Trắc nghiệm sinh học 10

Cát trắng

New member
Xu
0
Trắc nghiệm sinh học 10



1. Trong tế bào chất của tế bào nhân sơ có những bào quan nào ?

A. Thể Gôngi
B. Mạng lưới nội chất
C. Riboxôm
D. Ti thể

2. Thành tế bào nhân sơ được cấu tạo từ chất nào?
A. Peptiđôglican
B. Xenlulozơ
C. Kitin
D. Cả A và B

3. Đơn phân của lipit là:
A. Glucozơ
B. Axít béo và glyxêrol
C. Axít amin
D. Nuclêôtit

4. Chức năng của ty thể là:
A. Đóng vai trò là thụ thể
B. Là nơi neo đậu của các bào quan.
C. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng trong các hợp chất hữu cơ.
D. Chuyển hóa đường, các hợp chất hữu cơ thành năng lượng ở dạng ATP.

5.Hoocmon: Testosterol, Ostrogen, Colesterol, Carotenoic, vitamin... thuộc:
A. Lipit
B. Prôtêin
C. Cacbon Hydrat
D. Axit Nuclêic

6. Các thành phần của bộ khung xương tế bào gồm:
A. Vi ống, vi sợi, sợi trung gian
B. Vi ống, vi sợi, ty thể
C. Vi ống, vi sợi
D.Vi ống, vi sợi, riboxôm

7. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật đạt cực đại và không đổi theo thời gian ở pha:
A.Cân bằng
B. Suy vong
C. Lũy thừa
D.Tiềm phát

8. Tỉ lệ phần trăm bệnh đường hô hấp do tác nhân virút là:
A. 60% B.90% C.70% D.80%

9. Capsôm là:
A. Lõi của virút
B. Đơn phân của axít nuclêic cấu tạo nên lõi virút
C.Vỏ bọc ngoài của virút
D. Đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virút.

10. Trong một quần thể vi sinh vật, ban đầu có 120 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 3 giờ là:
A. 61440
B. 10800
C.10811
D.60144

11.Giả sử trong điều kiện nuôi cấu lý tưởng, một vi sinh vật cứ 20 phút lại phân đôi một lần thì sau 120 phút số tế bào của quần thể vi sinh vật đó là bao nhiêu?
A. 8
B. 16
C. 32
D.64

12. Giả sử một quần thể vi sinh vật có số lượng tế bào ban đầu là 20. Sau 15 phút, trong điều kiện nuôi cấy thích hợp, số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật này là 40. Vậy thời gian thế hệ là bao nhiêu?
A. 5 phút
B. 10 phút
C. 15 phút
D. 20 phút

13. Trong điều kiện nuôi cấy lý tưởng một vi sinh vật cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Khi số lượng tế bào được tạo thành từ vi sinh vật này là 64 thì số lần phân chia tế bào là bao nhiêu ?
A. 3
B. 5
C.6
D.2

14. Sự sinh trưởng của tế bào nhân thực diễn ra chủ yếu ở pha hay kì nào?
A. Kì đầu
B. Pha G1
C. Kì giữa
D. Pha S

15. Muối rau, quả chua là hình thức:
A. Lên men etilic
B. Lên men lactic
C. Tổng hợp protêin
D. Phân giải prôtêin

16.Số lượng tế bào ban đầu là
gif.latex
thì sau 2 giờ số lượng tế bào là bao nhiêu ?

A. 200.000
B. 250.000
C. 300.000
D. 100.000

17. Sự nhân đôi của NST của tế bào nhân thực diễn ra chủ yếu ở pha hay kì nào?
A. Kì đầu
B. Pha G1
C. Kì giữa
D. Pha S

18. Vi khuẩn lam thuộc nhóm sinh vật nào sau đây ?
A. Vi sinh vật
B. Thực vật
C. Động vật
D. Động vật nguyên sinh

20. Trong thí nghiệm về lên men Êtilic ta thấy có hiện hượng các bọt khí sủi lên trong ống nghiệm. Đó là khí nào sau đây ?
A. Khí Oxy
B. Khí Nitơ
C. Khí Hiđrô
D. Khí Cacbonic
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đáp án của mình là:
1.C
2.A
3.B
4.D
5.
6.A
7.A
10.A
11.D
12.C
13.C
14.
15.B
16.Cái này hok tính được :D
17.
18.A
19.D
Hì, mình biết tới đó á. Tại đang học 12 nên không tìm hiểu kĩ đc, các bạn giải tiếp mình nha.
 
