lượng với người khác thì ta phải có cái gì đó để đem ra trao đổi..chẳng hạn như chiến thắng Điện Biên Phủ đã giúp ta có dc thứ buộc Pháp phải đàm phán và ký hiệp định Giơ-ne-vơ, hay là Điện Biên Phủ trên không buộc Mỹ phải ký hiệp định Pa-ri...thì cụ Phan qua nước Pháp có cái gì để trao đổi không?? xin thưa là không!!!! chúng ta đã đối đầu quân sự với Pháp và liên tục gặp những khó khăn ( không muốn nói là thất bại) chỉ còn cách là phải "xin"...Nhưng Pháp đã khước từ lời "xin" của cụ Phan Thanh Giản, kết cục là 3 tỉnh Miền Tây tiếp tục rơi vào tay Pháp. Xin thưa luôn là, việc 3 tỉnh Miền Tây rơi vào tay Pháp lúc này chỉ là yếu tố thời gian mà thôi. Vì khi Pháp đã chiếm được 3 tỉnh Miền Đông và chiếm được Campuchia thì 3 tỉnh Miền Tây bị chia cắt và cô lập hoàn toàn với phần lãnh thổ nước ta.... Cụ Phan Thanh Giản đã làm hết sức mình. Khi biết mình không thể giữ dc phần đất tổ tiên của triều Nguyễn cụ đã tuẫn tiết. Nhưng vẫn có người chê trách và lên án mạnh mẽ cụ...1 trong những người đã kích mạnh mẽ nhất đó chính là Cố Giáo Sư Trần Văn Giàu.
 
+ Mình xin nói thêm, bây giờ ở Việt Nam đã liên tục tổ chức những hội đàm để có cái nhìn khách quan hơn về vai trò của triều Nguyễn trong lịch sử nước nhà...và bây giờ đã có rất nhiều ý kiến có thể nói là "khách quan" hơn trước đây. ví dụ như có bài viết "nhà Nguyễn không thực hiện canh tân đất nước hay là không thể canh tân đất nước?" đã đưa đến nhận định là triều Nguyễn đã có những động thái chuẩn bị canh tân-cải cách nhưng không kịp và gặp khó khăn về yếu tố "con người". Như vậy việc không canh tân khác hoàn toàn với việc thực hiện canh tân không được.
+ Nói gì đi nữa thì triều Nguyễn đã để lại cho đời sau không ít những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận (nhã nhạc cung đình Huế, các công trình kiến trúc...)
+ Vậy tại sao trước đây chúng ta lại có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với triều Nguyễn??
 
- Vì giai đoạn này nước ta đang tiến hành chiến tranh chống lại 2 đế quốc sừng sỏ (Pháp, Mỹ), những yếu tố mang tính "cấu hòa" "buông thả"...đều không được xem là chính thống, bị đạp đổ...chúng ta chưa quên cái vụ bài thơ "màu tím hoa sim" của nhà thơ Hữu Loan ngay khi ra đời bị cấm như thế nào. Ngay cả Chức chủ tịch hội nhà văn Việt Nam của Ông cũng phải thay đổi. Nhưng bây giờ thì sao chúng ta lại đón nhận bài thơ đó bằng cả trái tim đầy thổn thức???
- Vì văn hóa phương Đông đã quy định như vậy rồi!!!! tại sao nhà Hồ không được xem là 1 triều đình đáng lên án? khi họ đã làm mất nước? Vì mặc dù họ thừa biết mình không đủ sức chống lại triều đình phương Bắc nhưng vẫn ra sức chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.. cái này khác với văn hóa phương Tây. ở phương tây, họ có khái niệm là chiến đấu đến viên đạn cuối cùng chứ không hề có ý định chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Nếu anh là 1 người lính của Châu Âu, khi bị bao vây anh hãy chiến đấu đến cùng, đến khi nào không còn viên đạn nào nữa anh hãy đầu hàng để bảo toàn mạng sống của anh. Và khi anh được thả ra chúng tôi xem anh như là 1 vị anh hùng. Điều này đã được chứng minh trong lần tranh cử tổng thống vừa rồi,,người mà thua Ông Barack Obama (tên gì thì mình không nhớ chính xác, xin lỗi vì điều này) đã bị bắt trong cuộc chiến tranh với Việt Nam. Sau khi thả ông ta ra, ông trở về nước Mỹ, người dân đón chào như 1 vị anh hùng của họ. Còn Phương Đông thì sao?? xin thưa, nếu anh đầu hàng thì anh hãy tìm cách chết đi vì nếu khi anh trở về chúng tôi sẽ "xử" đẹp anh..hihi..cái này đã được chứng minh rõ nhất ở nước Nhật. Nếu nhớ không nhằm thì đến tận những năm 90 của thế kỷ XX, tức là sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai mấy chục năm trời, người ta vẫn còn tìm thấy 1 người lính Nhật đang lẩn trốn trong rừng của Philipin, vì anh ta tin vẫn còn đang chiến tranh, và Thượng Hoàng chưa đầu hàng. Thật kính nể bác lính này. hihi.. ở văn hóa Phương Đông, "biết thua mà vẫn cứ đánh thì mới là anh hùng " khác với phương Tây "tránh voi chả xấu mặt nào".
Quay lại Triều Nguyễn thì sao?? họ đã có chiến đấu, nhưng không đến cùng. ...như vậy việc nhìn nhận vai trò của triều Nguyễn trong việc mất nước bị lọc qua "văn hóa phương Đông" nên có thể nói những nhận định trước đây có phần hơi khắt khe với triều Nguyễn.............Mình biết sao nói vậy, các bạn hãy cho ý kiến nhé!!!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đây là một quy luật của lịch sử ! Như anh Chì đã nói. Chúng ta không thể trách cớ hay phàn nàn gì !
Hãy nghĩ chúng ta đang tồn tại trong thời điểm đó, với một sự hiểu biết như đa số tầng lớp nhân dân, quan lại thì liệu chúng ta có thể nghĩ khác và giám làm khác hơn không ! Có thể có, chẳng hạn như Nguyễn Trường tộ ! Nhưng đó cũng chỉ là một hạt nước trong đại dương mà thôi.
 
Đây là một quy luật của lịch sử ! Như anh Chì đã nói. Chúng ta không thể trách cớ hay phàn nàn gì !
Hãy nghĩ chúng ta đang tồn tại trong thời điểm đó, với một sự hiểu biết như đa số tầng lớp nhân dân, quan lại thì liệu chúng ta có thể nghĩ khác và giám làm khác hơn không ! Có thể có, chẳng hạn như Nguyễn Trường tộ ! Nhưng đó cũng chỉ là một hạt nước trong đại dương mà thôi.

Mình có 1 thắc mắc mà đến nay vẫn không thể nào tìm được lời giải đáp thõa mãn nhất. Đó là tại sao khi bị nước Pháp chiếm đánh một cách từ từ như vậy, triều Nguyễn đã phải hết sức vất vả để chống đỡ =====> Vậy tại sao không huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc?? mà phải đến khi tự chủ nước nhà bị xâm phạm 1 cách trắng trợn thì lúc đó mới thảo chiếu Cần Vương, cần người giúp vua đánh giặc?? cả một triều đình bao nhiêu là trọng thần hữu dũng, hữu mưu mà không nghĩ ra được cách này hay sao??
-Những câu trả lời trước đây như "vì quyền lợi hẹp hòi" hay là "chia rẽ nội bộ...v.v" đều không thõa mãn vấn đề này.. Mình thật sự cần sự giúp đợ từ các Pro!
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top