beyumi_cute96
New member
- Xu
- 0
Trắc nghiệm sinh ? Xin hỏi đúng chưa nhỉ?
Câu 1: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất: A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào xương. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào cơ tim.
Câu 2: Trong các tế bào nhân thực, ADN không tìm thấy trong: A. Ti thể. B. Nhân. C. Lục lạp. D. Ribôxôm.
Câu 3: Phần gấp nếp ở màng trong của ti thể gọi là: A. Chất nền ti thể B. Hạt grana. C. Mào ti thể. D. Enzym hô hấp.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng về chức năng của Protein? A. Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho tế bào. B. Vận chuyển các chất.
C. Bảo vệ cơ thể. D. Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh.
Câu 5: Khi tế bào mất Lizoxom thì điều gì xảy ra: A. Tế bào không có khả năng tự sản sinh. B. Tế bào tích nhiều chất thải không được phân giải.
C. Tế bào chết vì các cơ chế tổng hợp ATP trục trặc.
D. Tế bào chết vì thiếu enzym để xúc tác các phản ứng chuyển hóa.
Câu 6: Một đoạn phân tử ADN có 1800 nuclêôtit thì có chu kì xoắn là: A. 120. B. 90. C. 60. D. 900.
Câu 7: Bạch cầu vây bắt và nuốt vi khuẩn bằng cách: A. Ẩm bào. B. Thực bào. C. Xuất bào. D. Nhập bào.
Câu 8: Cấu tạo của nhân bao gồm: A. Màng nhân, chất nhiễm sắc, dịch nhân. B. Màng nhân, chất nhiễm sắc, nhân con.
C. Màng nhân,ADN, nhân con. D. Dịch nhân, nhân con.
Câu 9: Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải “cắt” chiếc đuôi của nó. Bào quan nào đã giúp nó thực hiện việc này là : A. Lizôxom. B. Ribôxom C. Lưới nội chất. D. Ti thể.
Câu 10: Dựa vào điều kiện nào để phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng? A. Mối quan hệ của các nguyên tố đó trong tế bào.
B. Chất lượng và tầm quan trọng của các nguyên tố đó trong tế bào.
C. Vai trò của nguyên tố đó trong tế bào.
D. Hàm lượng của nguyên tố đó trong khối lượng chất sống của cơ thể.
Câu 11: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào " lạ " là nhờ: A. Màng sinh chất có “dấu chuẩn”. B. Màng sinh chất có prôtêin thụ thể.
C. Màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường. D. Màng sinh chất là màng khảm động.
Câu 12: Nồng độ chất tan trong tế bào thực vật khoảng 0,8M. Co nguyên sinh xảy ra khi cho tế bào vào trong dung dịch nào sau đây? A. 0,8M. B. 1,0M. C. 0,4M. D. Nước cất.
Câu 13: Những chất hữu cơ chính cấu tạo nên tế bào: A. Cacbohidrat, lipit, protein, xenlulozo. B. Cacbohidrat, lipit, axitnucleic, glicogen.
C. Cacbohidrat, lipit, protein, axit nucleic.D. Cacbohidrat, lipit, protein, axiamin
Câu 14: Trong phân tử prôtêin, số lượng và trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi polipeptit thể hiện cấu trúc: A. Bậc 1. B. Bậc 3. C. Bậc 4.. D. Bậc 2.
Câu 15: Nồng độ canxi trong tế bào là 0,3%, nồng độ canxi trong dịch ngoại bào là 0,1%. Tế bào lấy canxi bằng cách nào? A. Khếch tán. B. Vận chuyển thụ động. C. Vận chuyển chủ động. D. Thẩm thấu.
Câu 16: Cấu trúc không tìm thấy trong tế bào nhân sơ : A. Roi. B. Màng sinh chất. C. Ti thể. D. Riboxom.
Câu 17: Cấu trúc prôtêin có thể bị biến tính bởi: A. Sự có mặt cuả CO[SUB] 2[/SUB] quá nhiều. B. Nhiệt độ.
C. Liên kết phân cực của các phân tử nước. D. Sự có mặt của O[SUB] 2[/SUB] quá ít.
Câu 18: Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống được gọi là: A. Chuyển hóa động năng. B. Chuyển hóa vật chất.
C. Chuyển hóa nhiệt năng D. Chuyển hóa năng lượng
Câu 19: Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất: A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào cơ. C. Tế bào bạch cầu. D. Tế bào biểu bì.
Câu 20: Nhập bào là hiện tượng vận chuyển vật chất .....tế bào thông qua...... A. Vào / khuếch tán tế bào. B. Vào/bóng thực bào.
C. Vào /Protein vận chuyển. D. Ra khỏi /khuếch tán.
Câu 21: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là: A. Enzim được cấu tạo từ các đisaccarit. B. Enzim là một chất xúc tác sinh học.
C. Enzim sẽ biến đổi khi tham gia vào phản ứng. D. Ở động vật, enzim do các tuyến nội tiết tiết ra.
Câu 22: Các bào quan có màng đơn là: A. Bộ máy Gôngi và lục lạp. B. Ti thể và Lizôxôm.
C. Bộ máy Gôngi và Lizôxôm. D. Ti thể và lục lạp.
Câu 23: Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh, giới Thực vật và giới Động vật: A. Cơ thể đều có cấu tạo đa bào. B. Cơ thể đều có cấu tạo đơn bào.
C. Tế bào cơ thể đều có nhân thực. D. Tế bào cơ thể đều có nhân sơ.
Câu 24: Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới gồm : A. Cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể.
B. Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
C. Trình tự nuclêôtit, mức độ tổ chức cơ thể.
D. Khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
Câu 25: Một đoạn phân tử ADN có 3000 nuclêôtit thì chiều dài là: A. 4080A[SUP] o[/SUP] . B. 2040A[SUP] o[/SUP] . C. 3060A[SUP] o[/SUP] . D. 5100A[SUP] o[/SUP] .
Câu 26: Chất sau đây thuộc loại đường Pentôzơ A. Ribôzơ và đêôxiribôzơ B. Fructôzơ và Glucôzơ
C. Ribôzơ và fructôzơ D. Glucôzơ và đêôxiribôzơ
Câu 27: Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì: A. Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào.
B. Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất.
C. Nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào.
D. Nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
Câu 28: Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuyếch tán là: A. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng
B. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng
C. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương
D. Là hình thức vận chuyển chỉ có ở TB thực vật
Câu 29: Ribôxôm có nhiều ở tế bào chuyên sản xuất: A. Lipit. B. Glucôzơ. C. Prôtêin. D. Cacbonhiđrat.
Câu 30: Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó:
A. Dễ thực hiện trao đổi chất. B. Không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh.
C. Ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt. D. Dễ di chuyển.
----------- HẾT ----------
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: