Trắc nghiệm về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- Từ xa xưa, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đã trở thành một quan điểm có tính chính thống. Năm 1374, vua Trần Duệ Tông đã xuống chiếu cho quân dân không được bắt chước tiếng nói của hai nước láng giềng. Đó là hai nước nào?
- Chiêm, Ngô
- Chiêm, Lào
- Chiêm, Xiêm
- Chiêm, Chân Lạp
- Chủ trì biên soạn sách “Dư địa chí” (1435), một công trình khoa học lớn, Nguyễn Trãi đã có chủ trương gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc nói chung?
- Người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô, Chiêm, Lào để làm ngôn ngữ và y phục nước nhà.
- Người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô, Chiêm, Chân Lạp, Sở, Hán để làm ngôn ngữ và y phục nước nhà.
- Người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm và Chân Lạp để làm ngôn ngữ và y phục nước nhà.
- Người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ và y phục của các nước Chiêm, Lào, Ngô, Hán để làm ngôn ngữ và y phục nước nhà.
- Ở thế kỷ XVIII, Quang Trung (Nguyễn Huệ) đã đề cao, coi trọng tiếng nói dân tộc, muốn đưa tiếng Việt với chữ Nôm lên địa vị ngôn ngữ và chữ viết chính thức của quốc gia thay thế cho vai trò của thứ tiếng và chữ nào?
- Tiếng Chân Lạp và chữ Chân Lạp.
- Tiếng Hán và chữ Hán.
- Tiếng Xiêm và chữ Xiêm
- Tiếng Pháp và chữ Pháp.
- “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tộc. Chúng ta phải biết giữ gìn nó, quí trọng nó làm cho nó phổ biến và ngày càng rộng khắp”.
Phát biểu trên của ai?
- Trường Chinh
- Hồ Chí Minh
- Phạm Văn Đồng
- Vua Hùng
- Nội dung nào dưới đây thuộc nội dung cơ bản của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
- Phải biết quí trọng và phát huy bản sắc tinh hoa, tiềm năng của tiếng nói dân tộc; phải làm cho tiếng Việt ngày càng phát triển, giàu có hơn, tinh luyện hơn.
- Phải có ý thức xây dựng thói quen nói và viết sáng sủa, rõ ràng, có nghệ thuật.
- Phải biết tiếp nhận những từ ngữ và những cách diễn đạt có giá trị tích cực của tiếng nước ngoài.
- Các nội dung A, B, C đều thuộc nội dung cơ bản của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Nội dung nào dưới đây thuộc nhiệm vụ chuẩn hóa tiếng Việt?
- Có những chuẩn chung về phát âm và chính tả
- Có những chuẩn chung về từ ngữ
- Có những chuẩn chung về ngữ pháp
- Có những chuẩn chung về phong cách
- Các nội dung A, B, C, D đều thuộc nhiệm vụ chuẩn hóa tiếng Việt.
- Chuẩn ngôn ngữ, chuẩn thực tế và chuẩn quy phạm hóa giống nhau hay khác nhau?
- Giống nhau
- Khác nhau
- “Chuẩn ngôn ngữ là sự thống nhất biện chứng giữa chuẩn thực tế với chuẩn quy phạm hóa”. Phát biểu trên đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
9. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, ta nên dùng từ mượn thế nào?
1. Tuyệt đối không dùng từ mượn
2. Dùng nhiều từ mượn để làm giàu tiếng Việt
3. Dùng từ mượn tùy thích theo ý của người nói, người viết
4. Không dùng từ mượn tùy tiện, chỉ dùng khi cần thiết
Đáp án: 1B 2C 3B 4B 5D 6E 7B 8A 9D
Sưu tầm*