Trắc nghiệm sinh học 10


1.Trong miệng có enzim tiêu hoá tinh bột chín, nhưng chỉ rất ít tinh bột được biến đổi ở đây vì:
A.thời gian thức ăn ở trong miệng quá ngắn.
B.lượng enzim trong nước bọt quá ít.
C.độ pH trong miệng không phù hợp cho enzim hoạt động.
D.thức ăn chưa được nghiền nhỏ để thấm đều nước bọt.

2.Nhiều loài thú có thể liếm vết thương để ngăn chặn quá trình viêm nhiễm vì trong nước bọt có:
A.pH hơi kiềm nên ức chế sinh trưởng phát triển phát triển của vi sinh vật.
B.lizozim có tác dụng diệt khuẩn.
C.chất kháng sinh làm tan thành tế bào vi khuẩn.
D.chất nhầy có khả năng kháng khuẩn.

3.các chất trong thức ăn được hấp thụ không qua quá trình tiêu hoá:
A.ít có vai trò quan trọng đối với cơ thể.
B.cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ.
C.không phải là những chất cung cấp năng lượng.
D.cơ thể có thể tổng hợp được từ các thành phần khác.

4. Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với huyết áp ở:
A.động mạch chủ.
B.động mạch vành tim.
C.mao mạch.
D.tĩnh mạch chủ

5. Nồng độ CO2 trong máu tăng cao là nguyên nhân của các hiện tượng sau đây, ngoại trừ:
A.tăng nhịp hô hấp ở người khi lao động nặng.
B.hắt hơi.
C.ngáp.
D.tiếng khóc chào đời khi trẻ mới sinh.

6. Sự xuất hiện hệ tuần hoàn kín gắn liền với đặc điểm:
A.tim phân hóa và có thành cơ dày.
B.xuất hiện phổi.
C.chuyển đời sống từ nước lên cạn.
D.xuất hiện sắc tố hô hấp.
7. Túi khí của chim không có vai trò:
A.làm giảm tỉ trọng của cơ thể.
B.thông khí ở phổi.
C.giảm nhiệt độ cơ thể khi bay.
D.trao đổi khí với môi trường ngoài.

8. Những loài cá ưa oxi thường sống ở:
A.tầng mặt biển nhiệt đới.
B.tầng mặt biển ôn đới.
C.tầng đáy biển nhiệt đới
D.tầng đáy biển ôn đới.

9. Chọn câu sai:
A.các loài đẳng nhiệt đều có tim 4 ngăn.
B.chỉ có động vật ở cạn mới có hệ tuần hoàn kép.
C.chỉ hệ tuần hoàn kín mới có mao mạch.
D.cá là lớp động vật có xương sống duy nhất có hệ tuần hoàn đơn.

10. Ở động vật có xương sống, máu đi nuôi cơ thể là máu pha:
A.chỉ gặp ở các động vật có tim 3 ngăn.
B.là đặc điểm của hệ tuần hoàn đơn.
C.có thể gặp ở động vật có tim 2 ngăn hoặc 3 ngăn.
D.có thể gặp ở tất cả các lớp động vật.

11. Nhóm động vật không có sự trao đổi khí giữa tế bào với môi trường trong của cơ thể sẽ:
A.hô hấp bằng mang.
B.hô hấp qua bề mặt cơ thể.
C.hô hấp bằng hệ thống ống khí.
D.hô hấp bằng phổi.

12. Một số người có thể bị cắt túi mật nhưng vẫn sống bình thường, điều này chứng tỏ:
A.túi mật chỉ là nơi chứa chứ không tiết ra mật.
B.mật không có vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa.
C.trong dịch mật không có enzim tiêu hóa.
D.mật chỉ có tác dụng phân cắt mỡ hình thành các mixen.

ĐÁP ÁN:
1.A
2.B
3.C
4.D
5.C
6.C
7.D
8.B
9.B
10.A
11.C
12.A
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top